Tuổi trẻ vùng cao nghĩ về ngày
thành lập Đoàn
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2015-03-24
2015-03-24
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Phải là những đoàn viên ưu tú, lý lịch đỏ mới có cơ hội vào hàng
ngũ đảng cộng sản Việt Nam
Ngày 26 tháng 3 năm 1931 là ngày Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí
Minh ra đời, kể từ đó đến nay, đoàn này vẫn hoạt động đều đặn và mỗi năm, có vài
ngàn đoàn viên mới được kết nạp, có vài ngàn đoàn viên cũ phát triển lên đối
tượng đảng và có chừng 10% trong số vài ngàn đối tượng đảng này được kết nạp
thành đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam. Câu chuyện cứ như vậy kéo dài suốt mấy
mươi năm nay, càng về sau, số lượng có vẻ như càng đông ra bởi mật độ dân số đã
tăng cao. Tuy nhiên, nếu như với tuổi trẻ thành phố, việc sinh hoạt đoàn ở địa
phương trở nên quá nhàm chán và ít ai tham gia thì với tuổi trẻ vùng cao, ngày
thành lập đoàn lại mang một ý nghĩa khác, ý nghĩa này được phân thành hai luồng
tư tưởng đối lập rõ rệt.
Đoàn
là “chiếc thuyền đưa đến bến bờ vinh quang… Đảng”
Hồ Văn Trường, một thanh niên dân tộc Thái ở Tây Bắc, thuộc tỉnh
Lai Châu, chia sẻ:“Đảng phải là số một
chứ, đấy là chuyện đương nhiên rồi, đảng đã cho ta mùa xuân, đảng mang lại chân
lý và ánh sáng, một mùa xuân rực rỡ, tất cả là nhờ đảng. Chúng ta phải có trách
nhiệm với dân tộc, với đảng vì đảng và dân tộc là một, không có gì để bàn, tất
cả có cơm no áo ấm, có nhà cao cửa đẹp đều nhờ đảng. Ngày xưa làm gì có cơm no
áo ấm như bây giờ, ngày xưa đất nước chia đôi hai miền nam bắc, bây giờ thống
nhất rồi dưới ngọn cờ lãnh đạo của đảng, đảng thiên tài, bác thiên tài, có gì
mà phải bàn.”
Theo Trường, ngày thành lập đoàn mãi mãi là một ngày trọng đại
trong lịch sử dân tộc Việt Nam, bởi đảng Cộng sản đã mang đến cho gia đình anh một
nguồn ánh sáng tươi tắn, tràn trề sinh khí. Nhờ ơn Đảng, ơn Bác mà gia đình anh
có công việc để làm, có bia để uống và có rượu ngoại, thịt ngon trong nhà.
Không phải ai cũng may mắn nhận được ơn đức này.
Anh được học đến đại học và hiện nay, anh đang nắm chức vụ phó chủ
tịch kiêm bí thư đoàn xã, với công việc ổn định, gia đình êm ấm, được nhận
lương nhà nước và đưa được những người trong gia đình vào làm việc trong hệ
thống cơ quan xã, ai cũng có lương để sống. Với Trường, còn gì may mắn và đáng
quí bằng chuyện này.
Hơn nữa, nhờ vào ơn đức của bác và Đảng, anh và người thân vác
súng vào rừng bắn con lợn rừng, con nai, con hoẵng cũng không có ai dám lên tiếng.
Mỗi tháng, chỉ riêng việc săn thịt rừng về bán cho nhà hàng, hai cha con anh
cũng kiếm được ngót nghét năm chục triệu đồng. Tuy ở núi nhưng gia đình anh có
đầy đủ tiện nghi, muốn gì nó nấy.
Anh luôn tin rằng không có nước nào giàu hơn Việt Nam và nếu có
chăng cũng chỉ là hình thức bên ngoài chứ nhờ ơn Đảng, Việt Nam phải là nước hùng
cường nhất, giàu mạnh nhất. Bởi vì cỡ một phó chủ tịch xã như anh mà còn sung
sướng như một ông vua, huống gì các quan chức đảng viên cấp huyện, cấp tỉnh,
cấp trung ương thì giàu có cỡ nào nữa.
Chỉ riêng quà Tết, hằng năm gia đình anh phải đợi đến tháng hai âm
lịch mang đi bán cho đại lý, anh nghĩ rằng các quan chức cấp trung ương thì có
lẽ phải chất cả kho hoặc tiền đầy trong tài khoản khi Tết về. Mà theo anh, dân
phải giàu thì nước mới mạnh, cán bộ, suy cho cùng cũng là dân, vậy cán bộ giàu
thì nước mới mạnh được. Anh rất ghét những kẻ nào dám báng bổ đảng Cộng sản,
dám mạo phạm đến Bác Hồ của anh. Bởi vì đó là nguồn ánh sáng, là chân lý của
gia đình anh cũng như các đồng chí của anh.
Nhưng khi chúng tôi hỏi thêm quan điểm của anh về nạn tham nhũng,
về việc chạy bằng giả để giữ chức, thăng chức, về nạn khai thác rừng bừa bãi,
về những công nhân Trung Quốc có mặt khắp đất nước, về hàng hóa Trung Quốc tràn
ngập các chợ cũng như về cuộc chiến tranh biên giới năm 1979… Thì nhận được một
sự im lặng và cuối cùng là câu trả lời lạnh lùng rằng đó là vấn đề nhạy cảm,
chỉ có những kẻ phản quốc mới nghĩ đến điều tội tệ như thế. Với anh, đoàn là
một chiếc thuyền đưa anh đến bến bờ vinh quang của một đảng viên Cộng sản.
Đoàn thì “ăn như rồng cuốn, uống như rồng leo mà làm như mèo mửa…”
Một thanh niên khác, đại diện của nhóm tình nguyện viên giúp các
trẻ em nghèo thiếu ăn, thiếu mặc và thất học có được cơm áo, cái chữ, yêu cầu
giấu tên, chia sẻ: “Đa số họ đều là
đoàn viên, đảng viên, một số thì đi làm, một số vẫn còn đi học. Trách họ làm
gì, trách những người chỉ họ làm gì đó, họ chỉ là một đám robot thôi.”
Bạn thanh niên này cho biết thêm là đối với bạn, việc bỏ ra khoản thời
gian quá lớn chỉ để tập múa may quay cuồng hoặc là khiêu vũ đồng đội, hoặc là
múa những bài múa do trung ương đoàn qui định, gọi là múa tập thể, nội dung bài
hát ca ngợi đảng, ca ngợi bác Hồ, ca ngợi chiến thắng thần kỳ của đảng Cộng sản
hoặc là làm những việc cứu tế, giúp dân mang tính hình thức, phong trào là quá
đáng. Nó vừa phí phạm tuổi trẻ lại vừa vô bổ, không giúp cho tư duy mở mang mà
cột cứng tư duy vào một thứ chủ nghĩa lạc hậu.
Đó là chưa muốn nói đền những kiểu nỗ lực không có đầu óc. Một
người trẻ tuổi, thay vì nỗ lực bồi đắp tri thức và mở mang trí tuệ, tiến thân bằng
chính năng lực cũng như nội lực trí tuệ và vốn liếng tri thức, nhiều đoàn viên
ngày đêm nỗ lực tham gia sinh hoạt đoàn nhằm phát triển thành đối tượng đảng và
được kết nạp đảng để dễ bề tiến thân.
Tấm thẻ đảng là một thứ giấy thông hành
tốt nhất trong việc tiến thân trong thể chế chính trị Cộng sản. Chính vì nỗ lực
vào đảng mà không còn thời gian cũng như tâm trí để bồi bổ tri thức, say máu gà
trong tham vào làm đảng viên, nhiều bạn trẻ khi lên nắm quyền, đầu óc trở nên
rỗng tuếch và sáo mòn, chẳng đủ năng lực để làm bất cứ việc đơn giản nào.
Cái giấc mơ đoàn viên, đảng viên đã biến không ít bạn trẻ trở
thành một loại thiêu thân sẵn sàng đội trên đạp dưới, đâm bị thóc thọc bị gạo để
được lòng cấp trên. Và cái tham vọng đoàn viên đã khiến không ít bạn trẻ tự
biến mình thành một loại phản động với chính bản thân, gia đình và cộng đồng.
Thay vì đứng trên lý lẽ, người ta lại đứng
trên vị thế chính trị để đối đãi với nhau. Và cứ như thế, hết lớp này đến lớp
khác, từ nhà trường về đến địa phương, các đoàn viên đối tượng đảng và đảng viên
trẻ bất chấp mọi thứ, miễn sao đạt được mục tiêu đảng viên của họ.
Chính vì thứ mục tiêu mù quáng này mà hệ thống quản lý hành
chính nhà nước ngày càng trở nên tha hóa và kém năng lực, thậm chí phi nhân
tính mặc dù chủ trương và hô hào lúc nào cũng lấy tài đức làm kim chỉ nam, lấy
liêm khiết và năng lực làm định hướng. Điều đó cũng sáo rỗng và bài vở chẳng
khác nào những bài múa, bài hát trong lúc sinh hoạt đoàn, mặc dù rất chán nhưng
người ta vẫn phải múa, vẫn phải hát, bởi múa hát không vì cảm hứng mà vì mục
tiêu.
Mục tiêu này kéo theo nhiều hoạt động tiêu tốn chi phí rất cao mà hiệu
quả thì không có gì. Hay nói cách khác là hoạt động đoàn ngốn quá nhiều ngân
sách, ăn như rồng cuốn, uống như rồng leo mà làm như mèo mửa bởi thiếu tri
thức.
Cách hô hào đạo đức, lương tri trong các cơ quan nhà nước hiện tại
cũng vậy, không có đảng viên nào thực tâm khi hô hào, thậm chí họ thừa chán
chường đối với cách hô hào mà chính họ tự thấy là không có thật. Nhưng họ phải
hô hào như thế vì mục tiêu thăng tiến trong hệ thống và bảo vệ hệ thống nhằm
đảm bảo lợi lộc của bản thân.
Và, cũng theo người này nhận xét, suy cho cùng, đoàn thanh niên là
bước đệm của đảng Cộng sản trong hiện tại. Mà một khi cái đích đến là một tập
hợp múa lửa lắc vòng trong cơn lên đồng vật dục thì bước đệm của nó đương nhiên
cũng mang đầy đủ yếu tố này.
Bạn trẻ này cho biết thêm là hiện tại, thanh niên miền núi Tây Bắc
nói riêng và thanh niên Việt Nam nói chung, chẳng mấy ai mặn mà với việc sinh
hoạt đoàn, trừ một số người có mục tiêu vào đảng và những người có tâm lý không
bình thường. Đó là một thực tế!
Nhóm
phóng viên tường trình từ Việt Nam.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment