TẠP CHÍ VIỆT NAM
Dự luật tôn giáo : Một bước lùi
Ban Tôn giáo Chính phủ vào giữa tháng tư vừa qua đã phổ biến bản dự thảo thứ tư Luật tín ngưỡng, tôn giáo, do ban này soạn thảo, để lấy ý kiến của các tổ chức tôn giáo.
Nhưng bản dự thảo luật này chỉ được phổ biến đến 62 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận, mà những tổ chức này chỉ được gia hạn cho đến ngày 05/05/2015 để góp ý.
Quá hạn này, tổ chức tôn giáo nào chưa góp ý
thì Ban Tôn giáo chính phủ coi như những tổ chức đó đã đồng ý với dự thảo luật!
Theo bản dự thảo luật, “mọi người có quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước tôn trọng và bảo
hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. Không ai được xâm
phạm quyền tự do ấy”. Bản dự thảo luật cũng ghi rõ là “người
có tín ngưỡng, tín đồ tôn giáo có quyền tự do bày tỏ niềm tin, hành đạo
tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp; tham gia các hình thức sinh hoạt, phục
vụ lễ hội, lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo và học tập giáo lý tôn giáo”.
Nhưng bản dự thảo cũng nghiêm cấm hành vi “lợi
dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để: Kích động bạo lực hoặc tuyên
truyền chiến tranh nhằm phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất toàn vẹn
lãnh thổ của Việt Nam; tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà
nước, phá hoại khối đoàn kết toàn dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn
giáo; xâm phạm an ninh quốc gia, ...”
Chưa bàn đến nội dung dự luật, chỉ riêng việc Ban Tôn giáo quy
định thời gian góp ý quá ngắn ngũi ( chưa tới ba tuần ) đã gây bất bình cho các
tổ chức tôn giáo được phổ biến văn bản, vì như vậy là việc góp ý không thể nào
“bảo đảm chất lượng” như yêu cầu của Ban Tôn giáo được.
Về nội dung dự luật, trong số các tổ chức tôn giáo được Nhà nước
công nhận, cho tới nay chủ yếu đã có phản hồi từ phía Giáo hội Công giáo Việt
Nam, cụ thể là của Hội đồng Giám mục Việt Nam và một số Giáo phận như Vinh, Kontum,
Bắc Ninh... Nhìn chung, giới Công giáo cho rằng dự luật tín ngưỡng, tôn giáo mà
chính phủ Việt Nam đề nghị không chỉ đi ngược với luật quốc tế về tôn giáo,
cũng như Hiến pháp Việt Nam, mà còn tụt hậu so với Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn
giáo 2004, như ý kiến của Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận
Vinh, chủ tịch Uỷ ban Công lý và Hòa bình, Hội đồng Giám mục Việt Nam, trả lời
ban Việt ngữ RFI ngày 01/06/2015.
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh đã có một bản góp ý dài đến 7 trang
đánh máy về dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo, đề nghị sửa đổi những điểm rất
cụ thể trong văn bản này. Đức cha Nguyễn Thái Hợp nêu lên một số điểm.
Như đã nói ở trên, dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã chỉ được
phổ biến cho các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận, nên đã gây thêm bất
mãn lo ngại cho các tổ chức chưa được thừa nhận như Hội thánh Menonite Độc lập
( Tin Lành ) ở Sài Gòn, mà người phụ trách là mục sư Nguyễn Hồng Quang. Trả lời
RFI Việt ngữ ngày 01/06, mục sư Nguyễn Hồng Quang nêu ý kiến của ông về dự thảo
luật, mà ông cho là nhằm “quản
lý hoạt động tôn giáo” chứ không phải là bảo đảm tự do tôn giáo.
Cũng như Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp, mục sư Nguyễn Hồng Quang
đặc biệt nhấn mạnh đến việc bản dự thảo luật tín ngưỡng, tôn giáo coi như tái
lập cái cơ chế xin – cho trong sinh hoạt tôn giáo.
Cũng là tổ chức tôn giáo độc lập, chưa được Nhà nước công nhận,
Khối Nhơn Sanh, Cao Đài, đã tham gia ký tên vào một bức Kháng thư về Luật tín
ngưỡng, tôn giáo 2015 của Hội đồng Liên Tôn Việt Nam, bao gồm các chức sắc đại
diện cho các tổ chức tôn giáo độc lập. Kháng thư này khẳng định là luật này chỉ
“
nhằm mục đích dùng bạo lực hành chính tiêu diệt tôn giáo”. Đại diện
cho Khối Nhơn Sanh, Cao Đài, Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng, trả lời phỏng vấn
RFI Việt ngữ ngày 01/06 trước hết nêu lên tình trạng hiện nay của tổ chức Cao
Đài độc lập. Cũng theo bà Nguyễn Bạch Phụng, dự luật tín ngưỡng, tôn giáo này
càng đe dọa sự tồn tại của các tổ chức tôn giáo độc lập.
Về phần mục sư Nguyễn Hồng Quang thì cho rằng nếu dự luật được
thông qua với nội dung như hiện nay thì sinh hoạt của những tổ chức tôn giáo
độc lập sẽ khó khăn hơn:
Chưa biết là chính quyền Việt Nam sẽ tiếp thu những ý kiến đóng
góp của các tổ chức tôn giáo như thế nào, nhưng vấn đề là ngay cả các tổ chức
tôn giáo được Nhà nước thừa nhận như Giáo hội Công giáo cũng chưa nhận được
phản hồi nào từ phía Ban Tôn giáo, như lời Đức cha Nguyễn Thái Hợp.
Click vào link dưới đây để nghe toàn bộ tạp chí với phần phỏng
vấn Đức cha Nguyễn Thái Hợp, Mục sự Nguyễn Hồng Quang và Chánh trị sự Nguyễn
Bạch Phụng.
Tạp chí Việt Nam 08/06/2015 05/06/2015 nghe
__._,_.___
No comments:
Post a Comment