Việt Nam






Sunday 26 July 2020

Lisa Pham Vấn Đáp Ngày 26/07/2020

Vì sao các quan chức cộng sản và cả chúng ta sợ nói thật?



Vì sao các quan chức cộng sản và cả chúng ta sợ nói thật?

24/07/2020

Image en ligne

Một kỳ họp Quốc Hội tại Việt Nam. Hình minh họa.

Các chính trị gia Việt Nam đang chuẩn bị cho đại hội cộng sản lần thứ 13 và ngoại trừ có điều gì bất thường, hàng ngàn đảng viên sẽ lại nghĩ một đằng và bỏ phiếu một nẻo. Họ cũng sẽ bỏ phiếu một nẻo và bỏ phiếu bằng chân một nẻo khác. Kết quả là hiện trạng lại vẫn như xưa. Hiển nhiên chẳng ai tin hiện trạng sẽ nhanh chóng mang lại những điều họ đang mong muốn. Đó là một nền giáo dục đủ tốt để khỏi phải lo cho con cái ra nước ngoài học tốn cả tỷ đồng mỗi năm. Đó là hệ thống y tế có lương tâm. Đó là một đất nước giàu có và một xã hội cưu mang những người nghèo khó và kém may mắn.
Vậy lý do tại sao họ lại làm vậy? Đây là câu hỏi tôi có trong đầu khi nghe bài diễn thuyết trên mạng hối cuối tháng Bảy của một tác giả có sách bán chạy hàng đầu theo bình chọn của báo New York Times, bà Luvvie Ajayi Jones. Bà Luvvie sinh ra ở Nigeria, lớn lên tại Chicago, thành phố nơi cựu Tổng thống Barack Obama bắt đầu sự nghiệp chính trị. Bà nói trong nhiều năm bà sống theo ước mơ của người khác. Ba má bà muốn con gái trở thành bác sỹ và bà theo đuổi giấc mơ của người lớn cho tới năm đầu đại học hồi đầu thập niên 2000. Sau khi đạt điểm rất thấp cho môn hoá học trong năm đầu ở đại học, bà quyết định không tự dối mình nữa vì bản thân bà không thích cả môi trường bệnh viện lẫn công việc trong môi trường đó. Việc nói thật với bản thân đã đưa bà tới với thế giới viết nơi bà nói thật về những gì ở nơi bà sống, nước bà sống và cả thế giới mà bà quan tâm tới. Bà bông đùa tự giới thiệu mình là “kẻ gây chuyện chuyên nghiệp”.

Adobe Experience Makers Live 2020

Plan your pivot at Adobe's Experience Makers Live 2020. Join leading brands, experts, and influencers and discov...


Những gì bà Luvvie nói giúp chúng ta hiểu tại sao bà có thể nói ra sự thật mà rất nhiều người không thể. Tác giả có tiếng cho rằng nói thật cũng như một múi cơ trong cơ thể, phải có luyện tập cơ mới cứng cáp và có sức bền. Nói thật, theo bà Luvvie, là điều chính bà nhiều khi cũng sợ, nhưng khác với nhiều người khác, bà vượt qua nỗi sợ đó và học cách “làm cho bản thân thoải mái với điều khó thoải mái”. Bà muốn mọi thứ tốt đẹp hơn cho mình và mọi người nhờ vào nói ra sự thật.
Công dân Hoa Kỳ gốc Nigeria cũng đặt ra ba câu hỏi cần trả lời mỗi khi quyết định có nên nói ra điều gì đó không? Câu hỏi thứ nhất là ‘Tôi có thực sự nghĩ thế không’ hay chỉ vì thích chọc người khác. Câu hỏi thứ hai là ‘Tôi có thể bảo vệ điều mình nói không’ và cuối cùng là ‘Tôi có nói điều đó một cách có suy nghĩ không’. Ngoài ra bà cũng luôn nghĩ tới điều tệ nhất có thể xảy ra và điều tốt nhất có thể đến khi bà nói ra sự thật. Có những lần bà nghĩ nói thật sẽ khiến bà mất cơ hội được mời tới các sự kiện khi bà chỉ trích chính những nhà tổ chức sự kiện. Nhưng rồi nhiều nơi khác lại thích tính chính trực của bà, báo chí đưa tin về cuộc đấu tranh với bất công và bà lại có nhiều cơ hội hơn. Kết luận của bà là thực ra nhiều người có nhiều quyền lực hơn họ nghĩ và nhiều khi những điều xấu nhất họ lo ngại sẽ không xảy ra.
Điều đó hoàn toàn đúng với hàng trăm uỷ viên trung ương hay hàng chục vị trong bộ chính trị và ban bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam. Tôi tin rằng nhiều vị ngồi trong các cuộc họp ngán ngẩm tới mức chỉ muốn đập bàn nói “sao các anh cổ hủ và lạc hậu thế”. Nhưng họ không nghĩ rằng họ có đủ quyền lực để nói vậy. Họ không nghĩ rằng nếu có một người dám lên tiếng, có lẽ những người khác cũng đứng lên. Nếu những người khác đó không đủ can đảm đứng lên ngay, họ cũng sẽ suy nghĩ và có lựa chọn trong lần sắp tới. Bà Luvvie nói làm cho người khác khó chịu vì lý do đúng đắn là trách nhiệm của chúng ta. Một diễn giả khác cũng từng nói khi chúng ta nói rõ cho người khác biết quan điểm và mong muốn của chúng ta, đó là khi chúng ta thể hiện sự quan tâm tới người khác và tới môi trường sống nói chung. Khi chúng ta nói ra sự thật và tạo ra sự thay đổi, nhiều người không có điều kiện để nói ra những điều đó cũng được hưởng lợi từ một môi trường sống tốt hơn. Chúng ta nói thật không phải vì ích kỷ mà vì cái chung.
Nói thật không phải khi nào cũng dễ dàng vì chính người Việt cũng nói “sự thật mất lòng”. Để được lòng người khác, các quan cộng sản cũng như nhiều người trong chúng ta chọn nói dối. Các nhà khoa học ước tính mỗi ngày chúng ta phải nghe những lời nói dối từ 10-200 lần trong khi chúng ta tự dối mình từ 1-2 lần. Tác giả cuốn ‘Đoán ai nói dối’, bà Pamela Meyer cũng nói: “Dối trá là hành động [đòi] sự hợp tác… Lời nói dối chẳng có quyền lực gì chỉ dựa vào chuyện nó được nói ra. Quyền lực của nó xuất hiện khi có người đồng ý tin vào điều dối trá.”

Pamela Meyer: How to spot a liar

On any given day we're lied to from 10 to 200 times, and the clues to detect those lies can be subtle and counte...


Nếu sau năm 1975 nhiều người đừng vờ tin vào những điều dối trá, Việt Nam giờ có lẽ đã ở trong nhóm đầu về sự phát triển của các nước Asean chứ không phải ở cuối. Ngay cả bây giờ nếu nhiều đảng viên vượt qua được nỗi sợ và nói ra những gì họ thực sự suy nghĩ về thực trạng xã hội, những thay đổi ở Việt Nam trong những năm tới sẽ nhanh hơn. Điều khó khăn hơn ở các thể chế cộng sản là các quan chức ở đó có nhiều nỗi sợ hơn ở các nước minh bạch. Không những chỉ sợ làm mất lòng người khác, sợ mất việc, mất thu nhập, nhiều quan chức còn sợ bị lộ vì đã làm quá nhiều điều sai trái trong một thể chế không coi trọng sự minh bạch. Vì lý do này sự minh bạch sẽ lại tới rất chậm trừ khi có sự thức tỉnh đồng loạt.
Sự im lặng trước những điều sai trái và bất công xảy ra hàng ngày ở năm xã hội cộng sản còn lại trên thế giới và ở nhiều nơi khác cho thấy vẫn có quá nhiều người chọn tin vào những lời dối trá dù họ có thực sự tin như thế không. Nhà hoạt động Martin Luther King từng nói hồi năm 1968, năm ở Việt Nam xảy ra biến cố Mậu Thân mà người ta còn nói dối tới tận hôm nay, rằng: “Rốt cuộc lại chúng ta sẽ nhớ không phải những lời của kẻ thù mà là sự im lặng của bạn bè chúng ta.” Nhà thơ và nhà giáo Hoa Kỳ Clint Smith dẫn câu trích dẫn này trong một bài nói chuyện và nói ông có bốn nguyên tắc cho học sinh của mình: Đọc có phân tích, Viết có ý thức, Cất tiếng rõ ràng và Nói thật. Nếu các quan chức cộng sản chỉ cần bắt đầu với nguyên tắc cuối cùng và khuyến khích xã hội cùng làm vậy, Việt Nam sẽ không còn nằm trong cuối bảng xếp hạng về các quyền tự do căn bản và tấm hộ chiếu Việt Nam sẽ không còn bị nhiều nước coi rẻ như hiện nay.

Clint Smith: The danger of silence

"We spend so much time listening to the things people are saying that we rarely pay attention to the things they...


16x9 Image

Nguyễn Hùng

 

Nguyễn Hùng - VOA Author Bio - Ðài Tiếng nói Hoa Kỳ

Voatiengviet.com-Thông tin để tiến bộ. Các tin tức chính xác và đáng tin cậy về Việt Nam và Thế giới. Các chương...

 

 

Nguyễn Hùng bắt đầu viết báo từ năm 1995 cho tờ Vietnam Investment Review và hai năm sau được Liên Hiệp Quốc chọn là một trong một vài nhà báo châu Á xứng đáng nhận giải thưởng mang tên cố tổng thư ký Dag Hammarskjold. Nguyễn Hùng đến London năm 2000, trở thành phát thanh viên, biên tập viên và phó ban Việt ngữ BBC. Trong vài năm trước khi rời BBC hồi năm 2017 để trở thành giảng viên báo chí kỹ thuật số ở Goldsmiths, University of London, Nguyễn Hùng phụ trách mảng mạng xã hội cho Vùng Đông Á và mảng kỹ thuật số cho Vùng Nam Á của BBC World Service. Nguyễn Hùng là người đồng sáng lập chương trình Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt. Anh cũng sẽ chia sẻ blog này qua trang Facebook - Hay Nhỉ. Các bài viết của Nguyễn Hùng là blog cá nhân và được đăng tải với sự đồng ý của đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.

Hay Nhỉ

Hay Nhỉ. 896 lượt thích. Những chia sẻ hữu ích trên mạng xã hội và trong xã hội.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Monday 20 July 2020

Repsol: Áp lực của China ‘khiến Việt Nam mất một tỷ đô la’ ở Biển Đông


Repsol: Áp lực của Trung Quốc ‘khiến Việt Nam mất một tỷ đô la’ ở Biển Đông

  • Bill Hayton
  • Phóng viên BBC, nhà nghiên cứu Biển Đông
15 tháng 7 2020
Một giàn khoan của tập đoàn Repsol (hình chỉ có tính minh họa)Getty Images
Một giàn khoan của tập đoàn Repsol (hình chỉ có tính minh họa)
Người viết bài này được cho hay rằng Việt Nam đã đồng ý trả khoảng một tỷ đô la cho hai công ty dầu khí quốc tế sau khi hủy các dự án của họ trên Biển Đông vì áp lực từ Trung Quốc.
Một nguồn thạo tin trong ngành dầu khí nói với BBC rằng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đã đồng ý trả tiền cho Repsol của Tây Ban Nha và Mubadala của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cho các thỏa thuận 'chấm dứt' và 'bồi thường'.
Trong một tuyên bố, một phát ngôn viên của Repsol nói ông "không muốn xác nhận hay phủ nhận về số tiền" nhưng việc đọc phân tích báo cáo tài chính của công ty cho thấy có một khoản tiền rất lớn có liên quan.
Tin này được đưa ra trong bối cảnh có đợt đối đầu mới ở Biển Đông. Rosneft, công ty năng lượng Nga, đã bị buộc phải tạm dừng kế hoạch khoan ngoài khơi, dường như cũng vì áp lực của Trung Quốc.

Oil Company Pulls Out of Vietnamese Oil Field as China Puts the Squeeze ...

China exerts pressure on Southeast Asian nations that want to exploit resources in the South China with internat...


Các tàu tuần duyên Trung Quốc đã hoạt động trong khu vực nơi đáng ra có hoạt động này.
Đầu tháng này, hải quân của Hoa Kỳ và Trung Quốc đồng thời tiến hành tập trận quy mô lớn trong khu vực, động thái lại cho thấy sự cạnh tranh chiến lược rộng lớn hơn giữa hai cường quốc ở trong khu vực.
Một chuyên viên dầu khí phương Tây có bề dày kinh nghiệm trong khu vực nói với BBC rằng ông "chưa bao giờ từng thấy có sự can thiệp chính trị nhiều như vậy vào ngành dầu khí ngoài khơi Biển Đông".
Việt - TrungGetty Images
Đối đầu giữa tàu cảnh sát biển Việt Nam và tàu tuần duyên Trung Quốc trên Biển Đông năm 2014
Repsol đã từng là một trong các tập đoàn lớn nhất tham gia khai thác ngoài khơi Việt Nam, sở hữu 13 lô ở thềm lục địa. Với lợi ích tối thiểu ở Trung Quốc, Repsol dường như sẵn sàng chống lại áp lực chính trị từ Bắc Kinh.
Hai trong số những dự án phát triển đặc biệt táo bạo của hãng này là nằm ở rìa xa của vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) mà Việt Nam tuyên bố và cũng nằm lọt hẳn trong đường 9 đoạn hay chữ U mà Trung Quốc vẽ trên bản đồ kể từ năm 1948.
Tuy nhiên, vào tháng Bảy năm 2017, đối tác của Repsol, PetroVietnam, đã ra lệnh hủy khoan thăm dò đã lên kế hoạch ở Lô 135-136/03. Sau đó, vào ngày 22/3/2018 Repsol đã được lệnh dừng khoan riêng rẽ khác khi đã bắt đầu tiến hành ở Lô 07/03 gần đó (một dự án trong khu vực được gọi là Cá Rồng Đỏ).

Vietnam halts South China Sea drilling

A gas operation in the disputed area has come to a forced stop after alleged threats from China.



Vietnam 'scraps new offshore oil project'

Vietnam cancels a major oil project in the South China Sea, bowing to Chinese pressure, the BBC has learned.


Các chuyên viên Repsol được thông báo rằng đây là một quyết định chính trị, theo lệnh của lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam, sau áp lực rất dữ dội của Trung Quốc.
Nhà giàn của Việt Nam ở Trường SaKien Pham
Nhà giàn của Việt Nam ở Trường Sa
Trung Quốc trước đó đã điều một đội tàu gồm 40 tàu hải quân ngoài khơi Đảo Hải Nam, khoảng hai ngày đi thuyền từ địa điểm khoan và Trung Quốc dường như đã sẵn sàng để đối đầu.
Điều đó [lệnh của lãnh đạo Việt Nam] nay dường như là một quyết định mà Hà Nội phải trả giá quá đắt.
Một nguồn trong ngành dầu khí của khu vực nắm bắt rất chắc về thỏa thuận nói rằng Việt Nam trả cho Repsol và Mubadala 800 triệu USD cho quyền của họ trong các lô kể trên và thêm 200 triệu USD bồi thường cho tất cả các khoản đầu tư họ đã thực hiện trong quá trình thăm dò và phát triển.
Đây là một tỷ đô la mà PetroVietnam đáng ra sẽ chuyển vào ngân sách của chính phủ Việt Nam.
Trong báo cáo tài chính năm 2019, Repsol lưu ý rằng họ đã trích lập dự phòng cho các khoản thua lỗ gộp lại là 786 triệu Euro cho các dự án tại Việt Nam, Algeria và Papua New Guinea.
Khoản lỗ ở Việt Nam không được tách ra chi tiết. Trong cùng một tuyên bố, Repsol cũng báo cáo tổng giá trị ghi sổ là 586 triệu Euro cho ba công ty con làm việc tại các lô bị ảnh hưởng ở Việt Nam.
Trong một tuyên bố ngày 12/6/2020 thông báo ngưng khai thác Lô 07/03 và 135-136/03, công ty nói "Giao dịch [với PetroVietnam] sẽ không có tác động đáng kể đến báo cáo tài chính của Repsol".

Stock Quote News - Stock Market Quotes, Online Stock Quotes, India

Reuters India provides latest news & articles on stock market quotes, online stock quotes, India. Get India stoc...


Điều này dường như cho thấy rằng công ty sẽ thu lại chi phí và tổn thất của hãng. Mặc dù tuyên bố đó không nêu chi tiết tài chính nào, tổng giá trị của những chi phí và tổn thất đó có thể dễ dàng lên tới hàng trăm triệu đô la.
Nỗ lực của Trung Quốc ngăn chặn các công ty đặt tại Việt Nam phát triển tài nguyên dầu khí ở Biển Đông đang được tiếp tục.
Lô 07/03 nằm cạnh Lô 136-03 mà VN phải ngưng khai thác hồi 7/2017
Lô 07/03 nằm cạnh Lô 136-03 mà VN phải ngưng khai thác hồi 7/2017
Một giàn khoan nằm ở cảng Vũng Tàu của Việt Nam được hai tháng đã ngừng hoạt động. Chủ giàn khoan, Tập đoàn Noble, nói rằng hợp đồng "đã bao gồm một khoản thanh toán ngừng hoạt động". Nhiều khả năng vụ này khiến Việt Nam tốn thêm nhiều triệu đô la.
Giàn khoan này là để khoan thăm dò cho công ty Rosneft của Nga ở Lô 06-01, khu vực ngay phía bắc của lô cũ của Repsol là Lô 07/03, và cũng nằm trong đường chữ U của Trung Quốc.
Giếng mới đáng ra được khoan ở gần ngay chính chỗ hiện thời- nhưng với độ khoan sâu hơn. Đây là một mỏ đã được khai thác thương mại trong 18 năm như là một phần của dự án khí đốt Nam Côn Sơn nhưng Trung Quốc hiện cảm thấy có thể ngăn chặn được sự phát triển ở đó.
Vào đầu tháng Bảy, một tàu tuần duyên Trung Quốc, Hải Dương 5402, đã xuất hiện kiểu đi lại 'khiêu khích' trong khu vực được đề xuất để khoan.
Dữ liệu AIS được theo dõi bởi người dùng twitter có tên 'Tin tức Biển Đông" cho thấy con tàu di chuyển với tốc độ 15 hải lý/giờ chỉ cách mỏ khí đốt Lan Tây hiện đang khai thác 1,5 hải lý.
Cho đến nay hầu hết nhà phân tích giả định rằng Trung Quốc sẽ không muốn đối chọi với Moscow bằng cách chặn các hoạt động của Nga tại Việt Nam. Nay có vẻ như Bắc Kinh cảm thấy thoải mái làm công ty Nga sợ đến mức phải bỏ cũng như họ đã làm với Tây Âu.
Cũng có một số bí ẩn về hoạt động của Nhật Bản ngoài khơi Việt Nam. Hai công ty Nhật Bản, Idemitsu và Teikoku/Inpex, hợp tác với PetroVietnam đang hoạt động tại hai mỏ: Sao Vàng và Đại Nguyệt nằm mấp mé đường Chín đoạn tại Lô 05-01b và Lô 05-01c.
Họ đã hoàn tất khoan phát triển và công việc chuẩn bị nhưng chưa cài đặt thiết bị bơm hút chính. Idemitsu nói rằng họ mong đợi 'bắt đầu sản xuất khí và dầu nhẹ trong quý Ba năm 2020' nhưng họ đang giữ im lặng về những tiến độ họ đang thực hiện.
Có thêm khúc mắc nữa là Teikoku hiện đang phải đối mặt với một vụ kiện từ một công ty niêm yết ở London, Jadestone. Jadestone nói rằng họ đã đồng ý mua cổ phần Teikoku ở lô này bốn năm trước nhưng Teikoku, một công ty con của tập đoàn năng lượng khổng lồ Nhật Bản Inpex đã hủy bỏ thỏa thuận.
Một số người suy đoán rằng tập đoàn, theo lệnh của Chính phủ Nhật Bản, muốn giữ lô như một sự sắp xếp chỉ có toàn Nhật để đối phó bất kể sự đe dọa từ Trung Quốc vốn có thể ngăn chặn sự phát triển tại các mỏ này trong tương lai.
Những sự cố như thế này là một lý do chính tại sao chính phủ Hoa Kỳ đưa ra một tuyên bố về Biển Đông trong tuần này. Trong tuyên bố đó, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã mô tả "chiến dịch bắt nạt" của Trung Quốc nhằm kiểm soát hầu hết các nguồn tài nguyên ngoài khơi trên Biển Đông là hành vi "hoàn toàn bất hợp pháp".

U.S. Position on Maritime Claims in the South China Sea - United States ...

Beijing’s claims to offshore resources across most of the South China Sea are completely unlawful, as is its cam...


Tuyên bố cho thấy Hoa Kỳ sẵn lòng giúp đỡ các nước như Việt Nam bảo vệ ngành dầu khí ngoài khơi của họ chống lại sự can thiệp của Trung Quốc. Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington mô tả lời cáo buộc là "hoàn toàn vô lối". Tuy nhiên, dường như cuộc chiến về tài nguyên của Biển Đông sắp trở nên nóng hơn.
Bill Hayton, đang làm việc tại kênh truyền hình BBC World News, là tác giả hai cuốn sách về Đông Nam Á. Cuốn Vietnam: Rising Dragon (2010) dựa trên các tư liệu thu thập trong một năm ông thường trú ở Việt Nam. Năm 2014, ông ra mắt cuốn South China Sea: The struggle for power in Asia, viết về tranh chấp Biển Đông. Hiện ông cũng là thành viên Viện nghiên cứu Chatham House tại London.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Lisa Pham Vấn Đáp Ngày 20/07/2020

Sunday 19 July 2020

Hong Kong: Trung Quốc có nguy cơ ‘xôi hỏng, bỏng không’

 


Hong Kong: Trung Quốc có nguy cơ ‘xôi hỏng, bỏng không’

  • 4 tháng 7 2020
Hong Kong: hàng trăm người bị bắt vì biểu tình ngày 1/7
Luật an ninh quốc gia cho Hong Kong có thể khiến Trung Quốc sẽ tự chuốc lấy nhiều mối hại hơn là có lợi, theo nhận định của một số nhà quan sát Việt Nam.
Kiểm duyệt của Trung Quốc bóp nghẹt báo chí Hong Kong thế nào?
Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia Hong Kong
Hong Kong: Ít phút sau khi luật an ninh được thông qua, các gương mặt dân chủ từ chức
Từ Hà Nội, cựu Trung tá Quân đội nhân dân Việt Nam, nhà nghiên cứu Trung Quốc, bà Nguyễn Nguyên Bình nói với BBC:
"Việc mà Trung Quốc thay đổi chính sách này là do tại chính Trung Quốc chứ không phải tại nhân dân Hong Kong, khi đưa ra luật dẫn độ, thì họ đã dần dần biến Hong Kong từ lời hứa về một quốc gia, hai chế độ, với các luật dần dần được đưa vào, đã biến Hong Kong trở thành 'một quốc gia, một chế độ' chứ làm gì còn là hai nữa."
"Tôi nghĩ rằng cái này sẽ gây chính sự thiệt thòi cho Trung Quốc, tại vì Trung Quốc muốn Hong Kong là một trung tâm tài chính, rồi trung tâm thương mại để thu hút những giao lưu tài chính, thương mại thì Trung Quốc có lợi.
"Nhưng Trung Quốc bây giờ một mặt lại muốn là quản lý giống như là trên lục địa, thế thì rõ ràng là Trung Quốc quá tham vọng tức là cái việc gì cũng muốn, thế cho nên có nguy cơ rất cao là xôi hỏng mà bỏng cũng không.
"Thế giới và khu vực từ nay sẽ càng suy nghĩ khác về Trung Quốc, như dân Đài Loan đã nói rồi rằng càng đối xử với Hong Kong như thế, thì người ta sẽ càng không tán thành việc 'về với Trung Quốc' theo mô hình mà Trung Quốc lâu nay nói là 'một quốc gia, hai chế độ' đó, và nay không bao giờ họ chịu trở về với Trung Quốc.
"Tôi nghĩ rằng con người, cũng như quốc gia, khi quá tham vọng, tham vọng chồng thêm tham vọng thì có thể sẽ trở nên mù quáng và sẽ không còn có thể phân biệt được giới hạn, mức độ nữa. Bây giờ Trung Quốc bộc lộ quá nhiều tham vọng, cái gì cũng muốn vơ vét cho mình thì thế giới bây giờ càng ngày càng mất lòng tin vào họ.
Image en ligneGetty Images
Người biểu tình gây rúng động Hong Kong trong nhiều tháng ròng vào năm 2019

'Hoàn toàn tước đoạt'

Từ Sài Gòn, nhà báo tự do, nhà hoạt động Sương Quỳnh bình luận với BBC:
"Theo tôi luật an ninh quốc gia với Hong Kong mà Trung Quốc vừa đưa ra đã hoàn toàn tước đoạt quyền tự chủ của nhân dân Hong Kong, do đó ngay lập tức kèm với những vụ bắt bớ hàng trăm người trên thực tế ngay từ hôm 01/7 và có thể sẽ không ngừng lại, đã làm cho người dân Hong Kong hoàn toàn bị mất đi quyền dân chủ của mình, không còn như những gì Trung Quốc đã ký kết với Anh quốc về "một quốc gia, hai chế độ."
"Từ Việt Nam, với nhãn quan của giới hoạt động dân chủ, nhân quyền và xã hội dân sự, tôi thấy rằng mặc dù những bất lợi đang diễn ra với các phong trào ở Hong Kong, người Việt Nam vẫn có thể học hỏi được tinh thần kiên cường và tinh thần trường kỳ đấu tranh, liên tục đấu tranh bền bỉ, ngoài ra họ rất phong phú về những hình thức biểu tình, đấu tranh, trong đó có việc họ liên tục tận dụng quốc tế, đưa vấn đề ra quốc tế, để tạo áp lực liên tục từ bên ngoài, rồi họ biết cách kêu gọi các nước khác hiệp thông, đoàn kết và ủng hộ họ."
"Do đó, mặc dù có thể đã, đang và sẽ còn bị đàn áp, họ sẽ vẫn tiếp tục nhận được sự ủng hộ của khu vực và thế giới".
  Image en ligneEPA
Một cuộc biểu tình nhỏ diễn ra vào sáng thứ Tư

'Hành xử độc tài'

Từ Paris, hôm 02/7, nhà báo tự do Tường An bình luận với một thảo luận trực tuyến trên Facebook của BBC News Tiếng Việt:
"Chúng ta thấy đây là một hành xử rất độc tài đối với Hong Kong của nhà cầm quyền Trung Quốc. Cách đây hơn một tháng Mỹ đã đưa ra đã cảnh báo đưa ra những biện pháp đối với Trung Quốc nếu như Bắc Kinh thông qua và áp dụng đạo luật mới này.
"Nhưng mà dường như là Trung Quốc tỏ ra không e sợ Mỹ, cho nên mặc dù những lời đe dọa đó, một tháng sau, Trung Quốc vẫn đưa ra một đạo luật mà phải nói là rất đau buồn cho Hong Kong, đau buồn cho cả thế giới tự do, dân chủ…
"Việc Trung Quốc đưa ra đạo luật mới này thì hoàn toàn phản lại đạo luật cơ bản đối với Hong Kong mà Trung Quốc đã ký với Anh quốc cách đây 23 năm… mặc dù nhiều đảng phái, các nhóm hoạt động dân chủ, nhân quyền ở Hong Kong đã đang phải giải thể để tránh trở thành đối tượng bị trừng phạt của đạo luật do Bắc Kinh đưa ra, thì tôi vẫn hy vọng đâu đó sẽ tái xuất hiện những nhà hoạt động để họ khôi phục lại cuộc đấu tranh quan trọng này."

Hong Kong: Trung Quốc có nguy cơ ‘xôi hỏng, bỏng không’

Luật an ninh quốc gia cho Hong Kong có thể khiến Trung Quốc sẽ tự chuốc lấy nhiều mối hại hơn là có lợi, theo nh...


Với các khách mời Luật gia Hoàng Việt (Sài Gòn), nhà báo tự do Tường An (Paris), nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng (Berlin) và kỹ sư Nguyễn Lân Thắng (Hà Nội)
Cuối Facebook tin bởi BBC News Tiếng Việt
Từ Berlin, nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng nói với tọa đàm này về việc vì sao thế giới quan tâm tới Hong Kong, ông nói:
"Tôi không cho rằng từ trước đến nay các nước trên thế giới chỉ nước nào thì biết nước đó…, bởi vì việc cạnh tranh giữa các mô hình xã hội, cạnh tranh về mặt kinh tế luôn luôn xảy ra, cạnh tranh bao gồm việc chứng minh phần ưu việt của mình, đồng thời chỉ thấy rõ phần yếu của đối thủ.
"Trung Quốc bây giờ đang trên đà lấn lướt, Trung Quốc bây giờ có thể nói là đặt tất cả lên bàn, gọi là chơi bài ngửa, khi mà họ đã có thời gian dài thu mình lại, thì tất cả các nước khác cũng phải thể hiện mình và cũng phải có tác động thế nào đó để xu hướng của Trung Quốc không lấn át xu hướng của thế giới, phương Tây, thành ra châu Âu vì sao xa vời thế mà vẫn quan tâm đến Hong Kong.
"Người ta không muốn một mô hình xã hội nào đó mà người ta thấy không phù hợp mà có cơ hội lan tỏa khắp thế giới, và điều này chúng ta đã thấy thời Chiến tranh lạnh ngày xưa đã có và tuy bây giờ Chiến tranh lạnh không còn, nhưng các cường quốc vẫn có một chính sách như vậy đối với cả thế giới.
"Họ dùng những gì họ đang có, sức mạnh hay cái thô bạo của họ, nhưng đường hướng về lâu dài, căn bản để mà họ thu phục lòng người thì tôi chưa thấy."

'Quan sát chăm chú'

Từ Hà Nội, nhà hoạt động xã hội dân sự, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói với BBC về quan tâm của giới hoạt động dân chủ, nhân quyền và dân sự ở Việt Nam, đồng thời đưa ra một so sánh:
"Vấn đề Hong Kong hiện nay là một chỉ dấu, thông tin, sự kiện mà các giới hoạt động dân chủ, tự do, nhân quyền và xã hội dân sự ở Việt Nam quan sát để người ta đón nhận như những ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam…
"Có thể ở Việt Nam, việc phải đối đầu với Trung Quốc có lẽ đã từ lâu rồi, người Việt Nam có lẽ có nhiều kinh nghiệm hơn người Hong Kong.
"Nhưng mà người Hong Kong lại có sự tiến bộ về mặt xã hội ủng hộ cho phong trào của họ, cũng như là điều kiện về mặt vật chất, về tài lực, về con người thì họ dồi dào hơn là ở Việt Nam rất nhiều, cho nên những bước đi của họ nhanh hơn tiến trình đấu tranh ở Việt Nam".
Cũng trong dịp này, hôm 03/7, hai nhà quan sát thời sự và chính trị khu vực đã chia sẻ đánh giá và tiếp theo là dự phóng của mình về vấn đề Hong Kong, liên quan chính trị Trung Quốc trong tầm nhìn khu vực và quốc tế.
Từ Sài Gòn, luật gia Hoàng Việt nói:
"Tôi cho rằng chắc chắn Trung Quốc đã tính toán kỹ việc thông qua luật an ninh ở Hong Kong như vậy. Và tính toán thì sẽ có mặt lợi và hại. Lợi là Trung Quốc đạt được các mục tiêu của mình. Hại là Trung Quốc sẽ gặp phản ứng từ các quốc gia trên thế giới
"Vấn đề Hong Kong theo tôi sẽ có nhiều cách nhìn khác nhau. Có thể coi vấn đề Hong Kong thể hiện quan điểm khác biệt giữa Trung Quốc và phương Tây về các giá trị phổ quát như tự do và dân chủ. Nhưng cũng có thể đánh giá vấn đề Hong Kong nằm trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung. Theo đó thì ta có thể dự đoán rằng chừng nào cuộc thư hùng Mỹ - Trung kết thúc thì vấn đề Hong Kong mới có thể được giải quyết."
Còn từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore), Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời của Viện này nêu quan điểm:
"Luật an ninh Hong Kong, thực chất là sự phá bỏ chính sách một nước, hai chế độ mà Trung Quốc đã cam kết với Anh quốc. Phá bỏ cam kết đó, là phá bỏ một cam kết pháp lý quốc tế. Dù vậy, Trung Quốc vẫn cho rằng luật an ninh Hong Kong vẫn duy trì chính sách một nước, hai chế độ - đây là một hành xử bất chấp tất cả, đối đầu với cả thế giới văn minh.
"Tóm lại, tôi cho rằng Bắc Kinh quyết tâm bỏ chính sách một nước, hai chế độ đối với Hong Kong, và Hong Kong sẽ sớm trở thành một phần địa lý đồng nhất như các phần địa lý khác của Trung Quốc. "
Quý vị bấm vào đường dẫn sau đây để theo dõi cuộc hội luận hôm thứ Năm, 02/7/2020, trên Facebook của BBC News Tiếng Việt, trong đó có nội dung ở phần đầu bình luận về vấn đề Hong Kong.





__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Featured post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

My Blog List