Việt Nam






Sunday, 3 May 2020

8 quốc gia yêu cầu Trung Quốc bồi thường lên tới gần 100 nghìn tỷ USD vì giấu dịch


Từ: NGUYỄN VÂN TÙNG <
Đến: NGUYN HO�NG B�CH <
Đã gửi: 08:58:30 CDT, Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020
Chủ đề: 8 quốc gia yêu cầu Trung Quốc bồi thường lên tới gần 100 nghìn tỷ USD vì giấu dịch

8 quốc gia yêu cầu Trung Quốc bồi thường lên tới gần 100 nghìn tỷ USD vì giấu dịch


Trên thế giới đang nổi lên làn sóng mạnh mẽ truy cứu trách nhiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong trận đại dịch virus Corona Vũ Hán.. (Ảnh: John Moore/Getty Images)
 Bình luậnMinh Thanh • 20:26, 30/04/20• 10902 lượt xem
   
Vào tháng 12 năm ngoái, virus Corona chủng mới đã bùng phát ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Việc chính quyền Trung Quốc giấu giếm thông tin bệnh dịch đã khiến cả thế giới bị lâm vào thảm họa khôn lường. Hiện cả thế giới đang nổi lên làn sóng mạnh mẽ truy cứu trách nhiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong trận đại dịch này. Cho đến nay, có ít nhất 8 quốc gia đã đưa ra yêu cầu đòi Trung Quốc bồi thường, với tổng trị giá gần 100 nghìn tỷ USD.

Một số người cho rằng để đòi bồi thường là vô cùng khó khăn, nhưng một số chuyên gia đã đưa ra phương án hiệu quả nhất và Hoa Kỳ đã bày tỏ sự tin tưởng rằng ĐCSTQ sẽ phải chịu trách nhiệm.
Theo thông tin tổng hợp, tính đến ngày 29/4, đã có người dân và quan chức của 8 quốc gia đưa ra yêu cầu bồi thường đối với ĐCSTQ, với tổng số tiền gần một trăm nghìn tỷ USD, tương đương với 7 năm GDP của Trung Quốc. 
8 quốc gia này là:

1. Hoa Kỳ
Vào ngày 21/4, Tổng chưởng lý bang Missouri, ông Eric Schmitt đã đệ đơn kiện chính phủ Trung Quốc, ĐCSTQ, Ủy ban Xây dựng Y tế Quốc gia và Viện Virus học Vũ Hán. Ông yêu cầu các đơn vị này phải bồi thường về tính mạng và thiệt hại kinh tế cho bang Missouri vì đã gây ra dịch bệnh. Bang Missouri cáo buộc Trung Quốc che giấu dịch bệnh, khiến bang này chịu thiệt hại kinh tế ít nhất là hàng tỷ đô la.
Vào ngày 22/4, Tổng chưởng lý của Mississippi, bà Lynn Fitch đã tố cáo ĐCSTQ lên Tòa án Liên bang vì che giấu dịch bệnh và cáo buộc tích trữ thiết bị y tế, yêu cầu ĐCSTQ chịu trách nhiệm nhưng không đề cập đến số tiền bồi thường.
Vào ngày 18/3, cựu công tố viên của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và là nhà sáng lập tổ chức “Freedom Watch”, ông Larry Klayman đã đệ đơn kiện tập thể gửi lên chính phủ liên bang ở Texas, cáo buộc chính phủ Trung Quốc, ĐCSTQ và Viện Virus học Vũ Hán đã vi phạm hiệp ước quốc tế về vũ khí sinh học và yêu cầu bồi thường 20.000 tỷ USD.
Ông Klayman nói trong một tuyên bố: "Người dân Trung Quốc là những người tốt, nhưng chính phủ của họ thì không và cần phải bị trừng phạt nghiêm khắc".

2. Vương quốc Anh
Vào ngày 5/4, Henry Jackson Society - nhóm chuyên gia về chính sách đối ngoại của Anh đã công bố một báo cáo chỉ ra rằng ĐCSTQ đã vi phạm luật pháp quốc tế, gây ra đại dịch toàn cầu và thiệt hại cho các quốc gia. Phí tổn để ứng phó với kinh tế của 7 nước công nghiệp lớn lên tới 3,2 nghìn tỷ bảng Anh.
Báo cáo khuyến nghị cộng đồng quốc tế truy cứu trách nhiệm của ĐCSTQ và yêu cầu ĐCSTQ bồi thường thông qua 10 kênh pháp luật quốc tế, bao gồm Tòa án Công lý Quốc tế, để duy trì trật tự và quy tắc quốc tế. Số tiền của yêu cầu bồi thường là 6.500 tỷ USD.

3. Ý
Vào ngày 21/4, Ý đã thành lập một trang web thu thập chữ ký "Yêu cầu ĐCSTQ bồi thường". Ước tính số người tham gia ký đã hơn 500.000 người và yêu cầu bồi thường 100 tỷ Euro (tương đương 108 tỷ USD).
Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Codacons) của Ý đang xem xét đệ đơn kiện ĐCSTQ. Cortina d'Ampezzo, một khu nghỉ mát trượt tuyết nổi tiếng ở miền Bắc Italy, đã đệ đơn kiện Bộ Y tế Trung Quốc và đòi bồi thường.

4. Đức
Vào ngày 15/4, tờ báo Bild của Đức đã đăng một bài báo cáo buộc ĐCSTQ không tuân thủ nghĩa vụ công bố thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và hành vi che giấu thông tin đã vi phạm luật pháp quốc tế.
Bild liệt kê "hóa đơn virus" mà ĐCSTQ phải chịu: khoản bồi thường của ĐCSTQ cho các ngành công nghiệp khác nhau của Đức vào tháng 3 và tháng 4 đã được tính toán chi tiết. Tổng số tiền bồi thường phải là 149 tỷ Euro (tương đương 160,2 tỷ đô la Mỹ).

5. Ai Cập
Vào ngày 7/4, luật sư Ai Cập Mohamed Talaat đã đệ đơn kiện tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Cairo, kiện Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, yêu cầu ĐCSTQ bồi thường thiệt hại 10.000 tỷ USD cho Ai Cập do dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán gây ra.

6. Ấn Độ
Hiệp hội Luật sư Ấn Độ gần đây đã kiện chính phủ ĐCSTQ lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, yêu cầu ĐCSTQ bồi thường 20.000 tỷ USD vì che giấu dịch bệnh và gây ra đại dịch toàn cầu. Hiện tại, vụ việc đã được đệ trình lên Tòa án Liên bang Texas để khởi tố.

7. Nigeria
Tờ Daily Post của Nigeria đưa tin, đại diện nhóm các luật sư Nigeria, ông Epiphany Azinge đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 25/4, nói rằng các luật sư yêu cầu ĐCSTQ phải bồi thường 200 tỷ USD để bồi thường cho “thiệt hại về tính mạng, kinh tế, chấn thương, khổ nạn, xã hội loạn lạc, hành hạ về tinh thần và hủy hoại cuộc sống hàng ngày của người Nigeria".
Ông Azinge nhấn mạnh rằng họ đã đệ đơn kiện tập thể tố cáo chính phủ Trung Quốc. "Chính phủ Trung Quốc sẽ nhận được cáo trạng thông qua đại sứ quán ở Nigeria".

8. Úc
Tờ The Sun-Herald của Úc đưa tin rằng hơn 1.000 người Úc có kế hoạch đưa ra yêu cầu bồi thường đối với ĐCSTQ. Luật sư đi đầu kế hoạch này cho biết số tiền yêu cầu bồi thường vượt quá 10.000 tỷ đô la Úc (khoảng 6.500 tỷ USD). Ông Jeremy Alters, chiến lược gia của Tập đoàn Luật Berman, nói rằng nếu ĐCSTQ có phản ứng tức thì trước đại dịch, chắc chắn đã có thể thay đổi toàn bộ phạm vi ảnh hưởng của dịch bệnh đối với dân số toàn cầu.

Có khó để yêu cầu bồi thường? Ngoại trưởng Mỹ Pompeo: tự tin có thể khiến ĐCSTQ phải trả giá

Một số người cho rằng việc yêu cầu Bắc Kinh bồi thường là vô cùng khó khăn và vụ kiện không thể thực hiện được. Lấy hệ thống tư pháp Hoa Kỳ làm ví dụ, các chính phủ nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ chủ quyền ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một số luật sư đã chỉ ra rằng Quốc hội Hoa Kỳ đã tạo tiền lệ cho việc miễn trừ nước ngoài. Cũng lưu ý rằng một số đối tượng truy tố không phải là chính phủ Trung Quốc, mà là trực tiếp nhắm tới ĐCSTQ, tránh vấn đề miễn trừ chủ quyền.
Tất nhiên, truy tố ĐCSTQ, có thể ĐCSTQ không đáp trả đơn kiện hay phớt lờ phán quyết của Tòa án Quốc tế. Đối với điều này, Giáo sư luật quốc tế tại Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ, ông James Kraska nói với VOA rằng trong trường hợp này, cách truy cứu trách nhiệm hiệu quả nhất là mỗi quốc gia đối chiếu Luật trách nhiệm nhà nước của Luật pháp quốc tế mà tiến hành ‘tự tính bồi thường’.
Anh, Hoa Kỳ và Úc đều đề xuất rằng nếu ĐCSTQ không bồi thường, họ sẽ tịch thu tài sản ở nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc. Dân biểu Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ Jim Banks cũng đề xuất rằng để thu hồi khoản bồi thường của ĐCSTQ, họ có thể xem xét không thanh toán hầu hết các trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ mà ĐCSTQ đã mua.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vài ngày trước rằng: "Tôi rất tin tưởng rằng ĐCSTQ sẽ phải trả giá cho hành động của họ, và (lực lượng thúc đẩy cho việc này) chắc chắn là từ Hoa Kỳ".
Tại cuộc họp báo tại Nhà Trắng vào ngày 27/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng cho biết rằng số tiền bồi thường mà Hoa Kỳ yêu cầu từ ĐCSTQ sẽ cao hơn nhiều so với Đức. Ông nói: "Chúng tôi có nhiều cách để khiến họ (ĐCSTQ) phải chịu trách nhiệm".
Minh Thanh


--
************************************
DIỄN ĐÀN PHỤNG SỰ XÃ HỘI
************************************


No comments:

Post a Comment

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official-20/1/2025

My Blog List