Việt Nam






Monday, 4 May 2015

Thông điệp từ bài diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

 

Thủ tướng Dũng đọc diễn văn.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhyDPD3rbN5XPWt0Rx7oZVr5Y0R_xBcJEwq1-xc7q28_ZpZFMYfJjwiHaLCKq4E-kc5o_V6074V_BDpvUcrYpN4j1hecw93QyLu853QgORilXRuRwBO6rDYKLDlZq2eL_hiH1LznjWWLy0/s640/baovn-1.jpg

Thông điệp từ bài diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2015-05-01
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Thông điệp từ bài diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Phần âm thanhTải xuống âm thanh
000_Hkg10176004-622
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đọc bài diễn văn trước cuộc diễn binh mừng ngày 30 tháng 4 tại TPHCM.
AFP
Your browser does not support the audio element.

Không đáp ứng sự trông đợi

Bài diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc trước cuộc diễn binh mừng ngày 30 tháng Tư được cho là không đáp ứng sự trông đợi của hàng triệu người trong và ngoài nước trong dấu mốc thời gian 40 năm sau ngày thống nhất.
Từ nhiều tháng trước Sài Gòn chứng kiến cảnh nhộn nhịp chuẩn bị ngày lễ kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước mà chính quyền vẫn gọi là ngày giải phóng.

 Tâm lý chờ đợi một điều gì đó khác với 39 lần trước sẽ xảy ra từ phía chính quyền đã làm không ít người nôn nóng và tâm lý ấy dành hẳn  cho bài diễn văn quan trọng mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ là người đọc lên không những cho gần 90 triệu đồng bào trong nước mà còn gửi tới một thông điệp cho hơn ba triệu đồng bào hải ngoại, những người trực tiếp có dính líu tới cuộc chiến mà 40 năm vể trước đã đứt ruột bỏ nước ra đi.

Tâm lý ấy khiến hàng triệu người lắng nghe và thầm hy vọng rằng Thủ tướng sẽ có những lời lẽ đột phá như ông đã từng làm vài lần trước đây và niềm hy vọng ấy kéo dài nhiều ngày cho tới sáng ngày 30 tháng 4 năm 2015.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống từ Hà nội cho biết nhận xét của ông khi nghe bài diễn văn này:
“Tôi đoán chắc rằng cái lời phát biểu này không phải là chính ông Dũng nói mà chắc là phải thông qua Bộ Chính trị. Và vì chuyện như thế thành ra có những điều mà tôi mong đợi thì ông Dũng không nói tới. Phần lớn vẫn thổi lại điệu dèn ò e í e như trước nay cộng sản họ vẫn nói thôi chứ chưa thấy một cái gì mới mẻ cả.”

Bên cạnh việc nhắc lại những thành tựu quen thuộc, một nỗi thất vọng lớn lao tràn ngập khi câu chữ được dùng trong bài diễn văn quan trọng này không khác một mảy may nào so với 40 năm về trước khi người Sài Gòn lần đầu tiên nghe trên đài phát thanh và ở những buổi họp tổ dân phố sau khi bộ đội kéo vào tiếp quản Sài Gòn. Cụm từ “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” được lập lại trong không khí lắng đọng đã làm cho hàng triệu tiếng thở dài từ trong cũng như ngoài nước nổi lên.

“Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ kính yêu, quân và dân cả nước đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, kiên cường, sáng tạo, anh dũng chiến đấu, hy sinh, lập nên những chiến công oanh liệt, đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào mà đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975”
000_Hkg10176010-400
Từ trái sang: TBT Nguyễn Phú Trọng, Cựu TBT Nông Đức Mạnh và TT Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc diễn binh mừng ngày 30 tháng 4 ở TPHCM. AFP PHOTO.

Nữ nghệ sĩ Kim Chi, người theo dõi trực tiếp bài diễn văn đã cay đắng nói với chúng tôi:
“Tôi nghĩ đã đến giai đoạn sang trang vì đã 40 năm rồi, người Mỹ người ta không có ý định gì xấu với Việt Nam nữa hết mà người ta lại đang hết lòng muốn giúp đỡ, tại sao lại còn làm ra như thế? Tại sao phải khuếch trương cái thắng lợi ấy làm gì để khoét thêm nỗi đau của những người anh em ruột thịt mình. Bây giờ người ta đã ở xa rồi người ta cũng muốn quay về nhưng mà với thái độ như thế cứ tự ca mình chiến thắng hoài thì làm sao mà hòa hợp được dân tộc.”

Trong bài diễn văn dài 25 phút ngoài các chi tiết nhắc tới những chiến thắng vang dội hay thành tựu kinh tế và phát triển quen thuôc, giới quan sát chú ý tới các điểm mà đồng bào trong và ngoài nước chờ đợi đã không được Thủ tướng đáp ứng. Vấn đề cốt lõi nhất là công cuộc hòa giải giữa chính quyền và đồng bào hải ngoại. Trong bài diễn văn cũng được Thủ tướng nhắc tới nhưng chủ thể đã lệch sang một hướng khác. Thủ tướng Dũng cho rằng: “đồng bào ta ở trong nước cũng như ở nước ngoài, mỗi người chúng ta hãy nêu cao tinh thần dân tộc, lòng yêu nước thương nòi, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, không phân biệt quá khứ, vượt lên trên những khác biệt, cùng nhau chân thành hòa hợp dân tộc, vun đắp và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân”.

Chưa bao giờ cần hòa giải?

Thực tế cho thấy đồng bào trong và ngoài nước chưa bao giờ cần hòa giải vì họ chưa khi nào hành hạ, giết chóc hay bắt bớ giam cầm lẫn nhau. Đối tượng cần được hòa giải là Chính quyền và đồng bào hải ngoại. Bài diễn văn quan trọng này đã sai sót khi quên chủ thể là Chính phủ, hay Đảng Cộng sản Việt Nam khi nói đến vấn đề hòa giải.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng có lẽ là người chờ đợi câu nói hòa giải từ người đứng đầu chính phủ nhất, bởi ông là người từng bỏ nước ra đi nay đã quay về giúp Việt Nam đào tạo hàng trăm Tiến sĩ cũng như thạc sĩ cấp quốc tế, ông chia sẻ:
“Bài diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong ngày lễ 30 tháng 4 hôm qua cái vấn để hòa giải hòa hợp dân tộc lẽ ra nên đặt vào dịp này để đáp ứng yêu cầu của rất đông người trông đợi, nhất là anh chị em trí thức. Một điểm nữa tôi cũng hơi ngạc nhiên là không thấy Thủ tướng đề cập tới vấn đề bảo vệ biển đào của Việt Nam nhất là phía Trung Quốc họ đang kiến tạo những pháo đài, sân bay quân sự mà những nhà học giả người ta nói là có khả năng Trung Quốc sẽ dần dần tiến tới kiểm soát toàn bộ Biển Đông.”

Trong thời gian gần đây trước sự o ép ngày càng mạnh của Trung Quốc, họa ngoại xâm chừng như sẽ xảy ra bất cứ giờ phút nào đã khiến đảng Cộng sản Việt Nam cần tới sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực nhằm cân bằng, đối trọng với sự lớn mạnh của Trung Quốc. Hàng chục cuộc viếng thăm cấp cao của hai nước đã diễn ra và sắp tới là chuyến công du chính thức của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. 

Thật ngạc nhiên khi Thủ tướng NguyễnTấn Dũng nhắc lại những gì mà trong chiến tranh Đài Tiếng nói Việt Nam phát thanh từ miền Bắc vẫn nhắc đi nhắc lại hàng ngày, ông nói:
“Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam có quyền thực hiện khát vọng thiêng liêng của mình là được sống trong một đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do, hạnh phúc và có quan hệ bình đẳng, hữu nghị với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhưng Đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ, đàn áp tàn bạo Cách mạng miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại khốc liệt ở miền Bắc. Chúng đã gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta. Tổ quốc ta đã phải trải qua những thử thách cực kỳ nghiêm trọng.”

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn thuộc Viện nghiên cứu Y khoa Garvan tại Úc, đã rất nhiều lần về Việt Nam giúp cho ngành y khoa trong nước những kinh nghiệm mà ông có được trong vai trò của một Giáo sư y khoa. Giáo sư Tuấn chia sẻ:

“Nói một cách công bằng khả năng rất cao là ông Thủ tướng không phải là người chấp bút để viết cái bài diễn văn đó. 

Rất có thể một người phụ tá của ông ấy đã viết mà phụ tá thì họ xem cái việc viết diễn văn như một cái nghề của họ và họ đã quen dùng từ ngữ rất là quen thuộc thành ra trong bài diễn văn đó có những chữ như “đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào..rồi tội ác dã man, rồi đế quốc Mỹ...” tôi rất ngạc nhiên về chữ đế quốc Mỹ, thực dân mới, những từ ngữ mà người ta đã nghe cả 40 năm nay rồi.

Ai viết không cần biết nhưng ông Thủ tướng đúng ra đọc thành ra người ta chỉ biết là ông Thủ tướng thôi. Tôi rất ngạc nhiên vì thấy trong bài ông Thủ tướng có những đoạn rất là gay gắt với Mỹ mà Mỹ thì họ lại đang có mối quan hệ ngoại giao rất tốt với Việt Nam mình. Nếu tôi nhớ không lầm thì năm nay kỷ niệm 20 năm nối lại bang giao Việt Mỹ. Mỹ còn đã và đang giúp Việt Nam rất nhiều như giáo dục, khoa học thậm chí quân sự nữa thành ra tôi rất ngạc nhiên. Từ trước tới nay tôi vẫn nghĩ ông Thủ tướng là người khá cởi mở trong giới lãnh đạo Việt Nam vì ông có vẻ muốn đối thoại. 

Tôi rất ngạc nhiên vì ngôn ngữ của ông ấy thiếu tính ngoại giao.”

Đồng bào trong và ngoài nước cùng nhận ra rằng dù dưới lý do nào thì bài diễn văn đã mang tới cho tất cả mọi công dân Việt Nam một thông điệp rất rõ ràng: Chính phủ Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kiên định lập trường: “Mỹ trước sau như một vẫn là kẻ xâm lược và chế độ Sài Gòn sau 40 năm vẫn là chế độ ngụy”.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh




Matthew Trần:

Mới cách đây vài ba tuần, bọn chóp bu csVN ca ngợi & tuyên bố: Chánh fũ HK là:
"Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ gần 1 tỷ USD không hoàn lại cho năng lượng gió của Việt Nam".

Từ đó tôi kết luận: Chắc Mỹ zùng zấy vệ sinh (xem như đôla) đễ tài trợ cho bọn csVN chắc? 
MT

Diễn văn cũa Nguyễn Tấn Dũng sặc mùi kiêu ngạo cộng sản




images554401_dungSáng qua tại Sài Gòn, thành phố mà đến cái tên của nó cũng bị mang ra hành quyết, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày mà Đảng gọi là giải phóng miền Nam, vô cùng hoàng tráng. Khoảng 10 ngàn người đã được huy động tham dự duyệt binh và diễu hành. Đó là nghi thức thường thấy tại những quốc gia độc tài cộng sản như Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam và Nga.

Để có vài chục phút duyện binh trên quảng trường hào nhoáng, người ta phải tuyển chọn những người có đủ chiều cao, cân nặng, gương mặt dễ nhìn, lý lịch bản thân và cả lý lịch gia đình “trong sạch” rất kỹ lưỡng. Sau đó, là một quá trình luyện tập công phu, thân mình thẳng, gối thẳng, cổ chân thẳng, bàn chân thẳng đá ngược cao ngang hông, gót nện mạnh xuống mặt đường, tay vung cao ngang ngực, hoặc mang vũ khí, mặt đằng đằng sát khí. Tư thế này khởi nguồn từ Hồng quân Liên Xô, nó trái ngược với cấu trúc giải phẫu và sinh lý con người. Hơn nữa, duyệt binh rất tốn kém về cả thời gian, tiền bạc, và công sức, nhưng không có một giá trị thực tế nào. Bởi vì, duyệt binh không thể làm quân đội mạnh lên. Chẳng ai lạ gì, đó chỉ là những màn khoa trương hù dọa những người yếu bóng vía, phù phiếm tuyên truyền cho những người cả tin. Sự thực, duyệt binh là triệu chứng “phô trương cộng sản” nằm trong hội chứng kiêu ngạo cộng sản.
11can
Tại buổi lễ này, thiên hạ khá chưng hửng, ngạc nhiên nếu không nói là thất vọng về bài diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trước đây, mỗi khi đăng đàn, ông thường có những phát biểu khá sòng phẳng với Trung Quốc như “không thể đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông” hay “không có chuyện nhà tôi cũng là nhà anh”. Nay, hình như gió đã đổi chiều. Ông khá nhũ nhặn “một lần nữa chúng ta chân thành cảm ơn các nước xã hội chủ nghĩa nhất là Liên Xô, Trung Quốc”. Liên Xô giờ đã lên đường theo Bác, chỉ còn lại Trung Quốc thụ hưởng vai trò ân nhân. Chúng ta không ngạc nhiên mối quan hệ Trung – Việt là mối quan hệ của kẻ ban ơn và người chịu ơn.
Ngược hẳn với ngôn từ hàm ơn trên, ông Dũng có dọng điệu của thời chiến tranh, công kích nặng lời, sặc mùi bảo thủ, giáo điều và thù hận nhằm vào Mỹ:“Đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ, đàn áp tàn bạo Cách mạng miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại khốc liệt ở miền Bắc. Chúng đã gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta.”

Dư luận đánh giá ông là một người ôn hòa gần Mỹ. Các con ông phần lớn học tại Mỹ, hoặc các nước phương Tây, đồng minh của Mỹ. Con rể ông người Mỹ gốc Việt, lớn lên trên đất Mỹ, tốt nghiệp Harvard. Thông gia của ông là công chức cao cấp của Việt Nam Cộng hoà. Thế nhưng ông chẳng nể nang. Ông không có thứ ngôn ngữ khôn khéo của nhà ngoại giao. Ông không mang một bóng dáng khôn ngoan của chính khách hiểu biết thời cuộc. Bài diễn văn đã bộc lộ ông đã thuợc về đám giáo điều bảo thủ. Ông Dũng vẫn rất nặng lời sỉ vả, trịch thượng, hống hách, ngạo mạn “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”. Không hiểu ông còn định đánh Đế quốc Mỹ, và ngụy đến khi nào. Đây nhất định không phải là ngôn ngữ của hòa giải, hòa hợp, hay hòa bình, mà là ngôn ngữ của hận thù, chia rẽ, và bạo lực.

Ông Dũng kêu gọi “kép lại quá khứ,” nhưng ông lại tỏ ra nhất bên trọng nhất bên khinh. Tại sao ông chỉ “kép lại” với Trung Quốc, mà không làm như vậy với Mỹ và người anh em miền Nam. Ông đả kích tội ác của Mỹ, nhưng ông lờ đi tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ do Trung Quốc chỉ đạo, và viện trợ. Ông lờ đi tội ác của Trung Quốc gây ra ở biên giới phía Bắc. Đặc biệt và đau đớn nhất, diễn văn không có một lời nào nói đến sự kiện nóng bỏng là Trung Quốc đã chiếm xong toàn bộ biển Đông, đang củng cố sức mạnh bằng việc xây cất những căn cứ quân sự trên đảo. Phải nhấn mạnh ở đây rằng Trung Quốc đã chiếm xong biển Đông, vấn đề còn lại là họ giữ thế nào.

Thiết tưởng cũng nên có đôi lời về cụm từ “kép lại quá khứ” mà ông Dũng đã dùng. “Kép lại quá khứ” không có nghĩa là xóa bỏ lịch sử. Tội ác của Khmer

 Đỏ tại biên giới Tây Nam, do Trung Quốc chỉ đạo, tội ác của quân bành trướng đại Hán ở biên giớ phía Bắc 1979, và ở biên Đông hôm nay là sự thực, là bằng chứng lịch sử. Đảng Cộng sản đang tìm mọi cách để xóa bỏ lịch sử, bao che tội ác cho đế quốc đại Hán. Ông Dũng cùng với Đảng của ông đã nhầm. Đảng không thể xóa bỏ ký ức của mỗi người Việt. Qua đây người ta thấy rõ hơn Đảng ở phía nào: Quân xâm lược đại Hán hay nhân dân Việt Nam.

Bài diễn văn khoảng trên 3000 từ, nhưng ông Dũng nhắc tới Hồ Chí Minh mười lăm lần. Bác kính yêu của ông Dũng đã có mặt gần như hầu hết trong mọi đoạn văn, lộng ngôn, tâng bốc, bịa đặt một cách sượng sùng “Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại – Lãnh tụ thiên tài, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới – Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, non sông đất nước ta.”
Người nghe diễn văn này có cảm giác nó đã được xào xáo lại từ những bài viết ở thời Lê Duẩn cả về tâm thức và ngôn từ. Nó là sự pha trộn giữa sự ngạo nạn của những kẻ chiến thắng “muôn năm”, “vĩ đại”, “bất diệt”, “vinh quang”, “hào hùng”, và sự hãnh tiến của những người nắm quyền lực: “tự hào”, “vẻ vang”, “sáng suốt”, “thiên tài”, “thiêng liêng”. Nó là món lẩu tạp nham của sự hợm hĩnh, trịch thượng, và ngộ nhận coi đó là “chiến công vĩ đại của thế kỷ XX”, “của dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.”

Nói cho thật chính xác, đó là chiến công vĩ đại của Đảng, chỉ của riêng Đảng, nhất định không phải là chiến công của dân lao động Việt Nam, càng không phải là chiến công của loài người trên thế giới như lời ông nói.

Người ta không tìm thấy một bóng dáng nhân văn của lòng kiêm tốn, của tình thương yêu, và sự hòa giải. Người nghe không tìm thấy một chút sự thực Việt Nam đang ở đâu sau 40 năm trên bậc thang giữa đói nghèo và thịnh vượng, giữa lạc hậu và tiến bộ, giữa tham nhũng và trong sạch, giữa tự do và kìm kẹp, giữa nhân ái, nhân quyền và bạo lực.

Diễn văn của ông, mang đầy bóng dáng của nhà tuyên giáo hạng xoàng, mà giờ đây những người tư duy độc lập gọi đó là “Hội chứng kiêu ngạo cộng sản”.
May 1, 2015
© Trần Hồng Tâm
© Đàn Chim Việt






No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List