Việt Nam






Sunday 28 June 2015

Quan chức hãy học hỏi thêm về luật pháp và trách nhiệm giải trình


Quan chức hãy học hỏi thêm về luật pháp và trách nhiệm giải trình

Đoan Trang

Như tin mà nhóm Vì một Hà Nội xanh đã đưa, vào chiều 23/6/2015, Phòng Tiếp công dân UBDN TP Hà Nội đã mời hai đại diện của nhóm đến làm việc – nguyên văn thư mời là “trao đổi về nội dung đơn của ông/bà gửi UBND TP (ghi ngày 28/5/2015), liên quan đến việc chặt hạ, thay thế cây xanh”.
Ngay từ đầu cuộc trao đổi kéo dài hơn một tiếng này, phía các quan chức của UBND đã tỏ rõ tâm lý muốn lấn át, bắt nạt hai người dân đại diện cho một nhóm dân sự đang bị coi là “phản động” hoặc “bị thế lực thù địch giật dây”. 

Đó là khi ông Phó Chánh Văn phòng UBND TP Phạm Chí Công tung đòn phủ đầu: “Theo Điều 6, Nghị định 90 (tức là Nghị định 90/2013/NĐ-CP ngày 8/8/2013, quy định về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao – NV), điều kiện để cơ quan nhà nước giải trình là vấn đề phải trực tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có đề nghị. Cho nên với cái nội dung này, chúng tôi không giải trình”.

Trong toàn bộ cuộc nói chuyện, ông cũng thường xuyên lặp đi lặp lại ý đó với thái độ kẻ cả và miệt thị người đối thoại: “Anh chị cùng một số người dân dùng từ này trên đơn là không đúng pháp luật”, “Anh chị đọc Nghị định 90 mà anh chị không nắm đúng tinh thần nên chúng tôi giải thích cho anh chị rõ”, “Đề nghị các anh chị nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật để có kiến nghị, phản ánh đúng quy định”, v.v.

Ở đây, tạm không bàn đến vấn đề thái độ của một quan chức trong khi tiếp dân, thì vẫn phải nhận xét rằng ông Phạm Chí Công nói riêng và các đại diện của chính quyền nói chung trong cuộc tiếp dân ngày 23/6 đã phạm nhiều sơ hở và sai lầm nghiêm trọng trong lập luận, cho thấy hiểu biết còn hạn chế của họ về pháp luật và hành chính công.

 “Tiếp dân”: Mời các anh chị đi ra! 
Lập luận 1: Về yêu cầu “phải liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp”
Điểm chính yếu mà UBND TP Hà Nội bám vào để bác bỏ việc trả lời văn bản yêu cầu giải trình của nhóm Vì một Hà Nội xanh là “Điều 6, Nghị định 90/2013/NĐ-CP” về điều kiện tiếp nhận đơn, theo đó “nội dung yêu cầu giải trình liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải trình”.
(Xin nhắc để Ban Tiếp Công dân sửa lại là Nghị định này được ban hành ngày 8/8/2013 chứ không phải ngày 17/7/2013 như quý Ban đã ghi sai trong biên bản làm việc).

Vậy, mấu chốt ở đây là phải làm rõ xem việc chặt hạ, thay thế cây xanh có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân đứng tên yêu cầu giải trình hay không. Nói chung, không khó khăn gì lắm để gần 70 người có tên trong văn bản yêu cầu giải trình chứng minh được sự tồn tại của cây xanh Hà Nội có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của họ, ví dụ họ có thể chỉ ra rằng họ sinh sống ở thủ đô, họ thường xuyên phải ra ngoài đường, và cây xanh ít nhất thì cũng có tác dụng che mưa che nắng cho họ, lớn hơn nữa thì mang lại bầu không khí trong lành cho đô thị, làm đẹp cảnh quan, và họ cũng có quyền được hưởng những lợi ích đó. 

Chặt hạ cây tác động xấu tới môi sinh; còn thay thế cây thì rõ ràng thay những cây bóng mát lâu năm bằng những cây khẳng khiu trụi lá cũng tương đương một sự phá hoại. Điều đó ảnh hưởng tới lợi ích của ít nhất 70 con người và là ảnh hưởng trực tiếp, vì mọi hoạt động sinh sống, hít thở, đi lại… đều chịu tác động trực tiếp từ môi trường, từ không khí mà cây xanh giúp lọc, không thông qua trung gian nào.

Vấn đề ở đây là, nếu 70 người đứng đơn nói rằng việc chặt cây có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, còn UBND – cơ quan hành pháp – bảo rằng không có liên quan gì cả, thì ai, cá nhân hay tổ chức nào sẽ là nơi phân giải?

Ở một nhà nước pháp quyền, điều này được quyết định bởi tòa án hay nói cách khác, quyền giải thích pháp luật thuộc về cơ quan tư pháp. Và ta cũng có thể thấy ngay, là trong một xã hội văn minh thì nhận thức thông thường, lẽ phải thông thường (common sense) sẽ đứng về phía người dân trong trường hợp này mà thừa nhận rằng chặt hạ, thay thế cây xanh là gây thiệt hại trực tiếp đến dân.

Ở Việt Nam thì không thế. Việc giải thích pháp luật hiện nay thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tức là nhánh lập pháp chứ không phải tư pháp. Đây là một bất cập, một khuyết tật của hệ thống, bởi cơ quan lập pháp giữ quyền giải thích những văn bản do chính họ vẽ ra, cũng giống như vừa đá bóng vừa thổi còi, hay một phóng viên vừa viết bài vừa tự đăng bài, không cần biên tập viên vậy.

Trong vụ cây xanh, thực tế của cuộc gặp hôm 23/6 còn tệ hơn thế nữa.
Nghị định 90/2013/NĐ-CP ra ngày 8/8/2013 chứ không phải 17/7/2013, thưa các quan/công chức. 
Lập luận 2: Dân không có quyền chất vấn hay yêu cầu giải trình
Đây là một lập luận lố bịch khác của các quan chức UBND TP. Họ dẫn và tự ý diễn giải Điều 6 Nghị định 90 đã là sai, và còn sai hơn khi mà lẽ ra, họ phải dẫn Điều 3:
Điều 3. Giải thích từ ngữ. Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.   Giải trình là việc cơ quan Nhà nước cung cấp, giải thích, làm rõ các thông tin về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó.
2.   Người yêu cầu giải trình là cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải trình về những nội dung liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Căn cứ Khoản 2, Điều 3, có thể khẳng định: Cá nhân (tức công dân) có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước giải trình.

Vừa làm sai thẩm quyền, vừa “cả vú lấp miệng dân”
Như đã nói ở trên, quyền diễn giải pháp luật, ở Việt Nam, thuộc về Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Thực ra điều này cũng không phải nhà nước Việt Nam tự nghĩ ra, mà họ học từ mô hình của ông anh Trung Quốc, và có lẽ đây cũng là đề tài tốt cho các nhà phân tích, nhưng nó nằm ngoài khuôn khổ bài viết).

Khoản 2, Điều 74 Hiến pháp Việt Nam (2013) quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: “(…) Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao; giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh”.

Hiến pháp và luật pháp Việt Nam không quy định ai là người có quyền giải thích nghị định, thông tư, quyết định của các loại UBND cấp huyện/xã. Do vậy, UBND TP Hà Nội cũng có thể lấy đó làm lý do để bảo rằng Ủy ban Thường vụ Quốc hội không phải là cơ quan giải thích Nghị định 90.

Tuy nhiên, vấn đề là Nghị định 90 lại được xây dựng căn cứ vào Luật số 27/2012/QH13 (là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, Chống tham nhũng). Điều 6 của Nghị định 90 là sự hiện thực hóa, cụ thể hóa Điều 32a của Luật số 27/2012/QH13 về trách nhiệm giải trình:
Điều 32a. Trách nhiệm giải trình:
Khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải giải trình về quyết định, hành vi của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích hợp pháp bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi đó.
Chính phủ quy định chi tiết về trách nhiệm của cơ quan có nghĩa vụ giải trình; trình tự, thủ tục của việc giải trình.

Nói cách khác, Nghị định 90 là sự hiện thực hóa Luật số 27/2012/QH13. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn giữ thẩm quyền giải thích Nghị định 90 và là cơ quan duy nhất có thẩm quyền đó.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới là nơi tuyên bố việc chặt hạ, thay thế cây xanh tác động trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của dân, chứ không phải cơ quan hành pháp (UBND, TTCP) của ông Phạm Chí Công hay các ông bà có mặt trong cuộc gặp ngày 23/6.
Cho nên, cần phải khẳng định rằng việc các ông bà đại diện cho UBND TP tự ý diễn giải Nghị định 90 để dùng nó bác bỏ văn bản yêu cầu giải trình của nhóm Vì Một Hà Nội Xanh, là sai thẩm quyền, vượt thẩm quyền.

Ai cho phép họ làm điều đó?
Ngay trong nội bộ hệ thống hành pháp, UBND cũng không có quyền giải thích luật, khi mà họ chỉ là đơn vị hành chính cấp dưới. Họ không có quyền tự ý giải thích các quy định của cơ quan cấp trên – trong trường hợp này là chính phủ, cơ quan làm ra Nghị định 90.

Nền luật pháp Việt Nam sẽ ra sao nếu mỗi UBND tỉnh trên cả nước đều tự ý giải thích một nghị định theo hướng có lợi cho họ?
Đó là chưa kể, ngay cả chính phủ cũng không có quyền giải thích luật do chính nó ban hành. Trong một nhà nước pháp quyền, đó là công việc của tư pháp. Nếu Việt Nam tự nhận mình là nhà nước pháp quyền thì hãy để tòa án có thêm vai trò và sự độc lập.
“Tiếp dân”
Đối thoại với dân khó thế sao?

Trong vụ cây xanh, nếu vấp phải một văn bản yêu cầu giải trình từ phía người dân, việc đúng mà UBND TP Hà Nội lẽ ra nên làm là gửi văn bản đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội và/hoặc cơ quan ban hành nghị định diễn giải giúp nó xem trường hợp này là ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của dân (và theo lẽ phải thông thường thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phải trả lời một cách công bằng, là việc chặt cây gây ảnh hưởng trực tiếp).

Còn những việc sai mà UBND TP Hà Nội đã làm, là:
  • Tự ý diễn giải luật pháp, sai thẩm quyền, vượt thẩm quyền cho phép.
  • Diễn giải sai luật.
  • Tự ý bịa ra chuyện “dân chỉ có quyền đề nghị, kiến nghị, tố cáo, phản ánh; không có quyền chất vấn hay yêu cầu giải trình”.
  • Tự ý bịa ra chuyện “người dân thực hiện quyền quản lý nhà nước của mình thông qua đại diện; thứ nhất là Quốc hội, thứ hai là đơn thư phản ánh, kiến nghị, và việc trưng cầu ý dân”: Không biết lý thuyết này mọc ra từ đâu vậy, thưa các vị quan chức và công chức của UBND TP Hà Nội? Trưng cầu dân ý là “thông qua đại diện” ư?
  • Cậy số đông và cậy quyền thế để “cả vú lấp miệng em”, bắt nạt dân thường.
Với từng ấy sai phạm và thiếu hiểu biết, có lẽ UBND TP cũng khó mà học được gì thêm trong chuyện thái độ và cung cách ứng xử với dân – vốn là việc đòi hỏi một sự tinh tế và trình độ nhất định.
Đ.T.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

CSVN ...Việt Nam đất nước ảo


Những câu chuyện chỉ xảy ra ở Việt Nam. Chỉ có thể là Việt Nam. Thật không thể tin được! 

Khi cảm thấy nguồn urê trong người sắp cạn, họ liền lập tức bỏ tiền mua một thứ nguyên liệu lỏng đóng chai có màu vàng, mùi vị ngai ngái và nổi nhiều bọt để uống vào - Ảnh minh họa: T.N 
- Giao thông: ở đây người ta làm xiếc khắp nơi, xe buýt và xe tải, xe container và tàu lửa đều có thể làm xiếc ngay trên phố. Cuộc sống thật vui nhộn. 

- Giáo dục: trẻ em toàn là thần đồng, đi học thi 9 môn mà bị một điểm 9 là bị đánh 10 cây, trong lớp bói không ra một đứa trẻ học lực khá. Chỉ toàn là giỏi và xuất sắc. Biết chữ từ trong bụng mẹ, chưa đến trường đã biết chữ, đứa nào không như vậy thì cha mẹ lo lắng cho là bất thường. Em phải tới Harvard học kinh tế, Tôi phải đến Việt Nam làm tiến sĩ. 

- Giới lãnh đạo: vô cùng cần cù, lao động đến thối cả móng tay, trong vài ba năm có trăm tỉ, ngàn tỉ, nhưng chỉ ở trong ngôi nhà nhỏ, con cái cũng nghiêm khắc không cho làm việc ở các doanh nghiệp mà bắt phải gia nhập vào hàng ngũ đầy tớ nhân dân hết, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp phục vụ nhân dân. 

- Quan tâm đến niềm vui của nhân dân: Sợ nhân dân buồn, buổi tối, có các cô gái xinh đẹp mặc váy ngắn quan tâm hỏi: anh trai, đi vui vẻ tí đi. Nếu bạn từ chối, sẽ có các trung niên thể lực mạnh mẽ tiến lại thuyết phục bạn phải đi, nếu bạn vẫn không đi, các anh ấy sẽ cảm thấy bản thân bị xúc phạm và tổn thương. 

- Nền khoa học bỏ xa nhân loại, phát triển đến mức kinh người: rau, trái cây, mít xoài sầu riêng chỉ cần nhúng vào một xô nước trong trong, lập tức căng bóng chín mọng. Quả là thiên đường hạ giới. 

- Gần gũi với thiên nhiên: ngay một đứa trẻ cũng ý thức được trách nhiệm của bản thân nó với thiên nhiên. Chỉ cần nhìn thấy một cái cây, lập tức các thanh niên, trung niên đến lão niên chạy xô đến nó để tưới tắm trực tiếp bằng nguồn urê tự chế. 

Họ nhiệt tình và hăng hái đến mức khi cảm thấy nguồn urê trong người sắp cạn liền lập tức bỏ tiền mua một thứ nguyên liệu lỏng đóng chai có màu vàng, mùi vị ngai ngái và nổi nhiều bọt để uống vào, nhằm trợ lực sản xuất thật nhiều urê dùng tưới cây. Với nhiều người, hầu như toàn bộ tiền kiếm được đều dùng để làm công việc này, họ làm tự nguyện và bất kể giờ giấc. 

Có những gia đình thậm chí xô xát nhau vì người vợ muốn dùng một phần tiền để mua sữa cho con, còn người chồng lại muốn mua nguyên liệu nói trên. Có nhiều người chồng bỏ cả gia đình vợ con, dành cả cuộc đời để phụng sự sự nghiệp tưới cây. 

Trụ sở của các hội tưới cây mọc lên ở khắp mọi nơi, miền núi, thôn quê, hải đảo, thành thị, không nơi nào không có, đông vui nhộn nhịp suốt 24/24h. Có rất nhiều cô gái xinh đẹp tự nguyện đến đó để giải trí, giúp vui, nâng cao tinh thần cho cánh đàn ông. 

- Giải trí: gien âm nhạc và nền cảm thụ âm nhạc đã đạt cảnh giới thượng thừa, số lượng ca sĩ nhiều hơn cả người làm nghề khác. Thậm chí một ca sĩ nọ bị cảm nên chỉ ậm ự trong cổ, thế nhưng bản ghi âm đã bán chạy gấp tám lần, người tung hô là xu hướng âm nhạc mới. 

- Ẩm thực: cả một thế giới phong phú về chủng loại. Con gì nhúc nhích được là ăn. Không ăn có thể ngâm rượu, cây, con, hay bào thai, đều có thể ngâm. Nền y học chữa bệnh bằng rượu. 

- Tinh thần ham mê võ thuật: các cuộc tỉ thí diễn ra khắp nơi ở mọi lúc. Họ không quan tâm đến ai thắng, ồ không, dân Việt Nam đâu tầm thường đến thế. Chỉ cần có cuộc đấu là đủ, cả hai cùng được chở tới bệnh viện, thậm chí ra đi mãi mãi cũng không sao cả. Hiếm tìm được.
( Trích VN thời báo )
__._,_.___

Posted by: AN LOC 



 

---------- Forwarded message ----------
From: BAN DIEU HOP VNSN
Biển đảo Việt Nam - Nguồn cội tự bao đời
Đài truyền hình bên VN  vừa cho lên internet hôm Thứ Ba 23/6/2015 bộ phim 5 tập với tựa đề "Biển đảo Việt Nam - Nguồn cội tự bao đời".
Trong chế độ cộng sản thì HTV đương nhiên là một trong khoảng 800 cơ quan truyền thông lề phải.
Đây có thể nói là lần đầu tiên 4 chữ "Trung Quốc xâm lược" xuất hiện một cách chính thức.
5 clips này chứa đựng nhiều tài liệu cổ có giá trị.


__._,_.___



Cali Today News – Được thành lập từ năm 1931, ngay trước khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc nắm trọn quyền kiểm soát Trung Hoa lục địa vào năm 1949, Tân Hoa Xã là cơ quan ngang với một Bộ, một “đại diện tối thượng của Bắc Kinh ngày nay.
Khi làm ăn đầu tư ở Trung Quốc, giới doanh nhân ngoại quốc không thể xem nhẹ Tân Hoa Xã, vốn luôn được xem là “cái cổ họng và cái lưỡi của Bắc Kinh”. Muốn biết giới lãnh đạo Trung Quốc nghĩ gì, làm gì, cứ việc theo dõi Tân Hoa Xã.

http://baocalitoday.com/vn/tin-tuc/kinh-te/tan-hoa-xa-im-lang-hoan-toan-khi-thi-truong-chung-khoanroi-tu-do.html

__._,_.___

Posted by: Huyen Phan 

Hội chứng Đảng

 

"Tiếp tục tìm tòi và phát triển con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam".

http://aotrangoi.files.wordpress.com/2012/04/21.jpghttp://hientinhvn.files.wordpress.com/2011/12/biem-babui.jpg

Hội chứng Đảng

Cánh Cò
2015-06-25
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg7943260.jpg
Các nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam trước kỳ họp thường niên của Quốc hội tại Hà Nội vào ngày 22 tháng 10 năm 2012.
AFP photo
Nếu ai hỏi Chủ nghĩa xã hội là gì, thì hoặc anh ta là người ngoại quốc vừa đặt chân xuống Việt Nam hoặc anh ta là một gã điên.

Bởi Chủ nghĩa xã hội không là gì cả, bản chất nó là một câu thần chú đọc thật to để các tín đồ của nó quỳ mọp run sợ, còn gã phù thủy đọc nó cũng không hiểu gì hơn. Vì đã là thần chú thì sự linh thiêng nằm trong ý nguyện của kẻ tin vào nó chứ bản chất một câu thần chú luôn vô nghĩa và chẳng ai rỗi hơi tìm hiểu nó là gì.

Người tin vào thần chú thường nghèo túng cùng cực, đam mê thần linh cùng cực và nhất là luôn ước ao có nhiều người tin theo nó như mình tin. Thiếu một trong những yếu tố ấy thì thần chú chỉ là trò chơi trẻ con, dù múa may cách nào cũng chỉ nhận được những tiếng vỗ tay là cùng.
Dân tộc Việt Nam rơi vào cả ba tình huống ấy nên những câu thần chú đại loại như Chủ nghĩa xã hội có điều kiện ăn sâu bám rễ vào tâm thức một số lớn cán bộ cộng sản rồi tràn lan ra xã hội ám ảnh cả một cộng đồng.

Trước, thần chú về cộng sản sống sót nẩy mầm nhờ yếu tố nghèo nàn, cơ cực của người dân chốn thôn quê. Cùng với sự đô hộ của Pháp, chiến tranh với Mỹ đã là mảnh đất màu mỡ cho những câu chữ kéo người dân ra khỏi những năm tháng tối tăm cùng quẫn. Vài chục năm sau, khi người cộng sản chiến thắng và chiếm giữ toàn cõi đất nước thì những câu chữ thần chú khác được nghĩ ra nhằm trấn an người dân, khi họ mỗi ngày một héo hắt chờ đợi điều mà trước đây họ nghe hằng ngày nhưng chưa khi nào giờ trở thành hiện thực: Con đường tất yếu dẫn đến dân giàu nước mạnh duy nhất chỉ là "Chủ Nghĩa Xã hội".

Tuy nhiên trước cánh cửa Internet mở rộng ra với thế giới cũng là lúc giới tinh hoa của đất nước công khai hạch hỏi Đảng về tính tất yếu của Chủ nghĩa xã hội và khẳng định rằng cái gọi là lý luận mà Đảng dùng để định nghĩa Chủ nghĩa xã hội đã phá sản. Phá sản vì nó là một mớ câu chữ vô nghĩa, rỗng tuếch mà các chuyên viên về lãnh vực này có sứ mạng tiếp tục đánh lừa quần chúng cũng như ngay chính trong các đảng viên của họ, đặc biệt những người mù quáng và cả tin.

Trước câu hỏi lý luận có phá sản hay không ông TS Nhị Lê viết một bài hơn 10 ngàn chữ đăng trên Tạp Chí Cộng Sản, là cơ quan lý luận chỉ chuyên trách việc dẫn dắt những ai muốn tìm hiểu lý luận cộng sản để...làm ăn, chí ít là có cái để khoe với những tay tư bản đỏ điều mà họ có thể dùng làm quà trong một cuộc làm ăn nào đó.

Trong hơn 10 ngàn chữ ấy, người tỉnh táo chỉ cần đọc lời giới thiệu là đủ biết nó nói gì:
TCCS - Cách đây hai năm, có ý kiến khẳng định rằng: Chúng ta đang khủng hoảng lý luận (!). Sự thật thì, ngược lại. Vì, lịch sử thiếu triết học là lịch sử mù quáng; và, triết học thiếu lịch sử chỉ là triết học trống rỗng; và căn cứ vào thực tiễn qua gần 30 năm đổi mới, dưới ngọn cờ của Đảng, không thấy cái gọi là “khủng hoảng lý luận”!

Suốt bài viết là hàng chục nhóm từ quen thuộc mà ban Tuyên giáo vẫn dùng hàng ngày đễ tự vỗ béo ý chí kiên quyết tiến tới Chủ nghĩa xã hội mà không hể thấy bóng dáng cái chủ nghĩa kỳ diệu ấy nó ra sao, nó làm cho người dân hạnh phúc giàu có như thế nào và nhất là nếu không có cái chủ nghĩa ấy thì kết quả của một đất nước là gì?

Ông Nguyễn Phú Trọng, kẻ được cho là "phò" Chủ nghĩa xã hội một cách cuồng nhiệt nhất đảng cũng đã từng thở dài thườn thượt thú nhận, liệu đến cuối thế kỷ này người ta có thấy được diện mạo của nó ra sao hay chưa.

So với tuyên bố của ông Trọng vào năm ngoái với bài lý luận hết sức dài dòng của ông Nhị Lê năm nay người ta ngờ rằng bài viết này chỉ dùng để lĩnh lương vì nếu một tạp chí to đùng như Tạp chí Cộng sản mà không viết lý luận thì viết cái gì cho phải phép?

Để phải phép với số đông mù quáng, Nhị Lê đành liều mạng nói khác với Tổng bí thư khi cho rằng phải "Tiếp tục tìm tòi và phát triển con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam".

Ông Nhị Lê viết: "Đó là một quyết sách đúng đắn, hợp quy luật, hợp lòng dân trên nguyên tắc xã hội chủ nghĩa và hợp với xu thế phát triển của thời đại của Đảng ta, một đóng góp to lớn và mới mẻ của công tác lý luận."
"Lòng dân" thì đã rõ: thứ lý luận này là một loại thần chú cốt mê hoặc kẻ nhẹ dạ và háo danh. "Quyết sách đúng đắn" thì ngược lại hoàn toàn, nói lấy được và dùng thứ vải mùng che mắt nhân dân. Còn "hợp với xu thế phát triển" là một cụm từ hoang dã, sơ khai chỉ dùng cho học sinh cấp I.

Những lý luận kiểu ấy đã từ lâu gây mầm tai họa cho đất nước một cách tiệm tiến. Nó là những tế bào độc có khả năng nằm yên khi bị vạch mặt và sẽ tự phát khi cơ thể người bệnh mất khả năng kháng sinh. Có thể ví Đảng, kẻ nâng cao vai trò lý luận để cầm quyền đang tự biến mình thành con bệnh từ những lý luận mù quáng và sáo rổng đó. Những mầm mống bệnh hoạn từ Đảng có thể ví von như một thứ "hội chứng Đảng", đang hoành hành trên cơ thể Việt Nam và Đảng là thứ liên kết chặt chẽ nhất lãnh đủ mọi hậu quả mà nó gây ra khi căn bệnh tiến tới thời kỳ mạn tính.

Đảng, tác nhân đầu tiên gây cho người cộng sản trở nên kiêu ngạo bởi vỗ ngực tự xưng mình bằng tất cả các mỹ từ tốt đẹp nhất. "Đảng là đạo đức là văn minh" đã được lấp vào khoảng trống vô nghĩa của cả hệ thống lý luận nay đã thành chiếc bứu trong hệ thống tuần hoàn, nằm ì ra chắn biết bao mạch sống khác. "Còn Đảng còn mình" là tác nhân gây tha hóa trong ngành công an, chỉ một lòng vì Đảng gây nên biết bao oan khiên trong công chúng. Mầm họa công an nằm sâu trong từng tế bào đất nước khiến người dân không thể yên tâm trong khi kiếm sống. Bất kể là ai cũng có thể là nạn nhân và một ngày nào đó có thể chết trong đồn công an với các lý do coi thường dư luận một cách trơ tráo nhất.

Lý luận của Đảng đưa ra về Chủ nghĩa xã hội đã vượt qua khỏi sự trơ trẻn bởi tính "lộng ngôn" của nó. "Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội" là một trong những món ăn mà Đảng mớm cho đảng viên hàng ngày. Thứ thực phẩm biến đổi gene này làm cho người ăn trở thành cừu, thành giun dế để từ đó vấn đề Trung Quốc được nhìn dưới lăng kính của hai đảng anh em, Chủ nghĩa xã hội đặt ngang với lòng yêu nước và mọi tranh chấp trở thành "chuyện vặt vãnh trong nhà" cần được giải quyết trong tinh thần hòa hiếu.

Hội chứng tất cả các di căn của Đảng tuy chưa tới thời kỳ phát tán rộng khắp nhưng mọi lý luận nhằm kéo Đảng ra khỏi sự nghi ngờ của người dân đều là ngụy biện và dù có mở hẳn một Bách khoa Toàn thư do hai ngàn "trí thức" hùn nhau lại làm mà còn gạnh đầu dòng: "Phải đúng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh" như ông Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ra giá thì chỉ làm cho Đảng xấu mặt thêm.

Nhưng suy cho cùng, trước khi nằm xuống lại được chuẩn bị an táng trọng thế như thế không phải là một an ủi lớn cho người cộng sản lắm hay sao?

*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday 26 June 2015

www.youtube.com

 

  Mời qúy vị Click vào 

        Mời qúy vị Click vào https://www.youtube.com/results?search_query=vc+ban+nuoc  
để xem tài liệu lịch sử rất giá trị, xin cùng phổ biến vào quốc nội để tác động lòng yêu nước toàn dân (hơn 90 triệu đồng bào) ruột thịt. 

Sớm biến đau thương thành sức mạnh liêng thiêng & phi thường, là truyền thống vốn có của dân tộc Việt qua bốn ngàn năm văn hiến diệt thù giữ nước. 

Hãy vùng lên CỨU QUỐC đập tan tập, quét sạch tập đoàn thái thú (15 thằng chóp bu ĐCS) phản quốc, bè lũ Lê chiêu Thống 
mới tái diễn. 

       Tiêu diệt bọn thái thú hút máu đồng bào, lũ tay sai, bán nước nầy thì mới đuổi được bọn CSBK, chấm dứt hoạ xâm lăng giặc Tàu phương bắc (lũ đại Hán mới) kẻ thù truyền kiếp. 

Bọn xâm lăng giặc Tàu đang diễn ra vô vàn đau thương cho dân tộc & tổ quốc Việt Nam bởi bọn thù trong là giặc CSHN rước voi CS Tàu về dày xéo non sông và mã Tổ HÙNG VƯƠNG.

        Hồn thiêng sông núi và anh linh TỔ QUỐC; đã tụ hội trong lòng toàn dân Việt trong và ngoài nước mối hờn căm, phẫn nộ ngày càng dâng cao ngất trời. Những cuộc biểu tình tự phát tại Sàigòn, Hà Nội báo hiệu ngày CÁO CHUNG của bọn CS bán nước. Những tiếng hô đả đão ĐCS, quân cướp đất của dân, hút máu đồng bào đã vang dậy trước ống kính của các thông tấn xã nước ngoài khiến bọn chóp bu tư bản đỏ tại bắc bộ phủ không còn bưng bít che đậy được nữa. 

Dân oan nghèo khổ cơ cực từ khắp nước; suốt bao nhiêu năm trường đổ về Hà Nội; tiếng đòi đất gào thét thấu trời, vọng ra khắp thế giới. 

Đã đến lúc trời không dung, đất không tha và nhân loại văn minh khắp thế giới đồng hành với VN trong công cuộc đấu tranh chính nghĩa và luôn luôn hậu thuẫn, lên án gay gắt các chế độ CS độc tài phi dân chủ, phi nhân quyền, phi tự do tôn giáo. Xử dụng tôn giáo làm thứ công cụ phục vụ đảng bạo tàn, diệt chủng, chống nhân lọại.

        Hỡi các nhà đấu tranh yêu nước quốc nội, các tôn giáo yêu nước; nhất là lực lượng thanh niên & sinh viên, các giới trí thức yêu nước là những anh hùng NGUYỄN HUỆ/ QUANG TRUNG, là những người con ưu tú của dân tộc hãy nhận lãnh trách nhiệm trướclịch sử; hãy tiên phong đi đầu. Hãy can cường Lãnh đạo cuộc cách mạng DÂN CHỦ, ÂN TỘC trong sứ mệnh CỨU QUỐC và KIẾN QUỐC -  sang trang sử mới - Bài học lịch sử vẻ vang nầy đã từng diễn ra tại ác nước CS Đông Âu và Nga trong những thập niên qua, và gần đây tại vùng cận Đông & Bắc Phi, các chế độ độc tài theo nhau sụp đổ.

                          "TRẬN CHIẾN THẮNG SAU CÙNG"
    TRONG CUỘC ĐẤU TRANH CHÍNH NGHĨA CỦA DÂN TỘC NHẤT ĐỊNH TOÀN THẮNG @.
                                                                   Cao Gia


On Sunday, June 21, 2015 6:24 AM, Chu Lynh 

Ngư dân Việt Nam bị ép ký văn bản công nhận chủ quyền của TQ


Ngư dân Việt Nam bị ép ký văn bản công nhận chủ quyền của TQ

RFA 25.06.2015

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Cần làm rõ việc ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc ép ký văn bản công nhận chủ quyền vô lý của họ trên biển Đông .

Trong buổi họp báo thường kỳ hôm thứ Năm, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Lê Hải Bình dẫn thông tin từ đại sứ quán Việt Nam ở Trung Quốc cho biết vào ngày 9 tháng Sáu Cục Hải Cảnh Trung Quốc loan báo việc họ bắt giữ 17 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trên 2 tàu cá QB93694 và QB93480 khi những người này đang đánh bắt cá trên biển Đông, trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Ông Lê Hải Bình nói sau khi được tin này Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã chỉ thị cho đại sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh làm việc với thẩm quyền sở tại, yêu cầu thả người và tàu, đồng thời tổ chức thăm viếng ngư dân đang bị giữ.

Về câu hỏi của báo chí rằng ngư dân Việt Nam có bị Trung Quốc ép buộc ký vào văn bản công nhận Hoàng Sa Trường Sa là của họ hay không, phát ngôn nhân Lê Hải Bình trả lời đã có chỉ thị đại sứ quán Việt Nam làm rõ chuyện này với phía Trung Quốc để từ đó có phản ứng thích hợp.

Vẫn lời ông Lê Hải Bình, theo tin mới nhất từ các cơ quan chức năng thì sáng 21 thang Sáu 17 ngư dân cùng tàu cá QB93489TS đã về đến Việt Nam an toàn . Hiện đại sứ quán Việt Nam vẫn tiếp tục đòi Trung Quốc trả vô điều kiện chiếc tàu cá thứ hai QB93694 TS.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday 24 June 2015

CÁCH MẠNG 1989


CÁCH MẠNG 1989

Victor Sebestyen

Dịch giả:  Phan Trinh
Giới thiệu của người dịch:
Đây là bản dịch cuốn Revolution 1989 – The Fall of the Soviet Empire (Cách mạng 1989 – Đế quốc Xô-Viết sụp đổ) của Victor Sebestyen, dài 468 trang, do Nhà Xuất bản Pantheon Books, New York, phát hành năm 2009, nhân 20 năm sau 1989.

Có nhiều sách và cách viết về Cách mạng 1989, nhưng có thể nói cách của Victor Sebestyen là viết lịch sử bằng những câu chuyện người, rất đời. Đó là câu chuyện về nhiều nhân vật mấu chốt, từ Tổng Bí thư, Giáo hoàng, Tổng thống, tướng tá, mật vụ, đến công nhân, giới trẻ, tu sĩ, trí thức phản kháng…, đó cũng là câu chuyện về những vụ việc tiêu biểu, từ bán tù, chiếm đóng nhà máy, công đoàn, biểu tình, đàn áp, thủ đoạn, phản bội, sa lầy, thảm họa, dối trá, đến chuyện đàm phán, thoái vị, bầu cử tự do, đảo chính, tử hình lãnh tụ… Qua những câu chuyện này, lịch sử Cách mạng 1989 có lẽ sẽ trở nên gần gũi hơn với bạn đọc người Việt. Bản dịch này, không phục vụ mục đích thương mại, cũng được thực hiện theo lối dịch thoát ý, để bạn đọc phổ thông nắm bắt dễ dàng nhất, có thể, những sự kiện đã xảy ra cách đây hơn 25 năm ở Đông Âu, lúc thế giới chưa biết đến Internet.

Để bạn đọc dễ theo dõi, nhất là khi đọc trên mạng, các phân đoạn được người dịch đánh số và đặt tiêu đề nhỏ, đầu mỗi chương có liệt kê tiêu đề nhỏ để bạn đọc biết sơ qua nội dung trước khi đọc, các ghi chú trong ngoặc vuông cũng là của người dịch. Bản dịch khó tránh khỏi những sai sót, mong bạn đọc thông cảm và chỉ dẫn để bản dịch hoàn thiện hơn trong những lần hiệu chỉnh. Sách gồm ba phần và 51 chương đoạn, theo mục lục sau.

P.T.
MỤC LỤC
Giới thiệu: Câu chuyện có hậu
Dẫn nhập: Ngày tàn của bạo chúa 
PHẦN I: CHIẾN TRANH LẠNH
Chương 1: Xứ công nhân – Đời ở Đông Âu
Chương 2: Thông điệp hy vọng – Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II
Chương 3: Công đoàn Đoàn kết – Khởi đầu
Chương 4: Anh thợ điện Walesa – Công đoàn Đoàn kết 1980-1981
Chương 5: “Nội chiến” – Thiết quân luật ở Ba Lan
Chương 6: Vết thương rỉ máu – Afghanistan
Chương 7: Quyền lực dân đen – Vaclav Havel
Chương 8: “Cung thủ tài ba” – Cận kề tận thế
Chương 9: Bồ câu Mỹ đầu đàn – Ronald Reagan
PHẦN II: TAN BĂNG
Chương 10: Công đoàn Đoàn kết – Thời kỳ bị đàn áp
Chương 11: Tân Sa hoàng – Mikhail Gorbachev
Chương 12: Thanh kiếm và lá chắn – Mật vụ Đông Đức
Chương 13: Đồ đệ Lenin – Perestroika và Glasnost
Chương 14: Hungary: Chôn sống quá khứ
Chương 15: Không thể thắng ở Afghanistan
Chương 16: “Cho chúng ghét” – Rumani thời Ceausescu
Chương 17: Thảm họa hạt nhân Chernobyl
Chương 18: Bulgaria: Thanh lọc chủng tộc
Chương 19: Xanh mặt giữa Quảng trường Đỏ
Chương 20: Bộ tứ độc tài Đông Âu: Honecker, Zhivkov, Husak, Ceausescu
Chương 21: Afghanistan: “Việt Nam” của Gorbachev
Chương 22: Lãnh tụ già và thế hệ trẻ
Chương 23: Trận cuối ở Ba Lan
Chương 24: Tổng thống Bush nắm quyền
Chương 25: Gorbachev: Ngoài vinh quang, trong đấu đá
PHẦN III: CÁCH MẠNG
Chương 26: Hungary và Rumani đấu khẩu
Chương 27: Tiệp Khắc: Havel vào tù, quần chúng thức tỉnh
Chương 28: Ba Lan: Đàm phán Bàn tròn
Chương 29: Nhảy Tường Berlin: Bắn bỏ
Chương 30: Chiếc cầu hữu nghị – Rút quân khỏi Afghanistan
Chương 31: Chấn động Hungary: Hạ màn Sắt
Chương 32: Bush: Người Mỹ thận trọng
Chương 33: Ba Lan: Đối lập trung thành
Chương 34: Rumani: Nợ hết, độc tài còn nguyên
Chương 35: Đông Đức: Gian lận bầu cử
Chương 36: Bulgaria: Trục xuất người Thổ
Chương 37: Ba Lan: Long trời lở đất
Chương 38: Hungary: Cải táng Nagy, chôn một thời kỳ
Chương 39: Bush đến Đông Âu, Ba Lan lập chính phủ mới
Chương 40: Hungary: Dòng xe Trabant, vấn đề tị nạn
Chương 41: Ba Lan: Giới phản kháng nắm chính phủ
Chương 42: Đông Đức: Người đi tị nạn, kẻ ở xuống đường
Chương 43: Đông Đức: Kỷ niệm 40 năm và đảo chính
Chương 44: Đông Đức: Quyền lực nhân dân
Chương 45: Bức tường Berlin sụp đổ
Chương 46: Bulgaria: Đảo chính
Chương 47: Tiệp Khắc: Cách mạng Nhung
Chương 48: Phút yếu đuối – Cách mạng Rumani
Chương 49: Đoạn kết
CÁCH MẠNG 1989 – GIỚI THIỆU
CÂU CHUYỆN CÓ HẬU 
40 NĂM ĐỔ TRONG VÀI TUẦN – BẤT NGỜ HAY TẤT YẾU? – MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN (MẤT MÁU, NỢ SÂU, NGƯỜI MỚI, TRUYỀN HÌNH, PHƯƠNG TÂY) – VÀI GHI CHÚ
***
40 NĂM ĐỔ TRONG VÀI TUẦN
1.
Đây là câu chuyện kết thúc có hậu. Không ai có dịp chứng kiến niềm phấn kích vỡ òa trên đường phố Berlin, Praha, hay Budapest vào cuối năm 1989 mà không nhớ mãi những cảnh tượng phi thường ấy.
Ý dân đã thắng ý đảng độc tài, thắng chỉ trong vài tháng chóng vánh, và thắng bằng những cuộc cách mạng hầu như hoàn toàn bất bạo động, làm thay đổi bộ mặt thế giới. Đó là đoạn kết của câu chuyện sẽ được kể ở đây, đoạn kết khi người người đầy hy vọng sáng ngời, đầy lạc quan tỉnh táo, đầy lòng biết ơn chân thành, và liên hoan tưng bừng.
Một trong những chế độ bạo ngược nhất trong lịch sử loài người đã bị đốn ngã. Các thi sĩ và triết gia từng bị chế độ đầy đọa trong tù nay lại trở thành Tổng thống, hay Bộ trưởng các ngành.

Khi Bức tường Berlin sụp đổ vào một đêm lạnh buốt tháng 11/1989, ai nấy dường như đều ước ao những vết thương đau đớn của thế kỷ 20 thảm khốc sẽ bắt đầu được chữa lành. Và những giấc mơ ấy không hề hão huyền. Một số chuyên gia – đáng chú ý nhất tuy không phải duy nhất là học giả Francis Fukuyama – còn phấn khích dự đoán rằng lịch sử đã kết thúc, và những cuộc đấu tranh ý thức hệ trong tương lai sẽ không còn. Các chuyên gia đã nói đúng về quy mô và tầm quan trọng của những chuyển đổi năm 1989, nhưng không đúng khi nói lịch sử cáo chung.

Cả một lối sống và một cách nhìn thực tại – qua lăng kính Chủ nghĩa Cộng sản được Marx, Lenin và Stalin cổ xúy – đã lộ nguyên hình là một thử nghiệm thất bại thảm hại và ghê gớm. Sau bốn thập niên bị cầm tù – đến đầu năm 1989, tự do hay độc lập vẫn còn là điều rất xa vời, may ra nhiều năm sau mới có – bỗng chỉ trong vài tuần, tự do và độc lập được tái lập trên một vùng rộng lớn của Châu Âu. Chiến tranh Lạnh được tuyên bố kết thúc. Tuy vẫn còn hai siêu cường với đủ vũ khí hạt nhân để phá hủy thế giới vài lần, nhưng dường như lúc đó chẳng siêu cường nào muốn dùng.
Cách mạng 1989 đã thắp lửa hy vọng cho các dân tộc đang bị áp bức ở những vùng đất khác, rằng nếu dám khao khát, các dân tộc ấy cũng có thể tự giải thoát chính mình.
***
BẤT NGỜ HAY TẤT YẾU?
2.
Sự sụp đổ bất ngờ của đế quốc Xô-Viết hoàn toàn không được báo trước. Sau khi sự việc diễn ra, nhiều vị đáng kính trong giới khoa bảng, cũng như giới quân sự, truyền thông, chính trị hay ngoại giao, đã lu loa lên rằng họ đã thấy trước kết cuộc. Nhưng thật khó chứng minh họ nói đúng, ngay trong các cơ quan tình báo cũng không có chứng cớ đáng tin về việc này.

Hoạt động gián điệp giữ vai trò sống chết trong Chiến tranh Lạnh – trên thực tế lẫn trong tưởng tượng của công chúng Đông Tây, vì họ xem phim gián điệp hơi nhiều. Mặc dù cả phía Cộng sản lẫn Tự do đều chi những khoản tiền khổng lồ cho hoạt động tình báo, các gián điệp của họ vẫn không thể cho cấp trên ở Washington, Moscow hay London biết chế độ Xô-Viết thực sự suy yếu đến mức nào.

Trước khi biến cố 1989 xảy ra, không ai có ảnh hưởng đáng kể dự đoán được rằng toàn bộ cấu trúc nguyên khối hoành tráng, từng làm nhiều người khiếp sợ trong quá nhiều năm trời, sẽ hoàn toàn tan vỡ chỉ trong vòng vài tháng.
Chỉ có một ngoại lệ là nhà báo người Anh tên Bernard Levin. Cuối năm 1988, Levin viết một bài có tính dự báo rất cao, vẽ ra nhiều sự kiện trùng hợp với thực tế đến kỳ lạ. Nhưng khi viết, Levin cũng nói đó chỉ là tưởng tượng cho vui chứ không là dự đoán tiên tri.
Giới phân tích lúc đó hầu hết đều cho rằng Liên Xô sẽ đối mặt với một cuộc suy thoái tiệm tiến, đau đớn và chậm chạp, sẽ phải mất nhiều năm, thậm chí nhiều thập niên, trước khi các nước chư hầu ở Trung và Đông Âu có thể thoát khỏi quỹ đạo Liên Xô.
Ngay James Baker, Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ, cũng nói rằng: ”Nếu ai đó bảo bạn rằng họ biết điều gì sẽ xảy ra, thì nói thật nhé, họ chỉ bốc phét”.

3.
Suốt gần nửa thế kỷ, các ông trùm Liên Xô đã giữ chặt chiến lợi phẩm thu được từ Thế chiến II.

Những Sa hoàng Đỏ ở Điện Kremlin xem những nước chư hầu họ sở hữu vừa là chứng cớ cho quyền bá chủ, vừa biện minh cho ý thức hệ Cộng sản – dù vào thập niên 1980, chủ nghĩa dân tộc đã trở thành động lực mãnh liệt hơn ý thức hệ rất nhiều. Họ đàn áp không thương tiếc các cuộc nổi dậy từ trong trứng nước, như đã diễn ra tại Budapest năm 1956 và Praha 1968. Lúc đó, có vẻ như “Bức màn Sắt”, tên gọi của 300 km tường bê-tông và hàng rào kẽm gai chia đôi lục địa Châu Âu, sẽ tồn tại vĩnh viễn.
Nhiều nhà phê bình nhìn lại thời kỳ này cho rằng việc đế quốc Xô-Viết sụp đổ theo cách đã đổ là điều tất yếu. Họ cho rằng đó là trường hợp tiêu biểu của một đế quốc khi bành trướng “quá căng”, rằng Liên Xô không đủ sức giữ những tiền đồn vừa xa vừa đầy trắc trở.

Nhìn lại có thể nói thế, nhưng với người trong cuộc vào thời điểm đó, với hàng trăm ngàn người xuống đường đòi tự do ở Tiệp Khắc, Đông Đức và Bulgaria thì sự sụp đổ của chế độ hà khắc trong nước họ không hề “tất yếu” chút nào. Vì nếu công an, vốn tuân lệnh những nhà độc tài, không sả súng vào họ thì lính Xô-Viết vẫn có thể bắn. Lính Nga đã từng làm thế nhiều lần, và giá máu rất đắt. Hồng quân Liên Xô có nửa triệu quân đóng tại Đông Âu, không phải là không thể ra tay.
Nhưng rồi, cả một hệ thống, một thể chế, một lối sống đã bị quét sạch đi, cùng với nửa tá lãnh tụ vừa độc tài vừa bất tài, lại tham nhũng và độc ác. Và điều đó xảy ra với rất ít bạo động, chỉ trừ vài ngày ở Rumani.

Nhưng, cách mạng cũng không “tất yếu” phải diễn ra trong hòa bình. Đã có thời điểm một mồi lửa nhỏ cũng có thể châm thùng thuốc nổ, suýt làm cho cả nửa lục địa bốc cháy.
Cũng chưa từng có đế quốc nào trong lịch sử từ bỏ quyền thống trị của mình nhanh như thế và ôn hòa như thế. Nhưng tại sao Liên Xô xuôi tay đầu hàng không kháng cự? Và tại sao lại là cuối thập niên 1980?
Tài liệu lưu trữ tại Liên Xô cũ và Đông Âu cho thấy Liên Xô đã kiệt quệ ra sao, đã hư nát thế nào và người Cộng sản Xô-Viết biết rõ, dù đau lòng, rằng Chủ nghĩa Cộng sản đã thất bại. Liên Xô đã đánh mất quyết tâm duy trì đế quốc của mình. Dĩ nhiên, những lãnh tụ ở Điện Kremlin cũng có thể để sự suy tàn diễn ra từ từ, trải qua nhiều thập niên, như Đế chế Ottoman xưa kia. Liên Xô cũng có thể gắng gượng lê chân thêm một thời gian dài nữa, như một đế quốc đáng gờm, tuy “nghèo rớt mùng tơi nhưng chơi hạt nhân”.
Nhưng, người Cộng sản Xô-Viết đã không làm như thế.
***
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN
4.
MẤT MÁU
Trong cuốn sách này, tôi viết kỹ về Afghanistan. Một số độc giả có thể hỏi vì sao tôi lại dành nhiều giấy mực trong một cuốn sách chủ yếu nói về Đông Âu để viết về chuyện xảy ra trên vùng đồi núi vây quanh Kabul? Thực ra, chính thất bại tại Afghanistan trong thập niên 1980 đã khiến các nhà lãnh đạo Xô-Viết phải từ bỏ Đông Âu, được xem như vùng “ngoại vi” của đế quốc, mặc dù lúc đó họ không thấy trước được hậu quả rõ ràng và logic như thế. Thảm bại quân sự ở Kabul đã khiến Liên Xô rụt rè, không muốn xua quân vào những mặt trận khác. Và khi không còn là một mối đe dọa bạo lực nữa, họ cũng không còn ở thế có thể duy trì vùng ảnh hưởng ở Đông Âu.

NỢ SÂU
Một nguyên nhân quan trọng khác là các nước chư hầu ở Đông Âu mắc nợ nước ngoài quá nhiều tiền, thậm chí một số nước vào cuối thập niên 1980 còn không trả được tiền lãi. Liên Xô cũng không còn hứng thú gì trong việc bảo kê những con nợ như chúa chổm này, nhất là khi cuộc khủng hoảng giá dầu giữa thập niên 1980 đã đẩy Liên Xô vào cuộc khủng hoảng kinh tế mà chính họ cũng không thể thoát ra. Trớ trêu là Chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Âu chỉ có thể tồn tại nếu các ngân hàng tư bản phương Tây nạp tiền nuôi dưỡng nó.

NGƯỜI MỚI
Và như vẫn xảy ra, yếu tố con người cũng là nguyên nhân nền tảng. Lãnh tụ cuối cùng của Liên Xô, ông Mikhail Gorbachev, là một nhân vật đầy mâu thuẫn. Có thể xem ông như một lãnh chúa ở Điện Kremlin, người có thể đi đứng bằng đôi chân mình, nói năng bằng miệng lưỡi mình và suy tư bằng cái đầu của mình, khác hẳn các lão ông tiền nhiệm, những lão ông mà sức khỏe suy nhược phản ánh tình trạng suy nhược của chính đất nước họ. Ông và một ít cố vấn thân cận nghĩ rằng các nước chư hầu Liên Xô thực ra chẳng đáng giữ làm gì nếu chỉ có thể giữ được bằng xe tăng với vũ lực. Nhưng, tình ngay lý gian, ông làm đúng nhưng vì mục tiêu sai.

Mục tiêu lớn nhất của ông là bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản ở Liên Xô. Ông tin rằng người dân Đông Âu sẽ tự nguyện làm đồng minh với Liên Xô trong một “khối thịnh vượng xã hội chủ nghĩa” nào đó. Ông đã tính sai trầm trọng, vì khi cơ hội đến người dân Đông Âu đã hồ hởi bỏ ngay Chủ nghĩa Cộng sản. Gorbachev cũng không tài nào bảo vệ được nó ngay tại Liên Xô. Theo chuẩn mực của chính ông, có thể thấy ông đã thất bại, nhưng triệu triệu người trên thế giới có lý do chính đáng để mang ơn ông. Và ông cũng được yên ủi phần nào cho những sai lầm của mình khi được trao Giải Nobel Hòa bình năm 1990.

Nhiều nhân vật lớn được nhắc tới trong sách này đã nắm bắt được thực trạng khi đó của chế độ Cộng sản rõ hơn và đúng hơn Gorbachev. Đó là Đức Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II, là Lech Walesa, lãnh tụ công nhân đã đánh bại cái gọi là “nhà nước của giai cấp công nhân”, là Vaclav Havel, nhà biên kịch kiêm triết gia tự hóa thân thành một nhà hoạt động, là Erich Honecker, nhà độc tài Đông Đức cứng đầu. Tất cả họ đều biết Chủ nghĩa Cộng sản sẽ tiêu vong, nếu biết đẩy nó ngã đúng cách. Cũng vì đây là cuộc cách mạng được truyền hình đầy đủ đầu tiên, nên họ trở nên những gương mặt quen thuộc của quần chúng.

TRUYỀN HÌNH
Truyền hình có một ảnh hưởng rất lớn trong giai đoạn kịch tính này. Khi dân chúng Praha xem truyền hình thấy Bức tường Berlin sụp đổ, họ bắt đầu nghĩ rằng họ cũng có thể lật đổ kẻ thống trị mình. Chỉ 10 ngày sau, họ làm được điều đó. Nicolae Ceausescu mất mọi quyền lực vào đúng khoảnh khắc mặt ông mất thần sắc và hoảng loạn trên truyền hình Rumani, rồi mặt ông hóa đơ, sững sờ và cuối cùng lộ vẻ bất lực khi đám đông la ó phản đối trong cuộc tụ tập lớn ngay tại thủ đô Bucharest. Bốn ngày sau ông chết.

PHƯƠNG TÂY
Quần chúng Đông Âu tự giải phóng mình, nhưng phương Tây cũng giữ một vai trò quyết định. Mỹ “thắng” Chiến tranh Lạnh và bên thắng cuộc thường là kẻ viết lịch sử. Câu chuyện thường được rao truyền là Tổng thống Mỹ Ronald Reagan nhờ cứng rắn đã làm sụp đổ đế quốc ma quỷ Liên Xô.

Nhưng, người ta đã hiểu lầm Reagan. Thực ra thì chính sách “ngăn chặn” Cộng sản của phương Tây suốt 40 năm đã làm Liên Xô suy yếu, và Reagan đã không tiến thêm được bất cứ bước nào trong nhiệm kỳ bốn năm đầu của ông [1981-1984]. Chỉ sau khi Gorbachev xuất hiện trên chính trường, và khi Reagan áp dụng một đường lối hòa hoãn hơn thì lúc đó quá trình chấm dứt Chiến tranh Lạnh mới bắt đầu. Reagan đáng được kính nể trong nhiều lĩnh vực, như sách này tôi mong sẽ kể được. Nhưng điều oái oăm là những người ca tụng ông lại ca tụng những điều không đúng.

Thực ra thì nghịch lý vừa kể về Reagan còn ít ngược ngạo hơn điều vị kế nhiệm ông gặp phải, đó là Tổng thống George H. W. Bush [tại chức 20/1/1989-20/1/1993], một người cẩn trọng, ôn hòa và nhạy cảm. Bush đề cao “sự ổn định toàn cầu” như một trong những mục tiêu hàng đầu của ông. Trong năm 1989, khi những cuộc cách mạng dồn dập xảy ra, Bush lo ngại toàn cầu sẽ lâm vào tình trạng bất ổn. Ông từng là một nhân vật của Chiến tranh Lạnh, từng đứng đầu cơ quan tình báo CIA, và vào thời điểm này là lãnh tụ của Thế giới Tự do, nhưng – như một số tài liệu và các cuộc phỏng vấn sau này với các trợ lý của ông cho thấy – có những thời điểm vào giữa năm 1989, ông đã cố hết sức để giữ cho các chính quyền Cộng sản tiếp tục nắm quyền, vì nghĩ rằng Đông Âu có thể đang vuột khỏi tầm kiểm soát.
***
VÀI GHI CHÚ
5.
Trước khi vào chuyện, tôi cũng xin nói một chút về địa lý và cách dùng chữ trong sách này. Đây là câu chuyện về sự sụp đổ của vùng mà Liên Xô gọi là “đế quốc ngoại vi” – tức sáu quốc gia tạo thành Khối Warsaw, đặt dưới sự chi phối của Liên Xô. Đó là sáu quốc gia rất khác nhau về lịch sử, văn hóa, tôn giáo và trải nghiệm riêng. Trong quá khứ, họ nhiều lần đối đầu nhau và cũng nhiều lần liên kết với nhau. Tôi không cố gộp họ lại thành một khối đồng dạng, nhưng họ vẫn có một điểm chung lịch sử là trong 45 năm, họ bất đắc dĩ được nối kết với nhau vì cùng nằm dưới trướng của một kẻ thống trị. Vì vậy, cũng hợp lý khi tập trung vào sáu nước Khối Warsaw, vì trong bối cảnh năm 1989, các nước này tạo thành một tổng thể riêng biệt. Tôi không nói về Yugoslavia ở đây, vì nước này bắt đầu trải qua phút lâm chung của mình vào năm 1989 nhưng lại không nằm trong vùng ảnh hưởng của Liên Xô. Bi kịch của nước này cần một cuốn sách riêng.
Trong sách này, tôi dùng cụm từ Trung Âu hay Đông Âu thay thế cho nhau, và xin phép được làm vậy, tuy biết rằng đã có nhiều sách giải thích “Trung Âu” như một ý niệm hoặc một vùng đất riêng, giải thích “Trung Âu” kết thúc ở đâu và nơi nào thì “Đông Âu” bắt đầu. Tôi dùng hai cụm từ này với ý nghĩa như nhau, cốt để tránh lặp lại mãi một từ. Cũng vậy, tôi dùng cụm từ Liên Xô, hoặc Xô-Viết, hoặc Nga để chỉ cùng một điều, dù biết rằng “Nga” không phải là “Xô-Viết”, các cụm từ này được dùng thay nhau để câu văn trôi chảy tự nhiên hơn.
6.
Là một nhà báo vào thập niên 1980, lúc đó tôi đã tường thuật hầu hết những sự kiện kể trong sách này. Việc này có nhiều ý nghĩa với tôi và không chỉ là một câu chuyện. Gia đình tôi đào thoát khỏi Hungary, và tôi, khi ấy còn rất nhỏ, cũng là một người tị nạn đến từ “phía sau Bức màn Sắt”. Trong trí nhớ thuở non nớt nhất của tôi, tôi thấy mọi người quanh tôi nói với nhau như là đế quốc Xô-Viết hùng mạnh hoành tráng kia, kẻ đã làm điên đảo cuộc đời chúng tôi, sẽ tồn tại mãi mãi. Nhưng rồi, chúng ta thấy đế quốc Liên Xô yếu hơn là mọi người tưởng tượng.
Tôi đã may mắn có mặt ở đó vào một số thời điểm quan trọng khi đế quốc đỏ sụp đổ, giữa sự phấn khích và những bi kịch, và tôi xin phép được kể lại ở đây.

London, tháng 12/2008
VICTOR SEBESTYEN
Dịch theo bản gốc tiếng Anh cuốn Revolution 1989 – The Fall of the Soviet Empire (Cách mạng 1989 – Đế quốc Xô-Viết sụp đổ) của Victor Sebestyen, Pantheon Books, New York, 2009. Bản tiếng Việt này không phục vụ mục đích thương mại.
P.T.
Dịch giả gửi BVN

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/4/2024

My Blog List