TT.OBAMA
GIẢM NHẸ ĐIỀU KIỆN
VÀO
TPP CHO CSVN ?
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 25.11.2014. Cập nhật 17.05.2015
Năm 2014, chúng tôi cho phổ biến một Hồ Sơ về vùng Kinh tế Thái Bình Dương và
nhấn mạnh về hai Tổ chức Tự do Mậu dịch CAFTA và TPP. Chúng tôi đã viết bài này
trình bầy những Tổ chức ấy và nhấn mạnh đến những điều kiện tiên quyết cứng rắn
mà TT.OBAMA đòi hỏi cho một thành viên của TPP.
Gần đây nhất vấn đề điều kiện cho Việt Nam Cộng sản hội nhập vào TPP lại
được bàn cãi sôi nổi giữa chúng ta. Một phái đoàn của Hoa kỳ sang Việt Nam để
quan sát vấn đề Nhân quyền và có hội họp với những Nhóm Xã Hội Dân sự để lấy ý
kiến. Phái đoàn Hoa kỳ dẫn đầu bởi Ông Phụ tá đặc trách dân chủ, nhân quyền và
lao động của ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Tom MALINOWSKI. Khi trở lại Hoa kỳ, ông
Phụ tá này, ngày 16.05.2015, đã phát biểu về một số những điều kiện cho
Việt Nam Cộng sản có thể được nhận vào TPP. So sánh những điều kiện mới này với
những điều kiện tiên quyết cứng rắn đặt ra bởi TT.OBAMA trước đây, chúng tôi
thấy TT.OBAMA có phần giảm nhẹ đi những điều kiện cho Việt Nam Cộng sản. Chính
vì vậy mà hôm nay, 17.05.2015, chúng tôi cập nhật bài đã viết năm 2014 để
phổ biến.
Cách đây 5 năm, Nhà báo NGUYỄN KHẮC TOÀN ở Hà Nội kêu gọi thành lập Nghiệp đoàn
Độc lập cho Công nhân Việt Nam. Tại Sài Gòn, một nhóm Thanh niên cũng đứng lên
thành lập Nghiệp Đoàn Độc Lập cho Công nhân. Nhưng rồi Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn
đã phải bị bịt miệng và nhóm thanh niên tại Sài Gòn bị truy nã. Tất nhiên chúng
ta hiểu rằng CSVN độc tài khó lòng cho quyền lập Hội cho Công nhân.
Ngày nay, CSVN đang ở tình trạng phá sản Kinh tế và rất tha thiết đến việc vào
được TPP (TransPacificPartnership/ Hiệp Hội Xuyên Thái Bình Dương). Qua việc
tha thiết vào được TPP của CSVN, chúng ta có thể đấu tranh để CSVN chấp nhận
cho quyền lập Hội mà cụ thể cho một Nghiệp Đoàn Công nhân Độc lập.
TPP là một Hiệp Hội tự do Mậu dịch và tất nhiên liên hệ mật thiết với sức Lao
động của Công nhân, một yếu tố chính trong sản xuất, nguồn của những trao đổi
hàng hóa và dịch vụ trong TPP.
Chúng tôi xin đề cập đến những điểm sau đây:
=> Những Hiệp Hội Thương Mại
trong vùng Kinh tế Thái Bình Dương
=> Hiệp Hội TPP giữa 12 nước
=> Đòi hỏi của Tổng Liên Đoàn
Lao Động Hoa kỳ
Những Hiệp Hội Thương Mại
trong vùng Kinh tế Thái Bình Dương
Ngoài APEC được tổ chức thường niên như dịp gặp gỡ giữa các nước thuộc vùng
Thái Bình Dương để thảo luận những vấn đề Kinh tế, Thương mại, còn có hai Tổ
chức chặt chẽ hơn nhằm Tự do Mậu dịch:
1) CAFTA (China-Asean
Free Trade Agreement/ Thỏa thuận Trung quốc-Đông Nam Á về Tự do Mậu dịch).
Hà nội đã bị Trung quốc ép ký 10 thoả ước ( Trương
Tấn Sang, Bắc kinh 6/2013) nhằm , sớm đưa Việt Nam vào quỹ đạo của TQ bành
trướng bá quyền qua CAFTA (China Asean Free Trade Agreement) !
Tiến sĩ Chan Yuk Wah đã nhận định như sau :
... " Thứ nhất, trong kế hoạch Trung Quốc – ASEAN, đường biên
giới Việt – Trung là nút quan trọng để Trung Quốc gắn kết với phần còn lại của
Đông Nam Á.
Quỹ đạo Trung Quốc + ASEAN
Bước vào thiên niên kỷ mới, xuất hiện viễn kiến
phát triển mới xuất hiện khi Trung Quốc tìm cách thúc đẩy quỹ đạo Trung Quốc +
ASEAN. Một số kế hoạch khoanh vùng đặc biệt được giới thiệu từ 2004, ví dụ Khu
Kinh tế “Hai hành lang, Một vành đai” (hai hành lang gồm Côn Minh – Lào Cai –
Hà Nội – Hải Phòng, và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng; vành đai nghĩa
là khu phát triển Việt Nam – Quảng Tây – Quảng Đông và Hải Nam).
Ngoài ra, còn có ý tưởng về chương trình hợp tác
kinh tế Vịnh Bắc Bộ, chương trình kinh tế “Một trục, Hai cánh” (trục đi từ Nam
Ninh đến Singapore; hai cánh là Tiểu vùng Sông Mekong một bên và bên kia là các
khu vực cảng Nam Trung Hoa và ASEAN).
Tất cả những kế hoạch này là nhằm hướng tới thành
lập CAFTA (Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc – ASEAN)."
Hiệp Hội này không có Hoa kỳ can thiệp vào mà lãnh đạo chính là
Trung quốc.
2) TPP (TransPacificPartnership/
Hiệp Hội Xuyên Thái Bình Dương) : Những điều kiện tiên quyết lúc đầu và Những
điều kiện giảm nhẹ lúc này cho Việt Nam Cộng sản
TPP khởi đầu là 4 nước và đang được thương thảo
để mở rộng ra 12 nước sau đây: Mỹ, Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Mã Lai,
Mexico, Tân Tây Lan, Peru, Singapore và Việt Nam.
Chúng tôi sẽ trình bầy chi tiết hơn trong đoạn tiếp liền sau.
Hiệp Hội TPP giữa 12 nước và
Những điều kiện tiên quyết khắt khe
Theo nhận định của Tác giả Donald EMMERSON, thì
Trung quốc muốn nhấn mạnh đến một Tổ chức Đông Á gồm các quốc gia Đông Nam Á và
Trung quốc, Nhật, Nam Hàm thêm vào, nghĩa là không có Hoa kỳ. Nhưng trong cuộc
Họp APEC ngày 12/13.11.2011 tại Hạ Uy Di, lợi dụng vấn đề An Ninh chung Thái
Bình Dương, nhất là vấn đề Biển Đông, Hoa kỳ đề nghị một Hiệp ước rộng lớn hơn
gọi là Hiệp Hội Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership TTP). Các quốc
gia Vùng Thái Bình Dương, vì vấn đề An Ninh, cần sự hiện diện của Hoa kỳ, một
quốc gia ưu thế về quân sự. Khi Hoa kỳ đặt Căn cứ quân sự tại Uøc cũng trong ý
hướng an ninh Thái Bình dương này, nhằm giảm mối đe dọa về an ninh từ Trung
quốc.
Hoa kỳ không minh nhiên loại Trung quốc ra khỏi Thị trường Tự do
Mậu dịch Thái Bình Dương, nhưng đặt những điều kiện tiên quyết khắt khe cho Hội
viên của Hiệp Hội, như:
=> Tự do Kinh doanh, nghĩa
là dân chủ hóa Kinh tế. Chính trị không độc đoán nắm trọn sinh hoạt Kinh tế
nữa.
=> Tôn trọng quyền lao động
quốc tế
=> Tôn trọng bản quyền tư hữu
trí tuệ
=> Tôn trọng Môi trường
=> Để Tỷ giá Tiền tệ uyển chuyển
đối với Đo-la
Những điều kiện trên đây đụng vào vấn đề
LƯỠNG NAN của Cơ chế Chính trị Trung quốc. Phải chăng đây là là những điều kiện
bắt buộc Trung quốc phải thay đổi Chính trị, nếu không thì không thể là Hội
viên của Hiệp Hội Xuyên Thái Bình Dương về Kinh tế/ Thương mại. Những điều kiện
này đánh thẳng vào Kinh tế và Chính trị Trung quốc. Nếu khắt khe với Trung quốc
như trên, liệu Hoa kỳ và TPP có đòi hỏi xít xao những điều trên đối với Việt
Nam hay không ?
Những điều kiện giảm nhẹ cho Việt Nam Cộng sản
mới được tuyên bố bơi ông Tom Malinowski
WASHINGTON (16/05/2015) - Phụ tá đặc trách dân
chủ, nhân quyền và lao động của ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Tom Malinowski, loan
báo với 1 nhóm phóng viên hôm Thứ Sáu: Hoa Kỳ mong muốn Vietnam trả tự do 1 số
tù nhân luơng tâm trong nay mai giữa lúc QH Hoa Kỳ luợng định về Vietnam trong
cuộc đàm phán thương uớc xuyên Thái Bình Dương (TPP) – TPP có thể đem lại cơ
hội cho Vietnam phát triển kinh tế trong khi Hoa Kỳ muốn thúc đẩy Hànội cải tiến
các điều kiện nhân quyền trong nước.
Ông Malinowski nói rõ “Trong đoản kỳ, dĩ nhiên chúng tôi muốn thấy
các nhà ly khai đuợc phóng thích – chúng tôi muốn nhân quyền tiến đúng hướng,
không lạc hướng, tại Vietnam”.
Ông nói “Vietnam còn giam giữ khoảng 100 người,
so với 160 người vào năm 2013”.
Tại thủ đô HoaKỳ hôm Thứ Năm, Thượng Viện đã
biểu quyết với tỉ số phiếu 65/33 cho phép chính quyền Obama thương lựọng TPP theo
thủ tục tốc hành, Lập Pháp có thể thuận hay bác nhưng không đuợc tu chính. Hạ
Viện chưa thảo luận để quyết định.
Trong khi đó, qua cuộc phỏng vấn của nhà báo
Đoan Trang, Thứ trưởng ngoại giao Tom Malinowski nói rằng khi VN gia nhập TPP,
bắt buộc phải thực thi cho lập công đoàn đôc lập, và phải cho dân chúng quyền
tự do lập hội.
Trong naỳ, trích một vấn đáp cho thấy 2 quyền
này (công đoàn độc lập, quyền tự do lập hội) là bắt buộc:
“[Hỏi]: Tại cuộc đối thoại nhân quyền vừa rồi, phái đoàn Mỹ có gắn
những đòi hỏi về nhân quyền với việc Việt Nam và TPP không?
Đáp: Việc gia nhập TPP, đối với bất kỳ quốc gia nào, đều được gắn
chặt với một yêu cầu là phải tuân thủ các tiêu chuẩn đã được quốc tế công nhận
về quyền lao động. Và, một trong những điều quan trọng nhất, là tiêu chuẩn về
lao động và quyền tự do lập hội. Đó là một đòi hỏi bắt buộc đối với tất cả các
nước muốn tham gia TPP, và cũng là một phần trong cuộc thương thảo của chúng
tôi với chính phủ Việt Nam.
Một trong những điểm chúng tôi nêu rõ với chính
quyền Việt Nam là: Nhiều công nhân ở Việt Nam thật ra đã lập hội rồi. Họ thực
sự đang thực thi sáng kiến thành lập các công đoàn lao động ở địa phương để bảo
vệ quyền của mình. Có điều họ đang làm như vậy mà không được pháp luật công nhận.
Họ không được pháp luật bảo vệ. Cụ thể hơn, tất cả những gì chúng tôi đề nghị
Việt Nam làm chỉ là công nhận những thực tế đã và đang diễn ra ở Việt Nam rồi.
Công nhân Việt Nam cần được pháp luật bảo vệ. Chúng tôi nghĩ điều đó rất, rất
có lợi cho nhà nước, vì nó củng cố quan hệ ổn định giữa công nhân và giới chủ,
đồng thời cũng giúp Việt Nam vào TPP.
Ngoài vấn đề quyền lao động, Quốc hội Mỹ cũng
rất quan ngại về các vấn đề nhân quyền khác ở Việt Nam. Triển vọng Việt Nam vào
TPP là có thật nếu nhà nước tiếp tục có các biện pháp cải thiện nhân quyền, như
trả tự do cho tù nhân lương tâm và tiến hành cải cách tư pháp.”
Trả lời câu hỏi của nhà báo Đoan Trang rằng CSVN
ưa lừa dối, hứa lèo, Mỹ sẽ phản ứng ra sao, Malinowski nói:
“...Nếu Việt Nam được chấp thuận vào TPP thì sẽ có một HIệP ĐịNH,
với những cam kết cụ thể, đặc biệt về vấn đề quyền lao động và quyền lập hội.
Tôi nghĩ, nhờ đó, người dân Việt Nam và xã hội dân sự ở Việt Nam sẽ có thể nhìn
vào từng cam kết cụ thể và tuyên bố rõ rằng họ muốn chính quyền phải tuân thủ
cam kết nào.
Tôi có thể khẳng định là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tham
vấn rất, rất chặt chẽ khối xã hội dân sự Việt Nam trong quá trình chúng tôi
giám sát việc Việt Nam thực thi các cam kết sau khi vào TPP, nếu hiệp định kia
được ký kết. Do đó, tiếng nói của những người đang đấu tranh vì nhân quyền và
nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là một tiếng nói vô cùng mạnh mẽ. Nó đã vươn xa
ra ngoài Việt Nam, được cả thế giới lắng nghe, và sẽ tiếp tục được lắng nghe.”
Đòi hỏi của Tổng Liên Đoàn Lao Động Hoa kỳ
Xem những điều kiện trên đây, chúng ta thấy những
khó khăn: (i) về phía nội bộ Việt Nam trong việc tự cải tổ từ gốc của Mô hình
Kinh tế của mình và (ii) về phía đòi hỏi rất chính đáng của Liên Đoàn Lao Động
Hoa kỳ trong việc bảo vệ sức Lao động cho mọi nước thành viên của Hiệp Hội.
(i) về phía nội bộ Việt Nam
Qua cuộc Phỏng vấn Tiến sĩ LÊ ĐĂNG DOANH do Phóng
viên MẶC LÂM, chúng ta thấy Ts Lê Đăng Doanh nêu ra những khó khăn sau đây:
Việt Nam bước vào sân chơi TPP thì một là phải có những cải cách
mạnh mẽ và điều ấy cho đến nay Việt Nam có đề ra phương hướng sẽ cải cách nhưng
còn nhưng biện pháp cụ thể thì chưa thấy rõ.
Điều đáng lo nhất đối với Việt Nam là về mặt
hàng công nghiệp với quy định xuất xứ của sản phẩm. Thí dụ như đối với sản phẩm
dệt may thì TPP quy định từ sợi trở lên phải có hàm lượng TPP 70%. Điều đó có
nghĩa là người Việt Nam phải phát triển công nghiệp và dịch vụ trợ giúp cho dệt
may như nhuộm, chỉ may, cúc áo, chất độn để cho hàm lượng đạt được 70% . So với
hiện nay chủ yếu là nguyên liệu Trung Quốc là nước không phải TPP chiếm đến 60-70%
tùy từng loại mặt hàng, đấy là một thách thức.
Một thách thức cuối cùng nữa là Việt Nam có chấp
nhận cải cách hay không.
Trong hiệp định TPP nó có những quy định phải công khai việc mua sắm của chính
phủ, quy định về luật công đoàn tức là quyền tự do lập công đoàn của người lao động…hiện
nay chúng ta đang hy vọng Việt Nam có thể tiến những bước tiến mạnh mẽ để có
thể kết thúc đàm phán TPP trong thời gian gần nhất. Có tin nói sẽ cố thực hiện
trong năm 2014 này.
TPP không phải là chiếc đũa thần, mà chiếc đũa
thần chính là sự cải cách của con người Việt Nam, nhà nước VN. TPP chỉ có thể
là chất xúc tác, kích thích để VN có thể mạnh mẽ hơn trong việc thực hiện cải
cách mà thôi chứ TPP không làm thay được cho VN
Ts Lê Đăng Doanh không nói ra một cách minh nhiên qua câu kết luận trên đây.
Chúng tôi luôn luôn theo rõi những nhận định của Ts Lê Đăng Doanh và xin nói ra
một cách công khi ý tưởng của Tiến sĩ: CSVN phải thay đổi chính cái Cơ chế hiện
hành nghĩa là không được dùng độc tài Chính trị để giữ Chủ dạo cả nền Kinh tế
quốc dân. Đó mới là cải cách thực sự.
(ii) về phía đòi hỏi rất chính đáng của Liên
Đoàn Lao Động Hoa kỳ
Sau đây là thái độ rất chính đáng của Liên đoàn
Lao Động Hoa kỳ để bảo vệ sức Lao động cho bất cứ Cộng nhân nào trong mọi thành
viên của TPP:
Hành pháp Hoa Kỳ còn chịu nhiều áp lực của các
tổ chức lao động Hoa Kỳ. Tổng Liên Doàn Lao Động Hoa Kỳ (American Federation of
Labor and Congress of Industrial Organizations viết tắt là AFL-CIO), môt trong
những tổ chức lao động lớn nhất ở Hoa Kỳ, bao gồm 56 công đoàn với 12.5 triệu
đoàn viên, tố cáo rằng chương Lao Động của thỏa ước TPP đã không đề cập tới
những tiêu chuẩn lao động cốt lõi của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế và cũng không hề
nói những điều lệ lao động có thể buộc thi hành được hay không. AFL-CIO tuyên
bố tiếp rằng AFL-CIO đã tranh đấu cam go để thiết lập được một chương mạnh mẽ
về lao động trong thỏa ước TPP hầu bảo đảm rằng công nhân của bất cứ một quốc
gia nào trong TPP, kể cả Việt Nam, có thể sử dụng những quyền căn bản như quyền
lập hội và quyền thương thuyết tập thể...”
Đòi hỏi này là đòi hỏi phải thay đổi chính Cơ chế CSVN. Nhận định về khó khăn
thay đổi của Ts Lê Đăng Doanh trên đây chính là ở điểm này.
Nếu không đổi Cơ chế và cho dù vào được TPP vì
những lý do Chính trị hay Quân sự do Hoa kỳ ưu đãi, CSVN vào TPP như một hỏa mù
mỵ dân mà hậu quả lại làm cho Việt Nam tràn ngập hàng những nước trong vùng để giết
Kinh tế quốc dân tại sân nhà.
Kết Luận ngắn
Chúng tôi muốn qua những lời Kết Luận ngắn của
bài này là kêu gọi những Phong trào đang đấu tranh cho Nhân Quyền coi như liên
hệ đến TPP hãy dồn lực vào việc đòi cho Công nhân Việt Nam có quyền lập Hội,
cụ thể là Nghiệp Đoàn Lao Độc Lập cho Công nhân Việt Nam. Quyền bảo vệ SỨC LAO
ĐỘNG của Công nhân là Nhân quyền hàng đầu thiết thân phải bảo vệ cho họ
vậy.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 25.11.2014. Cập nhật 17.05.2015
__._,_.___
No comments:
Post a Comment