Việt Nam






Monday, 25 May 2015

Nếu nghĩa vụ quân sự là vinh quang, sao con cán bộ CS không muốn nhận?


Ngọc Quang
21-05-2015
H1
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền đề nghị phải có chính sách đảm bảo công bằng giữa những người thực hiện nghĩa vụ quân sự và những người không có điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự. Ảnh: TTBC.

(GDVN) – Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền: “Tại sao vinh quang này con em cán bộ đảng viên, con nhà giàu người ta không nhận?”.
Chiều nay (21/5), Quốc hội đã dành thời gian thảo luận về dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi). Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (đoàn Lâm Đồng) đã làm “nóng” nghị trường khi nói thẳng: “Vinh quang có lẽ chỉ thuộc về con em nông dân”.
Vinh quang chỉ thuộc về con em nông dân?
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền dẫn ra Điều 4 của dự luật “Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam…” và nói thẳng: “Nghĩa vụ quân sự vẻ vang, ngày xưa thì rất đúng, bây giờ trong thực tiễn lại khác. Ngày xưa tất cả con em cán bộ đảng viên, từ con các đồng chí Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Quốc phòng… đều tham gia nghĩa vụ quân sự hết. Rồi con em lãnh đạo các địa phương đều tham gia nghĩa vụ quân sự hết.

Thế nhưng bây giờ thì không phải, trong khi chúng ta lại không có giải pháp nào để giải quyết tình trạng này thì tôi cho rằng vinh quang có lẽ chỉ thuộc về con em nông dân, con em đồng bào dân tộc thôi.
Tại sao vinh quang này con em cán bộ đảng viên, con nhà giàu người ta không nhận? Người ta không tự nguyện làm cái này. Nói vinh quang thì đúng, nhưng tổ chức thực hiện thì vênh nhau quá, cho nên tôi đề nghị phải bổ sung một nghĩa vụ gì đó để làm nghĩa vụ xây dựng lực lượng quốc phòng hoặc xây dựng biển đảo.

Chứ còn bây giờ chúng ta cứ nói rằng đây là nghĩa vụ vinh quang không thay thế bằng nghĩa vụ khác, nhưng bây giờ mười người đến tuổi nghĩa vụ quân sự thì chỉ gọi vài người thôi, còn lại đến bảy tám người thì làm gì? Họ không là việc gì hết, thế thì sao mà công bằng được?
Tôi đề nghị phải quy định rất rõ là có nghĩa vụ gì đó đóng góp nếu như anh không có điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự, thì mới đảm bảo công bằng”.
Ông Thuyền so sánh, muốn đi nghĩa vụ Công an thì phải làm đơn, xét duyệt, tranh nhau… thế nhưng đi nghĩa vụ quân sự thì phải bắt buộc.
“Đấy là vì chúng ta chưa có chính sách để thu hút. Chúng ta cũng chưa có biện pháp gì để những người không tham gia nghĩa vụ vinh quang này phải đóng góp.

Tôi nghĩ rằng nếu bây giờ quy định đóng góp một khoản tiền nào đó để giữ gìn biển đảo hoặc nuôi bộ đội ở các vùng biển đảo thì tốt quá chứ, tại sao cứ nói là nghĩa vụ thiêng liêng nên không thể thay thế”, ông Thuyền nêu quan điểm.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Bá Thuyền đề nghị đặc biệt phải quan tâm tới vấn đề chính sách đối với quân nhân.
Ông Thuyền nêu một thí dụ từ thực tế: “Vừa rồi, tôi đi cùng Ban Dân nguyện giám sát, có một cử tri ở Hà Nam 40 năm nay khiếu kiện về chính sách liệt sĩ.
Rõ ràng có giấy báo tử, có bằng Tổ quốc ghi công mà còn nghi người ta đầu hàng địch, rồi cứ cấp nọ đổ cho cấp kia, 40 năm trời không xác minh cho người ta.

Vừa rồi đoàn giám sát đến thì mới công nhận là người ta bị oan, phải minh oan, thế mà các đồng chí lại còn đề xuất chính sách phải làm lại từ đầu. Tôi nói là thế như vậy thì phải chờ thêm 40 năm sau nữa vẫn chưa được.
Bây giờ đã xác định người ta bị oan rồi thì công bố và xin lỗi, trả tiền cho người ta là xong. Thế mà lại còn đề xuất chính sách là làm lại thủ tục từ đầu. Tôi nghĩ rằng, áp dụng chính sách như thế thì không ai người ta đi nghĩa vụ quân sự nữa”.

Phải có chính sách triệt để với quân nhân
Tại Điều 51 của dự thảo luận có quy định nhiều chính sách, chế độ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân.
Cụ thể, đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ: Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh.
Quân nhân cũng được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hoá, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết. Được Nhà nước bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật;
Từ tháng 13 trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Từ tháng 25 trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng;

Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được giao hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác; Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác; Được ưu đãi về bưu phí;
Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng theo quy định của pháp luật; trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thì được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật;
Được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế; khi ốm đau dài ngày được hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất; Được tạm hoãn trả và không tính lãi xuất đối với khoản nợ vay từ ngân hàng chính sách xã hội.
Đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ: Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách Nhà nước bảo đảm;

Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn học phí khi học ở cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật về chế độ miễn, giảm học phí;
Trường hợp hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ: Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ; Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó; Được trợ cấp tạo việc làm;

Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương tương xứng với vị trí việc làm, tiền lương trước khi nhập ngũ. Nếu cơ quan, tổ chức cũ đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết việc làm;
Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế khi xuất ngũ tổ chức kinh tế đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm, tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ;

Trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật;
Được giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;

Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đủ điều kiện xuất ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.

Ông Thuyền đề xuất việc thực hiện chính sách phải thật triệt để: “Những quy định hiện nay trong dự thảo luật thì tốt rồi, nhưng tôi đề nghị bổ sung thêm là những người có bằng đại học, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì được ưu tiên xét tuyển việc làm theo ngành nghề được đào tạo, không phải thi.
Như vậy thì người ta sẽ đăng ký xin thực hiện nghĩa vụ quân sự ngay, vì vừa vinh quang lại vừa có việc làm”.



__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

No comments:

Post a Comment

Featured post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List