Việt Nam






Tuesday 10 March 2015

Báo nói 'tàu Trung Quốc,' ....biên phòng bảo 'tàu nước ngoài'

Báo nói 'tàu Trung Quốc,'... biên phòng bảo 'tàu nước ngoài'

09.03.2015, ĐÀ NẴNG (NV) - Trong khi báo chí Việt Nam nói Biên phòng Đà Nẵng vừa đuổi một “tàu đánh cá của Trung Quốc” khỏi lãnh hải Việt Nam thì chỉ huy lực lượng này chỉ xác nhận đó là “tàu nước ngoài.”



Tàu đánh cá mang số hiệu DNA 90152 của ngư dân Đà Nẵng bị tàu của Trung Quốc đâm chìm hồi tháng 5 năm ngoái. (Hình: VietnamNet)

Báo chí tại Việt Nam cho biết, sau khi nhận được thông tin từ ngư dân về “một chiếc tàu đánh cá giống như chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc từng đâm chìm một chiếc tàu đánh cá của ngư dân Đà Nẵng hồi tháng 5 năm ngoái,” đang hiện diện cách bờ biển Đà Nẵng khoảng 18 hải lý, lực lượng Biên Phòng Đà Nẵng đã điều động hai tàu truy đuổi chiếc “tàu đánh cá” đó.

Cuối cùng, chiếc “tàu đánh cá” xâm phạm lãnh hải Việt Nam đã chạy khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Tuy nhiên đối chiếu những thông tin có liên quan đến sự kiện chiếc tàu đánh cá mang số hiệu DNA 90152 của ngư dân Đà Nẵng bị đâm chìm hồi tháng 5 năm ngoái, khi đang đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam thì tàu đã đâm chìm tàu đánh cá mang số hiệu DNA 90152 của ngư dân Đà Nẵng không phải “tàu đánh cá” mà là tàu có vũ trang của Trung Quốc.

Vào thời điểm đó, trả lời CNN, ông Đặng Văn Nhân, thuyền trưởng tàu đánh cá mang số hiệu DNA 90152, cho biết, tàu của ông bị một con tàu có vũ trang của Trung Quốc đâm hai lần vào hai bên hông cho lật ngang. Mười thành viên trong thủy thủ đoàn phải nhảy xuống biển và sau đó, được một tàu đánh cá của Việt Nam vớt.

Cũng vào thời điểm vừa kể, Tân Hoa Xã của Trung Quốc đã phủ nhận sự kiện tàu của Trung Quốc cố tình đâm chìm tàu đánh cá DNA 90152. Theo hãng thông tấn này, tàu đánh cá DNA 90152 đã “quấy rối tàu đánh cá của Trung Quốc đang đánh bắt trong vùng biển gần đảo Hoàng Sa” và bị lật sau khi “chen lấn” với “tàu đánh cá của Trung Quốc.”

Trở lại sự kiện vừa xảy ra hôm 7 tháng 3, dẫu xác nhận có sự kiện này song một viên đại tá tên Lê Tiến Hưng là tham mưu trưởng Bộ Chỉ Huy Biên Phòng Đà Nẵng, nhấn mạnh, chỉ có thể xác định đó là “tàu nước ngoài,” không thể khẳng định đó là “tàu đánh cá của Trung Quốc” vì chưa “bắt tận tay, day tận trán.”

Ông Hưng nói thêm, muốn xác định đó là tàu của quốc gia nào thì phải bắt được, phải lập biên bản, xác định hành vi phạm tội, địa điểm phạm tội, trang thiết bị được sử dụng để phạm tội trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam để xử lý theo pháp luật của Việt Nam.

Ông Hưng giải thích, sở dĩ phải cẩn thận trong việc thông tin vì Trung Quốc có thể phản ứng trong khi Biên Phòng Đà Nẵng lại không bắt quả tang.

Trong cuộc trò chuyện với VOA, viên đại tá tham mưu trưởng Bộ Chỉ Huy Biên Phòng Đà Nẵng cung cấp số liệu cho biết, trong năm ngoái, có khoảng 300 lượt tàu đánh cá nước ngoài xâm phạm khu vực cách bờ biển Đà Nẵng từ 40 hải lý đến 50 hải lý nhưng không xác định bao nhiêu trong số này là tàu đánh cá của Trung Quốc.

Cũng theo ông Hưng thì năm ngoái, đã xảy ra sáu trường hợp tàu đánh cá của Trung Quốc đâm vào hoặc bắt giữ tàu đánh cá của ngư dân hai tỉnh Quảng Ngãi và Khánh Hòa tại vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Tham mưu trưởng Biên Phòng Đà Nẵng nói rằng, lực lượng biên phòng đã thiết lập và duy trì liên lạc với ngư dân nhằm “phát huy sức mạnh của quần chúng” vì lực lượng này “hoạt động trên tất cả các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.”

Cũng qua ngư dân, báo chí Việt Nam thường xuyên loan tin các loại tàu của Trung Quốc (bao gồm tàu đánh cá, tàu hải giám, chiến hạm) vừa liên tục xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông khai thác trái phép hải sản, vừa khiêu khích tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. (G.Đ)

mediaChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (P) bắt tay Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, nhân Thượng đỉnh APEC, Bắc Kinh, ngày 10/11/2014C, le 10 novembre 2014 à Pékin, en Chine.REUTERS/Kim Kyung-Hoon

Bắc Triều Tiên không còn là mối lo ngại hàng đầu đối với người Nhật mà giờ đây lo ngại lớn nhất cho an ninh nước Nhật là Trung Quốc, sức mạnh quân sự của Trung Quốc cũng như thái độ quuyết đoán đòi chủ quyền ở Châu Á.

Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận được chính phủ Nhật công bố hôm qua, 08/03/2015, hơn 60% số người được hỏi cho là Trung Quốc khiến họ quan ngại. Trong một cuộc thám dò tương tự cách đây 3 năm tỷ lệ này chỉ là 46%. Trong khi đó, chương trình hạt nhân Bắc Triều Tiên làm 53% lo ngại, trong khi cách đây 3 năm, tỷ lệ này là 65%. 

Hai nền kinh tế lớn nhất Châu Á này đang tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, thường phái tàu, máy bay đến khu vực gây căng thẳng triền miên. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang tìm cách tăng cường sức mạnh quân đội Nhật trước đà hiện đại hóa ráo riết của quân đội Trung Quốc. 

Trả lời báo chí thứ Sáu, 06/03, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakatani đánh giá chính sách quân sự và an ninh của Trung Quốc thiếu minh bạch. Nhật muốn Trung Quốc nói rõ hơn. 
Ông Nakatani còn cho biết hai bên sẽ có cuộc họp về an ninh ở Tokyo vào ngày 19/03 tới đây, cuộc họp đầu tiên từ 4 năm qua. 

Cuộc họp về an ninh này được quyết định sau cuộc gặp song phương đầu tiên giữa Thủ tướng Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 11/2014. 

Trong cuộc thăm dò, khi hỏi về quan hệ quốc phòng với các nước khác ngoài Hoa Kỳ, số người thấy quan hệ với Trung Quốc hay Hàn Quốc là có lợi giảm khoảng 1/3. Ngược lại, Đông Nam Á là đối tác thường được nhắc đến là có lợi cho Nhật Bản. 

Một tỷ lệ kỷ lục 71,5% số người được hỏi quan tâm đến quân đội Nhật, và hơn 92% có ấn tượng tốt về lực lượng võ trang của nước này.

mediaEo biển Đài LoanDR
Ngày 09/03/2015, tân bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan báo động Trung Quốc không hề từ bỏ ý định dùng võ lực thôn tính Đài Loan. Hai bằng chứng cho thấy âm mưu này : Bắc Kinh tiếp tục gia tăng ngân sách quốc phòng và đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa quân đội ; thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận không quân và hải quân.

Theo nhật báo Taipei Times, trong bản phúc trình, ông Cao Quảng Kỳ (Kao Kuang-chi), vừa mới nhậm chức Bộ trưởng Quốc phòng, đã nêu bật sự kiện Bắc Kinh tiếp tục tăng cường năng lực chiến đấu nhắm vào Đài Loan bằng cách cải thiện cơ cấu chỉ huy quân sự, thay thế thiết bị lỗi thời và đẩy mạnh đào tạo lực lượng vũ trang.

Không quân và Hải quân Trung Quốc cũng đã bắt đầu các cuộc tập trận ở miền Tây Thái Bình Dương để rèn luyện chiến lược răn đe chống tiếp cận khu vực A2/AD.
Đối với tân Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan, tất cả điều đó là bằng chứng cho thấy Bắc Kinh không từ bỏ ý nghĩ dùng võ lực để sáp nhập Đài Loan.

Mối đe dọa Trung Quốc không chỉ nhắm vào Đài Loan mà còn đang được thể hiện tại khu vực Biển Đông, đe dọa trực tiếp đảo Ba Bình (Itu Aba) mà Đài Loan gọi là Thái Bình tại quần đảo Trường Sa.

Ngày 08/03/2015, dân biểu Lâm Úc Phương (Lin Yu-fang) thuộc Quốc Dân Đảng đang cầm quyền, đã nêu bật sự kiện Trung Quốc đang kiểm soát và bồi đắp, mở rộng 7 bãi đá hay rạn san hô tại vùng Trường Sa, trong đó có Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) đã trở thành lớn hơn gấp ba lần đảo Ba Bình, từ trước đến nay được cho là có diện tích lớn nhất Trường Sa.

Điểm đáng ngại là với chiều dài 2000 mét, Bắc Kinh có khả năng xây trên đó một phi đạo dài.

Theo dân biểu này, đe dọa đối với Đài Loan ở Biển Đông còn đến từ Việt Nam. Dù Hà Nội không dùng phương pháp bồi đắp đối với hai thực thể Đảo Sơn Ca (Sandy Cay) và Đảo Nam Yết (Namayit), cách Ba Bình 11km và 22km), nhưng có dấu hiệu là Chính quyền Việt Nam tăng cường lực lượng pháo binh trên cả hai đảo này.

Ngoài ra, cũng theo ông Lâm Úc Phương, quân đội Việt Nam đã mở rộng Đảo Sinh Tồn, cách Ba Bình 30 hải lý, với khả năng sẽ bắt đầu xây dựng cầu cảng có khả năng cho tàu lớn cập bến.
Tóm lại, đối với dân biểu này, Việt Nam là một mối đe dọa đáng kể cho đơn vị Đài Loan duy nhất đồn trú ở Biển Đông.


No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

My Blog List