Việt Nam






Tuesday 28 February 2017

TRANH LUẬN VỀ TRUMP



From: dinh na Tran
Ngày: 10:07:00 GMT-5 Ngày 20 tháng 02 năm 2017
Chủ đề: TRANH LUẬN VỀ TRUMP

TRANH LUẬN VỀ TRUMP

Huỳnh Ngọc Chênh

Sướng nht hin nay là tranh lun v Trump. T tranh lun, ni khùng lên chuyn qua chi bi Trump thoi mái, khi M và ngay c trên đt Vit Nam cũng chng s chi 258, 88 vi 79.
Nói vy ch trong chng mc nào đó, qua các tranh lun nghiêm túc v Trump, dân Vit rút ra được nhiu bài hc hu ích v dân ch, nhân quyn, cơ chế tam quyn phân lp, h thng pháp lut M...

Hơi tiếc là tranh lun nghiêm túc thì ít mà chi bi nhau gia hai phe bênh Trump và chng Trump thì quá nhiu và quá sc d di. Vì Trump mà nhiu người Vit đang "phang" nhau ra trò t trong nước M, lan ra toàn thế gii, nơi mô có người Vit, ri du nhp v Vit Nam vi cường đ ác lit hơn.

Nhiu bn hi ý kiến ca tui v Trump. Tui tr li, tui đng ngoài các cuc tranh cãi đ quan sát và hc hi. Nhưng nếu tui phi tham gia vào tranh lun thì tui s c bình tnh nhìn nhn Trump dưới góc đ li ích mà Trump mang li hay không ch không lan man trên quá nhiu th đưa đến mt phương hướng.

Nếu tôi là công dân M, tôi xem nhng vic làm và đường li ca Trump có mang li li ích kinh tế, an ninh, quc phòng cho nước M hay không ri trên cơ s đó đưa ra lp lun bênh hay chng. Tôi thy dường như nhiu li ích kinh tế đang đến vi người dân M qua nhng tác đng ca Trump.

Còn cương v là công dân Vit, thì tôi xem Trump có mang li li ích gì cho VN hay không.
N
ếu kế sách ca Trump đưa đến vic làm cho Tàu cng suy yếu, không cho Tàu cng đc chiếm Bin Đông, không cho chúng tiếp cn các đo nhân to chúng chiếm trái phép Trường Sa... thì hà c chi người Vit Nam chúng ta phi hò hét chi ra, mt sát Trump điên khùng thế ny thế n, tr khi bn là Vit gian tay sai ca Tàu cng.

Ng
ược li nếu Trump cu kết vi Tàu cng, làm cho Tàu cng giàu mnh hơn lên, hoc ngm ngm chia đôi khu vc Châu Á- Thái Bình Dương vi Tàu cng, b qua quyn li các nước nh Đông Á, trong đó có VN, thì hà c chi chúng ta li bênh Trump, tr phi chúng ta toàn tâm làm nô l cho gicTàu
Đến nay còn quá sm,Trump mi làm vic 20 ngày. Nhng chuyn li hi nói trên còn l m trước mt, chưa biết như thế nào, mi người có quyn phân tích d đoán theo hướng mình thy ... ri ch đi, thi gian dn dn s tr li.
Còn chuyn Trump có vi hiến hay không, có chà đp lên nhân quyn hay không thì đã có..."đng và nhà nước" M lo ri. Đng đây là các đng đi lp và các t chc XHDS. Nhà nước là quc hi, là tòa án, là h thng pháp lut nghiêm minh mà không ai có th đng lên trên được. Bên cnh đó có mt rng lut sư sn sàng nhy ra thưa kin hoc giúp mi công dân M thưa kin mà không s ai bt b tù hay s bn côn đ gi danh đánh by...thì còn gì phi lo chuyn Trump làm sai đ tranh cãi lon xà ngu.

__._,_.___

Posted by: <tntimnguyen

LISA PHẠM - Khai Dân Trí Số 69 :

Monday 27 February 2017

Phạm Trần Phỏng Vấn Giáo Sư Phạm Cao Dương Về Hồ Chí Minh và Đảng CSVN Năm 2015


***** VIDEO Link dưới đây  gồm cả phần 1 và 2:






*****Một vài ghi chú về Đảng Cộng Sản và Chủ Trương Chiếu Cố Miền Nam
Chiến Tranh Phát Xuất Từ Đâu và Từ Bao Giờ?


Saturday, February 18, 2017

TS. PHẠM CAO DƯƠNG * CHIẾN TRANH



Một vài ghi chú về Đảng Cộng Sản và Chủ Trương Chiếu Cố Miền Nam
Chiến Tranh Phát Xuất Từ Đâu và Từ Bao Giờ?
 PHẠM CAO DƯƠNG
 


image006

Trước khi vô đề:
            Đây không phải là một bài khảo cứu theo đúng nghĩa của nó mà chỉ là những ghi chú liên hệ tới nguồn gốc của cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Hai hay là Chiến Tranh Việt Nam gọi theo người Mỹ.  Người viết xin gửi tới các bạn đọc nhân ngày Quốc Hận 30/4/2016.  Những ghi chú này được trích từ tập tài liệu nhan đề Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ, Cứu Nước 1954-1975, Những Sự Kiện Quân Sự, do Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, Học Viện Quân Sự Cao Cấp,Ban Tổng kết Kinh Nghiệm Chiến Tranh, ấn hành ở Hà Nội năm 1980.

            Năm 1980 là năm cuộc chiến Trung - Việt hay cuộc chiến giữa hai nước Cộng Sản anh em vừa mới bùng nổ năm trước.  Mục đích của  những ghi chú này là để cung cấp cho các bạn đọc một số những tài liệu do chính nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội đương thời phổ biến, liên hệ đến chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam và phần nào sự mâu thuẫn giữa chủ trương này và chủ trương của các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong tiến trình xâm lăng miền Nam ngay từ ngày 18/7/1954, hai ngày trước khi Hiệp Định Genève được ký kết cho đến ngày 20/12/1960, ngày Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam được thành lập “với cương lĩnh và đường lối” do đảng này đề ra.

image008
Hội nghi Geneve 1954
Để tiện cho người đọc theo dõi, người viết xin ghi theo thứ tự thời gian từng năm. Tất nhiên vì những tài liệu này được phổ biến vào thời điểm chiến tranh Trung-Việt, do nhu cầu của cuộc chiến nên tất cả cần phải được phối kiểm với những nguồn tài liệu được ấn hành và phổ biến bởi phía những người Cộng Sản sau này, đặc biệt là các văn kiện đảng.  Nhằm giúp cho bạn đọc dễ theo dõi, các tài liệu này được ghi theo thứ tự thời gian.  Người viết cũng chỉ làm công việc ghi chú để gửi tới bạn đọc và dành quyền nhận định hay phê phán cho từng bạn đọc.  Có điều lá bài đã được chính người chơi ngạo mạn lật ngửa và một nửa dân tộc cũng như một phần không nhỏ của cả thế giới đương thời một lần nữa bị lừa.  Trước đó, lần thứ nhất, vào giữa thập niên 1940 của thế kỷ trước đúng như Vua Bảo Đại đã nói với Học Giả kiêm Thủ Tướng Trần Trọng Kim là Chúng ta già trẻ đều bị lừa”.

            Về cách ghi chú, người viết gần như giữ nguyên những gì được ghi trong tài liệu kể trên để độc giả dễ có nhận xét hơn thay vì đổi lại lời văn.
         
Năm 1954:  Từ nhiều ngày trước Hiệp Định Genève, “Chĩa mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ và hiếu chiến Pháp”

             1 Hội Nghị Trung Ương Đảng lần thứ 6 nhóm họp từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 7/1954. Hồ Chí Minh báo cáo chính trị về tình hình mới và nhiệm vụ mới với chủ trương “Đế Quốc Mỹ là một trở lực chính ngăn cản việc lập lại hòa bình ở Đông Dương” từ đó  Hội nghị đưa ra phương châm:  “Chĩa mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ và hiếu chiến Pháp…” tr. 7.  Xin lưu ý:  ngày 18 tháng 7 tức 2 ngày trước ngày Hiệp Định Đình Chiến Genève được các  bên và chính Cộng Sản Việt Nam chấp nhận.  Cũng nên để ý thêm là lúc này người Mỹ chưa vào và người Pháp đang tìm cách rút khỏi Việt Nam.

            2. Trước đó, ngày 5 tháng 7,  Bộ Chính Trị của đảng này đã ra “Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng”.  Bốn đặc điểm mới đã được nêu lên với đặc điểm thứ tư, từ phân tán sang tập trung: “Trước kia mang nặng tính chất chiến tranh du kích nay tình hình đã biến đổi, yêu cầu ta phải tập trung thống nhất lãnh đạo xây dựng kiến thiết miền Bắc, chỉ đạo công tác miền Nam.” tr.11.  “Cho nên tăng cường quân đội nhân dân là nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Chính phủ và của toàn thể nhân dân ta”.  Đó là “phải lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống những hành động khủng bố, đàn áp, phá cơ sở của ta, bắt cán bộ ta và quần chúng cách mạng, chống những hành động tiến quân của địch, giữ lấy quyền lợi quần chúng đã giành được trong thời kỳ kháng chiến, nhất là ở vùng căn cứ địa và du kích cũ của ta…”, tr. 12
Năm 1955: Miền Bắc có vai trò quyết định và là cái gốc – Thành lập Mặt Trận Tổ Quốc

            Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung ương Đảng lần thứ bảy, 
3-12/3/55, nghị quyết: Miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với toàn bộ sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc và bè lũ tay sai để giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân”.   Hồ Chí Minh: “Miền Bắc là cái gốc”.  tr.17.
Tháng 10, 1955, Trung Ương Đảng chỉ thị cho miền Nam: “ Đối với bọn đương chống Diệm hiện nay như Hòa Hảo, Bình Xuyên, Cao Đài ở Nam Bộ, Đại Việt ở Quảng Trị, QDĐ ở Quảng Nam, chúng ta cần nhận định rõ tính chất của chúng chống Diệm là vì quyền lợi, địa vị bản thân của chúng, nhưng chúng cũng đều chống ta và bọn nào cũng có nhiều hành động tàn ác đối với nhân dân.  Nhưng hiện nay chúng đều chống Diệm, nên chúng ta phải triệt để lợi dụng mâu thuẫn mà lôi kéo chúng…”,  tr. 19
10/09/55,  Mặt Trận Dân Tộc Thống Nhất họp tại Hà Nội thành lập Mặt Trận Tổ Quốc để “tiếp tục sự nghiệp đoàn kết toàn dân của Mặt Trận Liên Việt với Tôn Đức Thắng làm CT và 98 ủy viên, HCM làm CT danh Dự.
Năm 1956:  Phải đánh đổ chính quyền độc tài phát xít Mỹ Diệm bằng con đường cách mạng
Nghị quyết của Bộ Chính Trị: “Vấn đề hết sức quan trọng là phải tranh thủ xây dựng lực lượng cách mạng”, lần này đã đặt vấn đề “đấu tranh vũ trang, xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa”,  tr.28-29

Tháng 8 năm 1956, ĐC Lê Duẩn viết tài liệu về đường lối cách mạng miền Nam (Ủy Viên Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng đang công tác ở miền Nam) nhan đề “Đường Lối Cách Mạng Miền Nam” với mục đích “phải đánh đ chính quyền độc tài phát xít Mỹ-Diệm và đánh đổ bằng con đường cách mạng”.  tr. 30-31.

image009
Ông Lê Duẩn và gia đình, các con, cháu. Ảnh Gia Đình cung cấp.
12/56, Xứ Ủy Nam Bộ họp để chấp hành Nghị Quyết của Hội Nghị Chính Trị Bộ, tháng 6, 1956: “Con đưòng tiến lên của cách mạng miền Nam phải dùng bạo lực tổng khởi nghĩa giành chính quyền”, tr. 33, bằng cách:  “Tích cực xây dựng lực lượng vũ trang tuyên truyền, lập các đội vũ trang bí mật, xây dựng căn cứ ở rừng núi, tranh thủ vận động, cải tạo tập hợp các lực lượng giáo phái bị Mỹ-Diệm đánh tan”…

1956: Những người cầm quyền Trung Quốc khuyên ta “trường kỳ mai phục”.
Đặng Tiểu Bình, TBT Đảng CSTQ, tháng 7, 55: “Dùng lực lượng vũ trang để thống nhất đất nước sẽ có hai khả năng: một là thắng và một khả năng nữa là mất cả miền Bắc”.
Mao Trạch Đông, tháng 11, 56: “Việc chia cắt nước Việt Nam không thể giải quyết trong một thời gian ngắn mà cần phải trường kỳ…  Nếu mười năm chưa được thì phải trăm năm.”
Năm 1957:  Xứ ủy Nam Bộ lập 37 đại đội vũ trang và đơn vị 250 cấp tiểu đoàn
            Tháng 10,  “Chấp hành Nghị quyết tháng 6/56, Nghị quyết tháng 12/56 của Xứ Ủy Nam Bộ lập 37 đại đội vũ trang và đơn vị 250, cấp tiểu đoàn ở Miền Đông Nam Bộ.
Năm 1958: Đặc công tấn công trụ sở MAAG ở Biên Hòa, 19 Mỹ chết
            Thành lập Bộ Tư Lệnh Miền Đông Nam Bộ sau đổi làm Ban Quân Sự Miền.
            Ngày 20/10/58, Đại Đội Đặc Công tấn công trụ sở phái đoàn MAAG ở Biên Hoà, 19 Mỹ bị chết hay bị thương.
Năm 1959: thành lập các Đoàn 559, 759, 959 xâm nhập miền Nam bằng đường bộ, đường biển và đường Lào
            Hội Nghị Ban CHTƯ lần 15, tháng 5/59: “Con đường phát triển cơ bản của Cách mạng miền Nam là dùng bạo lực”,  tr. 49

            5/1959: Quân Ủy TƯ ra nghị quyết thành lập Đoàn 559 còn gọi là Bộ Đội Trường Sơn tiếp tế người, vũ khí vô Nam bằng đường bộ, Đường Mòn HCM.
            7/59 : Đoàn 759, tiếp tế bằng đường biển
            9/59: Đoàn 959 cố vấn cho QUTƯ Lào
Năm 1960: Thành Lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam

image011

             Điều tra dân số miền Bắc (tháng 3) và công bố luật nghĩa vụ quân sự (tháng 4)
            20/12/60: Thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam với cương lĩnh theo đường lối Đảng ta đề ra.


Luật sư Nguyễn Hữu Thọ
         
            Cũng 1960, tháng 5, những người cầm quyền TQ: “Không nên nói đấu tranh quân sự hay đấu tranh chính trị là chính. Đấu tranh chính trị hay đấu tranh quân sự không phải là cướp chính quyền ngay mà cuộc đấu tranh trường kỳ…Dù Diệm có đổ cũng không thể thống nhất ngay được vì đế quốc Mỹ không chịu để như vậy đâu…
                     “Miền bắc có thể ủng hộ chính trị cho miền Nam, giúp miền Nam đẻ ra các chính sách nhưng chủ yếu là bồi dưỡng tinh thần tự lực cánh sinh cho anh em miền Nam.  Khi chắc ăn, miền Bắc có thể giúp quân sự cho miền Nam, nghĩa là khi chắc chắn không xảy ra  chuyện gì, có thể cung cấp một số vũ trang mà không cho ai biết.  Nhưng nói chung là không giúp”,  tr. 72-73. 
Kết LuậnNhững ghi chú kể trên cho ta thấy cuộc xâm lăng miền Nam Việt Nam là do chủ trương của những người Cộng Sản, xuất phát từ Hà Nội, ngay từ trước khi Hiệp Định Genève được chính họ chấp nhận, chứ không phải mãi sau này khi quân đội Mỹ vào Việt Nam mới bắt đầuNó không xuất phát từ Miền Nam, và nhất là bởi người Miền Nam hay người Mỹ, như được họ tuyên truyền nhằm đánh lừa dư luận. Rất tiếc là cuộc chiến này đã xảy ra và kéo dài, đưa đến không biết bao nhiêu là hậu quả vô cùng tai hại, về đủ mọi phương diện, từ tinh thần đến vật chất, mà không biết đến bao giờ dân tộc Việt Nam mới hàn gắn lại được, trong khi những nước khác, cũng bị chia cắt như Việt Nam đã tránh được.  Riêng Nam Hàn đã trở thành một cường quốc kinh tế của thế giới trong Thế Kỷ 21.
image012
  Có điều là cho đến tận bây giờ người Cộng Sản Việt Nam vẫn không chịu nhận ra những sai lầm của họ để sửa đổi, đặc biệt là từ bỏ truyền thống bạo lực để quan tâm tới cuộc sống của người dân.  Cuối cùng ta cũng nên để ý tới những nhận định của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình.  Hai nhà lãnh đạo của Trung Quốc này đã tỏ ra không mặn 

Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát (1913-1989)


mà gì với quyết định xâm lăng Miền Nam của Cộng Sản Việt Nam nên tuy không chính thức ngăn cản nhưng gần như đã bàn ra thay vì ủng hộ.

Nguyên văn xin ghi lại một lần nữa  như sau:
  Đặng Tiểu Bình, TBT Đảng CSTQ, tháng 7, 55: “Dùng lực lượng vũ trang để thống nhất đất nước sẽ có hai khả năng: một là thắng và một khả năng nữa là mất cả miền Bắc.”
Mao Trạch Đông, tháng 11, 56: ”Việc chia cắt nước Việt Nam không thể giải quyết trong một thời gian ngắn mà cần phải trường kỳ…Nếu mười năm chưa được thì phải trăm năm.”


Câu hỏi được đặt ra là tại sao Đặng Tiểu Bình và Mao Trạch Đông lại có thái độ kể trên?  Câu trả lời:  Phải chăng là vì ở thời điểm năm 1956 này Trung Quốc còn quá yếu sau khi mới thống nhất được có bảy năm nên không muốn có sự hiện diện của người Mỹ ở sát biên giới phía nam của mình.  Lý do là vì cuộc xâm nhập miền Nam của Cộng Sản Bắc Việt có thể tạo cớ cho quân Mỹ đổ bộ lên Việt Nam như người Mỹ sẽ làm về sau này?
Little Saigon, tháng Tư 2016
Phạm Cao Dương 







__._,_.___

Posted by: trung do <

Featured post

Lisa Pham 15.04.2024

Popular Posts

My Blog List