Báo Trung Quốc tố Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh
Khang câu kết chống chế độ
MINH THUÝ: "Thế Lực Quân Sự Hiện Nay Tại
Biển Đông"
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Hai cựu lãnh đạo Trung Quốc Zhou Yongkang (Chu
Vĩnh Khang) (trái) et Bo Xilai (Bạc Hy Lai). Ảnh Reuters
Báo chí chính thống Trung Quốc hôm nay, 15/01/2015, nêu đích
danh mối liên hệ giữa Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang, gọi hai cựu lãnh đạo cao
cấp bị thất sủng này là « phe nhóm » thách thức chính quyền Cộng sản.
Trong các sự kiện Bạc Hy Lai bị hạ bệ và lĩnh án tù chung thân
rồi đến lượt Chu Vĩnh Khang rơi vào tầm ngắm điều tra và bị chính thức bắt giữ
đầu năm nay, giới quan sát độc lập đã nói tới mối liên hệ giữa hai cựu ủy viên
Bộ chính trị này của đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng đây là lần đầu tiên báo
chí chính thức Trung Quốc nêu rõ mối liên kết chống lại chế độ của hai cựu lãnh
đạo.
Nhật báo China-Daily dẫn lại bài viết dài đăng trên tuần báo
Phoenix TV, một tập đoàn truyền thông đặt trụ sở tại Hồng Kông chịu nhiều ảnh
hưởng của chính quyền trung ương, kể lại trong một cuộc gặp gỡ tại thành phố
Trùng Khánh, Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang đã thống nhất với nhau là chính sách
cải cách, mở cửa của Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình khởi xướng cần phải được « điều chỉnh »
lại, đồng thời nhất trí sẽ cùng « đóng
vai trò chính » trong việc này.
Sau khi vô hiệu hóa được Bạc Hy Lai bằng bản án tù chung thân
hồi tháng 9 năm 2013, đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu tấn công vào Chu Vĩnh
Khang. Việc xử lý cựu bộ trưởng Công An, Ủy viên thường trực Bộ chính trị, được
tiến hành theo từng bước, được cho là do sự tính toán của ban lãnh đạo Trung
Quốc hiện nay. Ban đầu là chặt hết vây cánh cũ bằng việc bắt giữ xét xử hàng
loạt những nhân vật thân cận với ông Chu trong giới quan chức cao cấp cũng như
trong giới kinh doanh. Cuối cùng, đối với Chu Vĩnh Khang là thông báo điều tra,
khai trừ khỏi đảng, bắt giữ và chuẩn bị đưa ra xét xử.
Lúc này là thời điểm truyền thông chuẩn bị dư luận dọn đường cho
phiên tòa sắp tới. Hồi tháng 12 năm 2014, Nhân dân Nhật báo, tờ báo đảng đã
trực tiếp so sánh Chu Vĩnh Khang với "những kẻ phản bội" trong đảng.
Các chuyên gia độc lập cho rằng có thể Chu Vĩnh khang sẽ phải đối mặt với bản
án còn nặng hơn Bạc Hy Lai.
Cả hai vụ Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang đều được chính quyền Bắc
Kinh đặt trong khuôn khổ cuộc chiến chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình
phát động. Nhưng giới quan sát nhìn thấy đằng sau chiến dịch « diệt hổ » này là
một cuộc thanh lọc nội bộ khốc liệt trong đảng.
Nghị viện châu Âu lên án
Nga về ‘hành động khủng bố’ ở Ukraine
Một phiên họp của Nghị viện Âu châu
·
·
·
Tin liên hệ
16.01.2015
Nghị viện châu Âu cáo buộc Nga về điều mà họ gọi là "những
hành động khủng bố" ở Ukraine.
Hội họp tại Brussels, cơ quan lập pháp của Liên minh châu Âu thông qua một nghị quyết lên án "chính sách hung hăng và bành trướng" của Nga và "những hành động khủng bố và hành vi phạm tội" của phiến quân được Nga hậu thuẫn ở miền đông Ukraine.
Ukraine dành một ngày quốc tang để tưởng niệm 13 hành khách trên xe buýt thiệt mạng trong một vụ tấn công bằng tên lửa hôm thứ Ba ở phía nam thành phố Donetsk do phiến quân kiểm soát.
Nghị viện châu Âu cũng kêu gọi duy trì những biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga trừ phi nước này đáp ứng một số điều kiện, bao gồm tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn đã ký kết hồi tháng 9 năm ngoái, rút binh sĩ và "những nhóm vũ trang bất hợp pháp" khỏi khu vực vô điều kiện, trao đổi tù binh, và khôi phục quyền kiểm soát của Ukraine đối với lãnh thổ của mình, bao gồm Crimea. Nghị viện cho biết các biện pháp trừng phạt nên được mở rộng nếu Nga có thêm những hành động "gây bất ổn" ở Ukraine.
Cũng trong ngày thứ Năm, giới chức phe ly khai cho biết họ gần chiếm lại được toàn bộ sân bay Donetsk sau trận chiến kéo dài hàng tháng. Nhưng quân đội Ukraine nói họ vẫn tiếp tục kiểm soát một phần phi trường bị tàn phá gần hết này.
Hội họp tại Brussels, cơ quan lập pháp của Liên minh châu Âu thông qua một nghị quyết lên án "chính sách hung hăng và bành trướng" của Nga và "những hành động khủng bố và hành vi phạm tội" của phiến quân được Nga hậu thuẫn ở miền đông Ukraine.
Ukraine dành một ngày quốc tang để tưởng niệm 13 hành khách trên xe buýt thiệt mạng trong một vụ tấn công bằng tên lửa hôm thứ Ba ở phía nam thành phố Donetsk do phiến quân kiểm soát.
Nghị viện châu Âu cũng kêu gọi duy trì những biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga trừ phi nước này đáp ứng một số điều kiện, bao gồm tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn đã ký kết hồi tháng 9 năm ngoái, rút binh sĩ và "những nhóm vũ trang bất hợp pháp" khỏi khu vực vô điều kiện, trao đổi tù binh, và khôi phục quyền kiểm soát của Ukraine đối với lãnh thổ của mình, bao gồm Crimea. Nghị viện cho biết các biện pháp trừng phạt nên được mở rộng nếu Nga có thêm những hành động "gây bất ổn" ở Ukraine.
Cũng trong ngày thứ Năm, giới chức phe ly khai cho biết họ gần chiếm lại được toàn bộ sân bay Donetsk sau trận chiến kéo dài hàng tháng. Nhưng quân đội Ukraine nói họ vẫn tiếp tục kiểm soát một phần phi trường bị tàn phá gần hết này.
Giao tranh ở miền đông Ukraine gia tăng cường độ trong thời gian
gần đây đặc biệt là bên trong và quanh sân bay, Phát ngôn viên quân đội Ukraine
Andriy Lysenko nói, hôm Thứ năm, rằng 2 quân nhân bị tử trận và 6 người bị
thương trong 24 giờ trước.
Trong khi đó, thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia
Ukraine Oleksandr Turchynov nói rằng hiện lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine
có quân số là 36.000 binh sĩ, trong đó có 8.500 quân nhân Nga, và họ được trang
bị 542 xe tăng, 990 xe chiến đấu bọc thép, 694 hệ thống pháo và 57 chống hệ
thống tên lửa chống máy bay.
Ông cũng cho biết có hơn 52.000 binh sĩ Nga đặt trong trạng thái "sẵn sàng chiến đấu toàn lực" ở biên giới Ukraine-Nga, cùng với hơn 300 xe tăng, cùng với 1.800 xe chiến đấu bọc thép, 750 hệ thống pháo và tới 360 máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng tấn công .
Ông Turchynov cảnh báo về "chiến sự mới của kẻ thù trên quy mô lớn," và với sự tham gia của lực lượng vũ trang Nga, có thể dẫn đến điều ông gọi là "một cuộc chiến tranh lục địa quy mô lớn."
Ông cũng cho biết có hơn 52.000 binh sĩ Nga đặt trong trạng thái "sẵn sàng chiến đấu toàn lực" ở biên giới Ukraine-Nga, cùng với hơn 300 xe tăng, cùng với 1.800 xe chiến đấu bọc thép, 750 hệ thống pháo và tới 360 máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng tấn công .
Ông Turchynov cảnh báo về "chiến sự mới của kẻ thù trên quy mô lớn," và với sự tham gia của lực lượng vũ trang Nga, có thể dẫn đến điều ông gọi là "một cuộc chiến tranh lục địa quy mô lớn."
Kinh tế Nga suy sụp, toàn vùng Liên Xô cũ bị vạ lây
Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa) cùng đạo
Belarus, Alexander Lukashenko ( trái) và tổng thống Kazakhstan, Nursultan
Nazarbayev trong Liên minh Kinh tế Á- Âu họp báo tại Matxcơva ngày 23/12/2014.REUTERS/Maxim
Shipenkov
Tất cả các nước trước đây thuộc Liên xô cũ đều bị tác động dây
chuyền vì cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính tại Nga. Giới lãnh đạo chính
trị, doanh nhân tài phiệt cho đến chuyên gia kinh tế từ Trung Á cho đến Belarus
đều lo âu cho tương lai.
Trong bài tổng kết tình kinh tế cuối năm 2014, nhóm phóng viên
AFP tại Matxcơva và thủ đô các nước thuộc Liên Xô cũ ghi nhận hiện tượng « môi hở răng lạnh »
tại khu vực mà ảnh hưởng nhân quả trong quan hệ với Nga không hề sút giảm.
Armenia là một trường hợp cụ thể. Từ khi đồng « rub » mất giá so
với đôla Mỹ trong bối cảnh khủng hoảng Ukraina phối hợp với dầu khí trượt giá
trên thị trường quốc tế, hàng xuất khẩu của Armenia lên giá trong khi mãi lực
của dân Nga giảm đi.Doanh nhân Manvel Gasparian, chủ nhân một công ty giầy dép
với 90% sản phẩm xuất khẩu sang Nga than phiền bị thiệt hại nặng nề.
Điều trớ trêu là Armania, vào cuối năm 2013, đã thay đổi chiến
lược vào giờ chót, bỏ ý định siết chặt quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu, quay sang
ký với Nga, Kazakhstan và Belarus Hiệp ước Liên minh thuế quan, sáng kiến của
Putin. Quyết định say lầm này đang làm cho Armania ân hận vào lúc khu vực tự do
mậu dịch của một số nước Liên Xô cũ biến thành Liên Hiệp Á - Âu rộng hơn kể từ
ngày 01/01/2015.
Một tác động trực tiếp bất lợi khác là lượng tiền mà di dân từ
Nga gửi về gia đình cũng giảm đi một cách đáng kể làm các nước Kavkaz phải xét
lại tham vọng tăng trưởng từ 4,1% xuống 3,3%. Kirghistan cũng lo âu vì
kiều hối gửi về giảm đến 70%.
Nhà kinh tế Armenia, Achot Aramian phân tích là không nên lấy
làm ngạc nhiên vì trong mối quan hệ giữa Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ,
Doanh nhân Nga tiếp tục nắm thế chủ động, họ kiểm soát mọi lãnh vực chiến lược
từ « năng lượng, đường sắt, cho đến viễn thông ».
Chuyên gia kinh tế Nga Igor Nikolaiev thuộc Văn phòng tư vấn
kinh tế FBK ở Matxcơva cũng cùng nhận định : "Trao
đổi thương mại giữa Nga và các nước Kavkaz giảm theo tỷ lệ thuận với giá trị
đồng tiền Nga". Những nước càng trung thành với Nga chừng
nào thì bị tác hại càng lớn chứng nấy. Tại Belarus, người dân đổ xô rút tiền ra
khỏi ngân hàng khi thấy đồn tiền Nga rơi tự do.
Vào lúc chính quyền Nga dự báo kinh tế suy thoái rơi xuống điểm
âm thì lãnh đạo Belarus và Kazakhstan kẻ trước người sau bay sang Kiev trong những
ngày trước Giáng Sinh 2014 để gặp tổng thống Ukraina Petro Porochenko. Từ
khi Nga xáp nhập Crimée và can thiệp vào miền đông Ukraina, Belarus và
Kazakhstan đều giữ lập trường cách biệt với Matxcơva .
Sau khi về lại Minks, tổng thống Lukachenko đã lập tức cách chức
thủ tướng.
Theo AFP, lãnh đạo Belarus, người được xem là nhà độc tài cuối cùng
tại châu Âu, muốn nhờ Ukraina giúp đỡ để cải thiện quan hệ với Tây phương. Tại
Kiev, tổng thống Narbaiev cũng kêu gọi tôn trọng « toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina »,
một lời chỉ trích gần như trực tiếp lên án Nga xâm lược.
Theo nhà phân tích Taras Berezovets, hai nhà độc tài Lukachenko
(Belarus) và Nazarbaiev (Kazakhstan) là những người có trực giác tự tồn rất
mạnh. Họ đến Kiev để từ thủ đô Ukraina, gửi thông điệp bất bình đến Putin. Hai
nhân vật này có lẽ thấy rõ tổng thống Nga là biểu tượng của quá khứ còn Tây
phương mới là giải pháp của tương lai nên Balarus và Kazakhstan cần phải nhanh
chóng điều chỉnh chính sách.
No comments:
Post a Comment