Vì sao Giáo sư Vũ Khiêu bị 'ném
đá'?
·
7 giờ trước
Một nhà phê
bình văn học trong nước nói với BBC việc một Giáo sư được nhiều người biết tới
ở trong nước vừa bị chỉ trích 'ném đá' trong dịp Tết này ở trên mạng xã hội và
Internet có thể là do vị cao niên này lâu nay bị 'biến thành biểu tượng văn
hóa' chính thống của chính quyền cộng sản.
Trao đổi với
BBC hôm 01/3/2015, ông Trần Mạnh Hảo cho rằng nếu vị Giáo sư đang bị chỉ trích
không phải là 'nhân vật công chúng' và là người 'vô danh tiểu tốt' và không
'công khai' hóa hình ảnh riêng tư của mình trên truyền thông, thì có thể đã
không tạo ra làn sóng 'phê bình' mà nhà phê bình cho là 'sự bức xúc' của xã
hội, cộng đồng.
Ông Hảo nói:
"Ông Vũ
Khiêu không phải là một người bình thường, mà ông là một con người xã hội. Ông
là biểu tượng của chế độ về văn hóa, ông ấy giống như là một Quốc sư vậy...
"Vì ông
chỉ cầm bút thôi, mà ông được nhà nước phong là anh hùng. Và ông được đương kim
Thủ tướng tặng những câu đối vinh danh ông, coi như là bậc Đại trí thức của chế
độ.
"Cho nên
bản thân nếu ông Vũ Khiêu không phải là biểu tượng của chế độ đương thời, thì
cũng không ai người ta bàn đến chuyện ông ôm cô nọ, cô kia, mặc dù đã trăm
tuổi, hoặc là ông làm câu đối tầm phào, không ai quan tâm.
'Quốc hoa và hoa hậu'
Trước đó, trong
một bài
viết được công bố trên mạng Inernet hôm 27/2/2015 với tựa
đề "Thử lý giải hiện tượng Giáo sư Vũ Khiêu bị ném
đá" trong dịp Tết và Xuân Ất Mùi này (2015), ông Hảo nêu quan điểm:
"Có thể vì
chế độ nâng GS. Vũ Khiêu, một người không phải trí thức lên thành biểu tượng
của trí thức, biểu tượng của văn hóa Việt Nam mà nhân dịp cụ ôm hôn gái trẻ
kiểu trai lực điền và tặng nàng đôi câu đối đểu nên đã bị dân mạng ném đá cho
bõ tức vì bị lừa hết vụ này sang vụ khác chăng?"
Bài viết của
ông còn có đoạn: "Tôi đã đọc hầu hết các cuốn sách của GS. Vũ Khiêu như
vừa kể trên thì thấy trình độ GS chưa thể gọi là trí thức."
Ông Hảo còn cho
hay ông bất đồng với quan điểm của Giáo sư Vũ Khiêu, người mà năm nay xấp xỉ
100 tuổi, về lựa chọn "Quốc hoa" cho Việt Nam.
Bài viết của
ông Hảo ở đoạn khác viết: "GS. Vũ Khiêu quả tình không thể gọi là trí thức
khi muốn lấy hoa mào gà làm quốc hoa. Ơ hay, bệnh mào gà là bệnh gì chắc GS.
chưa biết hay sao?"
Theo ông Hảo,
Giáo sư Vũ Khiêu còn 'đạo văn' trong một câu đôi của mình tặng cho một Hoa hậu
Việt Nam vào Tết này.
Ông viết:
"GS.Vũ Khiêu đã lấy nguyên vẹn một câu thơ của đại thi hào Lý Bạch trong
bài thơ “Thanh Bình điệu”: “Vân tưởng y thường hoa tưởng dung” làm câu đối
trên. Đạo văn như trên sao là trí thức?"
"Câu đối
trên ngay từ câu đầu, GS. Vũ Khiêu đã diễu cô hoa hậu rằng trí của cháu trắng
như tuyết, nghĩa là cháu không có trí; có lẽ GS. Vũ Khiêu muốn nói đến câu thơ
Nguyễn Du: “Mai cốt cách tuyết tinh thần” chăng?
"Nhưng TRÍ
và TINH THẦN là hai điều khác nhau thưa cụ Giáo sư! Tinh thần trong câu Nguyễn
Du có thể hiểu là tâm đấy! Trí mà như tuyết thì trí ấy bằng không à? Câu đối
tặng người ta mà xỏ xiên như thế sao gọi là trí thức?
"Bài thơ
“Thanh bình điệu” của Lý Bạch là bài thơ ca ngợi thân xác gợi dục của Dương Qúy
Phi sau khi làm tình với Đường Minh Hoàng, sao lại lấy ra ca ngợi một cô gái
còn chưa có chồng là sao? Dương Qúy Phi vốn là một dâm phụ, từng là vợ con trai
Đường Minh Hoàng, bị vua cha cướp lấy. Dương Qúy Phi với sắc đẹp dục tính đã
khiến con nuôi Đường Minh Hoàng là An Lộc Sơn muốn cướp người đàn bà dục tình
này nên đã làm loạn, gây chết một phần ba dân số Trung Hoa thời đó…", ông
Hảo viết.
'Không nên ném đá'
Một số tờ báo
của nhà nước lên tiếng cho rằng không nên căn cứ vào một vài tấm hình đã đăng
để 'ném đá' vị Giáo sư cao niên, lại là anh hùng lao động của thời kỳ đổi mới.
Song cũng có
một số ý kiến cho rằng có vấn đề trong sự kiện đón tiếp 'riêng tư này'.
Blogger, nhà
báo tự do Huy Đức trong một bài viết của mình được BBC đăng lại hôm 25/2 với
tựa đề "Quốc sư và Quốc phụ" có đoạn:
"Tuy thất
vọng trước chương trình Táo quân Giao thừa 2015, nhưng ngay sáng mùng Một Tết,
công chúng đã được đền bù khi nhìn thấy những tấm hình chụp "thâm
cung" nhà Cựu TBT Nông Đức Mạnh.
"Trận cười
chưa dứt thì hôm qua, mùng 6 Tết, dân chúng lại mục kích loạt ảnh GS Vũ Khiêu
hôn má và cho chữ hoa hậu Kỳ Duyên. Nhưng đừng tưởng truyền thông nhà nước chỉ
đóng vai trò mua vui. Các nhà báo lề phải thâm thúy hơn những gì vài
facebookers đang chế nhạo.
"Lâu nay,
giới học thật - căn cứ vào những "tác phẩm" từng xuất bản khi ông còn
trẻ - không lạ gì vốn chữ nghĩa của học giả Vũ Khiêu.
"Nhưng với
công chúng số đông, nếu truyền thông nhà nước không cho chúng ta đọc câu đối mà
Vũ Khiêu tặng Kỳ Duyên - “Trí như bạch tuyết tâm như ngọc - Vân tưởng y thường
hoa tưởng dung” - làm sao biết, GS Vũ Khiêu không những không biết "niêm luật"
tối thiểu khi viết câu đối mà còn, phần văn vẻ nhất, lại đạo thơ Lý Bạch (chưa
kể về ý, vế đầu tự viết thì tối nghĩa, vế sau của Lý Bạch thì dung tục khi dùng
cho tình huống một ông già trăm tuổi tặng cô gái 19 tuổi - Vũ Khiêu cũng đã
từng đạo lời Quản Trọng nói về Thúc Nha, thời Đông Chu, khi "khóc"
Tướng Giáp)."
Và blogger Huy
Đức viết tiếp:
"Văn
chương như Vũ Khiêu mà biết bao năm qua vẫn được không ít người tôn là
"quốc sư", vẫn được không ít người trông coi đình đền miếu mão mời
viết văn bia; Văn hóa như Nông Đức Mạnh mà vẫn có thể làm Chủ tịch Quốc hội tới
9 năm, vẫn làm Tổng bí thư tới 10 năm... thì, đất nước không như thế này mới
lạ."
Có trái đạo lý?
Hôm Chủ Nhật,
khi được hỏi liệu có hợp với đạo lý của người Việt Nam hay không, khi người trẻ
tuổi hơn, hay lớp hậu sinh, 'phê phán, chỉ trích' người lớn tuổi hơn, đặc biệt
với một vị cao niên đã một trăm tuổi đời như thế, nhà phê bình văn học Trần
Mạnh Hảo nói:
"Vấn đề
này nó là vấn đề chung, lớn hơn quan niệm đạo lý đó, tất nhiên chúng tôi rất
tôn trọng những người lớn tuổi.
Một loạt các Giáo sư, hàng
loạt các trí thức thực sự và có đóng góp lớn cho đất nước, cho dân tộc thì đều
bị thất sủng. Còn các Giáo sư bần cố nông mà ít học thì lại được tôn vinh lên
"Vẫn phải
tôn trọng! Ông hơn một trăm tuổi mà ông ôm một cô gái đáng tuổi chắt của ông,
mà ông ôm hôn theo kiểu lực điền như vậy thì ai chịu được?".
Và ông Hảo nói
thêm:
"Một loạt
các Giáo sư, hàng loạt các trí thức thực sự và có đóng góp lớn cho đất nước,
cho dân tộc thì đều bị thất sủng.
"Còn các
Giáo sư bần cố nông mà ít học thì lại được tôn vinh lên," nhà phê bình nói
với BBC hôm 01/3/2015."
Được biết, Giáo
sư Vũ Khiêu, tên thật là Đặng Vũ Khiêu sinh năm 1916.
Ông là nhà
nghiên cứu về văn hóa Việt Nam, Viện trưởng đầu tiên của Viện Xã hội học Việt
Nam.
Ông cũng từng
giữ các chức vụ Phó Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa
học Xã hội (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).
Giáo sư Vũ
Khiêu được nhà nước Việt Nam phong danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới
vào năm 2000.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment