TBT đảng
CSVN Nguyễn Phú Trọng: “Đổi mới Chính trị không phải là thay đổi chế độ ngục tù
CS thành tự do, dân chủ”
NGUYÊN PHÓ THỦ TƯỚNG, GIÁO SƯ TRẦN PHƯƠNG: CNXH
CHỈ ĐƯA RA ĐỂ BỊP XÃ HỘI MÀ THÔI
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
RFA
12.01.2015
- In trang
này
- Chia
sẻ
- Ý kiến
của Bạn
- Email
Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng
“Đổi mới Chính trị
không phải là thay đổi chế độ”, tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu như
vậy trong phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 10 ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản khóa 11 tổ chức tại Hà Nội vào chiều 12/1.
Theo VnExpress, ông
Nguyễn Phú Trọng nói nguyên văn: “Đổi mới chính trị không phải là thay đổi chế
độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng hay Nhà nước mà là đổi mới cơ chế,
chính sách, tổ chức bộ máy, chống tham nhũng, lãng phí quan liêu, tăng cường
quốc phòng an ninh…”
Ông Nguyễn Phú Trọng
đặc biệt nhấn mạnh tới việc phải đẩy mạnh hơn nữa, kiên trì và quyết liệt hơn
việc thực hiện Nghi quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi
tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức trong Đảng và
trong xã hội.
Hội nghị Trung ương 10
đã họp từ ngày 5 tới hết ngày 12/1/2015 tại Hà Nội với đúc kết nhiệm vụ năm
2015 là giữ vững độc lập, chủ quyền và môi trường hòa bình, ổn định để phát
triển đất nước.
Trọng Lú: đổi mới cái bình, không đổi rượu
Dân Đen (Danlambao) - Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế
độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta: phải kiếm cho đảng ta một cái
bình mới, hình dáng hấp dẫn hơn, màu mè hơn để dụ dân dễ hơn. Nhưng rượu trong
bình vẫn không hề thay đổi. Bản chất của đảng ta vẫn là tham quyền cố vị, tham
nhũng như rươi, nói láo như vẹm, nhất định hèn với giặc và kiên quyết ác với
dân. Bản chất đó từ thời của bác Hồ cho đến nay vẫn là chân lý - sông có thể
cạn, núi có thể mòn nhưng độc, láo, tham, hèn, ác đời đời vẫn
nguyên men.
"Đổi
mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất
của Đảng ta, Nhà nước, mà là đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy, kiện
toàn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đổi mới phương thức công tác, lề lối
làm việc, cải cách hành chính, chống tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, nâng
cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, tăng cường
quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia." - Trọng lú.
Đổi
mới cơ chế nhưng bản chất vẫn là cơ chế độc tôn theo đúng tinh thần của điều 4 Hiếp pháp,
tam quyền nhưng không bao giờ phân lập.
Đổi
mới chính sách nhưng vẫn luôn là chính sách của Bộ-16-đứa, vẫn con đường xạo
hết chỗ nói “Đến hết thế kỷ này không biết đã có Chủ nghĩa Xã hội hoàn
thiện ở Việt Nam hay chưa”, vẫn là kinh tế thị trường để đảng ta hốt bạc
nhưng định hướng chủ nghĩa để cán bộ, thân nhân, giòng tộc đảng ta nắm hết nền
kinh tế quốc doanh.
Nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ bằng cách gia tăng nhiều hơn và nhiều hơn nữa văn
bằng tiến sĩ dỏm, giả cho các đảng viên. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ
quan trong hệ thống chính trị bằng cách tăng lương, tăng chức, thăng lon. “Không
phong Tướng, anh em tâm tư”!!!
Chống
tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu bằng cách kỷ luật cảnh cáo cán bộ đảng ta,
nâng cao đánh khẻ, "đánh con chuột đừng để vỡ bình" và
đánh cho chết những đứa dân đen nào cả gan tố cáo tham nhũng. Nên nhớ rằng: “Giờ
về nhà, đi ra ngoài thấy cái gì cũng phải tiền, không tiền là không trôi. Tham
nhũng lớn cũng có, tham nhũng nhỏ cũng nhiều như gãi ghẻ, rất khó chịu. Chỗ nào
cũng thấy phải có tiền” nhưng cũng phải biết rằng: “Đến
Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ. Bước chân sang nước phật đã phải hối
lộ... Cho nên chúng ta phải xem xét, bĩnh tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt...” Trước
hết hãy theo điều Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban MTTQ Võ Thị Dung đề xuất “Quốc
hội và Chính phủ cùng hứa không tham nhũng”. Hứa thôi, đủ rồi.
Tăng
cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia bằng cách nắm
lưng quần của địch để quỳ xuống xin làm bạn, tiêu diệt những tên từ trẻ đến già
có "xu thế ghét Trung Quốc" làm nguy hiểm cho dân tộc... Khựa, như
đồng chí Phành Quang Thung đã tuyên: ""Tôi thấy lo lắng lắm, không
biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung
Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm
cho dân tộc."
"Đổi
mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất
của Đảng ta".
Đảng
ta là một đảng ăn cướp, thay đổi bản chất ăn và cướp thì
đảng ta còn được cái gì ngoài cái con... tự do!?
Thì như thế chứ còn gì nữa!!!...
Then chốt là có thay
Cương lĩnh hay không?
Bùi Tín (VOA) -
Cuộc họp Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 10 khóa XI của đảng Cộng sản Việt Nam
(CSVN) đã bế mạc. Cuộc họp thảo luận về các văn kiện sẽ trình trước Đại hội
XII, trong đó quan trọng nhất là dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành
Trung ương, dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, tham
gia tổng kết 30 năm đổi mới 1986-2016, góp ý kiến về tinh giản biên chế, cơ cấu
lại đội ngũ cán bộ viên chức. Về nhân sự, quan trọng nhất là việc lấy phiếu tín
nhiệm các ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư, sau đó là lập quy hoạch cán bộ
cấp cao, và bầu bổ sung Ban Kiểm tra Trung ương đảng CS.
Lẽ
ra việc thảo luận về Cương lĩnh, đường lối đổi mới, Điều lệ đảng phải được đặt
là ưu tiên hàng đầu, nhưng xem ra việc này rất bị coi nhẹ do thái độ xơ cứng,
giáo điều, kiên trì những con đường cũ kỹ, ngăn cản mọi sự đổi mới thật sự.
Đảng CS càng bị thoái hóa về chính trị - đạo đức, thì vấn đề nhân sự lại càng
được đặt lên hàng đầu để tranh giành chức quyền, gắn bó với lợi ích riêng tư
của các phe nhóm.
Qua
phát biểu của nhiều nhà chính trị và trí thức theo dõi cuộc họp này, phần lớn
cũng chỉ mong kết quả của cuộc lấy phiếu tín nhiệm các ủy viên Bộ Chính trị và
Ban Bí thư được công bố, và ít quan tâm đến nội dung có gì mới trong các cuộc
thảo luận, nhất là về bản Báo cáo chính trị.
Thật
ra cuộc lấy phiếu tín nhiệm ở cuộc họp này cũng như ở Quốc hội trước đây không
mang tính chất dân chủ, vì có 3 nấc khác nhau - tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín
nhiệm thấp - cộng lại thì ai cũng được 100% tín nhiệm cả, không có phiếu nào
bất tín nhiệm. Tất cả là cán bộ đảng viên bỏ phiếu cho nhau, không có phiếu nào
của người dân.
Theo
ý kiến của khá đông đảng viên và cán bộ, nhân dân ngoài đảng thì vấn đề then
chốt hiện nay của đảng CS là vấn đề thay hẳn Cương lĩnh của đảng, thay hẳn thể
chế chính trị, từ đó thay hẳn Hiến pháp của đất nước, đưa đất nước vào kỷ
nguyên dân chủ thật sự, coi đó là chìa khóa, là đầu mối để đổi mới toàn diện đất
nước.
Đây
là nội dung chủ yếu nhất của biết bao ý kiến, góp ý, tuyên ngôn, tuyên bố, thư
ngỏ... trong 2 năm qua, nhất là trong cuộc thảo luận khá rộng về Hiến pháp mới
năm 2013.
Thay
đổi Cương lĩnh của đảng là thay đổi những gì? Đó là từ bỏ việc lấy học thuyết
Mác – Lênin làm nền tảng chính trị và tư tưởng của đảng để ép nhân dân phải
tuân theo. Đó là từ bỏ chủ nghĩa cộng sản viển vông đã bị cả thế giới phủ định;
trước kia từng có hơn 100 đảng CS nay chỉ còn vài đảng CS cầm quyền. Đó là từ
bỏ CNXH ảo tưởng mơ hồ chưa có thật ở đâu cả. Đó là thay đổi tên gọi của đảng
CS Việt Nam và danh xưng của nước CHXHCN Việt Nam ( hiện nay chỉ có duy nhất
nước Việt Nam dùng tên gọi này).
Rất
nhiều ý kiến của các học giả, nhà kinh tế trong và ngoài nước cho rằng công
cuộc đổi mới 40 năm qua đã hết đà, loanh quanh lại quay về đường mòn cũ, vẫn là
chế độ độc đảng toàn trị, chưa hoàn thành cách mạng dân tộc - dân chủ, đã đến
lúc đảng CS phải có dũng khí tự đổi mới, thay máu, lột xác để thành một tổ chức
chính trị dân chủ đa nguyên thứ thật, để có thể hội nhập hòa mình với thế giới
dân chủ của thời đại.
Đó
là sự lựa chọn duy nhất hiện nay, không có con đường nào khác, nếu không muốn
bị nhân dân nổi dậy đạp đổ theo một cách nào đó khi xã hội bế tắc, cuộc sống
của đa số nhân dân điêu đứng đến cùng cực. Chính Hồ Chí Minh đã từng nói “nếu
đảng và chính phủ không mang lại hạnh phúc cho dân thì nhân dân hãy đạp đổ nó
đi”.
Tự
lột xác, thay đổi cương lĩnh, đường lối chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá,
ngoại giao, liên minh chiến lược toàn diện với những bạn bè tin cậy có chung
bản chất dân chủ, duy trì quan hệ láng giềng tốt trên cơ sở bình đẳng tôn trọng
lẫn nhau với Trung Quốc, là mệnh lệnh cấp bách của cuộc sống, là sự mách bảo
của trí tuệ và tâm huyết Việt, là mong muốn của cha ông ta, là nguyện vọng cháy
bỏng thiêng liêng của của nhân dân ta hiện nay.
Trong
cuộc thảo luận góp ý cho dự thảo Cương lĩnh sắp khởi đầu ở các cấp, mong rằng
mỗi đảng viên hãy phát huy đầy đủ ý chí của người công dân yêu nước để phát
biểu rõ ràng về việc thay đổi cương lĩnh của đảng.
Để
đạt mục tiêu thay đổi cương lĩnh, các đảng viên sáng suốt, có tư duy độc lập
hãy truyền bá rộng rãi ý kiến xác đáng của mình trong đảng và ngoài xã hội, hãy
chứng minh rằng đây là thái độ tự phê bình nghiêm túc của đảng CS trước lịch
sử, trước tiền nhân và các thế hệ kế tiếp, một sự chân thành tạ tội về những
sai lầm giáo điều, quan liêu, hư hỏng đã phạm phải. Trên ý nghĩa nào đó đây là
thái độ khôn ngoan truyền thốnG của dân tộc, luôn thông minh sáng tạo, đồng
thời là thái độ hy sinh cao quý chịu chút đau thương để tự lột xác, đổi máu vì
nhân dân, vì dân tộc.
Đây
là lúc Đảng CSVN phải tự nguyện chuyển hóa sang một thực thể chính trị khác,
thành một đảng của dân tộc, của dân chúng, của trào lưu dân chủ chung của thời
đại, với một tên gọi mới, dám chấp nhận tranh đua với 1 hay vài đảng mới của xã
hội dân sự trong sứ mạng phục vụ nhân dân, đất nước, chịu sự giám sát thật sự
của lá phiếu cử tri.
Rõ
ràng trong năm 2015, trong quá trình đi đến Đại hội XII, vấn đề thay đổi Cương
lĩnh của đảng là vấn đề then chốt, trung tâm cần được thảo luận ráo riết cho ra
lẽ. Đó là vấn đề sinh tử của dân tộc, của đất nước, của nhân dân, không thể coi
nhẹ, bỏ qua được.
Phe Nguyễn Tấn Dũng
thắng thế trong kỳ hội nghị TƯ 10
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Vào cuối tháng 6, 2013 TBT Nguyễn Phú Trọng đã bắt đầu
dọn đường cho kế hoạch hạ bệ uy tín của Nguyễn Tấn Dũng bằng lời tuyên bố sẽ tổ
chức lấy phiếu tín nhiệm trong TƯ Đảng. Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định "Phiếu
tín nhiệm trong Đảng cần được công khai." (1)
Trong vị trí đứng đầu đảng, là người có thẩm quyền quyết định công khai kết quả
phiếu tín nhiệm của hội nghị TƯ 10 vừa qua, nhưng Nguyễn Phú Trọng đã đi ngược
với tuyên bố trước đây của mình và giữ bí mật kết quả phiếu tín nhiệm, cho thấy
phe Nguyễn Tấn Dũng đã thắng thế.
Hội nghị TƯ 10 được dự trù tổ chức vào tháng
8/2014. Tuy nhiên hội nghị này đã bị hoãn lại nhiều lần vào tháng 10, tháng 12
và sau đó mới chính thức khai mạc vào ngày 5 tháng 1, 2015 tại Hà Nội.
Một trong những lý do của sự trì hoãn là để
phe cánh Nguyễn Phú Trọng có thêm thì giờ đi sứ Bắc Kinh nhằm tìm kiếm thêm hậu
thuẫn từ quan thầy trong cuộc chiến đấu đá nội bộ. Bắt đầu cho chiến dịch đầu
khấu thiên triều này là chuyến đi của "đặc phái viên TBT" Lê Hồng Anh
sang gặp các quan thầy Trung cộng vào cuối tháng 8, 2014.
Tiếp theo đó là các chuyến đi vào tháng
10.2014 của Phùng Quang Thanh và Trần Đại Quang, 2 UV BCT đã có chiều hướng ngã
về phe Nguyễn Phú Trọng. Đặc biệt sau chuyến đi này, Phùng Quang Thanh đã
"gia tăng" cường độ thần phục Bắc Kinh, nhận kẻ thù là
"bạn" và xem xu thế nhân dân Việt Nam ghét Tàu là "nguy hiểm cho
dân tộc." (2)
Việc dùng phiếu tín nhiệm cao-vừa-thấp, bên
ngoài mị dân nhưng thực chất bên trong là dùng đó làm "thước đo
lường" cho cuộc tranh giành quyền lực và lôi kéo bè phái, cũng đã được
đi trước một bước với lần bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc Hội vào trung tuần tháng
11, 2014. Những thành viên BCT đang nắm giữ những chức vụ trong chính phủ, quốc
hội được xếp hạng tín nhiệm như sau:
Trong lần ấy, việc TT Nguyễn Tấn Dũng có số
phiếu "tín nhiệm thấp" nhiều nhất và số phiếu "tín nhiệm
cao" chỉ hơn được Phùng Quang Thanh và Trần Đại Quang càng làm cho TBT
Nguyễn Phú Trọng yên tâm bật đèn xanh tiến hành cái gọi là"Việc lấy
phiếu tín nhiệm càng khẳng định tính minh bạch, công khai của Đảng; tạo thêm uy
tín của Đảng trước nhân dân." (3)
Tuy nhiên, tất cả những nỗ lực của phe Nguyễn
Phú Trọng dựa vào giặc ngoài để thanh toán thù trong đã tan theo mây khói khi
phe Nguyễn Tấn Dũng ra tay bằng ngón đòn truyền thông đen: dùng trang blog Chân
Dung Quyền Lực (CDQL), được mở toang hoang không có firewall tưởng lửa, để đăng
bài tố cáo tham nhũng và tài sản gia đình của một số nhân vật chóp bu trong
đảng: Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Sinh Hùng, Phùng Quang Thanh...
Đỉnh điểm của trận chiến "bôi đen chân
dung quyền lực" này là nguồn tin Trưởng ban Nội chính Trung Ương Nguyễn Bá
Thanh bị đồng chí của đảng đầu độc phóng xạ. Đối tượng độc giả chính mà trang
blog này nhắm đến là đảng viên và đặc biệt là thành phần nằm trong BCH TƯ của
đảng. Những thành phần này đã quá rõ về những thủ đoạn thanh trừng trong thế
giới cộng sản âm u quyền lực (4), quá biết về tình
trạng của chìm của nổi trong tay các lãnh đạo đảng, vì thế cho dù với một nửa
sự thật của CDQL vẫn được các đồng chí đảng ta đón nhận như những sự thật cần
phải tin và e ngại.
Sự e ngại này lại càng gia tăng sau khi Nguyễn
Tấn Dũng củng cố thế lực của mình ở phía công an với 3 quyết định 2425/QĐ-TTg,
2426/QĐ-TTg, 2427/QĐ-TTg được ký vào ngày 31.12.2014: gom tổng cục An ninh I và
II và bổ nhiệm Trung tướng Nguyễn Chí Thành làm Tổng cục trưởng
Tổng cục An ninh; bổ nhiệm Trung tướng Trần Bá Thiều làm Tổng
cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân; bổ nhiệm Trung
tướng Phan Văn Vĩnh giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát.
Nguyễn Tấn Dũng đã thành công trong chiến dịch
khủng bố tinh thần với thông điệp răn đe: bất kỳ tài sản của "đồng
chí" nào cũng có khả năng xuất hiện trên CDQL và bất kỳ "đồng
chí" nào cũng có thể đột tử như Phạm Quý Ngọ và nhiễm độc như Nguyễn Bá
Thanh. Chiến dịch và thông điệp này đã làm gió chuyển thay chiều về phía Nguyễn
Tấn Dũng trong hội nghị TƯ 10.
Đồng chí X một lần nữa đã thoát hiểm, nhưng
ngoạn mục hơn so với kỳ Hội nghị TƯ 6, khóa 11 đã thoát khỏi bản án kỷ luật,
lần này đồng chí X thắng lớn ngay trong "bàn cờ tín nhiệm" do chính
Nguyễn Phú Trọng - tưởng nắm chắc phần thắng trong tay - đưa ra.
"Phiếu tín nhiệm trong Đảng cần được công khai" - tuyên bố của Nguyễn Phú Trọng trước đây và cái gọi là "khẳng định tính minh bạch, công
khai của Đảng; tạo thêm uy tín của Đảng trước nhân dân" đã bị
quăng vào sọt rác là câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi "ai thắng ai
thua" trong hiệp đầu trận chiến quyền lực sẽ kéo dài cho tới ngày bế mạc
của đại hội giành ghế lần thứ 12 vào năm 2016.
Đảng CS Việt Nam sẽ mạnh tay với người bất đồng
chính kiến?
·
·
·
Tin liên hệ
30.12.2014
Bộ trưởng Bộ Công an và Quốc phòng hôm qua, 29/12, cùng lên tiếng
cho rằng Việt Nam phải quản lý chặt vấn đề an ninh mạng trong năm 2015, dẫn tới
những suy đoán cho rằng Hà Nội sẽ không nương tay với những người có tiếng nói
trái với nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang nói tại một hội nghị trực
tuyến của chính phủ rằng Bộ do ông lãnh đạo sẽ phối hợp “tăng cường quản lý
việc cung cấp các dịch vụ Internet, tập trung ngăn chặn việc phát tán các tài
liệu xuyên tạc trên mạng nhằm đả kích, bôi nhọ lãnh đạo, gây chia rẽ nội bộ”.
Báo chí trong nước dẫn lời ông Quang cho rằng Việt Nam cần phải
"giảm thiểu những thứ độc hại tác động vào nội bộ", đồng thời cho
rằng “còn rất nhiều sơ hở” trong việc “bảo vệ chính trị nội bộ và bảo vệ an
ninh thông tin, bí mật nhà nước”.
Cùng quan điểm với người lãnh đạo Bộ Công an, Bộ trưởng Quốc phòng
Phùng Quang Thanh cho rằng “cần siết chặt” và “không thể thả nổi” lĩnh vực an
ninh mạng trong năm 2015.
Ông Thanh được trích lời cho rằng các thông tin bôi nhọ “gây phân
tâm, mất niềm tin trong nhân dân rộ lên khi nhà nước chuẩn bị quy hoạch cán bộ,
sắp tổ chức đại hội Đảng, lấy phiếu tín nhiệm”.
Các nhà quan sát từ trong nước cho rằng các tuyên bố của các nhà
lãnh đạo Bộ Công an và Quốc phòng đồng nghĩa với việc có khả năng sẽ có nhiều
vụ bắt bớ các tiếng nói trái chiều trong năm 2015.
Nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Phương Uyên, từng bị tống giam về
tội “tuyên truyền chống nhà nước”, nhận định với VOA Việt Ngữ:
“Uyên nghĩ, chắc chắn rằng năm 2015, và đến kỳ kiểm định nhân
quyền của Liên Hiệp Quốc (UPR), họ tăng cường đàn áp, sách nhiễu và bắt bớ
những người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền. Sự tăng cường đó là điều tất
yếu bởi vì một chế độ gần đây rất là khủng hoảng, đang rất lo ngại cho vị trí
đứng của mình. Nó không vững vàng như trước nữa, nên nó lo sợ rằng sẽ bị lung
lay, bị sụp đổ. Bởi vì vậy, đó là cái lý do họ tăng cường đàn áp, tăng cường
bắt bớ”.
Trong hai tháng cuối năm nay, có 3 bloggers đã bị bắt giữ tại TP
HCM, và 2 người trong số đó bị cáo buộc tội “tuyên truyền chống Việt Nam” và
“lợi dụng quyền tự do dân chủ”.
Theo Bộ trưởng Bộ Công an, trong năm 2014, tình hình an ninh chính
trị “gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nghiêm trọng hơn năm 2013”.
Việt Nam bấy lâu nay vẫn tuyên bố không bắt giam những người bất
đồng chính kiến mà chỉ bỏ tù những người vi phạm pháp luật.
Liên đoàn luật sư VN lập tổ công tác bảo vệ
LS. Võ An Đôn
RFA-12-01-2015
- In
trang này
- Chia
sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Gia đình Ngô Thanh
Kiều cùng luật sư Võ An Đôn (bên trái) bảo vệ quyền lợi cho ông Kiều đến tòa
Liên đoàn Luật sư Việt
Nam sẽ cử một Tổ Công tác đến Phú Yên vào ngày 14/1/2015 để xem xét bảo vệ Luật
sư Võ An Đôn, người bị Công an, Viện Kiểm sát và Tòa án Tuy Hòa yêu cầu thu hồi
thẻ hành nghề luật sư, nguyên do liên quan tới các tranh biện tại Tòa.
Luật sư Phan Trung
Hoài, Chủ nhiệm Ủy ban bảo vệ quyền lợi luật sư-Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho
báo chí biết như vừa nêu vào trưa nay 12/1/2015.
Được biết, Luật sư Võ
An Đôn là người bảo vệ cho gia đình nạn nhân Ngô Thanh Kiều, người bị công an
Phú Yên dùng nhục hình đánh chết. Theo Báo Pháp Luật TP. HCM, một số các kiến
nghị của Luật sư Võ An Đôn trong các phiên tòa đã thành hiện thực, trong đó đó
việc khởi tố hai quan chức liên quan, trong đó có đương kim Phó trưởng Công an
TP.Tuy Hòa ông Lê Đức Hoàn.
Tuy vậy Viện Kiểm sát,
Công An và Tòa án Tuy Hòa đã ra văn bản yêu cầu thu hồi thẻ hành nghề của Luật
sư Võ An Đôn với lý do trong các phiên xử Luật sư Võ An Đôn đã có những phát
ngôn xúc phạm cán bộ tố tụng. Ngoài ra, trong quyết định mới nhất, Sở Tư Pháp Phú
Yên cũng quyết định thanh tra Văn phòng Luật sư Võ An Đôn.
14
hrs ·
Nguyễn Thanh Phượng, Con
gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa thi đậu quốc tịch Mỹ. Lại thêm 1 khúc ruột
ngàn dặm mới từ giã thiên đường CS..
Đảng CSVN Làm sao bảo vệ nổi Chủ nghĩa Mác Lê đã như cái xác
chết thối rữa?
No comments:
Post a Comment