Lễ hội khai đao của đảng. Tranh Babui.
Ai ra lệnh không được nổ súng trong trận Gạc Ma?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-03-12
2015-03-12
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Tàu chiến Trung Quốc
trực xạ bắn vào tàu vận tải công binh của Việt Nam khiến 64 chiến sĩ Hải quân
VN đã hy sinh cùng với lệnh không được nổ súng...
Mỗi
năm vào ngày 14 tháng Ba, hình ảnh cuộc tàn sát 64 bộ đội công binh Quân đội
Nhân dân Việt Nam lại ám ảnh gia đình họ và người có quan tâm. Những cái chết
này là một sự kiện lịch sử
cần phải làm rõ ai là thủ phạm trực tiếp, trói tay bộ đội bằng chính sách kềm
chế trước đội quân hung hãn Trung Quốc
Lệnh không được nổ súng
Từ đầu năm 1988 Trung Quốc đã có những hành động lấn chiếm các đảo
đá thuộc quần đảo Trường Sa bằng cách đưa hai chiến hạm thị uy chung quanh khu
vực. Trước hành động khiêu khích công khai ấy Việt Nam đã khởi động chiến dịch
có tên Chủ quyền 88 viết tắt là CQ-88 bằng cách gửi bộ đội công binh mang vật
liệu xây dựng tới nhóm đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma để xây dựng các cơ sở tại
đây nhằm khẳng định sự có mặt của Việt Nam trên nhóm đảo quan trọng này.
Tuy biết trước sự hiếu chiến và quyết tâm chiếm đảo của Trung Quốc
nhưng bộ đội công binh Việt Nam lại không được trang bị vũ khí và quan trọng
hơn nữa họ được lệnh không được bắn trả lính Trung Quốc. Chỉ một vài bộ đội
trên tàu mang vũ khí cá nhân và nhóm bộ đội tiến vào cắm cờ trên đảo Gạc Ma đã
tay không đối diện với giặc. Anh Nguyễn Văn Thống một người sống sót trong khi
tiến vào Gạc Ma xác nhận với Đài Á Châu Tự Do lệnh không được nổ súng này
-Bên
mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bất kỳ giá nào cũng không được
nổ súng.
Thượng tá Hoàng Hoan, Chỉ huy phó Chính trị trung đoàn công binh
83 kể lại với báo chí cái chết của trung úy Trần Văn Phương người đầu tiên ôm
cờ chịu bị lính Trung Quốc bắn chết trước mặt đồng đội. Thượng tá Hoan xác nhận
đây là hành động kềm chế trước sự hung hãn của lính Trung Quốc:
Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bất kỳ giá nào
cũng không được nổ súng
Anh Nguyễn Văn Thống
-Sau
một thời gian giằng co nhau quyết liệt và xảy ra việc Phương bị thương và sau
chết tại đảo và Lanh thì bị thương nằm gục xuống rồi thì anh em cùng với nhau
đối với bọn Trung Quốc đó cuối cùng thì bọn nó nhanh chóng rút lui ra. Nhưng mà
nó có cái chuyện, tức là nó nổ súng trước còn ta thì có thái độ kềm chế chủ yếu
là mềm dẻo để giải quyết đúng đắn khẳng định rõ chủ quyền Việt Nam, tôi đã ở
đây rồi! Thế nhưng phía Trung Quốc vẫn cứ nổ súng vào cán bộ chiến sĩ của xây
dựng và đi giữ đảo.
Câu chuyện của 27 năm về trước vẫn nằm im trong những trang sử của
Quân đội Nhân dân Việt Nam. Lời kể của những bộ đội công binh không đủ sức
thuyết phục dư luận cho đến khi chính một vị tướng chính thức lên tiếng về việc
này. Ông là thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, từng
giữ chức Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nói trước cuộc tọa đàm kỷ
niệm cuộc chiến Gạc Ma do Trung tâm Minh triết tổ chức vào năm ngoái, Tướng Lê
Mã Lương cho biết:
-Nó
có một câu chuyện như thế này: Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta
không được nổ súng nếu như đánh chiếm cái đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở
Trường Sa. Không được nổ súng! Và sau này nó có một câu chuyện và nó đã được
ghi vào tài liệu mà ta đã rõ rồi là khi trong một cuộc họp của Bộ Chính Trị,
đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ
súng?
Những người lính hy sinh đầu tiên ấy cộng thêm con số bộ đội bị
quân Trung Quốc sát hại nâng lên 64 người là một vết thương lớn cho người lính
bất cứ quân đội nào khi họ không được cầm súng chống lại quân thù, tướng Lê Mã
Lương chia sẻ:
Ngài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh đã ra
cái lệnh như vậy mà anh Lê Mã Lương đã tường thuật trong hội thảo tưởng niệm
Gạc Ma của chính Trung tâm Minh Triết tổ chức ở Khách sạn Công đoàn năm ngoái,
thì bây giờ ta phải công khai cái này
Ông Nguyễn Khắc Mai
-Trong
lịch sử của Hải quân Nhân dân Việt Nam chưa có trận nào mà hải quân ta chỉ có
mấy phút thôi chúng ta chết đến hơn nửa đại đội. Không có chuyện lịch sử Hải
quân, lịch sử của các đơn vị chiến đấu bộ binh chỉ trong mấy phút mà tiêu như
thế, trừ bom, nó bỏ trúng đội hình đang hành quân hoặc là nó thả trúng đội hình
đang đóng quân còn trong đánh nhau ta cũng trong thế chủ động thì không có
chuyện đó. Cho nên đó là cái nỗi đau mà nỗi đau này nó âm ỉ và nó sẽ đi với
người lính cho tới khi kết thúc sứ mệnh trên cái đất này.
TS Nguyễn Văn Khải người tham dự buổi hội thảo cho biết nhận xét
của ông về việc tướng Lương công khai điều mà Bộ quốc phòng Quân đội Nhân dân
Việt Nam giấu kín sau sự cố Gạc Ma:
-Câu
đó của Lê Mã Lương là hoàn toàn đúng bởi vì những năm 80 tôi là TS Thiếu tá và
có anh họ là Lê Ngọc Hiền là Thứ trưởng Quốc phòng, Lê Trọng Tấn là Tổng Tham
mưu trưởng quân đội cho nên những chuyện này chúng tôi biết cả.
Bộ trưởng Quốc phòng, Lê Đức Anh
Ông Nguyễn Khắc Mai giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Minh
Triết cho biết vai trò của ông Lê Đức Anh lúc ấy là Bộ trưởng Quốc phòng, người
được xem là đã ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng:
-Ngài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh đã
ra cái lệnh như vậy mà
anh Lê Mã Lương đã tường thuật trong hội thảo tưởng niệm Gạc Ma của chính Trung
tâm Minh Triết tổ chức ở Khách sạn Công đoàn năm ngoái, thì bây giờ ta phải
công khai cái này.
Một
Bộ trưởng Quốc Phòng thấy giặc nó xâm lấn bờ cõi của mình mà ra lệnh không được
chống lại, đứng im như thế cuốn cờ lên người mình để cho nó nã súng nó bắn!
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một nhà ngoại giao kỳ cựu, am hiểu
sâu sắc vấn đề Trung Quốc đánh giá quyết định không nổ súng của Bộ trưởng Quốc
phòng Lê Đức Anh:
-Tôi
cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mà
làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho
Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành
động phản động, phản quốc.
Ông
Lê Đức Anh là cai đồn điền cao su của một người tình báo của Pháp chứ ông ta
không phải tham gia cách mạng lâu dài gì đâu. Chẳng qua ông ấy khai man lý lịch
rồi thì được lòng ông Lê Đức Thọ, ông Lê Đức Thọ cứ đưa ông ấy lên vù vù trở
thành Bộ trưởng Quốc phòng, sau này thành chủ tịch nước. Cái điều đó những
người biết chuyện như tôi lấy làm đau lòng lắm và cho là một nỗi nhục của đất
nước.
Cho đến hôm nay 64 người anh hùng liệt sĩ ở Gạc Ma đấy nhiều người
xác vẫn còn nằm dưới biển và cái ông Nông Đức Mạnh nguyên Tổng bí thư lại trả
lời rằng thôi cứ để yên như thế! Đáng lẽ anh phải... tìm cách vớt và đưa thân
xác của các liệt sĩ ấy về quê mẹ thì anh lại để im...
Ông Nguyễn Khắc Mai
Sau khi bị tàn sát, thi thể những người lính tay không súng ống ấy
không phải đều được về nhà mà một số rất lớn đã trôi dạt khắp vùng biển quê
hương bởi Bộ Quốc phòng Việt Nam không có một một cố gắng nào mang họ về đất
liền như tất cả mọi quân đội khác trên thế giới phải làm. Ông Nguyễn Khắc Mai
nhận xét:
-Cho đến hôm nay 64 người anh hùng liệt sĩ ở
Gạc Ma đấy nhiều người xác vẫn còn nằm dưới biển và cái ông Nông Đức Mạnh nguyên
Tổng bí thư lại trả lời rằng thôi cứ để yên như thế! Đáng lẽ anh phải can thiệp với Chữ thập đỏ quốc
tế để tìm cách vớt và đưa thân xác của các liệt sĩ ấy về quê mẹ thì anh lại để
im, bởi vì anh sợ Tàu mà. Động chạm đến Tàu thì anh run lên vì anh bị cầm tù
rồi.
Tại
sao cứ im lặng? chỉ cho mấy cái anh cấp người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói tới
nói lui một điệp khúc nhàm chán vô cùng và bọn Trung Quốc nó không thèm đếm xỉa
gì tới, nó coi đấy là cái chuyện tào lao thì đấy là cái đau, đấy là cái nhục về
Gạc Ma.
Ngày 14 tháng Ba mỗi năm không những là ngày giỗ chung của 64 gia đình
liệt sĩ nhưng còn là ngày mà lịch sử Việt Nam sẽ phải làm rõ ai là thủ phạm
chính trong cuộc tàn sát này. Mặc dù nó được phóng lớn lên thành cuộc chiến Gạc
Ma nhưng người trong cuộc biết rõ đó là một cuộc chiến mà bên bị hại không được
nổ súng.
__._,_.___
TNLT Đặng Ngọc Minh : Hãy phổ biến và nhân rộng ngày tưởng niệm toàn quốc 14/03
13/03/2015
RadioCTM
TNLT Đặng Ngọc Minh : Hãy phổ biến và nhân rộng ngày tưởng niệm toàn quốc 14/03
http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2015/03/20150313-ctm-danguyen_DNMinh.mp3
Trước đề nghị của nữ nghệ sĩ Kim Chi là trong ngày 14/03 sắp tới toàn dân tưởng nhớ chung tất cả các chiến sĩ đã hy sinh trong các trận chiến chống quân Trung Quốc xâm lược để bảo vệ đất nước , tức là bao gồm cả Hoàng Sa (19.1.1974), biên giới phía Bắc (17.2.1979) và Trường Sa (14.3.1988). TNLT Đặng Ngọc Minh đã chia sẻ cảm tưởng như sau.
Và bài thơ dạt dào lòng yêu nước "Nói Với Các Em"của thi sĩ Ngô Minh Hằng
http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2015/03/20150313-ctm-danguyen_DNMinh.mp3
THÔNG BÁO VỀ LỄ TƯỞNG NIỆM SỰ KIỆN GẠC MA TẠI TP HỒ CHÍ MINH
THÔNG BÁO
Câu Lạc Bộ LÊ HIẾU ĐẰNG và các nhân sĩ yêu nước Sài Gòn sẽ tổ chức tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong trận đánh Gạc Ma chống giặc tàu xâm lược ngày 14-3-1988. 64 Liệt sĩ đã hy sinh anh dũng, quyết liệt chiến đấu với vòng tròn bất tử bằng mạng sống của mình bảo vệ đảo Gạc Ma một phần máu thịt của Tổ Quốc.
Lễ sẽ bắt đầu đúng 9 giờ sáng ngày 14.3..2015
tại tượng đài Trần Hưng Đạo - bến Bạch Đằng - Sài Gòn.
Nghệ sĩ Kim Chi đề nghị mặc niệm toàn quốc ngày 14/3, mọi người dành một phút đúng 12 giờ trưa để mặc niệm CÁC LIỆT SĨ. . Nếu ai không đến tham gia được lễ tưởng niệm mong các bạn hãy hưởng ứng lời kêu gọi của Nghệ Sĩ Kim Chi.
http://xuandienhannom.blogspot.de/2015/03/thong-bao-ve-le-tuong-niem-64-liet-si.html
Đâm sau lưng chiến sĩ
(Ảnh minh họa)
Bức màn bí mật các bạn cần biết, xin hãy Share rộng để mọi người biết
Ai ra lệnh không được nổ súng trong trận Gạc Ma?
12/3/2015
Mỗi năm vào ngày 14 tháng Ba, hình ảnh cuộc tàn sát 64 bộ đội công binh Quân đội Nhân dân Việt Nam lại ám ảnh gia đình họ và người có quan tâm. Những cái chết này là một sự kiện lịch sử cần phải làm rõ ai là thủ phạm trực tiếp, trói tay bộ đội bằng chính sách kềm chế trước đội quân hung hãn Trung Quốc
Lệnh không được nổ súng
Từ đầu năm 1988 Trung Quốc đã có những hành động lấn chiếm các đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa bằng cách đưa hai chiến hạm thị uy chung quanh khu vực. Trước hành động khiêu khích công khai ấy Việt Nam đã khởi động chiến dịch có tên Chủ quyền 88 viết tắt là CQ-88 bằng cách gửi bộ đội công binh mang vật liệu xây dựng tới nhóm đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma để xây dựng các cơ sở tại đây nhằm khẳng định sự có mặt của Việt Nam trên nhóm đảo quan trọng này.
Tuy biết trước sự hiếu chiến và quyết tâm chiếm đảo của Trung Quốc nhưng bộ đội công binh Việt Nam lại không được trang bị vũ khí và quan trọng hơn nữa họ được lệnh không được bắn trả lính Trung Quốc. Chỉ một vài bộ đội trên tàu mang vũ khí cá nhân và nhóm bộ đội tiến vào cắm cờ trên đảo Gạc Ma đã tay không đối diện với giặc. Anh Nguyễn Văn Thống một người sống sót trong khi tiến vào Gạc Ma xác nhận với Đài Á Châu Tự Do lệnh không được nổ súng này
-Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng.
Thượng tá Hoàng Hoan, Chỉ huy phó Chính trị trung đoàn công binh 83 kể lại với báo chí cái chết của trung úy Trần Văn Phương người đầu tiên ôm cờ chịu bị lính Trung Quốc bắn chết trước mặt đồng đội. Thượng tá Hoan xác nhận đây là hành động kềm chế trước sự hung hãn của lính Trung Quốc:
Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng
Anh Nguyễn Văn Thống
-Sau một thời gian giằng co nhau quyết liệt và xảy ra việc Phương bị thương và sau chết tại đảo và Lanh thì bị thương nằm gục xuống rồi thì anh em cùng với nhau đối với bọn Trung Quốc đó cuối cùng thì bọn nó nhanh chóng rút lui ra. Nhưng mà nó có cái chuyện, tức là nó nổ súng trước còn ta thì có thái độ kềm chế chủ yếu là mềm dẻo để giải quyết đúng đắn khẳng định rõ chủ quyền Việt Nam, tôi đã ở đây rồi! Thế nhưng phía Trung Quốc vẫn cứ nổ súng vào cán bộ chiến sĩ của xây dựng và đi giữ đảo.
Câu chuyện của 27 năm về trước vẫn nằm im trong những trang sử của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Lời kể của những bộ đội công binh không đủ sức thuyết phục dư luận cho đến khi chính một vị tướng chính thức lên tiếng về việc này. Ông là thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, từng giữ chức Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nói trước cuộc tọa đàm kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma do Trung tâm Minh triết tổ chức vào năm ngoái, Tướng Lê Mã Lương cho biết:
-Nó có một câu chuyện như thế này: Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như đánh chiếm cái đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa. Không được nổ súng! Và sau này nó có một câu chuyện và nó đã được ghi vào tài liệu mà ta đã rõ rồi là khi trong một cuộc họp của Bộ Chính Trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?
Những người lính hy sinh đầu tiên ấy cộng thêm con số bộ đội bị quân Trung Quốc sát hại nâng lên 64 người là một vết thương lớn cho người lính bất cứ quân đội nào khi họ không được cầm súng chống lại quân thù, tướng Lê Mã Lương chia sẻ:
Ngài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh đã ra cái lệnh như vậy mà anh Lê Mã Lương đã tường thuật trong hội thảo tưởng niệm Gạc Ma của chính Trung tâm Minh Triết tổ chức ở Khách sạn Công đoàn năm ngoái, thì bây giờ ta phải công khai cái này
Ông Nguyễn Khắc Mai
-Trong lịch sử của Hải quân Nhân dân Việt Nam chưa có trận nào mà hải quân ta chỉ có mấy phút thôi chúng ta chết đến hơn nửa đại đội. Không có chuyện lịch sử Hải quân, lịch sử của các đơn vị chiến đấu bộ binh chỉ trong mấy phút mà tiêu như thế, trừ bom, nó bỏ trúng đội hình đang hành quân hoặc là nó thả trúng đội hình đang đóng quân còn trong đánh nhau ta cũng trong thế chủ động thì không có chuyện đó. Cho nên đó là cái nỗi đau mà nỗi đau này nó âm ỉ và nó sẽ đi với người lính cho tới khi kết thúc sứ mệnh trên cái đất này.
TS Nguyễn Văn Khải người tham dự buổi hội thảo cho biết nhận xét của ông về việc tướng Lương công khai điều mà Bộ quốc phòng Quân đội Nhân dân Việt Nam giấu kín sau sự cố Gạc Ma:
-Câu đó của Lê Mã Lương là hoàn toàn đúng bởi vì những năm 80 tôi là TS Thiếu tá và có anh họ là Lê Ngọc Hiền là Thứ trưởng Quốc phòng, Lê Trọng Tấn là Tổng Tham mưu trưởng quân đội cho nên những chuyện này chúng tôi biết cả.
Bộ trưởng Quốc phòng, Lê Đức Anh
Ông Nguyễn Khắc Mai giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Minh Triết cho biết vai trò của ông Lê Đức Anh lúc ấy là Bộ trưởng Quốc phòng, người được xem là đã ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng:
-Ngài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh đã ra cái lệnh như vậy mà anh Lê Mã Lương đã tường thuật trong hội thảo tưởng niệm Gạc Ma của chính Trung tâm Minh Triết tổ chức ở Khách sạn Công đoàn năm ngoái, thì bây giờ ta phải công khai cái này.
Một Bộ trưởng Quốc Phòng thấy giặc nó xâm lấn bờ cõi của mình mà ra lệnh không được chống lại, đứng im như thế cuốn cờ lên người mình để cho nó nã súng nó bắn!
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một nhà ngoại giao kỳ cựu, am hiểu sâu sắc vấn đề Trung Quốc đánh giá quyết định không nổ súng của Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh:
-Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc.
Ông Lê Đức Anh là cai đồn điền cao su của một người tình báo của Pháp chứ ông ta không phải tham gia cách mạng lâu dài gì đâu. Chẳng qua ông ấy khai man lý lịch rồi thì được lòng ông Lê Đức Thọ, ông Lê Đức Thọ cứ đưa ông ấy lên vù vù trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, sau này thành chủ tịch nước. Cái điều đó những người biết chuyện như tôi lấy làm đau lòng lắm và cho là một nỗi nhục của đất nước.
Cho đến hôm nay 64 người anh hùng liệt sĩ ở Gạc Ma đấy nhiều người xác vẫn còn nằm dưới biển và cái ông Nông Đức Mạnh nguyên Tổng bí thư lại trả lời rằng thôi cứ để yên như thế! Đáng lẽ anh phải... tìm cách vớt và đưa thân xác của các liệt sĩ ấy về quê mẹ thì anh lại để im...
Ông Nguyễn Khắc Mai
Sau khi bị tàn sát, thi thể những người lính tay không súng ống ấy không phải đều được về nhà mà một số rất lớn đã trôi dạt khắp vùng biển quê hương bởi Bộ Quốc phòng Việt Nam không có một một cố gắng nào mang họ về đất liền như tất cả mọi quân đội khác trên thế giới phải làm. Ông Nguyễn Khắc Mai nhận xét:
-Cho đến hôm nay 64 người anh hùng liệt sĩ ở Gạc Ma đấy nhiều người xác vẫn còn nằm dưới biển và cái ông Nông Đức Mạnh nguyên Tổng bí thư lại trả lời rằng thôi cứ để yên như thế! Đáng lẽ anh phải can thiệp với Chữ thập đỏ quốc tế để tìm cách vớt và đưa thân xác của các liệt sĩ ấy về quê mẹ thì anh lại để im, bởi vì anh sợ Tàu mà. Động chạm đến Tàu thì anh run lên vì anh bị cầm tù rồi.
Tại sao cứ im lặng? chỉ cho mấy cái anh cấp người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói tới nói lui một điệp khúc nhàm chán vô cùng và bọn Trung Quốc nó không thèm đếm xỉa gì tới, nó coi đấy là cái chuyện tào lao thì đấy là cái đau, đấy là cái nhục về Gạc Ma.
Ngày 14 tháng Ba mỗi năm không những là ngày giỗ chung của 64 gia đình liệt sĩ nhưng còn là ngày mà lịch sử Việt Nam sẽ phải làm rõ ai là thủ phạm chính trong cuộc tàn sát này. Mặc dù nó được phóng lớn lên thành cuộc chiến Gạc Ma nhưng người trong cuộc biết rõ đó là một cuộc chiến mà bên bị hại không được nổ súng.
http://www.rfa.org/…/who-ord-no-fir-in-garma-03122015052720…
Tướng Lê Mã Lương tiết lộ
Người lãnh đạo cấp cao trong thời điểm đó ra lệnh bộ đội không được nổ súng vào lính TQ nếu như đảo Gạc Ma hoặc bất kỳ một đảo nào của Trường Sa bị TQ tấn công.
https://www.youtube.com/watch?v=uS5fmvKoCeg
Việt Tân
Phong trào Nữ quyền tại Mỹ và vận động cho Dân chủ Tự do tại Việt Nam
Nguyễn Phương Uyên, gửi RFA từ Việt Nam
2015-03-09
Cô Nguyễn Phương Uyên tại lớp học ở Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, ảnh chụp trước đây.
Hình do Bạn cô cung cấp
Xuất phát từ vụ Brown kiện phòng giáo dục năm 1954 về việc phân biệt trẻ em trong các trường công lập vì lý do chủng tộc, và phong trào dân quyền ở Mỹ trong những năm 1950 – 1960 được dẫn dắt bởi Martin Luther King, nhiều nhóm trong xã hội Mỹ đã bắt đầu đứng lên đòi sự bình đẳng, trong đó đông nhất là nữ giới.
Mặc dù nữ giới chiếm hơn một nữa số dân Mỹ lúc bấy giờ nhưng trong suốt thời gian đó họ vẫn chỉ là những công dân hạng hai. Theo tập quán với cái nhìn thiên lệch họ bị đẩy ra bên ngoài lề trong nhiều lĩnh vực mà nam giới cho là độc quyền riêng của nam giới, đặc biệt là vấn đề chính trị.
Phong trào đấu tranh cho phụ nữ tại Mỹ, giành thắng lợi đầu tiên đánh dấu bằng sự kiện Đạo luật dân quyền cấm phân biệt đối xử trong công việc vì lý do chủng tộc, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc và giới tính được quốc hội Mỹ phê chuẩn với con số áp đảo Hiến Pháp Sửa Đổi bình quyền.
Tiếp theo noi gương phong trào Dân quyền, nữ giới đã chống lại những đạo luật có tính chất phân biệt thông qua tòa án, và gần như đều thắng trong các vụ kiện.
Xét từ góc độ nào đó, chúng ta có thể thấy rằng vị thế những công dân Việt Nam là những người hoạt động, những người bất đồng ý kiến với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, và thậm chí là đa số người dân Việt cũng giống vị thế của người da màu, và phụ nữ Mỹ thời bấy giờ.
Có thể bạn không biết, khi Thomas Jefferson vị tổng thống vĩ đại thứ 3 của Mỹ viết trong Tuyên ngôn Độc lập rằng: “Tất cả mọi người sinh ra điều có quyền bình đẳng”, ông đã tin rằng xã hội về bản chất không có sự bình đẳng, rằng một số người thì thông minh hơn một số người khác, một số người thì có nhiều điều kiện hơn những người khác vì mỗi con người có khả năng và giá trị khác nhau. Ý thức điều đó ông muốn đem đến một cách thức mà ở đó mọi người sinh ra đều được phát huy tối đa khả năng của mình, và đó là bình đẳng trước pháp luật hay còn gọi là thể chế tòa án.
Nguyễn Phương Uyên và Nguyễn Đình Kha tại phiên tòa sơ thẩm Tòa Án Long An hôm 16/5/201
Theo đó lý giải không thể có một luật cho người giàu và một luật cho người nghèo. Mặc dù khi nói như vậy vẫn tồn tại một luật dành cho người da trắng và một luật dành cho người da màu. Và “Tất cả mọi người” trong ý của ông nghĩa là chỉ có nam giới người da trắng mà thôi. Do vậy mà người da màu và nữ giới đã đứng lên tranh đấu đòi những điều mà họ khát khao.
Tương tự như thế ở Việt Nam, có công bằng hay không khi luật pháp nghiêm khắc đang chỉ được áp dụng cho tất cả người dân trừ ra những người giàu có và những thành phần quan chức cộng sản cùng con cái của họ. Một biện pháp thường được sử dụng thay thế cho sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật đó là “xử lý nội bộ trong đảng cộng sản”. Biện pháp này cố gắng ngụy biện rằng đó là sự công bằng với một bộ luật khác dành riêng cho những người là viên chức cộng sản. Vậy một câu hỏi nữa, liệu có công bằng không khi có một luật dành riêng cho những người dân nghèo khổ và một luật giống như một đặc quyền dành riêng cho các viên chức cộng sản tham lam, luôn tìm cách bòn rút tư lợi cá nhân? Tất nhiên không thể là bình đẳng, điều đó trái với những gì gọi là quyền bình đẳng, thứ mà được hiến pháp thừa nhận và bảo vệ. Nhưng buồn thay Hiến pháp trong lúc này chẳng qua chỉ là một tờ giấy, những rào cản mà nó tạo ra không đủ sức bảo vệ cho bình đẳng, tự do hay những thứ tương tự. Nó có thể bị xé nát, bị viết lại thêm thắt, bớt xén những thứ theo một kiểu nào đó làm nó không còn ý nghĩa nguyên vẹn như đã có.
Dẫn ra đây một ví dụ khác về quyền chính trị. Ai cũng biết, chỉ có ứng viên được đảng cộng sản Việt Nam đồng ý thông qua thì mới được ứng cử. Trong Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội 1997 qui định về Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là có trách nhiệm chọn lọc ứng viên để ứng cử vào Quốc hội, trong khi Mặt trân Tổ Quốc Việt Nam là một ngoại vi của đảng cộng sản Việt Nam thì không lý gì họ sẽ loại những người thân cận với họ. Và một điều chúng ta thấy rõ lấp đầy các ghế trong Quốc hội là đảng viên cộng sản hoặc ít ra cũng là cảm tình viên. Rõ ràng rằng “tự do bầu cử, ứng cử” đã bị bẻ lệch theo kiểu “đảng cử, dân bầu”. Quyền được tự do bầu cử, ứng cứ không ý nghĩa gì không phải chỉ vì Hiến pháp đã thiếu đi những định chế cứng rắn mà còn vì sự lộng hành của một trong số nhiều đạo luật vi hiến.
“Tự do không bao giờ được ban phát bởi những kẻ cai trị, nó phải được đòi hỏi bởi những người bị cai trị.”. Lời của Mục sư Martin Luther King vẫn còn đó như một cảnh báo cho những ai đang trông chờ vào sự thay đổi của những kẻ đã từng và đang trói buộc họ để nắm giữ quyền hành cai trị.
Nguyễn Phương Uyên, Bình Thuận ngày 08/03/2015
Tư liệu tham khảo:
http://vietnam.usembassy.gov/
http://photos.state.gov/libraries/vietnam/8616/transdoc/trans_PeopleRights.pdf
http://www.rfa.org/vietnamese/ReadersOpinions/vietnamese-women-phuonguyen-03092015103346.html
TQ tiếp tục cải tạo những bãi đá ở Biển Đông bất chấp phản đối
13.03.2015
Bất chấp sự phản đối của Mỹ và Philippines, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một đường băng trên Bãi đá Chữ Thập đang tranh chấp ở Biển Đông, theo một hình ảnh vệ tinh mới công bố mà trang tin Người Quan sát ở Thượng Hải loan báo.
Tin nói rằng hình ảnh vệ tinh chụp ngày 10 tháng 3 cho thấy một đường thẳng màu xám ở góc phía đông bắc của Bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Kích thước của một hồ nước trên đảo cũng nhỏ hơn so với những hình ảnh được chụp trước đó.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 9 tháng 3 đã công khai chỉ trích hoạt động cải tạo đất rộng lớn của Trung Quốc ở Biển Đông, nói rằng việc này đang khiến các nước láng giềng ở Đông Nam Á rất lo lắng vì cho rằng Trung Quốc đang củng cố vị thế thống trị của mình trong khu vực tranh chấp.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngày 10 tháng 3 nói rằng Trung Quốc có quyền hợp pháp làm bất cứ điều gì trên lãnh thổ "trong sân sau của mình."
Trong khi đó, Philippines lại lên tiếng kêu gọi Trung Quốc chấm dứt hoạt động cải tạo của mình trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông, sau khi giới chức quốc phòng Philippines cho biết hình ảnh mới nhất cho thấy Trung Quốc đã xây một tòa nhà to bằng khu thương xá lớn nhất của Philippines trên Bãi đá Gaven.
Philippines cũng cảnh báo rằng hoạt động cải tạo quy mô lớn của Trung Quốc đang hủy hoại đa dạng sinh học hải dương trong vùng và có thể gây tổn hại không sửa chữa được đối với sự cân bằng sinh thái ở Biển Đông
Nguồn: wantchinatimes, GMA News
http://www.voatiengviet.com/content/tq-tiep-tuc-cai-tao-nhung-bai-da-o-bien-dong-bat-chap-phan-doi/2677912.html
VN XÚC ĐẤT BÁN CHO TQ XÂY ĐẢO
Một độc giả gửi hình ảnh đến trang FB Việt Tân, xin được giấu tên, chuyện ít người biết về các tàu VN được chỉ thị hút cát tại vịnh Cam Ranh bán cho tàu TQ để xây dựng các cơ sở trên đảo Gạc Ma.
Tàu đang neo đậu theo hướng đông bắc,sát cạnh vùng 4 Hải Quân ( Vùng 2 duyên hải của VNCH ngày trước)
Lúc chụp là vào 8h30 sáng ngày 24/02/2015 nhằm ngày mùng 6 âm lịch,tàu Trung Quốc có 2 chiếc đang neo đậu với khoảng cách 2 tàu là 500m,
Chúng neo đậu tại chỗ để thu mua cát dưới đáy biển được hút lên từ 8 chiếc xà lan của 1 lữ đoàn thuộc vùng 4 HQ, khoảng 1 tháng thì xà lan cung cấp đầy đất cho 1 tàu. Đất của Việt Nam đã bán cho TQ để họ bành trướng xâm lăng ta!
Phải phơi khô rồi bên TQ mới thu mua,khi đầy thì chúng lại di chuyển ra Đảo Gạc Ma để tiếp tục quá trình xây dựng đảo quân sự nhằm bành trướng thế lực và gồm thâu Việt Nam của chúng ta (tin tức được tiết lộ bởi nhóm thủy thủ)
Việt Tân
Tàu ngầm Trung Quốc có trang bị tên lửa hạt nhân tại một căn cứ hải quân trên Biển Đông - DR / Washington Free Beacon
Phát biểu với hãng tin Trung Quốc Tân Văn Xã ngày 09/03/2015, một lãnh đạo Hải quân Trung Quốc cho rằng cần phải đặt trạm radar và cơ sở do thám trên các hòn đảo dưới quyền kiểm soát của Bắc Kinh tại Biển Đông. Tuy nhiên, nhân vật này chỉ nêu bật ích lợi dân sự mà không nói gì về mục tiêu quân sự của các cơ sở đó.
Trong dịp tưởng niệm một năm ngày chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị mất tích, Chuẩn Đô đốc Hải quân Trung Quốc Doãn Trác (Yin Zhuo), đồng thời là Ủy viên Toàn quốc của Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc, đã cho rằng, công việc tìm kiếm và cứu hộ trên Biển Đông sẽ được hỗ trợ đáng kể nếu có các cơ sở đó của Trung Quốc.
Chuẩn Đô đốc Doãn Trác nhắc lại rằng vào năm 1985, Trung Quốc và Hồng Kông đã được Tổ chức Hàng hải Quốc tế giao nhiệm vụ phụ trách công việc cứu hộ trong vùng biển nằm ở phía bắc Bắc vĩ tuyến số 10 và phía tây của đông kinh tuyến 124, bao trùm toàn bộ Biển Đông. Trong bối cảnh đó, các cơ sở trên Biển Đông sẽ cho phép theo dõi liên lạc giữa đài kiểm soát không lưu trên đất liền với phi công trên các phi cơ bay qua Biển Đông.
Đối với ông Doãn Trác, Biển Đông là một tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, được khoảng 40% các chuyến bay chở khách và tàu buôn sử dụng.
Ngoài ra, sự hiện diện của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ rất có lợi cho các nước láng giềng trong việc đối phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống, từ cướp biển cho đến các tệ nạn buôn lậu khác. Hải quân Trung Quốc và các cơ quan an ninh hàng hải của Trung Quốc và Hồng Kông có thể góp phần đáng kể vào việc duy trì hòa bình và thịnh vượng trong vùng.
Theo nhận xét của báo mạng Đài Loan Want China Times khi đưa lại tin trên, nhận xét của Chuẩn Đô đốc Hải quân Trung Quốc là một cố gằng nhằm khoác một cái vỏ tích cực lên trên các hành vi quyết đoán hiện nay của Trung Quốc ở Biển Đông, đang gây lo ngại cho các láng giềng và cộng đồng quốc tế.
Những tiết lộ liên tiếp về việc Trung Quốc rốt ráo xây dựng cơ sở trên các đảo nhân tạo do họ bồi đắp tại Biển Đông đã làm dấy lên quan ngại là những nơi đó sẽ là tiền đồn giúp Bắc Kinh khống chế khu vực mà Trung Quốc đòi chủ quyền. Đài radar và các trung tâm do thám trên các đảo này hoàn toàn có thể được dùng vào mục tiêu quân sự.
http://vi.rfi.fr/20150312-tq-bien-dong//
Thảm họa từ sân sau cửa hậu
Bùi Tín
13.03.2015
Gần đây, nhiều bài viết và phỏng vấn từ trong nước làm rùm beng về một định nghĩa mới của khái niệm “nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, cho rằng đây là một định nghĩa mới mẻ, sáng tạo, rất nên thảo luận rộng rãi để áp dụng vào cuộc sống.
Cái định nghĩa mới ấy là gì? Là: “Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là sự vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Việt Nam trong thời kỳ hiện đại và hội nhập quốc tế”, lấy ra từ dự thảo văn kiện Đại hội XII, chưa được công bố chính thức cho toàn đảng và toàn dân tham gia góp ý.
Đó là một định nghĩa dài dòng, lòng thòng hơn trước, có thêm 2 chữ ”Việt Nam”, thêm các chữ “vận hành đầy đủ, đồng bộ các quy luật của kinh tế thị trường” và thêm: “phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước trong thời hiện đại và hội nhập quốc tế”.
Cái định nghĩa này kéo dài ra như để có vẻ làm dáng, cao xa, thông thái hơn, nhưng thật ra vẫn còn hoàn toàn tù mù, mơ hồ như cũ, vì nó không hề cho biết nội hàm của khái niệm “xã hội chủ nghĩa” là gì, nó là cái chi chi? Xin nhắc lại nhận định của ông Bộ trưỏng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh: “Cái định hướng XHCN làm gì có thật trong thực tế mà cứ mất công đi tìm?”. Ý kiến xác đáng này vẫn không hề được giải tỏa trong cái định nghĩa lòng thòng mới, có vẻ kinh điển và sáng tạo.
Còn có nhiều vấn đề không kém phần hệ trọng. Khi còn sống, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chỉ ra một trong những điều nguy hiểm tệ hại nhất. Đó là những cán bộ của đảng CS vừa đưọc phân công nắm chính sách, lại chính những người đó lại được giao cho trách nhiệm điều hành việc kinh doanh các tổng công ty và công ty kinh doanh của Nhà nước. Đó là cái nguy cơ “vừa đá bóng vừa thổi còi”, lý do chính làm cho cả nền kinh tế và nền tài chính hỗn loạn. Ông Kiệt nói rõ dây là kinh nghiệm sinh động do ông Lý Quang Diệu trình bày kỹ càng qua kinh nghiệm sống của Singapore.
Ông Kiệt cho rằng các bộ trưởng, thứ trưởng, viện trưởng, vụ trưởng vv…là những người chuyên nắm chính sách, quản lý việc thi hành chính sách không được kiêm nhiệm làm kinh doanh trong các tổng công ty hay các ngân hàng của Nhà nước. Nếu làm ẩu, lẫn lộn chức năng như thế sẽ làm chính sách không nghiêm, bị méo mó, kinh doanh bị hỗn lọan, nhà nước, công quỹ, ngân sách, nghĩa là tiền của nhân dân sẽ bị tổn thất, mất mát quy mô lớn vào túi các quan tham.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt thay Đỗ Mười làm thủ tướng từ năm 1991 đến năm 1997, sau đó là Phan Văn Khải, người miền Nam được đào tạo từ Liên Xô cũ. Từ năm 1989 đã có Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư của chính phủ để chỉ đạo công tác hợp tác và đầu tư với nước ngoài. Tháng 6 năm 2005, ông Khải ký Quyết định 151, thành lập Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước – SCIC - State Capital Investment Corporation. Thảm họa kinh tế tài chính ngày càng lớn của đất nước ta bắt đầu từ đây, theo đúng dự báo của ông “thầy” Lý Quang Diệu, trúng theo mối lo lớn của ông Kiệt, đúng lúc khi nguồn FDI và ODA bắt đầu chảy vào dồi dào.
Trong ban chỉ đạo, điều hành SCIC do thủ tướng chỉ định đều là các chức sắc của chính phủ và các bộ, gồm các phó thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng các ngành kinh tế tài chính. Từ đó, các vị này vừa làm chức vụ quản lý chính sách ở cổng trước, ở “công đưòng”, ăn lương to của nhà nước do “tay cầm chính sách, tay cầm chủ trương”, còn ở cổng sau, cổng hậu, còn gọi là sân sau, là tham gia cái gọi là “điều hành kinh doanh” bằng vốn ê hề của nhà nước, tức là của nhân dân, để được ăn chia lăi lớn, lãi nhỏ, ăn chia “hoa hồng”, tiền thưởng khi mỗi dự án được thông qua và thực hiện, trong khi đất nước có dăm bảy ngàn dự án lớn nhỏ có giá trị vài chục tỷ đôla mỗi năm. Hàng trăm phong bì nặng nhận từ cổng hậu, sân sau mỗi tháng cho mỗi vị có thể dự đoán là gấp trăm lần lương chính. Nó được chia cho những ai? Cho các vị trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng, Tổng Thanh tra chính phủ, Trưởng ban Kiểm toán của nhà nước… do bộ tứ cao nhất của quyền lực đồng thuận điều phối phân chia. Chả thế mà có vị ở trong cuộc lớn tiếng cho rằng “đầu tư 10 tỷ mà thất thoát 1 tỷ là chuyện bình thường”! Do đó mà rất nhiều công ty quốc doanh lãi thật nhưng lỗ giả, luôn thực hiện 2, 3 bản báo cáo, kế toán, thống kê khác nhau, 1 cho bản thân lưu giữ (tuyệt mật), 1 cho cấp trên (mật), 1 nữa cho hồ sơ công khai đưọc cấp trên duyệt.
Đây là cuộc tham nhũng công khai, “hợp pháp”, cuộc ăn cắp khổng lồ của “nhà nước nhân dân”, của “đảng CS của dân, do dân, vì dân”, được che đậy kín đáo, không lộ liễu như những cuộc cướp đất của các cường hào cộng sản ở khắp nơi, tệ hại không kém.
Chính đây là lý do tại sao tài sản của các quan chức CS tham nhũng lại kinh khủng đến vậy, như Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu, Trần Văn Truyền, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Trường Tô, Trần Đại Quang, Dương Chí Dũng, Phạm Quý Ngọ…đều lớn gấp bội các nhà điền chủ Nam bộ xưa, các đại địa chủ và tư bản thời Pháp.
Ở một nước Nhà nước pháp quyền như ở Pháp, các chức vụ quản lý nhà nước về hành chính không đưọc lẫn lộn, trà trộn với chức vụ kinh doanh của các công ty nhà nước. Các tổng giám đốc các công ty quốc doanh điện lực, hơi đốt, đưòng sắt, xây dựng nhà cửa, công trình giao thông…đều được các bộ giám sát, thanh tra, kiểm tra kỹ theo luật và luật pháp rất nghiêm mật, người đá bóng không được cầm còi, kẻ cầm còi không được đụng vào bóng. Khi xảy ra trường hợp lẫn lộn như thế, pháp luật sẽ can thiệp ngay, họ gọi đó là trường hợp “xung đột lợi ích”(conflit d’intérêt) – nghĩa là theo lợi ích chung thì cá nhân bị thiệt, nhưng theo lợi ích riêng thì nhà nước bị thiệt. Do đó anh muốn là nhà kinh doanh thì không được tham gia nắm chính sách nhà nước, nếu muốn nắm chính sách thì không được tham gia kinh doanh vốn của nhà nước, sẽ làm rối loạn xã hội, thiệt hại cho đất nước, bất công lan tràn, xã hội không thể yên ổn, thanh bình.
Thật là nẫu cả ruột khi thấy trên sân khấu chính trị nước nhà, đảng CS vẫn cứ vừa đá bóng vừa thổi còi, không giống ai. Đảng nắm tuốt, quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, ngôn luận, kinh doanh, thanh tra, kiểm tra. Thảm họa của dân tộc chính là ở đây.
http://www.voatiengviet.com/content/tham-hoa-tu-san-sau-cua-hau/2676431.html
__._,_.___
________________________________________
Posted by: ly vanxuan
No comments:
Post a Comment