Việt Nam






Monday 18 May 2020

Bóng đen gián điệp Trung Quốc phía sau đại sứ quán Malta ở Bruxelles




Bóng đen gián điệp Trung Quốc phía sau đại sứ quán Malta ở Bruxelles

Nhật báo Le Monde số ra chiều 15/05/2020 đăng bài điều tra, báo động từ nhiều năm qua cơ quan tình báo Bỉ vẫn ca...


Bóng đen gián điệp Trung Quốc phía sau đại sứ quán Malta ở Bruxelles

Đăng ngày: 15/05/2020 - 16:38Sửa đổi ngày: 15/05/2020 - 16:38
Ảnh minh họa : Cờ Malta và Liên Hiệp Châu Âu tại La Valette.
Ảnh minh họa : Cờ Malta và Liên Hiệp Châu Âu tại La Valette. © Wikipedia/Masterdeis
Thụy My
Nhật báo Le Monde số ra chiều 15/05/2020 đăng bài điều tra, báo động từ nhiều năm qua cơ quan tình báo Bỉ vẫn canh cánh nỗi lo đối với đại sứ quán Malta nằm đối diện với trụ sở Ủy Ban Châu Âu, được Trung Quốc bỏ tiền ra tân trang.
Đó là một vị trí quan sát trong mơ để theo dõi trung tâm quyền lực châu Âu ở Bruxelles. Nằm ở số 25 đường Archimède, đại sứ quán Malta, được gọi là « Dar Malta », nhìn sang tòa nhà kiên cố là trụ sở Ủy Ban Châu Âu. Ngay phía sau là đại bản doanh của Hội Đồng Liên Hiệp Châu Âu.
Từ năm 2007, một tòa nhà siêu hiện đại 9 tầng là nơi trú ngụ của đoàn đại biểu Malta và đại diện của nước này tại Liên Hiệp Châu Âu (EU), cùng với một lãnh sự quán. Một địa chỉ có giá trị độc đáo. Nhưng theo tình báo Bỉ, đây còn là địa điểm lý tưởng cho hoạt động gián điệp.
Từ đầu những năm 2010, cơ quan an ninh Bỉ tố cáo đại sứ quán này chứa đầy những phương tiện kỹ thuật do tình báo Trung Quốc lắp đặt để dọ thám các định chế châu Âu. Một hoạt động mà theo tình báo Bỉ có thể kéo dài đến ngày nay. Thông tin được Alain Winants - lãnh đạo tình báo vương quốc cho đến năm 2014 - chuyển cho bộ Ngoại Giao Bỉ.
Được Le Monde chất vấn, phát ngôn viên bộ này chỉ tuyên bố chừng mực là « phải hết sức giữ bí mật về nội dung những báo cáo này và các hành động liên quan », nhưng không phủ nhận thông tin. Còn ông Winants, nay là thẩm phán Tòa Phá án, từ chối trả lời, và người kế nhiệm của ông là Jaak Raes cũng thế.
Về phần phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Malta, Daniel Attard, nói với Le Monde : « Malta duy trì quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc cũng như với các nước khác, nhất là về mặt hợp tác ». Chính trong khuôn khổ hợp tác mà « năm 2006-2007 bộ Tài Chính Malta và chính quyền Trung Quốc đã ký một thỏa thuận về việc tôn tạo toàn bộ đại sứ quán Malta ở Bruxelles ».
Ngược lại, phát ngôn viên này tránh bình luận về lời tố cáo của tình báo Bỉ, cũng như việc Trung Quốc sử dụng tòa nhà này để dọ thám các định chế châu Âu, kể cả khi Malta không hay biết.
Trung Quốc bỏ tiền mua và tân trang đại sứ quán Malta
Với những tin tức được tình báo chuyển giao, chính quyền Bỉ không chọn cách công khai can thiệp, hoặc điều lực lượng cảnh sát đến đại sứ quán – mà cũng như tất cả các cơ quan ngoại giao đoàn, được quyền miễn trừ. Theo thông tin của Le Monde, tuy vậy đã có các tiếp xúc không chính thức giữa các cơ quan chính quyền.
Bộ Ngoại Giao Bỉ nói rằng « các báo cáo của tình báo luôn được các cơ quan hữu quan theo dõi, có các kênh phù hợp để chuyển giao những thông tin hữu ích cho các đối tác liên quan trong báo cáo, kể cả những nước đồng minh hay các định chế quốc tế ».
Một nguồn tin từ bộ Ngoại  Giao Hoa Kỳ xác nhận với Le Monde là đại sứ quán Mỹ ở Bruxelles đã được thông báo về các phát hiện của tình báo Bỉ trong vụ này. Những người thân cận của ông John Demers, thứ trưởng Tư Pháp Mỹ phụ trách an ninh quốc gia đã từng đến Bruxelles tháng 11/2019 để tố cáo hoạt động gián điệp của Trung Quốc, tỏ ý tiếc rằng châu Âu đã ít phản ứng về kiểu « tấn công » này. Chính phủ Pháp và Ủy Ban Châu Âu không nhớ gì về những cáo buộc của tình báo Bỉ liên quan đến tòa đại sứ Malta ở Bruxelles.
Năm 2007, khi Malta gia nhập EU đã được ba năm, Trung Quốc đồng ý tài trợ cho tòa đại sứ mới của Malta : trả tiền mua tòa nhà và các chi phí để nâng cấp toàn bộ, tổng cộng 21 triệu euro. Phát ngôn viên công ty CIT Blaton phụ trách việc xây dựng cho biết cụ thể : « Chúng tôi bắt đầu từ bộ khung sườn bê-tông của tòa nhà và làm lại tất cả, từ sàn, trần, vách ngăn…Công trình hoàn thành khá hiện đại, vật liệu cách âm và an toàn tương đương với những gì đã thực hiện cho NATO ».
Kính chống đạn và camera khắp nơi
Thực tế đây là một công trình cao cấp. Liên kết với văn phòng kiến trúc Dethier, CIT Blaton giám sát việc lắp đặt các khung nhôm giữ nhiệt, kính hai lớp và những tấm chống nắng cho các bề mặt bên ngoài. Toàn bộ đại sứ quán được bảo vệ bằng những camera giám sát, đầu đọc thẻ từ. Các thiết bị phát hiện sự hiện diện của con người được lắp đặt khắp nơi, kể cả trong các thang máy và bãi đậu xe. Mỗi khu vực có một mức độ an ninh riêng, và khu trung tâm trang bị kính chống đạn. Một lớp kính chống đạn thật dày khác được dựng lên ở bức tường ngăn với tòa nhà bên cạnh.
Giới ngoại giao ở Bruxelles ngạc nhiên khi quốc gia nhỏ bé này lại đi mua một tòa nhà thay vì thuê, đặc biệt là nhất định mua ở một địa điểm có thể dòm ngó các định chế châu Âu. Đại sứ quán các quốc gia thành viên khác cũng như các đại cường ở gần đó không cần bỏ ra một chi phí lớn như thế cho một tòa nhà đồ sộ. Hơn nữa, Malta còn tìm cách cho thuê những tầng còn trống. 
Quan hệ giữa CIT Blation và Trung Quốc không dừng lại ở đây. Năm 2019, công ty này và hai đối tác khác kết thúc công trình xây dựng China-Belgium Technological Center ởLouvain-la-Neuve. Đây là một phức hợp văn phòng, khách sạn, trung tâm hội nghị, bãi đậu xe trị giá trên 100 triệu euro. Được hỏi về việc bố trí các vật liệu khả nghi tại đại sứ quán Malta, ban giám đốc CIT Blaton nói rằng họ chỉ phụ trách việc xây dựng, còn Dethier Architecture không muốn trả lời Le Monde.
Lợi dụng cái vỏ hợp tác để xâm nhập
Cơ quan tình báo Bỉ không phải là nơi duy nhất xới lên vụ này. Tình báo Anh đã báo động trước đó về sự hiện diện của tình báo Trung Quốc phía sau công trình tòa đại sứ. Trong quá trình điều tra, trước khi chuyển kết luận cho chính quyền, tình báo Bỉ vẫn tiếp tục dựa vào chuyên môn và phương tiện của các đồng nghiệp Anh. Tình báo quân đội Bỉ và cơ quan an ninh cũng góp sức để tố cáo gián điệp Trung Quốc.
Hoạt động gián điệp của Trung Quốc tại Bỉ trở nên dồn dập cho đến nỗi tình báo Bỉ rốt cuộc phải lên tiếng vào năm 2019. « Các định chế châu Âu nằm trong số các ưu tiên của tình báo Trung Quốc (…), họ muốn có thông tin về những quyết định, kế hoạch chiến lược, những tuyên bố chính trị có thể ảnh hưởng đến Trung Quốc ».
Theo phía Bỉ, tình báo Trung Quốc (gồm bộ Công An và tình báo quân đội) chủ yếu tìm cách lợi dụng sự chia rẽ của các quốc gia Liên Hiệp Châu Âu, và tìm hiểu các dự án của EU. Họ muốn biết các quyết định về thương mại có thể nguy hiểm cho đầu tư của họ. « Tình báo Trung Quốc làm mọi cách để gây ảnh hưởng lên các nhà lãnh đạo châu Âu, vì quyền lợi Trung Quốc ». Hoạt động gây ảnh hưởng này chủ yếu thông qua các quan hệ gầy dựng với một số nước thành viên EU.
Một quan chức cao cấp châu Âu giấu tên xác nhận : « Trong nội bộ liên hiệp, sự yếu kém của một số nước thành viên gây nguy hiểm cho tất cả, việc các nước này dễ dàng cho bên ngoài xâm nhập là vấn đề chính. Trung Quốc rất quyết tâm đối với các nước nhỏ như Malta, đó là điều chắc chắn, nhưng Bắc Kinh còn dùng chiến lược này ở Trung Âu dưới cái vỏ hợp tác kinh tế và thương mại ».
Malta-Trung Quốc « vận mệnh tương quan » ?
Reno Calleja, chủ tịch hội hữu nghị Trung Quốc-Malta ở La Valette, thủ đô Malta có cách giải thích khác. Ông này nói với Le Monde : « Không như những nước khác, Malta biết cách gắn liền định mệnh với Trung Quốc vốn không muốn phụ thuộc vào ai. Chúng tôi là một ngoại lệ ».
Sau khi đảng Lao Động lên nắm quyền năm 2013, chính phủ Malta còn siết chặt hơn các quan hệ trong lãnh vực năng lượng, viễn thông, vận tải, du lịch và cả thể thao. Malta là nước đầu tiên nhập cảng công nghệ 5G của Trung Quốc. Một hợp đồng khung ký năm 2015 cho phép tập đoàn Hoa Vi (Huawei) thử nghiệm mạng 5G và lắp đặt mạng kỹ thuật số trên toàn bộ lãnh thổ Malta.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Bruxelles tỏ ra lạnh nhạt trước cáo buộc của tình báo Bỉ. Tòa đại sứ khẳng định : « Chúng tôi chẳng biết gì về vụ trùng tu đại sứ quán Malta. Gián điệp Trung Quốc tại Bỉ ? Chỉ là tưởng tượng. Bất chấp thực tế và các khác biệt về hệ thống chính trị, Trung Quốc và châu Âu có quan hệ song phương dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và đôi bên cùng có lợi. Làm hại cho sự hợp tác này đi ngược lại với tiến triển của thế giới hiện nay. Châu Âu là một sức mạnh quan trọng trên trường quốc tế. Trung Quốc luôn coi EU là đối tác chính, và là một trong những ưu tiên về đối ngoại ».




__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày 18/05/2020

Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày 18/05/2020

Tuesday 12 May 2020

TÀU CỘNG: một trường hợp bịnh dịch đầu tiên ở Vũ Hán từ hơn 1 tháng nay.



Quý vị và các bạn,
Có một anh bạn biểu tôi nói với langthang là nên viết một bài "tấn công" bọn Tàu cộng về vấn đề dịch corona.
Nhân tiện hôm nay, báo Le Figaro đăng tin là ở Vũ Hán có một trường hợp nhiễm bịnh trở lại, langthang viện cớ để tố cáo Tàu cộng và đặt tên cho bịnh dịch này là "corochinavirus"!
Mời vào xem dưới đây:
https://www.lefigaro.fr/flash-actu/chine-premier-cas-de-coronavirus-a-wuhan-depuis-plus-d-un-mois-20200510

Chine : premier cas de coronavirus à Wuhan depuis plus d'un mois
Par Le Figaro avec AFP

mis à jour il y a 2 heures
La Chine a relevé dimanche 10 mai le niveau de risque épidémiologique dans un quartier de Wuhan, après la découverte d'un cas de Covid-19, le premier depuis plus d'un mois dans la ville berceau de la pandémie.
Cette grande métropole de quelque 11 millions d'habitants, placée à partir de fin janvier pendant plus de deux mois en quarantaine, a été particulièrement meurtrie par le virus, qui a contaminé dans le pays près de 83.000 personnes et fait 4633 victimes, à en croire les chiffres officiels.
Alors que Wuhan n'avait pas enregistré de nouvelle contamination depuis le 3 avril, un nouveau cas a été détecté dans la ville, a annoncé dimanche la Commission nationale de la Santé.
Il s'agit d'un homme de 89 ans résidant dans le district de Dongxihu situé dans le nord-ouest de Wuhan, ont indiqué les autorités locales. Le niveau de risque épidémiologique dans ce quartier a été relevé de «faible» à «moyen», ont-elles précisé.

Wuhan est considérée comme une zone à risque «faible» depuis la levée de la quarantaine le 8 avril et l'activité y reprend progressivement.
Hormis le cas de Wuhan, la Chine a fait état dimanche de 13 nouveaux cas de Covid-19 sur son territoire. C'est la première fois depuis le 1er mai que le pays annonce une augmentation à deux chiffres du nombre de contaminations sur une journée.

BẢN DỊCH

TÀU CỘNG: một trường hợp bịnh dịch đầu tiên ở Vũ Hán từ hơn 1 tháng nay.
Le Figaro và AFP
cập nhật cách đây 2 tiếng
Nước Tàu cộng đã cho biết về độ lây dịch trong một khu phố Vũ Hán, sau khi khám phá được một trường hợp dịch Covid-19, lần đầu tiên từ hơn một tháng trong thành phố là cái nôi của bịnh dịch này.
Thành phố lớn này với 11 triệu dân, từ tháng một đã bị đặt trong vòng hơn 2 tháng vào tình trạng phong tỏa, đã hứng chịu nặng nề ảnh hưởng của vi khuẩn này, đã gây nhiễm trong xứ cho 83000 người và 4633 người chết, nếu phải tin theo những con số chính thức.
Vũ Hán không có ghi nhận nhiễm bịnh mới nào từ ngày 3 tháng 4, một trường hợp mới đã được tìm thấy trong thành phố, Ủu Ban Y Tế Quốc Gia đã thông báo hôm chủ nhật.
Đó là một người đàn ông 89 tuổi thuộc quận Dongxihu phía tây bắc Vũ Hán, theo chính quyền địa phương. Mực độ truyền nhiễm ở khu phố này được cho là "thấp" đến "trung bình".
Vũ Hán được coi như là một vùng "ít" bị rủi ro từ lúc chấm dứt phong tỏa ngày 8 tháng 4 và sinh hoạt đã từ từ trở lại.
Ngoài trường hợp Vũ Hán, nước Tàu ngày chủ nhật công bố có thêm 13 vụ bị lây nhiễm Covid-19 trên lãnh thổ. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 1 tháng 5 xứ này cho biết sự tăng trưởng với 2 con số những trường hợp lây nhiễm trong 1 ngày.

langthang
le 10/05/2020 à 15:47
Et revoilà le "corochinavirus" est de retour! Pourquoi j'ai nommé cette petite chose "corochinavirus"? C'est pour me rappeler que la mort des centaines de milliers de morts et des millions de gens contaminés par cette épidémie est pour l'origine la Chine! Malgré les dénégations voire mêmes les protestations vigoureuses du gouvernement chinois de Pékin, la Chine ne peut pas cacher longtemps l'origine de cette catastrophe! Comment peut-on croire que ce virus, jusqu'aujourd'hui, n'a tué que 4633 chinois et contaminé que 82868 autres? En Chine, comme dans d'autres "démocraties populaires", tout est "secret d'Etat"! Au début de l'épidémie, la Chine a "enfermé" 60 millions de gens chez eux! Et les autorités n'ont compté que 4633 morts! Par quel miracle? Pour camoufler la faute d'avoir laissé ce virus affecter le monde entier par des mouvements des "touristes chinois" à l'étranger, la Chine a incriminé les footballeurs militaires américains de l'avoir introduit en territoire chinois lors des rencontres à Wuhan justement, en octobre 2019! Puis elle désigné le Japon comme coupable. Enfin, pour expliquer le retour de l'épidémie en Chine, les autorités chinoises accusent, sans rire, les voyageurs en arrivant sur leur territoire ont "importé" ce virus! Pour les communistes, la meilleure stratégie est basée sur les mensonges en attaquant les autres des "crimes" dont eux -mêmes sont coupables! Il ne faut pas croire aux affirmations officielles des démocraties populaires.

BẢN DỊCH
langthang
ngày 10/05 lúc 15:47
Đây nè con "corochinavirus" đã trở lại! Tại sao tôi đặt tên cho cái con bé nhỏ này là "corochinavirus"? Vì để nhắc cho tôi nhớ rằng hàng vài trăm ngàn người chết và hàng triệu người bị lây nhiễm bởi bịnh dịch bắt nguồn từ Tàu Cộng !
Dù cho có chối từ và ngay cả những phản đối dữ tợn của chính phủ Bắc Kinh, Tàu cộng không thể che dấu lâu hơn được nguồn gốc của thảm họa này!
Làm sao ai có thể tin được là con vi khuẩn này, cho đến ngày hôm nay chỉ giết có 4633 người Tàu và gây nhiễm cho chỉ có 82868 người khác?
Ở xứ Tàu cộng và các nước "dân chủ nhân dân" khác, mọi việc đều là "bí mật quốc gia". Vào hồi khởi đầu bịnh dịch, xứ Tàu cộng đã "nhốt" 60 triệu dân tại nhà! Và rồi nhà nước đếm được chỉ có 4633 người chết! Nhờ phép lạ nào vậy?
Nhằm dấu tội đã để con vi khuẩn này lây nhiễm khắp thế giới với những vận chuyển "khách du lịch Tàu" đi xứ ngoài, Tàu cộng đã đổ tội ác cho các cầu thủ bóng tròn quân đội Mỹ đi dự tranh giải vào tháng 10/2019 ở Vũ Hán. Rồi sau đó vu oan cho nước Nhật Bản. Và sau cùng để giải thích việc lây nhiễm trở lại trên đất Tàu, giới chức xứ này cáo buộc, không cười, là do khi các du khách đến xứ của họ, đã "nhập cảng" con vi khuẩn này!
Đối với bọn cộng sản, chiến lược hay nhất dựa trên dối trá bằng cách tấn công người khác với lời buộc là họ làm "tội ác" mà chính bọn chúng là thủ phạm!
Đừng nên tin vào những lời khẳng định của các thể chế loại "dân chủ nhân dân"!
__._,_.___

Posted by: caoduon


Lisa Pham Khai Dần Trí Ngày 12/05/2020

Sunday 3 May 2020

8 quốc gia yêu cầu Trung Quốc bồi thường lên tới gần 100 nghìn tỷ USD vì giấu dịch


Từ: NGUYỄN VÂN TÙNG <
Đến: NGUYN HO�NG B�CH <
Đã gửi: 08:58:30 CDT, Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020
Chủ đề: 8 quốc gia yêu cầu Trung Quốc bồi thường lên tới gần 100 nghìn tỷ USD vì giấu dịch

8 quốc gia yêu cầu Trung Quốc bồi thường lên tới gần 100 nghìn tỷ USD vì giấu dịch


Trên thế giới đang nổi lên làn sóng mạnh mẽ truy cứu trách nhiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong trận đại dịch virus Corona Vũ Hán.. (Ảnh: John Moore/Getty Images)
 Bình luậnMinh Thanh • 20:26, 30/04/20• 10902 lượt xem
   
Vào tháng 12 năm ngoái, virus Corona chủng mới đã bùng phát ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Việc chính quyền Trung Quốc giấu giếm thông tin bệnh dịch đã khiến cả thế giới bị lâm vào thảm họa khôn lường. Hiện cả thế giới đang nổi lên làn sóng mạnh mẽ truy cứu trách nhiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong trận đại dịch này. Cho đến nay, có ít nhất 8 quốc gia đã đưa ra yêu cầu đòi Trung Quốc bồi thường, với tổng trị giá gần 100 nghìn tỷ USD.

Một số người cho rằng để đòi bồi thường là vô cùng khó khăn, nhưng một số chuyên gia đã đưa ra phương án hiệu quả nhất và Hoa Kỳ đã bày tỏ sự tin tưởng rằng ĐCSTQ sẽ phải chịu trách nhiệm.
Theo thông tin tổng hợp, tính đến ngày 29/4, đã có người dân và quan chức của 8 quốc gia đưa ra yêu cầu bồi thường đối với ĐCSTQ, với tổng số tiền gần một trăm nghìn tỷ USD, tương đương với 7 năm GDP của Trung Quốc. 
8 quốc gia này là:

1. Hoa Kỳ
Vào ngày 21/4, Tổng chưởng lý bang Missouri, ông Eric Schmitt đã đệ đơn kiện chính phủ Trung Quốc, ĐCSTQ, Ủy ban Xây dựng Y tế Quốc gia và Viện Virus học Vũ Hán. Ông yêu cầu các đơn vị này phải bồi thường về tính mạng và thiệt hại kinh tế cho bang Missouri vì đã gây ra dịch bệnh. Bang Missouri cáo buộc Trung Quốc che giấu dịch bệnh, khiến bang này chịu thiệt hại kinh tế ít nhất là hàng tỷ đô la.
Vào ngày 22/4, Tổng chưởng lý của Mississippi, bà Lynn Fitch đã tố cáo ĐCSTQ lên Tòa án Liên bang vì che giấu dịch bệnh và cáo buộc tích trữ thiết bị y tế, yêu cầu ĐCSTQ chịu trách nhiệm nhưng không đề cập đến số tiền bồi thường.
Vào ngày 18/3, cựu công tố viên của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và là nhà sáng lập tổ chức “Freedom Watch”, ông Larry Klayman đã đệ đơn kiện tập thể gửi lên chính phủ liên bang ở Texas, cáo buộc chính phủ Trung Quốc, ĐCSTQ và Viện Virus học Vũ Hán đã vi phạm hiệp ước quốc tế về vũ khí sinh học và yêu cầu bồi thường 20.000 tỷ USD.
Ông Klayman nói trong một tuyên bố: "Người dân Trung Quốc là những người tốt, nhưng chính phủ của họ thì không và cần phải bị trừng phạt nghiêm khắc".

2. Vương quốc Anh
Vào ngày 5/4, Henry Jackson Society - nhóm chuyên gia về chính sách đối ngoại của Anh đã công bố một báo cáo chỉ ra rằng ĐCSTQ đã vi phạm luật pháp quốc tế, gây ra đại dịch toàn cầu và thiệt hại cho các quốc gia. Phí tổn để ứng phó với kinh tế của 7 nước công nghiệp lớn lên tới 3,2 nghìn tỷ bảng Anh.
Báo cáo khuyến nghị cộng đồng quốc tế truy cứu trách nhiệm của ĐCSTQ và yêu cầu ĐCSTQ bồi thường thông qua 10 kênh pháp luật quốc tế, bao gồm Tòa án Công lý Quốc tế, để duy trì trật tự và quy tắc quốc tế. Số tiền của yêu cầu bồi thường là 6.500 tỷ USD.

3. Ý
Vào ngày 21/4, Ý đã thành lập một trang web thu thập chữ ký "Yêu cầu ĐCSTQ bồi thường". Ước tính số người tham gia ký đã hơn 500.000 người và yêu cầu bồi thường 100 tỷ Euro (tương đương 108 tỷ USD).
Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Codacons) của Ý đang xem xét đệ đơn kiện ĐCSTQ. Cortina d'Ampezzo, một khu nghỉ mát trượt tuyết nổi tiếng ở miền Bắc Italy, đã đệ đơn kiện Bộ Y tế Trung Quốc và đòi bồi thường.

4. Đức
Vào ngày 15/4, tờ báo Bild của Đức đã đăng một bài báo cáo buộc ĐCSTQ không tuân thủ nghĩa vụ công bố thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và hành vi che giấu thông tin đã vi phạm luật pháp quốc tế.
Bild liệt kê "hóa đơn virus" mà ĐCSTQ phải chịu: khoản bồi thường của ĐCSTQ cho các ngành công nghiệp khác nhau của Đức vào tháng 3 và tháng 4 đã được tính toán chi tiết. Tổng số tiền bồi thường phải là 149 tỷ Euro (tương đương 160,2 tỷ đô la Mỹ).

5. Ai Cập
Vào ngày 7/4, luật sư Ai Cập Mohamed Talaat đã đệ đơn kiện tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Cairo, kiện Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, yêu cầu ĐCSTQ bồi thường thiệt hại 10.000 tỷ USD cho Ai Cập do dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán gây ra.

6. Ấn Độ
Hiệp hội Luật sư Ấn Độ gần đây đã kiện chính phủ ĐCSTQ lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, yêu cầu ĐCSTQ bồi thường 20.000 tỷ USD vì che giấu dịch bệnh và gây ra đại dịch toàn cầu. Hiện tại, vụ việc đã được đệ trình lên Tòa án Liên bang Texas để khởi tố.

7. Nigeria
Tờ Daily Post của Nigeria đưa tin, đại diện nhóm các luật sư Nigeria, ông Epiphany Azinge đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 25/4, nói rằng các luật sư yêu cầu ĐCSTQ phải bồi thường 200 tỷ USD để bồi thường cho “thiệt hại về tính mạng, kinh tế, chấn thương, khổ nạn, xã hội loạn lạc, hành hạ về tinh thần và hủy hoại cuộc sống hàng ngày của người Nigeria".
Ông Azinge nhấn mạnh rằng họ đã đệ đơn kiện tập thể tố cáo chính phủ Trung Quốc. "Chính phủ Trung Quốc sẽ nhận được cáo trạng thông qua đại sứ quán ở Nigeria".

8. Úc
Tờ The Sun-Herald của Úc đưa tin rằng hơn 1.000 người Úc có kế hoạch đưa ra yêu cầu bồi thường đối với ĐCSTQ. Luật sư đi đầu kế hoạch này cho biết số tiền yêu cầu bồi thường vượt quá 10.000 tỷ đô la Úc (khoảng 6.500 tỷ USD). Ông Jeremy Alters, chiến lược gia của Tập đoàn Luật Berman, nói rằng nếu ĐCSTQ có phản ứng tức thì trước đại dịch, chắc chắn đã có thể thay đổi toàn bộ phạm vi ảnh hưởng của dịch bệnh đối với dân số toàn cầu.

Có khó để yêu cầu bồi thường? Ngoại trưởng Mỹ Pompeo: tự tin có thể khiến ĐCSTQ phải trả giá

Một số người cho rằng việc yêu cầu Bắc Kinh bồi thường là vô cùng khó khăn và vụ kiện không thể thực hiện được. Lấy hệ thống tư pháp Hoa Kỳ làm ví dụ, các chính phủ nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ chủ quyền ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một số luật sư đã chỉ ra rằng Quốc hội Hoa Kỳ đã tạo tiền lệ cho việc miễn trừ nước ngoài. Cũng lưu ý rằng một số đối tượng truy tố không phải là chính phủ Trung Quốc, mà là trực tiếp nhắm tới ĐCSTQ, tránh vấn đề miễn trừ chủ quyền.
Tất nhiên, truy tố ĐCSTQ, có thể ĐCSTQ không đáp trả đơn kiện hay phớt lờ phán quyết của Tòa án Quốc tế. Đối với điều này, Giáo sư luật quốc tế tại Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ, ông James Kraska nói với VOA rằng trong trường hợp này, cách truy cứu trách nhiệm hiệu quả nhất là mỗi quốc gia đối chiếu Luật trách nhiệm nhà nước của Luật pháp quốc tế mà tiến hành ‘tự tính bồi thường’.
Anh, Hoa Kỳ và Úc đều đề xuất rằng nếu ĐCSTQ không bồi thường, họ sẽ tịch thu tài sản ở nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc. Dân biểu Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ Jim Banks cũng đề xuất rằng để thu hồi khoản bồi thường của ĐCSTQ, họ có thể xem xét không thanh toán hầu hết các trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ mà ĐCSTQ đã mua.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vài ngày trước rằng: "Tôi rất tin tưởng rằng ĐCSTQ sẽ phải trả giá cho hành động của họ, và (lực lượng thúc đẩy cho việc này) chắc chắn là từ Hoa Kỳ".
Tại cuộc họp báo tại Nhà Trắng vào ngày 27/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng cho biết rằng số tiền bồi thường mà Hoa Kỳ yêu cầu từ ĐCSTQ sẽ cao hơn nhiều so với Đức. Ông nói: "Chúng tôi có nhiều cách để khiến họ (ĐCSTQ) phải chịu trách nhiệm".
Minh Thanh


--
************************************
DIỄN ĐÀN PHỤNG SỰ XÃ HỘI
************************************


Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày 03/05/2020

Featured post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

My Blog List