Việt Nam






Friday, 20 March 2015

Phá lễ tưởng niệm Gạc Ma là 'dơ bẩn'

 
Thái-Dương Thành, FEB-19-15

Cờ đỏ sao vàng thượng ở nhà.
Còn ra ngoại-quốc chớ giương ra.
Nhắn cho đảng Cộng bầy vong bổn,
Nhục ở FRESNO nhớ kỹ đa !
NP

HOAN-HÔ DÂN VIỆT Ở FRESNO !!!

Dân Việt FRESNO lừng tuổi tên.
Căm thù Cộng-Sản lũ đê-hèn.
Nơi nào nội tuyến chui cho giỏi.
Chốn đó nằm vùng sống kể hên.
Cờ đỏ sao vàng lôi ném xuống.
Cờ vàng sọc đỏ thượng giương lên.
Tát tai TRỌNG, DŨNG, SANG ... Hà-Nội.
Cảnh-cáo bây đừng léng-phéng nghen !

TDT, FEB-19-15
Ngô-Phủ

Ước chi :
Nhất trí toàn dân trừ Việt-cộng,
Đồng tâm cả nước đập Tàu-phù.
Ngô-Phủ

Phá lễ tưởng niệm Gạc Ma là 'dơ bẩn'

Lê HàGửi tới BBC từ Tp HCM
·         9 giờ trước
Các thanh niên mặc áo cờ đỏ sao vàng đã dùng giăng cờ búa liềm quanh khu vực tượng đài, ngăn chặn đoàn tưởng niệm.
Cuộc tưởng niệm những chiến sỹ đã hy sinh tại trong cuộc chiến bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988 mới đây tại Hà Nội đã bị quấy rối bởi một lực lượng không ai thừa nhận, những thanh niên này là ai?

Đang điều tra?

Giám đốc công an Hà Nội, Thiếu Tướng Nguyễn Đức Chung nói: “Công an thành phố được giao nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự. Chúng tôi luôn tôn trọng hành vi, hoạt động của người dân có lòng yêu nước với tất cả các sự kiện, đặc biệt liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ, những người đã tham gia bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước”.
Công an Hà Nội cũng có làm nhiệm vụ đó thật, mới đây người ta thấy họ bảo vệ cho những người cúng sao giải hạn ở Ngã Tư Sở đông đến mức kẹt cứng người, ách tắc giao thông.
Một hoạt động mê tín dị đoan như vậy thì được bảo vệ, còn những người tham gia tưởng niệm những anh hùng đã ngã xuống vì tổ quốc thì lực lượng công an (cũng có mặt ở đó) lại làm ngơ. Nếu thực sự có ý bảo vệ những con người đó, công an đã hoặc giải tán những thanh niên mặc áo DLV hoặc bắt họ về đồn để điều tra “xác minh” làm rõ.
Nếu những con người với những việc làm ngay trước mắt mà họ không nắm được (từ ngày tưởng niệm đến ngày Tướng Chung phát biểu đã ba ngày), thì những vụ án mạng bí ẩn chắc đến vài chục năm cũng chưa chắc tìm ra hung thủ.

“Lực lượng tự phát”?

Nhiều thanh niên ngăn cản đoàn tưởng niệm mặc áo in dòng chữ 'Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc - Dư luận viên'
Tướng Chung phỏng đoán rằng đó là “lực lượng tự phát”. Nhưng có lực lượng tự phát nào lại vừa múa hát vừa giắt cờ Đảng trong túi để sẵn sàng lôi ra?
Trên mạng có một video do một lực lượng, có thể coi là cùng phía với nhóm thanh niên mặc áo DLV quay lại, cho thấy sự chuẩn bị của nhóm này là cực kỳ kỹ lưỡng, họ nắm được thông tin chính xác của những người biểu tình, chính xác như an ninh làm việc vậy. Họ quay video từ khi các thanh niên còn đang múa hát, tức là khi chưa có việc gì xảy ra, cho đến lúc đoàn người tưởng niệm chuẩn bị. Họ nắm được giờ giấc, biết rõ có những nhân vật nào trong đoàn tưởng niệm.
Để tổ chức một buổi tưởng niệm đã cần phải có sự tổ chức đàng hoàng, thì một buổi phá rối quy lát thế kia đã phải chuẩn bị gấp đôi như thế
Có thể thấy rằng, để tổ chức một buổi tưởng niệm đã cần phải có sự tổ chức đàng hoàng, thì một buổi phá rối quy lát thế kia đã phải chuẩn bị gấp đôi như thế: Áo đồng phục (phải in từ trước), cách thức phá rối (không ai bảo ai mà vẫn đồng nhất), quay video chi tiết. Tất cả đều công phu và “quy củ” hơn nhóm tưởng niệm “một bậc”.
Những sự chuẩn bị như thế chẳng lẽ công an lại không biết? Nếu thế thì họ đã không bao giờ có thể ngăn chặn được những âm mưu “khủng bố” của các “thế lực thù địch” như bao năm qua mà chỉ có giải quyết hậu quả của nó mà thôi.

Có thực sự là Dư luận viên?

Được biết mặc dù bị "gây hấn", nhưng đoàn tưởng niệm đã tránh để xảy ra xô xát.
Phó ban Tuyên giáo Thành phố Hà Nội Phan Đăng Long – nơi chủ quản của các Dư luận viên từ chối thừa nhận những thanh niên quấy rối kể trên thuộc lực lượng này, vì họ “không bao giờ xuống đường”.
Có ai quan tâm đến nguyên tắc hoạt động của lực lượng bí ẩn này, người ta chỉ cần biết việc làm của những thanh niên này hệt như những gì các Dư luận viên vẫn làm hàng ngày trên mạng: phá rối, chửi rủa ở các diễn đàn bất kể nội dung đang bàn tới là gì miễn là có ai đó động đến vấn đề dân chủ hoặc chống Trung Quốc.
Video quay lại một thanh niên ngăn cản những người đến làm lễ tưởng niệm với lý do “chỗ này không thờ các liệt sỹ”, muốn thờ thì “về nghĩa trang”. Đúng là khó còn mức độ vô học nào hơn thế nữa.
Sau khi đoàn người tưởng niệm ra khỏi công viên trả lại chỗ “vui chơi”, đám thanh niên tiếp tục bám theo và hô vang những khẩu hiệu: “Đảng Cộng sản Việt Nam vô địch muôn năm”
Những thanh niên này nếu thực sự đang tập văn nghệ thì chẳng có lý do gì mà lại đồng loạt mang cờ Đảng ra giơ như vậy, đúng là “giấu đầu hở đuôi”.
Sau khi đoàn người tưởng niệm ra khỏi công viên trả lại chỗ “vui chơi”, đám thanh niên tiếp tục bám theo và hô vang những khẩu hiệu: “Đảng Cộng sản Việt Nam vô địch muôn năm”. Bây giờ còn có ai yêu Đảng và rỗi hơi làm những việc như thế nếu không bị nhồi sọ và được trả tiền? Ngay chính những đồng chí cấp cao của Đảng, người ta cũng cười khẩy và chỉ còn coi Đảng là chỗ tiến thân mà thôi.
Và ngay cả khi có thực sự cuồng Đảng đi chăng nữa, phá quấy và giơ cờ Đảng ở lễ tưởng niệm khác gì đặt Đảng vào vị trí đối lập với những người đã ngã xuống vì tổ quốc. Thảo nào mà không ai nhận đám thanh niên này là của mình.
Không biết rằng sau lần này, những thanh niên kia có ý thức được việc mình bị sai làm có như ném đá giấu tay hay không. Mọi sự khinh bỉ, giờ đây họ phải chịu mà không cấp trên nào đứng ra nhận trách nhiệm.
Trước đây họ chỉ lập nick ảo để “chiến đấu”, nếu là một việc cao quý thì hãy cứ đường đường chính chính mà cho cả nước biết thân phận thật của mình, cớ sao phải giấu mặt như vậy? Có lẽ họ chưa ý thức được điều đó.
Đây là lần đầu tiên bước ra ánh sáng, không biết những con người này có tỉnh ngộ không, hay cũng như cấp trên của họ: độc lập và chủ quyền dân tộc chẳng là gì so với quyền lực và công việc đang nắm giữ?

Vị thế và ý thức dân tộc

Nhiều thanh niên dùng cờ búa liềm che không cho người xung quanh nhìn thấy hoạt động tưởng niệm
Nhưng nếu thử đặt một giả thuyết khác: đám thanh niên chỉ do một phe phái thân Trung Quốc trong Đảng đứng ra chỉ đạo, thì mâu thuẫn trong hàng ngũ chính trị và ý thức dân tộc của người Việt Nam quả là đáng báo động.
Nếu đám thanh niên chỉ do một phe phái thân Trung Quốc trong Đảng đứng ra chỉ đạo, thì mâu thuẫn trong hàng ngũ chính trị và ý thức dân tộc của người Việt Nam quả là đáng báo động
Sự việc làm tôi nhớ đến bộ phim Tinh Võ Môn của Lý Tiểu Long mà sau này Lý Liên Kiệt cũng làm lại. Phim lấy một sự việc có thật: Hoắc Nguyên Giáp là võ sư nổi tiếng, người duy nhất có thể đánh bại các võ sư Nhật Bản và phương Tây. Tuy thế ông mất sớm và không rõ nguyên nhân khiến cho nhiều người Trung Hoa nghi ngờ rằng người Nhật đã đầu độc ông.
Nhân vật chính trong phim - Trần Chân cũng tin như vậy và quyết tìm cho ra thủ phạm. Trong phim, anh phát hiện ra có những kẻ phản bội trong võ phái đã ám hại sư phụ mình và quyết đi trả thù.
Nhật Bản khi đó đã là một cường quốc có ảnh hưởng mạnh và đang nhăm nhe chiếm Trung Quốc, họ thao túng cả Sở cảnh sát Thượng Hải, bắt phải tìm ra cho được Trần Chân để thí mạng. Cuối cùng nhân vật này chết do chính những người đồng bào của mình.
Bây giờ thì Trung Quốc đã là cường quốc, họ gây ảnh hưởng với Việt Nam cũng giống như đế quốc – phát xít Nhật ngày xưa gây ảnh hưởng với họ. Vị thế và ý thức dân tộc của người Việt Nam cũng giống như “nước bạn vàng” cách đây hơn một thế kỷ. Bao giờ đất nước mới có thể tiến lên?
Cảnh nhảy nhót trong lúc những nhà hoạt động tưởng niệm liệt sỹ Gạc Ma
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Dư Luận Viên lên báo chí nhà nước

RFA-18-03-2015

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
03182015-opinio-saper-on-stat.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Các thanh niên mặc áo cờ đỏ sao vàng đã giăng cờ búa liềm quanh khu vực tượng đài, ngăn chặn đoàn tưởng niệm
Các thanh niên mặc áo cờ đỏ sao vàng đã giăng cờ búa liềm quanh khu vực tượng đài, ngăn chặn đoàn tưởng niệm
Files photos
Công an Hà Nội cho biết chính phủ không liên quan gì đến nhóm dư luận viên ngăn cản người dân đặt hoa tưởng niệm các liệt sĩ Gạc Ma tại tượng đài Lý Thái Tổ và tượng đài Quyết Tử ở thủ đô sáng 14 tháng Ba vừa qua.
Trong một cuộc họp báo, Thiếu Tướng Nguyễn Đức Chung, Giám Đốc Công An Hà Nội cho rằng nhóm thanh niên mặc áo đỏ có in logo giống như logo của công an và dòng chữ viết tắt là DLV chỉ là một nhóm tự phát, hoạt động của họ không do công an thủ đô hay ban tuyên giáo điều khiển.
Trong hai ngày 17 và 18 tháng ba, các tờ báo lớn của Việt nam đã đồng loạt đưa tin này có trích lời tướng Nguyễn Đức Chung. Sau đây là ghi nhận ý kiến một số người có tham dự vào sự việc ngày 124/3 cũng như một số nhà báo Việt nam.
Một sự thay đổi về nhận thức?
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, từng làm việc cho báo Thanh niên tại TP HCM cho biết:
Lần đầu tiên công an Hà nội lên án những người đó, cho đó là những kẻ quậy phá và phải đi điều tra xác minh. Rồi nói những người đi tưởng niệm là những người yêu nước. Chứ hồi xưa tới giờ…. Mới cách đây mấy ngày có bài trên báo quân đội cho đó là những người phá nước. Đây là một bất ngờ lớn đối với công luận ở Việt nam.”
Kỹ sư Nguyễn Tiến Trung từ TP HCM cũng cho biết anh cũng thấy việc cơ quan công an và báo chí nhà nước lên tiếng về việc cản phá buổi lễ tưởng niệm là một sự lạ:
Những lần đi dâng hương trước đây lần nào cũng bị quấy phá nhưng chưa bao giờ cơ quan công an hay báo chí lên tiếng, nhưng lần này thì lại có sự lên tiếng chính thức thì đó là một sự lạ. Việc này có thể là sự chuyển biến trong nhận thức của cơ quan chức năng, của chính quyền. Vì nếu cứ để cái tình trạng những người tự xưng là dư luận viên ngăn cản những người yêu nước đi tưởng niệm những liệt sĩ Hoàng sa, Trường sa, thì không thể chấp nhận được, vì nó chẳng khác nào ủng hộ Trung quốc cả.
Nếu cứ để cái tình trạng những người tự xưng là dư luận viên ngăn cản những người yêu nước đi tưởng niệm những liệt sĩ Hoàng sa, Trường sa, thì không thể chấp nhận được, vì nó chẳng khác nào ủng hộ Trung quốc cả
Kỹ sư Nguyễn Tiến Trung
Nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang nói rằng việc truyền thông Việt nam đồng loạt đưa tin về những diễn biến của buổi tưởng niệm ngày 14/3 ở Hà nội rằng báo chí Việt nam đã vượt qua được một nỗi sợ mơ hồ khi đụng tới những cuộc biểu tình không do nhà nước tổ chức.
Ông Nguyễn Hữu Vinh một nhà báo tự do nói rằng phát biểu của tướng Chung là do ông có mặt tại nơi diễn ra buổi tưởng niệm:
Ông Nguyễn Đức Chung đã thấy được những người đi tưởng niệm. Họ là ai? Làm những cái gì? Có phù hợp luật pháp không? Tinh thần đó ra sao? Và chính ông Nguyễn Đức Chung đã phát biểu rằng đấy là những người yêu nước.”
Những người có mặt nói gì?
Ông Nguyễn Hữu Vinh có mặt tại buổi lễ tưởng niệm ngày 14 tháng 3 ở Hà nội cho biết là lần này nhóm của ông bị cản phá mạnh hơn những lần trước:
Lần này có khác hơn là có cả cờ đỏ búa liềm, rồi hô rồi hét là như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng, rồi là đảng cộng sản Việt nam quang vinh muôn năm. Điều đó tạo nên một sự phản cảm vô cùng lớn trên các trang mạng xã hội, cũng như là đối với du khách nước ngoài và người dân có mặt ở bờ hồ sáng hôm đó.”
Chúng tôi liên lạc được với anh Nguyễn Quang Bách, thuộc nhóm được gọi là Dư luận viên sáng ngày 14/3. Anh Bách nói rằng anh thuộc một nhóm tên là Viet Vision và báo chí đã không đưa đúng sự thật.
Hai ngày vừa qua báo chí đưa tin không có lợi cho nhóm Viet Vision. Tôi nghĩ là hôm 14 tháng ba vừa rồi cả hai tổ chức No-U và Viet-Vision đều phải công bằng vì cả hai bên đều đi tưởng niệm. Theo tôi thì các bài báo không đúng sự thật, nó không được công bằng vì nhà báo không xác minh được ai là kẻ gây rối, ai là kẻ ngăn cản. Trong các video clip được ghi lại thì nhóm No-U cũng gây rối, ngăn cản nhóm Viet Vision tưởng niệm hôm 14/3.”
Khi được hỏi là nghĩ thế nào khi trong ngày đau buồn kỷ niệm mất đảo Garma mà lại hát như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng anh Bách nói là nhóm của anh không có hát như thế:
Như vậy là tinh thần báo chí, tôi muốn nói là báo chí nhà nước đã tự nguyện nâng cao hơn, vượt ra ngoài khuôn lề của cơ quan tuyên giáo, đặc biệt là những siêu Tổng biên tập như cơ quan tuyên giáo trung ương. Tôi cho đây là một động thái đặc biệt, và họ thấy rằng họ không thể im lặng được nữa
nhà báo Phạm Chí Dũng
Nhóm Viet Vision không có liên quan gì đến các sinh viên. Sau đó nhóm Viet Vision có phỏng vấn những sinh viên đang nhảy múa ở đấy, thì các bạn trả lời là đây là một sự kiện do đoàn trường tổ chức bao gồm bốn đại học, là đại học ngân hàng, đại học y dược, đại học giao thông vận tải, và đại học văn hóa các bạn giao lưu với nhau. Các bạn sinh viên tình nguyện giao lưu với nhau. Ở trong nước thì việc quan tâm đến các vấn đề lịch sử của một số bạn trẻ không còn nhiều. Và người ta cũng không biết ngày 14 tháng ba là ngày gì. Nên chuyện các sinh viên tình nguyện giao lưu với nhau là chuyện bình thường.”
Hoạt động của Báo chí và sự cần thiết của luật biểu tình
Trở lại chuyện báo chí Việt nam đưa tin ngày tưởng niệm Garma 14/3, nhà báo Phạm Chí Dũng cho biết:
Đây là lần đầu tiên cũng diễn ra một sự kiện liên quan tới Trung quốc nhưng có một sự cộng hưởng nhất định giữa báo chí hai lề. Trước đây chúng ta gọi là lề trái lề phải bây giờ gọi gần gũi hơn là mạng xã hội và báo chí nhà nước. Chúng ta có thể đọc được trên báo Giáo dục Việt nam, bài Một hành động không thể chấp nhận được, họ lên án một cách quyết liệt nhóm người được gọi là dư luận viên. Như vậy là tinh thần báo chí, tôi muốn nói là báo chí nhà nước đã tự nguyện nâng cao hơn, vượt ra ngoài khuôn lề của cơ quan tuyên giáo, đặc biệt là những siêu Tổng biên tập như cơ quan tuyên giáo trung ương. Tôi cho đây là một động thái đặc biệt, và họ thấy rằng họ không thể im lặng được nữa. Một khi ngay cả công an, là Thiếu tướng Chung Giám đốc công an Hà nội lần đầu tiên đứng ra thanh minh rằng nhóm dư luận viên đó không phải là của công an, cũng không phải là của tuyên giáo. Và một cách gián tiếp phủ nhận vai trò kiêu binh, hồng vệ binh của nhóm dư luận viên ấy, thì  có thể nói rằng không còn gì thuận lợi hơn để cho báo chí nhà nước mở miệng.”
Thiếu tướng Chung Giám đốc công an Hà nội lần đầu tiên đứng ra thanh minh rằng nhóm dư luận viên đó không phải là của công an, cũng không phải là của tuyên giáo. Và một cách gián tiếp phủ nhận vai trò kiêu binh, hồng vệ binh của nhóm dư luận viên ấy
nhà báo Phạm Chí Dũng
Nhưng cũng có những ý kiến thận trọng hơn, như nhà báo Võ Văn Tạo ở Nha Trang cho biết:
Hồi biểu tình năm 2011 ở Hà nội thì ông Thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh nói là biểu tình chống Trung quốc là yêu nước, và Hà nội không chủ trương đàn áp biểu tình. Báo Thanh niên, tờ báo có số phát hành thứ hai trong cả nước đăng chuyện đó lên trang nhất. Sau đó báo Thanh niên bị phê bình về chuyện đó. Chuyện biểu tình vẫn bị đàn áp. Những người biểu tình không chỉ bị đàn áp lúc đó, mà sau này còn bị khủng bố, quậy đủ thứ, thậm chí bị triệt đường mưu sinh.
Thì đây có sự thay đổi, có khả năng là lập trường chống Trung quốc rõ hơn trong Bộ chính trị. Trong lãnh đạo cấp cao của Việt nam.
Nhưng có khả năng thứ hai là người ta vẫn nói một đàng làm một nẻo, tức là nó không đồng bộ. Người này nói thế này, nhưng có khi người khác sau đó lại làm thế khác. Ông Chung giám đốc công an Hà nội thì cũng chỉ là công an Hà nội thôi. Còn sự chỉ đạo kia là từ cả bộ công an.”
Sự việc tưởng niệm Garma lại xảy ra đồng thời với việc chính phủ Việt nam đề nghi Quốc hội hoãn việc phê chuẩn luật biểu tình sang năm 2016. Anh Nguyễn Anh Tuấn, thành viên tổ chức dân sự Voice nhận xét rằng luật biểu tình đang là một nhu cầu cấp thiết cho dân chúng Việt nam. Và những hoạt động đường phố của những nhóm đối lập nhau như trong ngày 14 tháng ba vừa qua hẳn sẽ không xảy ra xung đột nếu như có luật biểu tình.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 


No comments:

Post a Comment

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official-20/1/2025

My Blog List