CHẶT 6.700 CÂY XANH CÁC TUYẾN
PHỐ HÀ NỘI LÀ PHÁ HOẠI!
Nguyễn Trọng Vĩnh
Hồ Chủ tịch đã dạy: “Vì lợi ích trăm năm trồng người, vì lợi ích
mười năm trồng cây”.
Sinh thời, hàng năm, người kêu gọi “Tết trồng cây: Người người
trồng cây, nhà nhà trồng cây để cho đất nước càng ngày càng xanh”.
Trồng cây quan trọng và ích lợi là thế, mà nay một lúc chặt hạ ồ
ạt 6.700 cây ở nhiều tuyến phố thì xót xa và uất hận biết chừng nào? Trồng một
cây, chăm sóc cũng phải 10 – 15 năm mới lớn đủ và cho tán lá che bóng mát. Bảo
rằng thay cây xanh đồng bộ cho cảnh quan thành phố mỹ quan hơn là không có cơ
sở. Ít nhất phải vài ba chục năm cho đến trăm năm Hà Nội mới có dàn cây xanh
như hiện nay mà khách nước ngoài đến từng khen. Chặt đi hàng loạt cây có cả
những cây gỗ quý ở nhiều tuyến phố đã làm cho một phần thủ đô trơ trụi xấu xí
một thời gian dài chờ cho loạt cây thay thế đủ lớn, mâu thuẫn với các văn bản
và nghị quyết về “xây dựng thủ đô xanh,
sạch, đẹp“.
Vô tình hay cố ý, việc chặt 6.700 cây là hành động phá hoại cảnh
quan thành phố, phá hoại môi trường sống, vì cây xanh không những là lá phổi của
thành phố mà còn hút bớt nước khi có mưa to, trung hòa bớt khí CO2 của
hàng triệu xe máy, ô tô và các hoạt động khác thải ra, giữ độ ẩm, bóng mát cho
các con phố trong mùa nắng.
Nói đây là trách nhiệm của sở Xây dựng và Sở Tài nguyên & môi trường
thì chỉ đúng một phần. Họ có trách nhiệm ở mức độ thực hiện chủ trương và kiểm
tra. Họ đâu có thẩm quyền ra lệnh đốn hạ một số lượng cây lớn như thế. Việc này
phải do cấp trên họ mới có quyền.
Đó là chủ trương “thay cây xanh
thành phố” của Ủy ban nhân dân Hà Nội. Vậy
trách nhiệm về vụ việc tai hại này thuộc về Ủy ban nhân dân thành phố trước hết
là Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo. Chính vì chủ trương quá sai trái đó, nên trong cuộc họp báo, ông
Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng ấp úng không trả lời được 21 câu hỏi của các nhà
báo và đánh bài chuồn (xấu hổ chưa!).
Trong vụ này, không lọai trừ có sự mua bán chia chác giữa các nhóm
lợi ích. Nếu không, sao lại có: Tập đoàn Vincom, Ngân hàng thương mại cổ phần
VP Bank, Công ty cổ phần thương mại công nghệ Bình Minh, Công ty cổ phần tư vấn
đầu tư xây dựng Hà Thành, Công an thành phố và một số tổ chức cá nhân khác tham
gia ủng hộ?
Việc tày đình xôn xao dư luận như thế mà chưa thấy ý kiến của Thủ
tướng và lãnh đạo Đảng.
Ông Phan Đăng Long Phó ban tuyên giáo thành phố thì nói: “Việc
chặt cây các tuyến phố đâu cần phải lấy ý kiến của dân”. Thì từ trước đến nay có
lấy ý kiến của dân về việc gì bao giờ đâu! Chỉ có năm 2013, khi sửa đổi Hiến
pháp có lấy ý kiến của nhân dân, nhưng rồi vẫn quyết định y như bản thảo
đã soạn sẵn!
N.T.V.
Tác giả gửi BVN
__._,_.___
Cây xanh Hà Nội và nỗi buồn bạn
trẻ
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2015-03-27
2015-03-27
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Nhiều cây xanh ở Hà Nội bị triệt hạ hôm 24/3/2015.
Courtesy photo
Hà Nội trong mắt nhiều bạn trẻ luôn đẹp và thơ mộng. Một Hà Nội
lung linh mặt hồ, những hàng cây xanh mát và những mái ngói rêu phong, cổ độ. Dường
như nét đẹp Hà Nội luôn mang bóng dáng của những hàng cây, bờ hồ và những con
đường rợp bóng. Thế nhưng, chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, nhiều cây xanh
trong lòng Hà Nội bị triệt hạ, những con đường thơ mộng trở nên nóng nực, ngộp
thở. Điều này làm nhiều bạn trẻ cảm thấy sốc và lo lắng cho số phận của nhiều
cây xanh đang tồn tại trên đường phố Hà Nội.
Trồng cây mỡ là một giải pháp không tốt
Một bạn trẻ tên Nguyên, sống ở quận Hoàng Kiếm, Hà Nội, chia sẻ
với chúng tôi: “Rất là chán, thấy họ
bầy hầy quá. Tôi nghĩ đằng sau cái chuyện này là câu chuyện chia chác. Nó quá
vô cảm, quá tự tin và nghĩ rằng người dân không biết gì. Phía xâm phạm họ nghĩ
rằng người dân không biết gì nhưng không ngờ người dân rất quan tâm. Và cứ thế
mà chặt, mà chia chác, hút chích với nhau… Có người nói đây là cây mỡ, nhưng đó
vẫn chưa phải là vấn đề chính, vấn đề vẫn là xem thường đời sống của người dân,
vô cảm mà!”.
Rất là chán, thấy họ bầy hầy quá. Tôi nghĩ đằng sau cái chuyện này
là câu chuyện chia chác. Nó quá vô cảm, quá tự tin và nghĩ rằng người dân không
biết gì. Phía xâm phạm họ nghĩ rằng người dân không biết gì nhưng không ngờ
người dân rất quan tâm.
-Bạn Nguyên
-Bạn Nguyên
Theo Nguyên, một khi hàng xà cừ lâu năm bị bứng gốc và thay vào đó
là những hàng cây mỡ trơ trọi, ít nhất cũng ba năm sau mới có thể cho bóng mát
thì Hà Nội sẽ rơi vào tình trạng nóng nực trong mùa hè sắp tới. Bởi Hà Nội
thường lạnh cắt da cắt thịt vào mùa Đông nhưng lại nóng nực đến độ ngộp thở vào
mùa Hè. Thời tiết hai mùa phân biệt rất rõ ở Hà Nội.
Hà Nội trong năm năm trở lại đây có đến hai lần bị nắng hạn đến
mức người dân phải chạy ra các bờ hồ để hóng gió. Trong khi đó, lưu lượng xe máy,
xe hơi và xe tải trên đường Hà Nội ngày càng tăng, vấn đề thải nhiệt, thải khói
làm nóng bầu không khí thành phố là chuyện khó tránh khỏi. Những hàng cây lâu
năm đóng vai trò như những cái máy hút bụi, điều hòa không khí, làm mát cho
thành phố. Bây giờ bị chặt trụi, nắng nóng và ô nhiễm sẽ nặng nề hơn trong mùa
Hè tới.
Bên cạnh đó, cây mỡ là một loại cây ưa thích của sâu bọ, đặc biệt
là sâu róm, một loại sâu gây ngứa và bụi phấn của nó có thể làm nổi mụn bỏng
đối với người có làn da nhạy cảm. Trong khi đó, một cây mỡ trưởng thành, đến
mùa sâu bọ có thể chứa vài ngàn con sâu trong tán lá và thân cây. Với số lượng
hàng trăm cây trên đường phố thì sẽ khó mà lường được số lượng người bị sâu bọ
gây ngứa, gây mẩn đỏ và phỏng da vì sâu bọ. Không có gì đáng sợ hơn cho cư dân
thành phố một khi họ phải luôn phòng tránh sâu bọ và sâu bọ có thể rơi lên
người bất kể giờ nào khi ra đường.
Nhiều cây xanh ở Hà Nội bị triệt hạ hôm 24/3/2015. Courtesy photo.
Cũng theo bạn Nguyên, cây mỡ là loài rễ cọc, rễ ở dạng chìm ăn sâu
xuống lòng đất, đặc tính này khá hợp khi trồng nó trong môi trường chống bão,
tránh bão, tránh nguy cơ bật gốc ở các thành phố. Tuy nhiên, đặc tính chứa sâu
bọ của cây mỡ không cho phép người ta trồng nó ở nơi có dân cư và khi bứng cây
mỡ từ rừng về thành phố, người ta đã chặt mất rễ cọc để dễ bó bồn, vận chuyển.
Chính vì vậy, với thân cây cao chót vót, lại không có rễ cọc, cây mỡ sẽ là mối
nguy cho người đi đường trong mùa mưa bão.
Và thay thế cây xanh trong thành phố không phải là một dự án đơn phương
của bất kì một cơ quan chủ quản nào được bởi nó liên quan đến sức khỏe và đời
sống của cư dân thành phố đó. Đứng trên một nghĩa khác, cây xanh là tài sản của
toàn dân bởi khi trồng cây xanh, nhà nước đã dùng tiền từ ngân sách thành phố,
ngân sách quốc gia để trồng cây nên khi khai thác cây, thay thế cây cũng cần
phải có một sách lược rõ ràng, công khai, thậm chí phải thông qua ý kiến đóng
góp của nhân dân. Có như thế mới khỏi rơi vào tình trạng chủ quan, cục bộ và
bất minh.
Số gỗ khai thác sẽ dùng làm gì?
Một người làm nghề thợ mộc, tên Vinh, sống tại phố Yết Kiêu, Hà
Nội, chia sẻ với chúng tôi vấn đề làm anh và nhiều bạn trẻ khác quan tâm nhất hiện
nay là số gỗ xà cừ khai thác được sẽ về đâu? Vì sao lại không bán cho người
dân? Bởi nhiều lần anh liên hệ để mua số gỗ này nhưng không được, những người
trực tiếp khai thác cây cho anh biết là gỗ đã có chủ.
Anh Vinh đặt dấu hỏi là có nhiều cây mọc sát nhà dân, được người
dân chăm sóc, che chắn trong suốt quá trình trưởng thành, nhiều gia đình đã có
thâm niên ba, bốn đời chăm sóc, che chắn cho cây xanh trước mặt nhà của họ, xem
cây xanh là một thành viên không thể thiếu trong gia đình họ. Như vậy tại sao
nhà nước không có kế hoạch khoán cho nhà đó khai thác cây, trồng cây mới hoặc
tổ chức thăm dò nhân dân trước khi khai thác, đến khi thăm dò xong thì tổ chức
đấu giá để người dân được mua gỗ theo nhu cầu sử dụng?
Đau đớn lắm, nó có nhiều cái điên rồ đang xảy ra ở Hà Nội. Mình
cảm thấy như một cơn giận lớn đang xảy ra vậy. Gần đây không chỉ là chuyện cây
xanh mà môi trường Hà Nội đang ngày một xấu đi.
-Bạn Hằng
-Bạn Hằng
Hiện tại, số gỗ xà cừ đã khai thác trên thành phố vẫn là một bí
mật đối với người dân. Chưa có người dân nào được mua bất kì tấc gỗ nào để sử
dụng. Là một thợ mộc chuyên đóng những sản phẩm có tính mỹ nghệ, anh Vinh mong
muốn được mua vài khối gỗ xà cừ để đóng nhưng điều này nằm ngoài khả năng.
Cũng theo anh Vinh, nhu cầu về gỗ ở thành phố Hà Nội rất cao, từ
ốp tường, đóng tủ, tạc tượng cho đến đóng những chiếc hộp nhỏ đựng trang sức,
các thợ mộc ở Hà Nội đều phải lên tận các cửa hàng ở Tây Bắc để mua gỗ hoặc mua
gỗ với giá rất cao tại các cửa hàng gỗ trong thành phố. Nếu như số gỗ xà cừ
khai thác được đem bán đúng với giá thị trường để tạo nguồn cho ngân sách thành
phố, anh Vinh dự đoán nó sẽ lên đến tiền tỉ. Trong khi đó, người dân Hà Nội
khỏi phải hụt hẫng trong chuyện mua gỗ để đóng đồ dùng gia đình.
Nhưng đó mới chỉ là chuyện của những thợ mộc, theo một bạn trẻ tên
Hằng, sống ở quận Ba Đình: “Đau đớn
lắm, nó có nhiều cái điên rồ đang xảy ra ở Hà Nội. Mình cảm thấy như một cơn
giận lớn đang xảy ra vậy. Gần đây không chỉ là chuyện cây xanh mà môi trường Hà
Nội đang ngày một xấu đi. Người nước ngoài họ cũng nhìn thấy điều này. Sự xuống
cấp về môi trường cũng làm ngạt thở rồi, ô nhiễm rất nặng. Chính quyền họ vẫn
‘khôn’ như vậy nên người dân họ nổi giận”.
Với cái nhìn của một người trẻ như Hằng thì việc hạ cây xanh một
cách gấp gáp để rồi sau đó trồng hàng loạt cây mỡ vàng tâm mà lại nói là cây vàng
tâm, sau đó, khi bại lộ, trong đêm, tại nhiều nơi đã bứng bỏ cây mỡ và trồng
cây vàng tâm thay vào, sáng ra, người dân chỉ biết tròn mắt ngạc nhiên… Theo
Hằng, sự ngạc nhiên này chứa một nỗi thất vọng rất lớn của nhân dân trước kiểu
làm việc thiếu khoa học và bất minh của chính quyền Hà Nội, nó không chỉ là vấn
đề môi trường mà còn liên quan đến vấn đề chính trị.
Hằng lấy làm thất vọng về những gì đang xảy ra tại thành phố cô
đang sống!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment