Việt Nam






Friday, 12 June 2015

VỀ HAI CHỮ GIÁC-NGỘ CỦA BÙI TÍN


 Matthew Trần:

Kách đây mấy hôm, tui kó chuyễn bài cũa mèxừ Bùi Tín, koai bộ bà kon xa gần fãn-ứng zữ quá !!

Nay đễ cho được kông bằng, tui xin chuyễn bài cũa bạn Duyên Lãng Hà Tiến Nhất (DL/HTN) đễ rộng đường zư-luận.

Thân ái,
MT
 
VỀ HAI CHỮ GIÁC-NGỘ CỦA BÙI TÍN   

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất  
     Bùi Tín lại mới cho ra lò bài viết có tựa đề "Bàn về hai chữ Giác Ngộ." Chúng tôi có nhác thấy bài viết này trên internet nhưng thú thực không đọc, bởi vì nó là của Bùi Tín. Không phải vì "không ưa thì dưa có dòi," mà vì một sự thật là, dưới bầu trời VN hiện nay, chỗ nào cũng thế, không thể tìm ra được một đảng viên CS nào thoát ra khỏi "con đường xưa anh đi" (lời từ một bài hát) của Bùi Tín cả. 

Chẳng hạn như Trần Khuê thì, "Trước sau chúng tôi coi đảng CS là một bộ phận máu thịt của Dân Tộc không thể để cho Đảng suy sụp." Nguyễn Thanh Giang còn hèn hơn cả ông Thằng Hèn Tô Hải, "Cám ơn công an Hànội đã bắt bỏ tù tôi sớm chứ không thì ngày càng dấn thân vào tội lỗi." Trần Anh Kim lớn giọng ca như con vẹt, "Hồ Chí Minh 9 công 1 tội." Công tử họ Cù sợ bị tù phải vội thanh minh thanh nga, "Tôi không chống đảng, chỉ yêu cầu đa đảng vì lợi ích của đất nước." Và như Bùi Tín tuy tự nhận mình đã giác ngộ nhưng vẫn cứ vẫn giữ thói điếc không sợ súng, "Có người biết rõ sự thật, hiểu tình hình đất nước, nếu phải chọn lựa, họ vẫn chọn lựa những người CS hơn là người QG." Tập thể như nhóm trí thức khoa bảng CS cũng chẳng khá gì hơn, họ không đấu tranh mà chỉ dám viết kiến nghị dâng đảng.

 Điều này cho thấy rằng họ chỉ dám xin thay đổi những gì mà họ cho là không thích hợp mà vẫn tôn trọng việc đảng nắm giữ quyền hành. Như vậy theo thiển ý thì, không có một đảng viên CS Việt Nam nào thuộc hàng có máu mặt đối với quần chúng, bao gồm luôn cả Bùi Tín, đã thực sự phản tỉnh hay giác ngộ thật - nói theo chữ nghĩa của Bùi Tín.  

     Không đọc Bùi Tín, nhưng rồi sau đó có hai ngưòi bạn chuyển bài của Bùi Tín cho tôi với lời dặn dò ân cần, tựu chung các e-mail forward nói, "đọc đi cho biết." Tôi đã nhận bài và đã đọc, còn đọc kỹ nữa là khác. Tôi thực sự không hiểu ý bạn bè, nhưng dù sao cũng xin cám ơn các bạn. Các bạn dặn dò "đọc đi cho biết" mà không hiểu là biết cái gì, vì đọc mà chẳng thấy Bùi Tín đưa ra được điều gì mới lạ đáng học biết cả. Nội dung vẫn là những chuyện "khổ lắm biết rồi nói mãi." Tuy nhiên cuối cùng tôi cũng "ngộ" (lại NGỘ nữa) ra được cái dụng ý của nhà báo Bùi Tín khi ông sử dụng hai chữ GIÁC NGỘ làm topic cho bài viết của mình.

     Như vậy thì thế nào là Giác Ngộ theo như Bùi Tín viết, và Bùi Tín đã giác ngộ ra được những gì?  

Chữ nhưng phản nghĩa

     Không thể nói nhà báo Bùi Tín xài chữ mà không hiểu nghĩa của chữ. Điều này hơi khó tin, bởi vì ông là một nhà báo CS chuyên nghiệp và lão luyện. Hơn nữa, cũng như hầu hết dân làm báo lề phải của CS, Bùi Tín rất có tài phù thủy chữ nghĩa để lòe thiên hạ. Chẳng hạn ngày xưa chống Mỹ, Bùi Tín ca "Đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào." Ngày nay làm báo nô [VOA?] cho Mỹ, Bùi Tín lại uốn lưỡi đổi giọng, "Liên minh với Mỹ là mệnh lệnh của thời đại." Nay Bùi Tín đã giác ngộ mà không lẽ lại phạm vào điều sơ đẳng này. 

Nói, "Tên CS Bùi Tín đã giác ngộ đường lối Dân chủ" thì OK, vì nó thuận nghĩa. Tìm ra được con đường chính đáng từ CS phi dân chủ đến dân chủ, đó là GIÁC NGỘ. Nhưng nếu nói, "Nhà dân chủ Bùi Tín đã giác ngộ CS" thì không ngửi được vì nó phản nghĩa. Không thể nào từ con đường chính đáng là dân chủ đi xuống tình trạng CS phi dân chủ mà gọi là giác ngộ được. Chữ GIÁC NGỘ trong trường hợp phản nghĩa này nghe cũng hay lắm, có vẻ cao siêu nữa, nhưng cho dù không phải là một nhà ngữ học, người bình thường nghe cũng cảm thấy chói tai. Đành rằng ngày xưa khi còn là CS, Bùi Tín lươn lẹo chữ nghĩa thế nào thì mặc tình. Nhưng bây giờ, giác ngộ tự do dân chủ rồi thì chữ nghĩa cũng cần phải cho nó đâu ra đấy.

     Nội dung của bài viết, nhà báo Bùi Tin nói rõ, "Câu chuyện sẽ xoay quanh hai chữ: Giác Ngộ." Riêng về phần mình, ông quả quyết, "Tôi đã tự giác ngộ mình." Bởi vì tự tin như thế, Bùi Tín mới dám tự hào đem cái tôi của mình ra để giác ngộ người khác là những đồng chí CS cũ của ông cùng với các bạn trẻ trong đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh. Không biết Bùi Tín đã theo tôn giáo nào chưa,  hay vẫn còn là một người vô thần, nhưng người ta thấy ông khá thuộc kinh Phật. Kinh Phật dậy "tự giác nhi giác tha." Nghĩa là mình phải tự giác ngộ mình trước rồi mới giác ngộ cho kẻ khác sau. Bùi Tín đã làm đúng Kinh Phật dậy. Ông tự giác ngộ được cái gì thì sẽ bàn tới về sau. Ở đây xin đề cập đến ý nghĩa của hai chữ Giác Ngộ trước.

     Theo từ điển Thiều Chửu, GIÁC là hiểu biết, hiểu những điều không biết được. Chữ NGỘ - vẫn theo từ điển Thiều Chửu - trong lòng hiểu thấu gọi là NGỘ. Như vậy, nói chung hai chữ Giác Ngộ có nghĩa là hiểu tường tận và thấu đáo những điều mà bình sinh mình không thể hiểu. Hai chữ Giác Ngộ đều chỉ sự biến thiên của nhận thức, từ tình trạng tiêu cực (negative) sang tình trạng tích cực (positive), và đặc biệt có chiều hướng đi lên từ không tới có, từ sai tới đúng, chứ không thể nghịch đảo từ có tới không, hoặc từ đúng tới sai được. 

Lấy thí dụ cụ thể cho dễ hiểu, một nhà tu hành Giác Ngộ được chân lý của Đức Phật, ông trở thành Bồ Tát, tức thành Phật. Đó là con đường tích cực và đi lên của việc tu hành. Nếu chẳng may, vị Bồ Tát này gặp phải một cô gái đẹp. Ông cởi bỏ bộ áo tu hành đi theo người con gái thì không thể nói là vị Bồ Tát đã giác ngộ ra được con đường trần tục. Như vậy mới nói, con người giác ngộ thành Phật, thành Bồ Tát, chứ không ai nói Phật hay Bồ Tát giác ngộ thành chúng sinh hay thành yêu ma. Thay vì hai chữ Giác Ngộ, chữ đúng cần sử dụng là "sa vào" hay "rơi vào." Bồ Tát sa vào chốn mê lầm, chứ không thể nói, Bồ Tát giác ngộ vào mê lầm. Hiểu như vậy thì làm gì có chuyện gọi là Giác Ngộ CS. Bùi Tín nói giác ngô CS là sai. Phải nói cho đúng là lầm lạc đi theo CS, hoặc bị CS mê hoặc.

     Thiết tưởng cũng nên nói đôi chút về hai chữ "Cách Mạng." Chữ Cách Mạng ở đây hiểu là chủ nghĩa CS. Nói "giác ngộ CS" hay "giác ngộ cách mạng" cũng thế. CS như chúng ta biết, là một chủ nghĩa thoái hóa nhất, tệ hại nhất, và phản tiến bộ nhất từ trước tới bây giờ. Nhiều tên CS nói thoải mái, "Giác ngộ cách mạng" nhưng lại không hiểu Cách Mạng là gì. Giống như hai chữ Giác Ngộ, hai chữ Cách Mạng cũng mang tính tích cực (positive) và có chiều hướng đi lên. Một cuộc cách mạng chính trị hay xã hội là một sự thay đổi có tính cách tích cực về mặt chính trị hoặc xã hội, từ tình trạng xấu đến tốt, hoặc từ kém đến khá hơn. Sự thật, CS là một chế độ phản cách mạng hay còn gọi là con đường thoái trào của cách mạng. Nếu thừa nhận rằng CS là một chế độ tồi tệ hơn bất cứ một chế độ nào khác trên thế giới này thì người ta không được phép sử dụng nhóm chữ "giác ngộ cách mạng" thay thế cho nhóm chữ "giác ngộ CS." Vì, như vừa nói, cách mạng có nghĩa là một cuộc thay đổi từ xấu đến tốt hơn, nghĩa là đi lên.

     Từ xưa đến nay ít thấy có ai phê phán cách sử dụng từ ngữ của CS cả. Chế diễu thì có. Bọn CS rất khoái dùng những văn từ dao to búa lớn và có vẻ cao siêu, nhưng thường là rỗng tuếch và có khi phản nghĩa nữa. Chữ giác ngộ CS là một thí dụ. Chín chục tuổi đời cùng với 44 tuổi đảng, cho đến nay tự nhận là mình đã giác ngộ, thế mà nhà báo Bùi Tín vẫn viết một cách trơn tru những từ ngữ phản nghĩa như thế, chứng tỏ ông đã chẳng hiểu Giác Ngộ là gì. Đúng là Bùi Tín bị CS mê hoặc hết thuốc chữa. Ngày còn trẻ, bởi vì Bùi Tín bị mê hoặc mà cứ tưởng mình được giác ngộ nên chàng thiếu niên Bùi Tín mới dám cầm mã tấu giết thân sinh của cụ Võ Tư Đản một cách ngon ơ, trong lòng không ray rứt. Nếu giác ngộ CS là một tiến trình thay đổi nhận thức từ u mê đến sáng suốt như Bùi Tín hiểu thì chàng thiếu niên Bùi Tín đã không làm chuyện ác đức đó.

Giác mà không ngộ

     Như Bùi Tín tự thuật thì con người ông kể như đã được giác ngộ thật. Bùi Tín viết: (trích) "Sau khi là con người tự do, là nhà báo tự do, kết thân với nhiều nhà báo tự do của thế giới, các nhà báo tự do Pháp, Đức, Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Hoa, Ba Lan, Tiệp …, tôi tìm đọc các kho tư liệu lưu trữ quý ở Paris, Moscow, London, Washington … rồi suy nghĩ bằng cái đầu tỉnh táo của mình, không sùng bái bất cứ một người hay một học thuyết nào. Từ đó tôi giác ngộ không biết bao nhiều điều mới mẻ, và lần này tôi thật sự có cảm giác sâu sắc về hạnh phúc tinh thần, tiếp cận được ngày càng nhiều sự thật, lẽ phải, chân lý." (hết trích). Cuối cùng Bùi Tín hãnh diện tuyên bố: "Tôi đã tự giác ngộ."

     Như đã trình bầy ở trên, NGỘ - chữ Hán Nôm - có nghĩa là biết rõ ràng, tường tận, và thấu đáo. Nhưng khi đọc tiếp những điều ngộ ra được của Bùi Tín, chúng ta mới thấy Bùi Tín không hề ngộ ra được điều gì mới lạ cả, mà toàn là những điều cũ rích người ta viết đầy rẫy trên báo chí và trên các cơ quan truyền thông nói chung. Chẳng hạn, theo Bùi Tín thì, chủ nghĩa CS hay chủ nghĩa xã hội là một học thuyết sai lầm đã bị loài người quăng vào sọt rác. Điều này cả thế giới đã thấy và đã nói rồi. Hoặc như, Bộ Chính Trị đảng CSVN cứ khăng khăng kiên định chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa CS là một thái độ mù quáng và ngoan cố … Cũng vậy, có rất nhiều tên CS hiện vẫn còn ở trong đảng cũng đã từng nói như thế.

     Thôi thì cứ cho đó là những điều giác ngộ của Bùi Tín đi, nhưng còn về Hồ Chí Minh thì chúng ta hãy xem Bùi Tín giác ngộ được cái gì. Đây là điều quan trọng, bới vì Hồ là chủ tịch sáng lập ra đảng cộng sản VN, mà tất cả mọi hệ lụy của đất nước ta ngày nay đều bắt nguồn từ cái nguyên nhân này mà ra cả. Bùi Tín giác ngộ và viết về Hồ Chí Minh như sau: (trích) "… tôi vẫn thấy cần và có thể thuyết phục ngày càng đông đảo bà con ta nhận ra sự thật. Sự thật là ông HCM không phải là thần thánh. Ông là con người với những tốt xấu, mạnh yếu, đúng sai của mình. Ông đã lầm lẫn lẫn khi chọn con đường CS, khi lao quá sâu vào rồi không dám quay lại nữa. Ông đã xa rời lập trường dân tộc …"

     Nói như Bùi Tín thì ai cũng nói được, và nói về ai cũng đúng cả. HCM hay ông A, ông B đều không phải là thần thánh, đều có tốt có xấu, có mạnh có yếu, có hay có dở …. Nhưng cái đáng cho toàn dân VN ngộ ra con người của Hồ là bản chất làm tay sai cho ngoại bang của hắn. Cái bản chất này đã thể hiện ra minh bạch qua thực tế và lịch sử của Dân Tộc VN. Những hành động làm tay sai và bán nước của Hồ không phải là những điều truyền tụng (hearsay), mà được chứng minh bằng các văn kiện của đảng và bút tích của Hồ Chí Minh. Những tài liệu này ngày nay đã không còn phải là những chuyện bí mật. Chúng đã được phổ biến công khai và chính kẻ hèn này đã đề cập đến trong một vài bài viết trước đây. Trong khi mọi người đều biết cả thì chỉ riêng có ông Bùi Tín, người đã tìm đọc trong các kho tư liệu hiếm quí lưu trữ ở Paris, Moscow, London, Washington, và tuyên bố là đã giác ngộ về Hồ thì lại không biết. Đáng tiếc thật!?

 Kẻ hèn này dám bảo đảm rằng những tài liệu về Hồ Chí Minh, nếu không nằm trong các văn khố Paris, London, Washington thì chắc chắn trong văn khố đảng CS Liên Sô ở Moscow phải có. Tại sao Bùi Tín đã lục lọi ở Moscow mà không tìm ra. Có tin được không? Tuy nhiên, câu trả lời cho vấn đề này đã được chính nhà báo Bùi Tín đãng trí phun ra. Vấn đề này Bùi Tín nói thực, âu cũng là một điều đáng khen. Bùi Tín cho biết ông có nhiều lý do để quí trọng ông Hồ. Cái lý do thứ nhất là ông đã từng gặp Hồ và dự chiêu đãi (tiếp tân) nhiều lần cùng với các nhà báo và chính khách quốc tế, được Hồ khen là văn hay chữ tốt, thân phụ Bùi Tín còn được Hồ cất nhắc lên chức chủ tịch Quôc Hội CS. Vì những lý do nhỏ mọn đó mà - trớ trêu thật - Bùi Tín thanh minh thanh nga rằng ông không vì những chuyện riêng tư ấy mà làm sai lạc sự đánh giá công bằng, khách quan, và chuẩn xác của chính mình.

     Sau khi kể ra những lý do có tính cách cá nhân, Bùi Tín đưa ra kết luận về HCM như sau: (trích) "Không một học thuyết nào, không một cá nhân lãnh tụ nào có thể được đặt trên dân tộc va nhân dân. Do yêu nước thật lòng, thương đồng bào Việt mình thật lòngnên sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tôi đi đến kết luận dứt khoát, song phẳng rằng ông HCM là một nhân vật tiêu cực trong lịch sử VN …(hết trích). Ở Bùi Tín, người ta dễ nhận ra một con người kiêu căng nhưng hèn. Bùi Tín muốn chứng tỏ mình là một người ngay thẳng chính trực khi kết luận về HCN, ông cam kết không đặt học thuyết CS và lãnh đạo [HCM] lên trên quyền lợi của quốc gia dân tộc. Nhưng lại chỉ một vài ân huệ HCM ban cho đã có thể bịt miệng Bùi Tín suốt đời không dám nói sự thực về tên bán nước này. Như chúng ta thấy, điều khôi hài là ngoài những lý do tình cảm hoàn toàn có tính cách cá nhân, Bùi Tín không đưa ra được bất cứ một lý do chính đáng nào khác để bảo vệ cho sự đánh giá "công bằng, khách quan, và chuẩn xác" của mình về Hồ Chí Minh. Có thể tin được không?

     Như chúng tôi đã bầy tỏ quan điểm nhiều lần về vấn đề bán nước. Với tinh thần bao dung của con người VN và lịch sử Dân Tộc, tội gì thì tội cũng có thể tha thứ và quên đi, chỉ trừ ra tội bán nước thì không thể bỏ qua và tha thứ được. Đời Trần Nhân Tôn, Trần Thủ Độ chôn sống 4 trăm tôn thất nhà Lý, phát vãng hoặc bắt đổi họ những người mang họ LÝ. Nhưng vì câu trả lời của Trần Thủ Độ nói với Nhân Tôn, "Đầu thần chưa rơi xuống thì xin Bệ Hạ đừng nói đến chuyện hàng giặc" cùng với những chiến công hiển hách 3 lần thắng quân Nguyên mà lịch sử đã coi nhẹ tội ác ghê gớm của Trần Thủ Độ. Tương tự như vậy, Quang Trung Nguyễn Huệ đã sát hại dòng họ Chúa Nguyễn cũng tàn ác lắm, phá chùa đập tượng lấy đồng đúc sung chứ chẳng vừa. Ấy vậy mà sau này chẳng mấy ai nhớ đến tội của Quang Trung. Người đời chỉ còn nhớ có một Đại Đế Quang Trung đại thắng quân xâm lược nhà Thanh làm vẻ vang cho Dân Tộc. Trái lại, Gia Long, người có công mở mang bờ cõi nước ta đến Hà Tiên ngày nay, bình địng xong nạn "Một nước 3 ông vua" thời Tây Sơn, nhưng vì trót "cõng rắn - Pháp - cắn gà nhà" nên cái tội bán nước của Gia Long thì còn mãi, còn cái công lại chẳng ai nhớ đến. Xem như vậy thì Ngô Đình Diệm nằm trong ngôi mộ nghèo nàn tại Lái Thiêu chưa hẳn đã bị đời quên lãng. Nhưng Hồ Chí Minh ngự trong cái lăng nguy nga kia không biết còn kéo dài được mấy ngày?

Nhất bả dụ song ngư

     Đọc bài "Bàn về hai chữ giác ngộ" của Bùi Tín, người viết ngộ ra được một đìều tạm gọi là "Nhất bả dụ song ngư." Nghĩa là một cái mồi dụ hai con cá. Nhà báo Bùi Tín giác ngộ ra sao thì người viết đã trình bầy ở trên. Tin hay không thì tùy ý bạn đọc. Nhưng dù sao nó cũng đáng coi là cái mồi chiêu dụ các loại cá. Một loại cá lớn có thể thay đổi thời vận. Đại Hội XII của đảng VGCS sắp mở là một thời cơ. Nếu biết nắm thời cơ có thể thay đổi được vận mệnh. Loại cá khác là những con cá ngu dại nhởn nhơ tung tăng trước hàm răng nhọn hoắt của loài cá lớn mà không sợ chết. Loại này thì nhiều. Cái mồi của Bùi Tín tung ra nếu không bắt được kình ngư ngoài biển cả thì cũng có thể tóm được vài ba chú lòng tong trong sông rạch. Đọc trên internet người viết có thể biết được con lòng tong nào đã mắc câu. Qua sự trần tình về sự giác ngộ của mình, nhà báo Bùi Tín tự tin mình hiện thân là một con người phản tỉnh tuyệt đối ai nấy có thể tin được. Tung ra bài viết này, ông chỉ có lời mà không có lỗ, lời bao nhiêu thì chưa biết, nhưng điều chắc chắn là ông ta đã tóm được một số lòng tong.


Ngày 10-6-2015
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất



__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

No comments:

Post a Comment

Featured post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-21/1/2025

My Blog List