Việt Nam






Monday, 16 March 2015

Tự vả vào mặt mình


Tự vả vào mặt mình

Nguyễn Thúy Hạnh

Hôm nay là ngày giỗ của 64 chiến sĩ đã anh dũng hi sinh ở Gạc Ma. Chính quyền Hà Nội thay vì tưởng niệm thì đã tổ chức cho các cháu thanh niên nhảy múa tưng bừng trước tượng Lý Thái Tổ và tượng đài Cảm tử, cùng những hành động ngang ngược khác, nhằm ngăn cản những người đến thắp nhang.

Dường như chính quyền thường tận dụng những dịp nhân dân thắp nhang tưởng niệm các liệt sĩ chống Trung Quốc để ghi điểm thể hiện sự trung thành với thiên triều và răn đe những ai dám ghét Tàu, bằng việc ngăn cấm, hoặc sử dụng côn đồ đến khiêu khích phá đám, hay dùng đội ngũ dư luận viên quá khích đe dọa, ngăn cản....

Tưởng niệm linh hồn những người đã khuất là một hoạt động bình thường và cần thiết của tất cả mọi người trên trái đất, và với những anh hùng vị quốc vong thân thì càng là nghĩa vụ thiêng liêng của những người đang sống, đặc biệt là với truyền thống của người Việt, một đất nước mấy ngàn năm ko bao giờ nguội tắt ngọn lửa chiến tranh vệ quốc.

Ngăn cấm, phá phách việc tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ là một việc làm trái với đạo lý con người, đặc biệt là người Việt. Việc làm này của chính quyền Hà Nội đã phản lại chính họ, bởi nó:

- Lộ rõ dã tâm bán nước mà họ đang cố che đậy.
- Lẽ ra mọi người chỉ đến đó kính cẩn thắp nhang tưởng niệm rồi trật tự ra về, nhưng sự ngăn cản của chính quyền đã khiến buổi tưởng niệm được kéo dài hơn. Có lần nó đã biến thành cuộc biểu tình rầm rộ như hôm 17/2/2014, mặc dù không hề có trong kế hoạch của những người tham gia tưởng niệm.

- Việc đó càng đẩy mâu thuẫn lên cao, hố ngăn cách giữa chính quyền và nhân dân ngày càng lớn.
- Những người bất đồng chính kiến càng có cơ sở và bằng chứng cụ thể để tố cáo chính quyền bán nước, chà đạp nhân quyền.

- Chính đội ngũ DLV với những hành động thiếu văn hóa đã đang bôi xấu hình ảnh đảng của họ. Và nhiều bất cập khác cho chính họ, (chính quyền).
Tóm lại, chính quyền đang tự vả vào mặt mình. VÀ MONG SAO HỌ CỨ TIẾP TỤC LÀM THẾ, để đông đảo nhân dân những ai còn chưa tin rằng họ đang bán nước, đang vi phạm nhân quyền, sớm nhận ra điều này.
JPEG - 30.6 kb
JPEG - 42.2 kb
(Ảnh Nguyen Lan Thang, một DLV đang khiêu khích và ngăn cản việc tưởng niệm).

Nhân Ngày Gạc Ma nói về giặc Trung Quốc

Nguyễn Đình Tú

Nhiều khi ngẫm sự đời cũng hay thật.

Mới hôm nào đi Trường Sa, qua vùng biển gần đảo Gạc Ma, tàu dừng lại làm lễ thả hương hoa "cho vụ CQ 88", nhưng về viết bài thì cấm được nhắc một chữ đến thằng giặc Trung Quốc.

Còn nhớ trong bài ký của mình, sếp tổng đã thay hết các từ "giặc" thành "đối phương" rồi, thế mà vẫn sót một từ "tàu giặc", mấy hôm sau có công văn nhắc nhở liền.

Mình làm biên tập, cứ nhắc đến chiến tranh biên giới phía Bắc, toàn phải chỉnh là "loạn biên giới".

Thỉnh thoảng giao ban lại được nghe phổ biến, sếp tổng báo này, phóng viên báo kia bị kỷ luật vì nhắc đến giặc Tàu, giặc Trung Quốc.



Lạ thật, giặc Pháp, giặc Mĩ nhắc vô tư mà giặc Trung Quốc thì cấm nhắc, cứ như lưỡi bị đơ vậy.

Rồi làng văn thì nay xì xào, mai bàn tán về việc cuốn X, cuốn Y bị cấm vì viết về... giặc Trung Quốc.

Giờ thì báo đài có vẻ như được nói thoải mái rồi, riêng văn học nghệ thuật thì vẫn "thầm thì, thẽ thọt, thì thụt" khi nhắc đến giặc Trung Quốc. Ví dụ, thử làm một đêm ca nhạc kiểu như Giai điệu tự hào phát những bài hát viết về cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979 mà xem, cấm ngay.

Đây là hình ảnh dép nhựa, bát cơm, áo, vũ khí... còn lại trong khoang tàu HQ-604 mà các thợ lặn vớt lên vào năm 2008, 20 năm sau bị giặc Trung Quốc đánh chìm dưới đáy biển.

 

Tưởng niệm, nhắc nhớ, dâng hương, triển lãm, dựng bia... mà mỗi việc đơn giản nhất là gọi cho đúng tên kẻ thù là "giặc Trung Quốc" thôi mà sao khó làm vậy?




Tưởng niệm các Liệt sĩ Gạc Ma tại Hà Nội


Nguyễn Tường Thụy

Tại Hà Nội, khoảng hơn 200 người đã về khu vực tượng đài Lý Thái Tổ tham gia lễ tưởng niệm các liệt sĩ Gạc Ma hy sinh cách đây 27 năm. Mỗi người đều quấn lên trên đầu một dải băng "Gạc Ma 1988". Dùng chữ ngắn ngủi này có nhiều ý nghĩa: vừa tỏ lòng biết ơn các Liệt sĩ đã ngã xuống trong sự nghiệp Bảo vệ Tổ quốc, vừa nhắc tới vết thương nhức nhối mà người Việt Nam không được phép quên. Chúng ta đã mất đảo, nhưng tổn thất quá nhiều vì vũ khí trang bị cho người lính quá sơ sài lại không được phép nổ súng. Các anh ngã xuống, vừa anh dũng, vẻ vang lại vừa oan nghiệt. Bọn xâm lược cho biết chúng chỉ có một tên lính bị thương trong khi phía ta, 64 chiến sĩ đã bỏ mình, cho đến nay, 61 anh vẫn còn nằm ở đâu đó nơi biển cả.


Phải xác định, đây là ngày giỗ chung của cả dân tộc. Thế mà, không hiểu sao, phía chính quyền lại bố trí các màn nhảy nhót ở ngay dưới chân Tượng đài Lý Thái Tổ và Đài Cảm tử. Họ mừng vui trước sự kiện Gạc Ma lắm chăng? Họ có biết, đấy là việc làm vong ân bội nghĩa? Có ai trong ngày giỗ lại mừng vui, hớn hở nhảy múa bao giờ?


Không thể thắp hương được tại Tượng đài Lý Thái Tổ, đoàn tưởng niệm đành tập trung phía Bờ Hồ. Lúc này là 9 giờ, đúng theo giờ hẹn trong Lời kêu gọi. Mỗi người cầm một bông hoa hồng giơ cao. Nhiều bó hoa, lẵng hoa được các nhóm cầm trên tay. Hai vòng hoa lớn được mang theo và bảo vệ.


Khi đoàn tưởng niệm tập trung gần xong, chuẩn bị diễu hành thì một đám, khoảng hơn 10 thanh niên áo đỏ đột nhiên tách ra từ đám đông đang nhảy nhót ào sang. Họ chắn trước đoàn tưởng niệm, giăng cờ đỏ, cờ búa liềm. Đoàn tưởng niệm di chuyển, đám này cũng vội vàng chạy theo lên hàng đầu. Đoàn chuyển hướng ngược lại, đám cờ đỏ cũng thoắt chạy trở lại. Nói tóm lại, đám thanh niên này chạy ngược, chạy xuôi để chắn trước đoàn.


Đoàn tưởng niệm bảo nhau việc mình mình làm, không mắc mưu khiêu khích. Tuy vậy, cũng có những cuộc tranh cãi, xô xát xảy ra. 3,4 vụ giật biểu ngữ rồi bỏ chạy.


Tất nhiên, vẫn có đám thường phục cần mẫn ghi hình, đôi khi tiếp tay cho đám áo đỏ gây chuyện. Không có công an sắc phục kèm chặt hay bắt bớ như mọi lần. Họ để mặc cho hơn chục thanh niên áo đỏ, cả nam và nữ tả xung hữu đột khá vất vả.


Hoa nhiều lắm. Cả một góc Bờ Hồ tràn ngập hoa dâng lên hương hồn các Liệt sĩ Gạc Ma. Nơi tượng đài Lý Thái Tỏ đã dành để nhảy múa. Anh em bảo, thiếu gì chỗ đặt hoa. Nơi đâu chẳng là Đất Việt. Các Anh hy sinh vì Tổ quốc nên đặt ở bất cứ nơi đâu trên dải đất đau thương này, Các Anh đều cảm được.


Đoàn tưởng niệm mang hoa đến Đài Cảm tử. Tới nơi thì màn nhảy nhót ca hát đang diễn ra. Khi ấy, các cháu thanh niên đang say sưa với bài Trống cơm. Ai cũng nghe rất rõ:


Tình bằng có cái trống cơm 

Khen ai khéo vỗ 

Ố mấy bông nên bông 

...

Một bầy tang tình con xít 

Ố mấy lội, lội, lội sông 

Ố mấy đi tìm, em nhớ thương ai 

Đôi con mắt ố mấy lim dim 

...

Một bầy tang tình con nhện ...


Họ tưởng niệm các Liệt sĩ Gạc Ma như thế đấy.

Tuy vậy, khi chúng tôi đặt vấn đề đặt hoa ở Tượng Đài, những người có trách nhiệm ở đó cũng chấp nhận, tạp dẹp đi màn múa hát ấy, nhường khu vực trước Đài cảm tử cho chúng tôi.



Khu vực trước Đài Lý Thái Tổ, một đám đông đang nhảy nhót, ca hát








Trước Đài Cảm tử, thanh niên đang hát "Trống cơm"





Đặt hoa ở Đài Cảm tử. 


Một vài mẩu clip quay ngắn cảnh xô xát cướp giật:





Trước đó, vào lúc 8 giờ, một nhóm hơn 10 người đã đến đặt lễ ở Đài Bắc Sơn

Tôi vừa dừng chân tại khu vực Đài Bắc Sơn, ngoảnh lại thì thấy cậu mật vụ theo tôi từ nhà, cách 15 km cũng đã đến kịp


Chúng tôi đến Đài tưởng niệm Bắc Sơn. Ngày Gạc ma mà Đài vắn tanh, hai cánh cửa sắt đóng im ỉm. Chiếc lư đồng để thắp hương thì hương lạnh khói tàn. Chúng tôi gặp mấy cháu bảo vệ đặt vấn đề được vào thắp hương nhân nngày Gạc ma, các cháu bảo để xin ý kiến lãnh đạo. Nói chúng, thái độ của các cháu đúng mực, chỉ e phạm nguyên tắc hoặc trái ý cấp trên. Cuối cùng, chúng tôi không chờ được nữa vì phải kịp giờ đến Tượng Đài Lý Thái Tổ. Anh Phạn Trọng Khang nói:

- Chúng tôi không thể chờ được nữa. Nếu không cho chúng tôi vào thì chúng tôi để đồ lễ, hương hoa luôn ở đây rồi vái vọng vào.


Đến lúc này, các cháu buộc phải nói:

- Các chú làm thế thì khó cho chúng cháu quá. Thôi để chúng cháu mở cổng.


Chúng tôi vào đặt lễ, dâng hương hoa và kính cẩn cúi đầu trước vong linh các Liệt sĩ Gạc ma. Lời khấn của Xuân Diện thật xúc đọng, hẳn cũng lay động tới cõi lòng của các cháu làm nhiệm vụ ở đây.


Chỉ có điều, nhất cử nhất động của chúng tôi từ khi tới khu vực Đài Bắc Sơn đến thi thắp hương khấn vái đều được nhiều tay máy quay của an ninh giám sát chặt chẽ, không bỏ qua một chi tiết nào.



Đài Bắc Sơn vắng tanh trong ngày 14/3





Dâng lễ và hương hoa ở Đài Bắc Sơn trong sự giám sát chặt chẽ của các máy quay

NTT



No comments:

Post a Comment

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official-20/1/2025

My Blog List