Việt Nam






Tuesday 31 March 2015

SỰ THẬT VỀ CÁI GỌI LÀ "HỮU NGHỊ VIỆT - TRUNG"



From: thehevie
Subject: TỪ CÁNH ĐỒNG MÂY & THIẾU TƯỚNG NGUYÊN TRỌNG VĨNH
Date: Tue, 24 Mar 2015 12:24:17 -0500
Buổi nói chuyện của chương trình
Từ Cánh Đồng Mây
với
Thiếu Tướng

NGUYỄN TRỌNG VĨNH

https://www.youtube.com/watch?v=ZD5wm3H7vN4

Xin bấm link để nghe
  
 Điều anh em nghe được trong bóng tối hãy nói nơi ánh sáng,
điều anh em nghe rỉ tai nhau hãy rao giảng trên mái nhà”. - (Mt 10:27)

SỰ THẬT VỀ CÁI GỌI LÀ "HỮU NGHỊ VIỆT - TRUNG"




GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC 
KHÔNG TRUYỀN THỐNG HỮU NGHỊ,
CŨNG KHÔNG CÓ TƯƠNG ĐỒNG VỀ Ý THỨC HỆ


Nguyễn Trọng Vĩnh

Trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 10/2011 của đoàn Việt Nam do TBT Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu, TBT Hồ Cẩm Đào nói với TBT Nguyễn Phú Trọng câu: “Truyền thống hữu nghị giữa 2 Đảng và 2 nước là tài sản quý báu cần gìn giữ và truyền cho các thế hệ mai sau”… và từ trước đến nay trong các cuộc gặp gỡ cấp cao hai bên, phía Trung Quốc thường nhắc lại: “Hai nước chúng ta song núi liền nhau, văn hóa tương đồng, hai đảng cùng chúng ý thức hệ là cơ sở của tình hữu nghị bền vững…”.

Dựa trên diễn biến thực tế, thử phân tích xem có đúng thế không?

Khách quan mà nói, tình hữu nghị Việt – Trung có biểu hiện trong hai thấp kỷ từ 1950 đến 1970. Trong thời gian đó, Trung quốc giúp ta khá lớn về nhiều mặt. Trong sự giúp đỡ đó, có lợi ích trước mắt và động cơ sâu xa của họ, vừa giúp ta vừa hạn chế thắng lợi của ta. Dù sao ta cũng công nhân là có tình hữu nghị Trung  – Việt. Còn ra thì sao?

Không kể Trung Quốc đã đô hộ nước ta 1000 năm, đến quân Nam Hán lại mang quân xâm lược nước ta, rồi nhà Tống, Mông Cổ sau khi chinh phục xong làm chủ Trung Quốc cũng 3 lần xâm lược nước ta, nhà Minh đem quân xâm lược, đánh bại Hồ Quý Ly, lại đô hộ nước ta 10 năm, nhà Thanh huy động 20 vạn quân chiếm đóng thủ đô Thăng Long. Năm 1974 Trung Quốc huy động hải quân mạnh tiêu diệt bộ phận lực lượng Việt Nam Cộng hòa đóng giữ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và cướp quần đảo từ tay Việt Nam Cộng hòa, lại trẹo họng nói là “thu hồi”. Tháng 2/1979, Đặng Tiều Bình huy dộng 60 vạn quân xâm lăng các tỉnh biên giới nước ta. Gần đây, dựa vào cái “lưỡi bò” bất hợp pháp thành lập cái gọi là huyện Tam Sa, thực hiện mọi thủ đoạn, chuẩn bị điều kiện hòng chiếm nốt Trường Sa của chúng ta. Thế là chỉ có 2 thập kỷ (50 – 70) nói trên tạm gọi là “hữu nghị”, còn thì suốt chiều dài lịch sử, truyền thống của Trung Quốc là truyền thống xâm lược nước ta.

Phía ta thì sao?

Năm 938, Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán để khẳng định nền độc lập của nước Nam.

Năm 1075, Lý Thường Kiệt đánh tan quân xâm lược nhà Tống và có bài thơ "thần" đầy khí phách hào hùng:

Nam quốc sơn hà, Nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Từ năm 1258 đến 1288, quân dân nhà Trần 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông hùng mạnh từng gây kinh hoàng cho nhiều nước từ Á sang Âu, đặc biệt năm 1288 dưới sự chỉ huy của Quốc công tiết chế Trần Quốc Tuấn, quân ta đánh thắng trận Bạch Đằng oanh liệt danh tiếng lẫy lừng khiến nhà Nguyên khiếp vía không xâm pham lần thứ tư.

Lê Lợi, Nguyễn Trãi 10 năm gian khổ chống ách đô hộ nhà Minh, cuối cùng giết Liễu Thăng, dọa Mộc Thạch hết hồn rút chạy đến 1428 tống cổ Vương Thông về nước, khôi phục độc lập cho nước nhà.

Năm 1789, Hoàng đế Quang Trung hành quân thần tốc đánh tan 20 vạn quân nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị bỏ cả ấn tín mà chạy mới thoát chết.

Tháng 2/1979, quân dân các tỉnh biên giới, mặc dầu lực lượng ít ỏi, đã ngoan cường đánh trả 60 vạn quân xâm lược tàn ác, buộc Đặng Tiểu Bình phải rút quân.

Nước ta ngoài việc phải chống xâm lược của Trung Quốc qua các thời kỳ, còn phải chống xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Vậy là truyền thống nước ta là truyền thống chống xâm lược.

Rõ ràng truyền thống nước ta vầ truyền thống Trung Quốc đối nghịch nhau suốt chiều dài lịch sử, thì làm gì có “tình hữu nghị quý báu truyền cho các thế hệ mai sau”!

GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC 
KHÔNG CÓ TƯƠNG ĐỒNG VỀ Ý THỨC HỆ

Ngay từ 1962, ông Đặng Tiểu Bình đã muốn từ bỏ mô hình XHCN kiểu Stalin và đi theo con đường khác với câu nói: “Mèo trắng, mèo đen, mèo nào bắt được chuột là mèo tốt”. Ông ta bị Mao Trạch Đông xử lý kỷ luật. Sau khi được phục hồi và sau khi ông Mao chết, năm 1978 ông Đặng lại nói lại câu nói đó và thực tế bắt đầu rẽ theo con đường TBCN mặc dầu vẫn nói là “xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc”. Để kết thân với Mỹ, tháng 2/1979 Đặng Tiểu Bình xua quân đánh Việt Nam là đã gửi thông điệp cho Nhà trắng rằng: “Giữa chúng tôi (Trung Quốc) và Việt Nam không cùng ý thức hệ dù đều là Đảng Công sản”.

Đại hội thứ 18 Đảng CS Trung Quốc mới đây không còn đề cập CN Mác – Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông nữa mà chỉ nêu lý luận “ba đại diện” của Giang Trạch Dân và “tư tưởng Đặng Tiểu Bình”.

Tuy vẫn giữ câu “xây dựng XHCN nghĩa đặc sắc Trung Quốc”, nhưng người ta có thể cho rằng XH Trung Quốc hiện nay là XHTB chưa thật đúng nghĩa, còn do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo.

Mô hình XHCN kiểu Stalin tỏ ra không thích hợp, kìm hãm sản xuất, kìm hãm phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân trong khí đó một số người lãnh đạo lại hưởng đặc quyền đặc lợi sống như đế vương, độc tài độc đoán dẫn đến Liên Xô tan rã, các nước XHCN Đông Âu xụp đổ. Từ đó, chưa ai đưa ra được mô hình XHCN nào khác.

Việt Nam ta tất yếu phải cuốn theo kinh tế thị trường, nhưng lãnh đạo vẫn lấy CN Mác – Lênin làm cơ sở tư tưởng, vẫn chủ trương xây dựng CNXH. Thử hỏi xây dựng CNXH theo mô hình nào? Trong xã hội ta hiện nay, nội dung gì là XHCN, không ai chỉ ra được. Còn nói phát triển kinh tế thị trường “theo định hướng XHCN”. Cái đuôi “theo định hướng XHCN” thật là mơ hồ, vô nghĩa.

Đã không có mô hình, không có nội dung XHCN, thiết nghĩ chỉ nên nêu “lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nề tảng, xây dựng nước Việt Nam dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” như nghị quyết Đảng đa từng ghi, là đúng đắn và khả thi. Không cần nêu CN Mác – Lênin mà “chỉ nêu tư tưởng Hồ Chí Minh là đủ” vì cái gì ở Mác, ở Lênin mà thích hợp với Việt Nam thì Hồ Chí Minh đã tiếp thu, cũng như những gì là hay, là tốt của thế giới, của đạo Phật, đạo Thiên Chúa, của Khổng Tử, của Tôn Trung Sơn đều đã có trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đã không có nội dung XHCN thì nên lấy lại tên nước là “Việt Nam Dân chủ cộng hòa” là thích hợp.

Sự thật là không có truyền thống hữu nghị Trung – Việt, cũng không có tương đồng ý thức hệ. Thế mà mỗi lần có gặp gỡ cấp cao 2 bên, phía Trung Quốc vẫn nói ngon ngọt nào là trân trọng tình hữu nghị Việt – Trung do Mao chủ tịch và Hồ chủ tịch đã dày công vụn đắp, nào là xử lý bất đồng trên tinh thần “đại cục” quan hệ Trung Việt làm trọng, nào là mọi vấn đề đều có thể thương lượng nội bộ để giải quyết trên tinh thần đồng chí, anh em cùng chung ý thức hệ v.v… Giang Trạch Dân còn “sáng tạo” ra “phương châm 16 chữ và 4 tốt” để phỉnh phở, mê hoặc lãnh đạo ta làm sợi dây vô hình cột Việt Nam vào cỗ xe của họ kéo ta lệ thuộc vào họ.

Những ai có đầu óc thực tế đều thấy rằng hiên nay mối nguy hiểm đối với nước ta không phải đến từ đế quốc Mỹ mà đến từ chủ nghĩa bá quyền bành trướng Đại Hán.

Vấn đề đặt ra đối với nước ta hiện nay là: thoát ra khỏi mọi ràng buộc tham lam, ác ý, thực hiện đường lối chủ trương độc lập tự chủ, thực hiện ngoại giao cân bằng giữa các nước lớn, một mặt không phá bỏ hiện trạng hữu nghị hòa bình với Trung Quốc, mặt khác thắt chặt mối quan hệ hữu nghị với các nước lớn Nga, Nhật, Ấn Độ, Mỹ, cải cách thể chế, thực hiện dân chủ, gắn bó với khối đại đoàn kết dân tộc, trọng dụng hiền tài, xóa bỏ mọi lợi ích nhóm, phe phái quyền lực để đưa đất nước thoát khỏi yếu kém tụt hậu và tiến lên./.

N.T.V.

Chú Nhật ngày 15/3/ 2015. Một sự kiện đã khiến nhiều bà còn tại TP Fresno phải bàng hoàn khi thấy xuất hiện một lá cờ đỏ sao vàng đại diện
cho bạo quyền cộng sản đã tại Nhà Thờ tại vùng downtown Fresno cùng với hơn chục lá cờ khác đại diện cho nhiều quốc gia khác nhau.

Phóng sự hạ cờ sau  đây
You can check it out here:
http://www.youtube.com/watch?v=G9kz98rjwfk



THƯ NGỎ GỬI BCH TRUNG ƯƠNG VÀ TOÀN THỂ ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CSVN



Ngày 28 tháng 07 năm 2014
THƯ NG

Kính gửi: Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

Từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin. Công cuộc đổi mới gần ba nươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc. Đường lối sai cùng với bộ máy cầm quyền quan liêu, tha hóa tạo điều kiện cho sự lộng hành của các nhóm lợi ích bất chính gắn với tệ tham nhũng, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh.

Trong khi đó, giới lãnh đạo Trung Quốc từ lâu đã theo đuổi mưu đồ đặt nước ta vào vị thế lệ thuộc, phục vụ lợi ích của Trung Quốc. Sau Hội nghị Thành Đô năm 1990 đến nay,Việt Nam đã có nhiều nhân nhượng trong quan hệ với Trung Quốc, phải trả giá đắt và càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới. Gần đây, trong bối cảnh quốc tế phức tạp, Trung Quốc có nhiều hành vi leo thang mới trong mưu đồ xâm lược và bá chiếm Biển Đông, coi Việt Nam là mắt xích yếu nhất cần khuất phục trước tiên. Thực tế bóc trần cái gọi là “cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa” chỉ là sự ngộ nhận và “4 tốt, 16 chữ” chỉ là để che đậy dã tâm bành trướng. Cho đến nay, thế lực bành trướng Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trong mưu đồ biến Việt Nam thành “chư hầu kiểu mới” của họ.

Thực trạng đau lòng này phơi bày sự yếu kém cả về trách nhiệm và năng lực của lãnh đạo đảng và nhà nước trong thời gian qua.

Toàn thể ĐCSVN, trong đó có chúng tôi, phải chịu trách nhiệm trước dân tộc về tình hình nói trên và phải góp phần tích cực khắc phục những sai lầm đã gây ra; trong đó phần trách nhiệm chủ yếu và trước hết thuộc về Ban Chấp hành Trung ương và Bộ chính trị. 

Vì vậy chúng tôi, những người ký tên dưới đây, thấy cần bày tỏ suy nghĩ của những đảng viên ĐCSVN trung thành với tâm nguyện vì nước vì dân khi vào Đảng với mấy yêu cầu chính dưới đây:

1. Trước tình thế hiểm nghèo của đất nước, với trách nhiệm và vị thế của mình, ĐCSVN tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa. Ngay từ bây giờ, cần thảo luận thẳng thắn và dân chủ trong toàn Đảng và trong cả nước về tình hình mọi mặt của đất nước và những thách thức trước bước đi mới rất trắng trợn của Trung Quốc bá chiếm Biển Đông, vạch ra con đường chuyển đổi cơ cấu kinh tế lạc hậu và lệ thuộc nghiêm trọng vào Trung Quốc hiện nay, xây dựng hệ thống nhà nước pháp quyền thật sự dân chủ. Chỉ có như vậy mới phát huy được sức mạnh trí tuệ, tinh thần và vật chất của dân tộc Việt Nam, tăng cường được đoàn kết, hòa hợp dân tộc và tranh thủ được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân loại tiến bộ, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển và bảo vệ đất nước.

Quan điểm nêu trên cần được thấu suốt và thực hiện ngay trong việc chuẩn bị và tiến hành đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XII với các đại biểu được bầu chọn thật sự dân chủ, đáp ứng được yêu cầu chính trị của đại hội. Đó là trách nhiệm của các tổ chức đảng các cấp và của từng đảng viên có tinh thần yêu nước. Đồng thời, kỳ bầu cử Quốc hội sắp tới phải thật sự dân chủ, tạo lập một Quốc hội chuyên nghiệp, xứng đáng đại diện cho dân, đáp ứng yêu cầu lập pháp chuyển đổi thể chế chính trị.

Việc cần làm ngay để thể hiện sự thực tâm chuyển đổi thể chế chính trị, tạo niềm tin trong dân là các cơ quan công quyền chấm dứt các hành động sách nhiễu, trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước, đối với các tổ chức xã hội dân sự mới thành lập, trả tự do cho những người đã và đang bị kết án hình sự chỉ vì công khai bày tỏ quan điểm chính trị của mình.

2. Lãnh đạo đảng và nhà nước thống nhất nhận định về mưu đồ và hành động của thế lực bành trướng Trung Quốc đối với nước ta, từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng; và có đối sách trước mắt và lâu dài bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ trong mọi tình huống, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, xây dựng quan hệ láng giềng hòa thuận, hợp tác bình đẳng, vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước. 

Là người chủ đất nước, nhân dân có quyền được biết và phải được biết sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc và những điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như thỏa thuận Thành Đô năm 1990, thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, những thỏa thuận về kinh tế v.v…

Việc cần thiết và cấp bách hiện nay là phải nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nhằm phát huy thế mạnh chính nghĩa của nước ta. Đồng thời, Việt Nam cần chủ động cùng với các nước ven Biển Đông thỏa thuận giải quyết những vướng mắc về chủ quyền trên biển với các đảo, bãi đá; củng cố sự đoàn kết, thống nhất của các nước ASEAN, trước hết là giữa các quốc gia ven biển, trong cuộc đấu tranh chống mọi hành động bành trướng của Trung Quốc muốn độc chiếm vùng biển này thành ao nhà của mình.

Quan điểm “không liên minh với nước nào nhằm chống nước thứ ba” là tự trói buộc mình, không phù hợp với thực tế, cần phải thay đổi.

Tổ quốc đang lâm nguy đồng thời đứng trước cơ hội lớn để thay đổi! Trách nhiệm của các đảng viên yêu nước là phải cùng toàn dân nắm lấy thời cơ này, vượt qua thách thức, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển và bảo vệ đất nước.

Bỏ lỡ cơ hội này là có tội với dân tộc!
_____________________

DANH SÁCH CÁC ĐẢNG VIÊN KÝ THƯ NGỎ GỬI BCH TW VÀ TOÀN THỂ
ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

  1. Nguyễn Trọng Vĩnh, vào Đảng năm 1939, Thiếu tướng, nguyên Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương Đảng khóa III, nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc, Hà Nội.
  2. Đào Xuân Sâm, vào Đảng năm 1946, nguyên Trưởng khoa Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
  3. Trần Đức Nguyên, vào Đảng năm 1946, nguyên Trưởng ban Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
  4. Nguyễn Văn Tuyến, vào Đảng năm 1946, Đại tá, Cựu chiến binh, Hà Nội.
  5. Lê Duy Mật, vào Đảng năm 1947, Thiếu tướng, nguyên Tư lệnh phó, kiêm Tham mưu trưởng Quân khu II, Chỉ huy trưởng Mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang 1979 – 1988, Hà Nội.
  6. Tạ Đình Du (Cao Sơn), vào Đảng năm 1948, Đại tá, Cựu chiến binh, Hà Nội.
  7. Vũ Quốc Tuấn, vào Đảng năm 1948, nguyên Trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội.
  8. Nguyễn Hữu Côn, vào Đảng năm 1949, Đại tá, Cựu chiến binh, nguyên Tham mưu trưởng Hậu cần Quân đoàn 2, Hà Nội.
  9. Hoàng Hiển, vào Đảng năm 1949, nguyên Trung tá Hải quân, Hà Nội.
  10. Đỗ Gia Khoa, vào Đảng năm 1949, nguyên cán bộ cơ quan Bộ Công an và Tổng cục Hải Quan, Hà Nội.
  11. Hà Tuân Trung, vào Đảng năm 1949, nguyên Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nguyên Tổng biên tập tạp chí Kiểm tra, Hà Nội.
  12. Nguyễn Thị Ngọc Toản, vào Đảng năm 1949, Đại tá, Giáo sư, Cựu Chiến binh, nguyên Chủ nhiệm khoa, Quân Y viện 108, Hà Nội.
  13. Phạm Xuân Phương, vào Đảng năm 1949, Đại tá, Cựu chiến binh, nguyên chuyên viên Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hà Nội.
  14. Tô Hòa, vào Đảng năm 1950, nguyên Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng.
  15. Võ Văn Hiếu, vào Đảng năm 1950, nguyên cán bộ thuộc Ban Tuyên huấn trung ương cục Miền Nam. 
  16. Hoàng Tụy, vào Đảng năm 1950, Giáo sư Toán học, Hà Nội.
  17. Huỳnh Thúc Tấn, vào Đảng năm 1951, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Hà Nội.
  18. Tạ Đình Thính, vào Đảng năm 1951, nguyên Vụ trưởng Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
  19. Nguyên Ngọc, vào Đảng năm 1956, Nhà văn, nguyên Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam, Hội An.
  20. Tương Lai, vào Đảng năm 1959, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, TP. Hồ Chí Minh.
  21. Nguyễn Khắc Mai, vào Đảng năm 1959, Giám đốc Trung tâm Minh Triết, Hà Nội.
  22. Đào Công Tiến, vào Đảng năm 1960, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh.
  23. Vũ Linh, vào Đảng năm 1962, nguyên Chủ nhiệm chương trình PIN mặt trời, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội.
  24. Nguyễn Kiến Phước, vào Đảng năm 1962, nguyên Ủy viên Ban Biên tập báo Nhân Dân, TP. Hồ Chí Minh.
  25. Nguyễn Thị Ngọc Trai, vào Đảng năm 1963, nhà báo, nhà văn, nguyên Phó Tổng biên tập báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội
  26. Võ Văn Thôn, vào Đảng năm 1965, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
  27. Nguyễn Trung, vào Đảng năm 1965, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, Hà Nội.
  28. Huỳnh Kim Báu, vào Đảng năm 1965, nguyên Tổng thư ký‎ Hội Trí thức yêu nước TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
  29. Hạ Đình Nguyên, vào Đảng năm 1965, nguyên Chủ tịch Ủy ban phối hợp hành động Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh.
  30. Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), vào Đảng năm 1966, nguyên thư k‎ý của Bí thư Thành ủy Mai Chí Thọ, nguyên Phó bí thư Đảng ủy Sở Văn hóa -Thông tin TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh
  31. Lê Công Giàu, vào Đảng năm 1966, nguyên Phó bí thư Thường trực Thành đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
  32. Kha Lương Ngãi, vào Đảng năm 1966, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP. Hồ Chí Minh.
  33. Tô Nhuận Vỹ, vào Đảng năm 1967, nhà văn, nguyên Bí thư Đảng Đoàn kiêm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên – Huế, Tổng biên tập tạp chí Sông Hương, nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên – Huế, TP. Huế.
  34. Phạm Đức Nguyên, vào Đảng năm 1968, Phó Giáo sư Tiến sĩ ngành Xây dựng, 46 tuổi đảng, Hà Nội.
  35. Bùi Đức Lại, vào Đảng năm 1968, nguyên Vụ trưởng, chuyên gia cao cấp bậc II, Ban Tổ chức trung ương Đảng, Hà Nội.
  36. Lữ Phương, vào Đảng năm 1968, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn Hóa Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam, TP. Hồ Chí Minh.
  37. Nguyễn Lê Thu An, vào Đảng năm 1969, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP. Hồ Chí Minh.
  38. Nguyễn Đăng Quang, vào Đảng năm 1969, Đại tá công an, đã nghỉ hưu, Hà Nội.
  39. Trần Văn Long, vào Đảng năm 1970, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
  40. Nguyễn Thị Kim Chi, vào Đảng năm 1971, Nghệ sĩ ưu tú, Đạo diễn điện ảnh, Hà Nội.
  41. Huỳnh Tấn Mẫm, vào Đảng năm 1971, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, nguyên đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Tổng biên tập báo Thanh Niên, TP. Hồ Chí Minh.
  42. Võ Thị Ngọc Lan, vào Đảng năm 1972, nguyên cán bộ công an TP. Hồ Chí Minh.
  43. Hà Quang Vinh, vào Đảng năm 1972, cán bộ hưu trí, TP. Hồ Chí Minh.
  44. Nguyễn Đắc Xuân, vào Đảng năm 1973, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa, nguyên Trưởng Đại diện báo Lao Động tại khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, TP. Huế.
  45. Lê Đăng Doanh, vào Đảng năm 1974, Tiến sĩ Kinh tế học, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
  46. Chu Hảo, vào Đảng năm 1974, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.
  47. Nguyễn Xuân Hoa, vào Đảng năm 1974, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Thừa Thiên – Huế, TP. Huế.
  48. Nguyễn Vi Khải, vào Đảng năm 1974, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, 40 tuổi đảng, Hà Nội.
  49. Cao Lập, vào Đảng năm 1974, nguyên Bí thư Đảng ủy ngành Văn hóa -Thông tin TP. Hồ Chí Minh.
  50. Lê Thân, vào Đảng năm 1975, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Tổng Giám đốc Liên doanh SG-Riversite, TP. Hồ Chí Minh.
  51. Ngô Minh, vào Đảng năm 1975, nhà báo, nhà văn, TP. Huế.
  52. Trần Kinh Nghị, vào Đảng năm 1976, cán bộ Ngoại giao về hưu, Hà Nội.
  53. Hồ An, vào Đảng năm 1979, nhà báo, TP. Hồ Chí Minh.
  54. Đoàn Văn Phương, vào Đảng năm 1979, nguyên chiến sĩ thuộc Ban Giao lưu trung ương Cục, TP. Hồ Chí Minh.
  55. Hồ Uy Liêm, vào Đảng năm 1980, nguyên Quyền Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.
  56. Trần Đình Sử, vào Đảng năm 1986, Giáo sư Tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội.
  57. Lê Văn Luyến, vào Đảng năm 1987, nguyên cán bộ thuộc Ban Tuyên huấn trung ương Cục Miền Nam, TP. Hồ Chí Minh.
  58. Nguyễn Gia Hảo, vào Đảng năm 1988, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội.
  59. Phạm Chi Lan, vào Đảng năm 1989, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
  60. Đào Tiến Thi, vào Đảng năm 1997, Thạc sĩ, Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
  61. Nguyễn Nguyên Bình, vào Đảng năm 1986, Trung tá, cựu chiến binh, Hà Nội.
_____________________





Nguồn: Ba Sàm.

19.7.2013




__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?B?TkdVWeG7

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

My Blog List