Văn hoá bạo động
Trên đường, quẹt xe nhau một tí: dừng lại chửi bới nhau, thậm chí,
thượng cẳng chân hạ cẳng tay với nhau. Trong quán nhậu, giữa những lúc ồn ào hò
la dzô dzô, bỗng dưng nỗi quạu, nhào tới vung tay thọi nhau chí choé làm náo
động cả quán.
03.03.2015
Tôi có một sinh viên người Úc rất mê Việt Nam. Cứ hễ có chút tiền
là anh ấy bay đi Việt Nam. Mỗi năm đi Việt Nam ít nhất một lần. Tôi hỏi: Anh mê
nhất ở Việt Nam điều gì? Anh đáp: Tình người. Anh khen người Việt Nam thân
thiện và hiếu khách, lúc nào cũng cười, và khi cần, sẵn sàng giúp đỡ anh, một
người ngoại quốc chỉ bập bẹ được đôi ba câu tiếng Việt hết sức đơn giản. Khi tôi
hỏi tiếp: Có gì anh không thích ở Việt Nam? Anh đáp: tính bạo động. Anh thường
xuyên thấy cảnh người Việt gấu ó và đánh lộn với nhau.
Trên đường, quẹt xe nhau
một tí: dừng lại chửi bới nhau, thậm chí, thượng cẳng chân hạ cẳng tay với
nhau. Trong quán nhậu, giữa những lúc ồn ào hò la dzô dzô, bỗng dưng nỗi quạu,
nhào tới vung tay thọi nhau chí choé làm náo động cả quán. Anh cho đó là một
nghịch lý mà anh không hiểu tại sao. Anh băn khoăn hỏi tôi: Tại sao như vậy?
Đó cũng là câu hỏi thỉnh thoảng tôi tự đặt ra với chính mình. Về
tính thân thiện của người Việt, chúng ta khỏi cần bàn: Nó khá hiển nhiên. Nhưng
còn sự hung hãn? Cứ mở bất cứ tờ báo nào ra, chúng ta cũng thấy những bản tin
về chuyện người Việt Nam đánh lộn với nhau, có khi gây tử vong, chỉ vì những
duyên cớ hết sức nhỏ nhặt. Trong lễ hội đền Gióng tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội vừa
rồi, cả hàng trăm người nhào tới cướp hoa tre để lấy may mắn; từ giành giật dẫn
đến xô xát; và khi xô xát, người ta dùng cả gậy gộc để phang thẳng vào đầu nhau
khiến lễ hội đáng lẽ rất linh thiêng trở thành một cuộc hỗn chiến nhếch nhác,
người thì u đầu người thì sứt trán. Cũng theo báo chí trong nước, từ ngày 27
tháng chạp đến mồng bốn tết Ất Mùi vừa qua, trong cả nước có 6.200 người phải
đưa vào bệnh viện cấp cứu chỉ vì đánh nhau.
Những người đánh nhau ấy có khi là
bạn bè của nhau. Cứ rượu vào thì lời ra; lời, đến mức nào đó, nghe chói tai,
thế là người ta nhào đến vung tay vung chân hạ gục nhau. Có khi tay chân không đủ, người ta
sử dụng cả vũ khí nữa.
Trong phạm vi gia đình, chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những hành
vi bạo động như vậy. Nặng thì đánh đập nhau: một hình thức bạo động bằng vũ
lực; nhẹ thì dùng lời nói để làm nhục nhau: một hình thức bạo động bằng ngôn
ngữ. Cả hai hình thức bạo động ấy không chỉ xảy ra giữa vợ chồng, anh em, mà
còn xảy ra giữa bố mẹ và con cái.
Vấn đề là: tại sao người Việt Nam lại hung hãn đến như vậy? Tôi
ngờ là đằng sau những sự hung hãn ấy là một thứ văn hoá, tạm gọi là văn hoá bạo
động.
Có thể định nghĩa văn hoá bạo động là niềm tin hay nếp nghĩ cho
rằng các xung đột chỉ có thể được giải quyết thông qua bạo lực. Trong xã
hội loài người, ở đâu và thời nào cũng có các xung đột hoặc về lợi ích hoặc về
tư tưởng và tính tình. Để giải quyết các xung đột ấy, người ta có nhiều biện
pháp khác nhau. Trong văn hoá bạo động, các biện pháp ưu tiên hàng đầu là
thượng cẳng chân hạ cẳng tay.
Đặc điểm đầu tiên của văn hoá bạo động là người ta không có thói
quen giải quyết xung đột và mâu thuẫn bằng các biện pháp thương thảo. Tôi sống
ở Tây phương khá lâu, tôi nhận thấy điều này: khi có điều gì bất hoà hoặc bất
đồng, người ta thường ngồi lại với nhau để phân tích ai đúng ai sai. Giữa vợ
chồng hay giữa bố mẹ và con cái hay giữa bạn bè với nhau, người ta đều làm vậy.
Sau khi phân tích, người có lỗi nhận lỗi và người kia thì cũng bỏ qua, mâu
thuẫn và xung đột coi như được giải quyết. Ngoài xã hội cũng vậy. Thỉnh thoảng
tôi thấy các cảnh cãi cọ nhưng hiếm khi nào thấy cảnh người ta ẩu đả với nhau.
Có. Đâu đó vẫn có cảnh đánh lộn. Nhưng mức độ chắc chắn là rất ít. Trong các
dịp lễ hội tại Úc, ví dụ, trong các đêm giao thừa, có khi cả triệu người đổ xô
xuống đường, nhưng hiện tượng ẩu đả nhau khiến cảnh sát phải can thiệp rất
hiếm, có khi hoàn toàn không có.
Đặc điểm thứ hai của văn hoá bạo động là sự thiếu vắng niềm tin
vào lý lẽ và vào luật pháp. Lấy ví dụ về những chuyện đụng xe với nhau. Ở Úc,
tôi từng chứng kiến cảnh xe cộ đụng nhau khá nhiều lần. Chưa bao giờ tôi thấy
cảnh người ta đánh nhau hay cãi cọ với nhau.
Thường, người ta chỉ ghi bằng lái
và số xe của nhau. Tất cả các phần còn lại đều do các hãng bảo hiểm hoặc, trong
những trường hợp trầm trọng, do toà án giải quyết. Người ta không cần sử dụng
bạo động trong ứng xử hoặc trong ngôn ngữ vì người ta tin vào luật pháp, tin
vào lý lẽ. Ở Việt Nam thì khác. Trong các vụ đụng xe, hầu như không ai tin vào
những thứ ấy. Người ta giành quyền giải quyết chuyện thắng thua ngay tại chỗ.
Và bằng sức mạnh của nắm đấm.
Với hai đặc điểm nêu trên, văn hoá bạo động có gốc rễ từ bản năng
của con người, đặc biệt, khi bản năng ấy chưa được thuần hoá bằng giáo dục và
bằng nếp sống văn minh đặt trên nền tảng của lý trí và luật pháp.
Có lẽ ngày
xưa, ở đâu người ta cũng có thứ văn hoá bạo động như vậy. Tuy nhiên, ở những
nơi lý trí và luật pháp được coi trọng, thói quen tranh luận và thương thảo đã
thành nếp, văn hoá bạo động dần dần nhạt đi, những cảnh ẩu đả vì những lý do vu
vơ dần dần giảm xuống.
Ở Việt Nam, văn hoá bạo động không những không giảm thiểu mà còn
bộc phát mạnh mẽ. Theo tôi, điều này có thể được giải thích bằng hai nguyên
nhân: Thứ nhất, đó là di sản của chiến tranh, một biến dạng của văn hoá chiến
tranh trong thời bình.
Trước, suốt bao nhiêu năm chiến tranh, ở bất cứ phe nào,
người ta cũng khuyến khích văn hoá bạo động, sử dụng bạo động để giành chiến
thắng. Riết, thành thói quen trong nếp nghĩ và trong cách hành xử. Thứ hai,
quan trọng hơn, người ta không tin vào pháp luật. Nguyên nhân của việc không
tin vào pháp luật là chính chính quyền cũng không tin và không hành xử theo
pháp luật. Bởi vậy, để giảm thiểu văn hoá bạo động, mọi người, bắt đầu từ giới
có quyền lực, phải sống theo luật pháp.
Người xưa thường nói: thượng bất chính, hạ tắc loạn. Văn hoá bạo
động tại Việt Nam hiện nay, do đó, xuất phát từ sự bất chính của giới lãnh đạo.
Không thể thay đổi điều gì được nếu không bắt đầu thay đổi từ gốc: chính quyền.
Đảng &
Đảng Tính
S.T.T.D.
Tưởng Năng Tiến
·
Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, cần phải có
tính đảng mới làm được việc. Kém tính đảng, thì việc gì cũng không làm nên.”
.“Đất nước đã mắc phải một giống vi trùng
có tên gọi tính đảng nó kháng lại mọi yêu cầu tử tế của con người.”
Từ Vọng Các, Mặc Lâm bay tuốt luốt qua Nam Vang rủ nhậu:
· Ê, kiếm chỗ nào ngồi uống sương sương vài
ly cho nó có chút hương vị đầu Xuân nha.
· Tưởng gì chớ uống thì bất kể Xuân, Hạ,
Thu, Đông ... gì tui cũng chịu liền.
Mặc Lâm đi cùng
với Sơn Trung, thông tín viên mới nhất (và
chắc cũng nhỏ tuổi nhất) của RFA đang cư trú tại Phnom Penh.
Tôi rất hài lòng với
người bạn trẻ vừa quen: nhanh nhẹn, thông minh, và (xem chừng) đôn hậu.
Ghé quán Ngon Restaurant, chúng tôi gọi “liều” một chai
Johnnie Walker Black Label. Thấy cái gíá 40 MK mà gần muốn “đứt ruột”
luôn nhưng rồi đành tặc lưỡi: “Thôi chả gì thì cũng mừng tân niên,
mỗi năm chỉ có mật lần, và cũng là dịp mừng một tân đồng nghiệp.”
Đêm giao thừa vừa rồi, nằm chèo queo mình ên ở nhà trọ buồn gần chết tôi bèn lò dò ra phố, đang đi lơ ngơ thì chợt thấy một chai Ballatine’s bám bụi đứng co ro trong góc một quầy hàng. Ngó “thương” quá mà giá cả cũng nhẹ nhàng thôi (nên) nên tôi “ẵm” liền, sợ chậm. Vừa về tới nhà là lật đật vặn nắp tu liền: rượu giả! Đ...mẹ, cái con bà nó. Khi khổng khi không (cái) mất tiêu 15 U.S.A dollar, lảng xẹc!
Bữa nay thì rượu thiệt (và vì “vật vã” đã lâu) nên tôi tợp liền liền. Vừa cạn ly đầy, lại đầy ly cạn. Rượu ngon, bạn hiền nhưng chỉ có mình ên tui là vô cùng hào hứng còn Mặc Lâm – không hiểu sao – bỗng ưu tư quá cỡ về chuyện nhân quần và cứ nói hoài cái cuộc phỏng vấn mới rồi (“Chuyện Tử Tế Ngày Nay”) với đạo diễn Trần Văn Thủy, cùng rất nhiều buồn bực về tình trạng “đạo đức xuống cấp, văn hoá suy đồi” của cả nước Việt Nam.
Tôi sốt ruột (“biết rồi khổ quá”) ngắt ngang:
- Tôi có nghe hai ông
“mạn đàm” trên RFA rồi. Hay lắm. Người hỏi đã hay mà kẻ đáp còn hay
hơn nữa nhưng chuyện này toàn thể đồng bào, cũng như toàn thể nhân
loại, cũng đều đang rất quan tâm nên xin cứ an lòng mà ... uống vài ly
đi đã. Để lâu rượu bốc hơi, nhạt mùi, tội chết.
Nói
đến vậy mà đương sự (ngó bộ) vẫn còn băn khoăn lắm nên tôi lại phải
thêm:
· Bữa trước, G.S. Nguyễn Văn Tuấn còn bàn về
“thứ hạng tử tế” của Việt Nam nữa kìa.
· Có cái vụ đó nữa sao?
. Sao không, coi nè.
Vừa nói, tôi vừa mở smartphone - mới sắm hồi hôm, cho kịp với trình độ văn minh nhân loại - kiếm tuan's blog chià liền:
. Sao không, coi nè.
Vừa nói, tôi vừa mở smartphone - mới sắm hồi hôm, cho kịp với trình độ văn minh nhân loại - kiếm tuan's blog chià liền:
Tính chung, thứ hạng về
tử tế của Việt Nam trên thế giới đứng hạng áp chót (124/125). Điều đáng nói hay
cũng có thể xem là nhục là thứ hạng tử tế của VN chỉ đứng chung bảng với mấy
nước “đầu trâu mặt ngựa” như Lybia, Iraq, Zimbabwe, Yemen...
Sự
bủn xỉn của VN thể hiện rõ nhất qua đóng góp vào quĩ dành cho nạn nhân sóng thần
ở Nhật vào năm 2011. Trong đợt đó, Chính phủ VN đóng góp 200,000 USD. Chỉ hai
trăm ngàn USD! Chúng ta có thể lí giải rằng VN còn nghèo nên đóng góp như thế
là hợp lí. Nhưng lí giải đó có lẽ không thuyết phục. Thái Lan đã giúp nạn nhân
sóng thần Nhật 65 triệu USD và 15 ngàn tấn gạo. So với tỉ trọng GDP, đóng góp
của Thái Lan hơn VN 100 lần. Chúng ta có thể nào tự hào với mức độ đóng góp chỉ
có thể mô tả bằng hai chữ "bủn xỉn" đó?
Ngược lại, VN đã và đang
là một gánh nặng cho thế giới. Sau 1975, hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi và
các nước phương Tây đã cung cấp nơi định cư (nhưng VN thì chẳng nhận người tị
nạn từ Duy Ngô Nhĩ). VN cũng là nước chuyên xin xỏ: suốt năm này sang năm khác,
quan chức VN ngửa tay xin viện trợ từ rất nhiều nước trên thế giới. Xin nhiều
đến nỗi có quan chức nước ngoài phàn nàn nói "Sao chúng mày nói là chúng
mày rất thông minh và cần cù mà cứ đi xin hoài vậy. Dân xứ tao phải làm lụng
vất vả mới có tiền cho chúng mày". Thật là nhục...
Nói nào ngay, bị xỉ vả cỡ đó, cũng chưa “nhục” gì cho lắm. Nhà văn Trần Đĩnh còn trích lời của một thằng cha tham tán thương mại Ba Lan (nào đó) nghe nhục nhã hơn nhiều:
“Với chúng mày tốt nhất
là đưa chúng mày ra một hòn đảo hẻo lánh giữa Thái Bình Dương rồi thế giới góp
tiền nuôi và mọi người nhờ thế mà được yên ổn.”
Bị thiên hạ liệt vào hạng “đầu trâu mặt ngựa” nên họ muốn xua đuổi ra tuốt “một hòn đảo hẻo lánh” (cứ như bệnh nhân cùi hủi hồi xa xưa vậy) thì cũng không oan uổng gì cho lắm nhưng ăn ở cư xử ra sao mà tai tiếng dữ vậy cà? Muốn biết, xin nghe qua vài câu chuyện (nhỏ) liên quan đến cuộc sống của giới quan chức lãnh đạo nước CHXHCNVN – vẫn theo lời Trần Đĩnh:
· “Trường Chinh chết, Hồng Ngọc, vợ Hoàng Minh Chính và Hà, con gái cả đến nhà chia buồn. Hai mẹ con về, Đặng Xuân Kỳ tiễn. Kỳ vừa đi qua sân sỏi vừa nói: ông cụ tôi ngoài không dám ăn uống bất cứ thứ gì. Họp Bộ chính trị với Trung ương cũng uống nước của nhà mang theo và nếu không về nhà ăn trưa được thì ông cụ nhịn.” (Trần Đĩnh. Đèn Cù, tập II. Người Việt, Westminster, CA: 2014).
· “Khi Long đã mệt, tôi đến thế nào anh cũng bắt
tôi đưa anh đi dạo một vòng phố. Từng bước nhích rất chậm, kiểu như đi dè cho
được ngâm mình lâu trên đường.
Một bữa đến đầu Dã Tượng
ra Lý Thường Kiệt, anh nhìn vào toà biệt thự bên trái mà có lần anh bảo ông
Đồng có người quen, thân thiết ở đây, rồi nói khẽ với tôi: Tôi đến ông Đồng,
ông ấy thường kéo tôi ra vườn nói chuyện. Nghe nói mũ của trung uý Dương con
ông ấy cũng bị gài rệp nghe trộm ở ngôi sao đằng trước mũ.
Tôi sững nhìn Long. Long
biết thì ông Đồng tất biết! Sao biết mà cam nhẫn chịu cho đồng chí của mình dò
la, nghe trộm mình? Ôi, các lãnh tụ của phong trào giải phóng đất nước và loài
người mà không phá nổi vòng kiểm soát của đồng chí. Bữa ấy tôi hiểu cả tại sao
Võ Nguyên Giáp chịu đắng cay tủi hổ như thế mà im! Các vị tại sao tự nguyện
phục tùng tội ác?” (S.đ.d. trang 194).
Coi:
ông ông Tổng Bí Thư chỉ ăn uống ở nhà vì sợ các đồng chí của mình
đầu độc, còn ông Thủ Tướng thì chỉ dám nói năng ở ngoài vườn vì
sợ bị “dò la, nghe trộm.” Vậy mà hai vị vẫn thừa “liêm sỉ” và
“kiên nhẫn” để “lãnh đạo” toàn dân cho gần đến hơi thở cuối cùng.
Thiệt là đã đời
luôn!
Giữa “các anh ở trên”
với nhau mà còn xử sự tàn tệ và đốn mạt tới cỡ đó thì đám dân
lành, tất nhiên, đều bị hành cho tới bến:
“Thí
dụ sáu bao diêm (bị móc vơi mất gần nửa vì gian giảo là thuộc tính trời sinh của
thứ kinh tế tạo ra bằng những kẻ đói ăn, thiếu mặc nên quay sang tháu trộm lại
của Nhà nước).
Thí dụ mạt cưa và củi
mua về đốt lò nấu cơm thì ướt dề dề vì nhà mậu rẩy nước vào cho nặng cân.
Thí dụ nước mắm pha nước
lã, đậu phụ trộn thạch cao. Nhà nước độc quyền mọi sản vật, nhất là lương
thực...
Con người cũng sẽ giống
như bao diêm trăm que chỉ cháy một que, sống điêu, sống gian, sống vờ, sống
giả.” (S.đ.d. 225 – 226).
Buộc phải “sống điêu,
sống gian, sống vờ, sống giả” qua vài ba thế hệ thì trách sao mà người
dân không bớt dần tấm lòng tử tế:
“Một cái gì đó đã phá vỡ
lòng tin của con người rằng xã hội luôn luôn cố gắng đem lại sự tốt đẹp cho
mình, và chính mình phải có bổn phận phải gìn giữ các công trình xã hội để mình
và mọi người cùng hưởng. Người ta thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền,
có thể đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là
bao… con người đối xử với xã hội thô bạo như vậy chỉ vì xã hội đã đối xử với họ
tệ quá." (Phạm Xuân Đài. Hà Nội Trong Mắt Tôi. Thế
Kỷ: Hoa Kỳ 1994, 32-33).
Quả là “tệ” thật
nhưng nhưng nói theo Trần Đĩnh (“bao diêm trăm que chỉ cháy một que”) thì e
có hơi quá đáng. Coi:
· VnExpress: “Sau một tháng mở đợt quyên góp,
hàng nghìn độc giả trong và ngoài nước đã hướng về người dân đôi bờ Pôkô, ủng hộ
hơn 2,4 tỷ đồng. Dự kiến, cầu sẽ được khởi công sau 2 tuần tới.”
· Dân Trí: “Từ sự ủng hộ của bạn đọc, tính đến
nay báo Dân trí đã xây dựng được 8 cây cầu để giúp các em học sinh vượt sông
tìm chữ. Những cây cầu được đặt tên Dân trí thực sự đã ‘nối đôi bờ vui’ trên
khắp mọi miền đất nước.”
Có hàng chục
ngàn cây cầu từ thiện như trên đã được
dựng xây chỉ nhờ vào lòng tử tế của người dân Việt. Tương tự, có
hàng triệu mảnh đời rách nát ở đất nước đang được chia sẻ, đùm bọc
bởi tình đồng bào ruột thịt, kể cả những khúc ruột xa ngàn dặm.
Đó là chưa kể đến
“những chuyện nhỏ” hàng ngày “nhưng lay động lòng người” theo như cách
nói của nhà báo Quỳnh Trân:
Những ai đi ngang qua
đường Huỳnh Văn Bánh, Quận Phú Nhuận đều bị thu hút bởi tấm biển "Sửa giày
dép miễn phí cho người bán vé số, xe ôm, ba gác, xích lô, người thu gom
rác..." của anh thợ sửa giày Lý Ngọc Bình, 30 tuổi. Ảnh và chú
thích:
vietnamnet.vn
Trà đá miễn
phí. Chủ nhân của những bình nước này đều là người dân lao động.
Ảnh và chú
thích :vietnamnet.vn
“Gần gụi và cảm động nhất,” theo ghi nhận của blogger Đinh Tấn Lực “là những hoạt động âm thầm trợ giúp bà con có nhu cầu thiết thực: Bữa Cơm Có Thịt, Trường Lớp Tình Thương, Quà Trung Thu Cho Trẻ Em Miền Núi, Học Bổng Bước Đầu Vào Đại Học, Tủ Sách Nông Thôn, Bầu Bí Tương Thân, Cứu Lấy Dân Oan, Bữa Cơm Dân Oan… “
Những kẻ bị “chết lòng tử tế” ở đất nước này phần lớn (chắc chắn) đều không phải ... nhân dân. Bởi vậy, khi xếp “thứ hạng về tử tế của Việt Nam trên thế giới đứng hạng áp chót (124/125)” thì tưởng cũng cần phải nói thêm cho rõ là những con số này chỉ “thể hiện” sự tiểu tâm, ti tiện, bạc ác, và đểu cáng của đám côn đồ đang “lãnh đạo” ở xứ sở này chứ không liên quan dính dáng gì nhiều đến những lương dân đất Việt.
Người Việt chỉ chịu một phần trách nhiệm (e cũng không nhỏ lắm) khi cam chịu để cho “bọn đầu trâu mặt ngựa” hoành hành trên quê hương và đất nước của mình mà không có được một sự phản kháng nào đáng kể, hay đáng nể.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment