Hoang mang lẫn lạc quan khi CSVN không còn xem
hôn nhân đồng tính là vi phạm luật
Hôn nhân đồng tính ở Việt Nam
·
·
·
Tin liên hệ
26.01.2015
Mấy tháng qua Tăng Ái Linh nhận thấy có điều gì đó mới lạ mỗi lẫn
cô đăng nhập vào trang Facebook: nhiều người đăng ảnh cũng như có các câu
chuyện về đám cưới giữa người đồng giới hơn.
Việt Nam chưa hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, nhưng một luật mới
không còn xem việc này là vi phạm luật nữa, đưa Việt Nam thành quốc gia Đông
Nam Á đi tiên phong trong lãnh vực quyền của người đồng tính. Nhiều người trong
công đồng đồng tính, song tính và chuyển giới, LGBT, diễn giải điều này như một
sự ngầm cho phép, ít ra, về phương diện nghi thức hôn nhân. Các cặp đồng giới
đã hưởng ứng bằng cách lại bắt đầu cử hành lễ cưới, đã bị gián đoạn sau khi tin
tức nhiều lần nói về việc các viên chức giải tán đám cuới của người đồng tính.
Luật về Hôn nhân và Gia đình năm 2000, quy định rõ việc cấm hôn
nhân giữa người đồng giới. Các luật lệ khác, giờ đã được hủy bỏ, cho nộp phạt
500.000 đồng (tương đương với 24 đôla). Các giới chức địa phương dùng các luật
lệ này để giải tán các tiệc cưới, đôi khi vì hối lộ, đôi khi vì sợ vấn đề đồng
tính.
“Nhưng đối với một số viên chức thì vấn đề không phải là tiền,” cô Linh, đã sống với vợ 14 năm cho biết. “Họ làm như vậy chỉ vì muốn gây rắc rối cho chúng tôi.”
“Nhưng đối với một số viên chức thì vấn đề không phải là tiền,” cô Linh, đã sống với vợ 14 năm cho biết. “Họ làm như vậy chỉ vì muốn gây rắc rối cho chúng tôi.”
Luật mới về hôn nhân, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1, năm 2015,
hủy bỏ lệnh cấm nhưng lại nói rằng “Nhà nước không công nhận hôn nhân giữa
những người đồng giới tính.”
Hoang mang
Sự không rõ ràng này đã gây hoang mang trong giới đồng tính ở Việt Nam.
Ông Nguyễn Tấn Phát, điều hành một công ty chụp ảnh và thiết kế với người bạn trai nói, “Tôi không hiểu. Chính phủ không cấm, nhưng lại không công nhận hôn nhân đồng giới, như vậy chúng tôi có thể làm gì? Thực sự là nhập nhằng.”
Sự không rõ ràng này đã gây hoang mang trong giới đồng tính ở Việt Nam.
Ông Nguyễn Tấn Phát, điều hành một công ty chụp ảnh và thiết kế với người bạn trai nói, “Tôi không hiểu. Chính phủ không cấm, nhưng lại không công nhận hôn nhân đồng giới, như vậy chúng tôi có thể làm gì? Thực sự là nhập nhằng.”
Các xét duyệt lại này không cho người đồng tính các quyền hạn mới
về pháp lý, mà được xem như một chỉ dấu chủ yếu có tính biểu trưng về đường
hướng của Việt Nam. Ngược lại với các chính sách bảo thủ ở các quốc gia lân cận
như Indonesia, Malaysia, và Singapore, các nhà lãnh đạo ở Hà Nội đã làm thế giới
ngạc nhiên trong việc nhanh chóng chấp nhận phong trào đồng tính. Các cuộc diễn
hành của người đồng tính được tiến hành với sự thừa nhận chính thức, trong khi
hôn nhân đồng tính được các nhà lập pháp tích cực thảo luận.
Ông Trần Khắc Tùng, Giám đốc nhóm ICS, về quyền của người đồng
tính, nói rằng chính phủ thậm chí còn mời các tổ chức hoạt động về quyền của
người đồng tính, như tổ chức của ông chẳng hạn, tham gia các phiên họp dự thảo
luật, hợp pháp hóa các nhóm như nhóm lợi ích trong tiến trình hoạch định chính
sách.
Các nhà quan sát nói rằng các lý lẽ về sự thay đổi lớn này - và cho mối hy vọng rằng Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên ở châu Á sẽ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới – đang ngày càng tăng cường. Đầu tiên, các cuộc vận đồng hành lang về tôn giáo thường là những người lên tiếng phản đối hôn nhân đồng giới ở nhiều nước. Nhưng ở Việt Nam một nước Cộng sản, các cuộc vận động hành lang về tôn giáo thường không sinh động.
Yếu tố thứ nhì, theo các những người ủng hộ, là có phần chắc các nhà hoạt động về nhân quyền, các giới có thẩm quyền không thấy vấn đề hôn nhân đồng tính là mối đe dọa đối với việc nắm quyền của họ.
Vận động để thay đổi
Các nhà quan sát nói rằng các lý lẽ về sự thay đổi lớn này - và cho mối hy vọng rằng Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên ở châu Á sẽ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới – đang ngày càng tăng cường. Đầu tiên, các cuộc vận đồng hành lang về tôn giáo thường là những người lên tiếng phản đối hôn nhân đồng giới ở nhiều nước. Nhưng ở Việt Nam một nước Cộng sản, các cuộc vận động hành lang về tôn giáo thường không sinh động.
Yếu tố thứ nhì, theo các những người ủng hộ, là có phần chắc các nhà hoạt động về nhân quyền, các giới có thẩm quyền không thấy vấn đề hôn nhân đồng tính là mối đe dọa đối với việc nắm quyền của họ.
Vận động để thay đổi
Vì chính quyền chủ yếu không can thiệp vào công đồng LGBT, những
người cổ võ quyền của giới này thấy có sự mở lối. Ông Tùng nói các viên chức mà
ông gặp đều ủng hộ mục tiêu của họ.
Các nhóm như nhóm ICS cũng đã đạt được những tiến bộ lớn trong
lãnh vực truyền thông về thái độ đối với người đồng tính; thành công của họ đã
thu hút được nguồn tài trợ khác và của nước ngoài, giúp đẩy mạnh các nỗ lực vận
động ở tầm mức quốc gia.
Việc bãi bỏ lệnh cấm hôn nhân đồng tính chỉ là dấu hiệu mới nhất của sự thành công này. Ông Tùng nói:
Việc bãi bỏ lệnh cấm hôn nhân đồng tính chỉ là dấu hiệu mới nhất của sự thành công này. Ông Tùng nói:
“Tôi không nghĩ rằng có nhiều thay đổi, ngoại trừ việc này gửi một
thông điệp đến công chúng về lập trường của chính phủ, rằng họ tiến đến việc
chấp nhận và dung chấp hơn công đồng LGBT.”
Ông nói sự hỗ trợ từ phía cha mẹ, giới truyền thông và công chúng
nói chung đã “tạo áp lực” khiến chính phủ hành động. Ông nói:
“Vấn đề hôn nhân đồng tính đã từng được nêu lên trước đây, nhưng
không có gì xảy ra vì không có sự hỗ trợ từ phía xã hội.”
Giờ thì không còn là vấn đề nữa. Như Hoa Kỳ, Việt Nam dường như
trên đường hướng tới việc cho phép hôn nhân đồng giới.
Luật mới trong tháng này chỉ đánh dấu một bước nhỏ trên con đường đó, nhưng ông Phát nói rằng ông vui khi nghe về điều đó trên Facebook.
Luật mới trong tháng này chỉ đánh dấu một bước nhỏ trên con đường đó, nhưng ông Phát nói rằng ông vui khi nghe về điều đó trên Facebook.
“Đây là một tin vui cho cộng đồng,” Phát nói, “Tôi thấy mọi người
cởi mở hơn, thoải mái hơn. Trong quá khứ, thú thật điều này với gia đình quả
thực là khó. Nhưng bây giờ giống như là một cuộc cách mạng, sự việc thay đổi
quá nhanh.”
No comments:
Post a Comment