Việt Nam






Wednesday, 10 June 2015

Chuyện thủy sản ở VN (RẤT QUAN TRỌNG NÊN XEM) huyện thủy sản ở VN.


From:
Date: March 10, 2015 at 7:43:38 PM PDT
Subject: Fwd: Chuyện thủy sản ở VN (RẤT QUAN TRỌNG NÊN XEM) huyện thủy sản ở
VN.
RẤT QUAN TRỌNG NÊN XEM.
Chuyện thủy sản ở quê VN .!!!
Đọc bài dưới đây,xem coi các lảo còn khóai nghêu,sò,óc,hến nửa không ?

 

image

Cá, tôm, sò, ốc là những thủy sản rất quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày tại quê nhà, nhưng chúng cũng có thể là mối de dọa cho sức khỏe. Nhiễm giun sán là vấn đề đáng lo ngại đối với mọi người.

Thủy sản cũng như các loài động vật đều có thể bị nhiễm giun sán nhưng chỉ có một số mới truyền sang cho người mà thôi.
Gần đây báo chí bên nhà có nói nhiều về sự bộc phát của bệnh sán lá, khoa học gọi là distomatosis, do cá truyền sang cho người tại một số tỉnh ở VN.
Các giới chuyên môn nghĩ rằng bệnh lý nầy có nguyên nhân chính từ tập tục ăn gỏi cá sống hoặc ăn cá nấu không thật chín.
Nghiên cứu tại VN cho biết có từ 45% đến 80% cá nuôi tại một số vùng đã bị nhiễm sán lá rất trầm trọng.

Tại Nam Định, nơi thường có tập tục ăn gỏi cá sống, thì số người bị nhiễm sán lá từ cá có thể lên đến 65%, và cá nuôi thì bị nhiễm lối 44,7%.

Tại Nghệ An, chó mèo và heo bị nhiễm sán lá từ cá truyền qua với tỷ lệ 13-38%.
Riêng An Giang và Nghệ An là hai tỉnh không có tập quán ăn gỏi cá sống cho nên số người bị nhiễm sán lá từ cá chỉ ở mức độ từ 0,1 đến 1% mà thôi (VietnamNet 18/10/2006).

Nhiễm sán lá là một vấn đề rất nghiêm trọng tại vùng Đông Nam Á, đặc biệt là Trung Quốc, ViệtNam, Thái Lan, Lào và Cam Bốt.

Có nguy hiểm đến sức khỏe hay không?
Triệu chứng thay đổi tùy theo loại sán, tùy theo số lượng sán nhiều hay ít, tùy nơi định vị và tùy theo thời gian mới nhiễm hay đã bị nhiễm từ nhiều năm rồi. Nói chung triệu chứng ban đầu lúc ấu trùng di chuyển có thể là đau bụng, thường là ở vùng hạ sườn phải (right upper quadrant), nôn mửa, tiêu chảy, biếng ăn, mất cân…Một thời gian sau thì có triệu chứng gan mật, vàng da vv…

image

Sán lá gan Fasciola gigantica to nhất, thường làm nghẽn bít hệ thống mật và gây tổn hại mô gan. Báo Thanh Niên Daily ngày Sept 22 /2006 có nói đến một ca tại Quảng Bình sán lá gan xuyên qua da và chui ra khỏi lồng ngực lúc bệnh nhân đang được bác sĩ khám. Một vài loài như sán lá phổi Paragonimus westermani có thể gây ra những triệu chứng trầm trọng khi chúng vào trong phổi, trong các hạch hoặc trong não.

image
                    Gỏi cá sống và giun đầu gai Gnathostoma
Gỏi cá sống là đặc sản của vùng duyên hải VN. Món gỏi cá sống tuy rất ngon nhưng nó vẫn là mối đe dọa đối với sức khỏe chúng ta.
Cá sống có thể nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng mà đáng kể nhất là giun đầu gai Gnathostoma. Loại giun này rất phổ biến tại vùng Đông Nam Á, Nam Mỹ, Mexico, Peru và Ecuador. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ nhiễm giun đầu gai khá cao.

Giun trưởng thành (adult) sống trong bao tử chó và mèo. Trứng giun theo phân nhiễm vào nước mưa chảy xuống ao hồ sông rạch. Trứng nở ra ấu trùng (larvae) và bị một loại giáp xác (crustacea) thật nhỏ có tên là cyclop ăn vào. Cá, lươn, rắn, ếch nhái, gà vịt, và các loại thủy cầm (waterfowl) đương nhiên nuốt cyclop vào bụng và bị nhiễm giun đầu gai. Trong các loài vật vừa kể, ấu trùng giun sẽ định vị trong thịt.

Khi chúng ta dùng cá sống, ấu trùng vào bụng, xuyên ruột và đi tứ tung trong cơ thể chúng ta. Giun có thể vào gan, vào mắt, di chuyển dưới da, hoặc đến định vị trong não hay trong tủy sống. Đây là bệnh Gnathostomosis.
Đi đến đâu, giun gây tình trạng viêm sưng đến đó. Tùy nơi giun định vị mà triệu chứng sẽ khác nhau. Ở mắt, sẽ làm giảm thị lực hoặc mù lòa, và gây ho hen nếu ở hệ hô hấp. Nguy hiểm nhất là nếu giun định vị trong hệ thần kinh trung ương và gây chứng viêm não tủy (encephalomyelitis), làm rối loạn cảm giác, liệt tứ chi và có thể chết.

image

Vài năm trước đây Hội Dược Sĩ VN tại Hoa Kỳ cũng có đăng một bài nói về một ca nhiễm giun đầu gai ở một Việt kiều lúc về thăm quê hương. Trong thời gian ở VN, anh ta có nhậu với bạn bè món thịt rắn hổ mang, và đặc biệt là anh ta xơi sống nguyên tim rắn với hy vọng là sẽ được sung sức bằng 5 bằng 10 ngày thường.
Khi trở qua Hoa Kỳ, anh ta bắt đầu ngã bệnh và có dấu hiệu mệt mỏi yếu sức lạ thường lại thêm sốt, nổi mày đay ở chân, đau ở vùng gan, ớn lạnh về chiều. Kết quả xét nghiệm máu, cho thấy số bạch cầu eosinophils trong máu tăng cao 13.000.
Các bác sĩ bên Mỹ mò mẫm chữa trị bằng kháng sinh, nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Cuối cùng qua sự cố vấn của một nhà ký sinh trùng học, bác sĩ Nagami, thuộc The Centers for Disease Control & Prevention (CDC), bệnh đã được chẩn đoán chính xác: bệnh nhân đã bị nhiễm giun đầu gai Gnathostoma spinigerum.
Thuốc Albenza (Albendazole) đã được sử dụng để trị dứt bệnh…

Những điểm cần lưu ý:
Sán lá chỉ có thể phát triển và tồn tại lâu dài nếu trong ao hồ hội đủ các yếu tố như có sự hiện diện của một loại ốc thích hợp sống trong nước, cây cỏ thảo mộc dưới nước, cá tôm sống ở nước ngọt và sau hết phải có người hay một loài động vật nào đó ăn vào. Cá chép (carp) thuộc họ Ciprinidae thường là ký chủ trung gian của sán lá Clonorchis sinensis và của sán lá Opisthorchis spp. Điều kiện khí hậu và điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam rất thuận lợi để bệnh sán lá dễ phát triển và dễ lây truyền. Người bị nhiễm qua việc ăn cá sống, nấu không đủ chín hoặc ăn sống các loại rau cải mọc dưới nước đã bị nhiễm ấu trùng sán lá. Thí dụ tại VN có thể thấy rau muống ruộng, rau dừa, ngó sen, rau ngổ, rau bồn bồn, rau chút, rau bông súng, rau cần ống. Tại hải ngoại có rau cresson sauvage mọc dưới nước (watercress) cần phải để ý vv…

Video: Trồng rau muống tại miền Bắc:

image

click here:


Ướp muối, ngâm giấm hoặc hong khói rất khó diệt được ấu trùng sán lá trong cá. Theo FDA, giữ cá ở nhiệt độ trừ 20 độ C trong vòng 7 ngày hoặc trừ 35 độ C trong vòng 15 giờ có thể diệt được ấu trùng Metacercariae với điều kiện là bề dầy của cá không được trên 15cm (6 inches). Phương pháp nầy chỉ có thể thực hiện trong các nhà máy mà thôi. Trong thực tế, người ta tự hỏi liệu cá nhập cảng từ Á châu bán tại các chợ Tàu, chợ VN ở hải ngoại có đáp ứng được điều kiện nầy hay không?

-Nhiễm sán lá sẽ dẫn đến các bệnh về gan, phổi và ruột.

-Nấu cá và rau cải thật chín sẽ diệt được sán lá đồng thời giúp làm giảm nguy cơ bị nhiễm các loại ký sinh trùng.

-Xây cầu tiêu và nuôi gia súc như heo, trâu bò, dê cừu trên ao cá cũng như việc dùng phân súc vật để nuôi cá là lý do làm gia tăng bệnh sán lá.

-Tập tục ăn uống, ăn rau sống, ăn gỏi cá sống, ăn sushi, sashimi, lẩu cá cua tôm tép, nhúng giấm, luộc không đủ chín rất nguy hiểm.

-Ngày nay, kỹ nghệ nuôi trồng thủy sản (aquaculture) đang phát triển rầm rộ tại Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan…Việc toàn cầu hoá mậu dịch chắc chắn đã tạo điều kiện thuận lợi trong vấn đề xuất cảng cá tôm nhiễm ấu trùng sán lá đi khắp cả các nơi trên thế giới.

-Trong các chợ Tàu và chợ Việt tại hải ngoại, đa số cá tôm đông lạnh thường được nhập cảng từ Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn độ và Nam Mỹ là những quốc gia có vấn đề sán lá rất nghiêm trọng.

Việc giáo dục dân chúng về hiểm họa ăn cá sống là điều cần phải thực hiện cấp bách.

Du lịch Việt Nam coi chừng bị viêm màng não vì ăn ốc
Angiostrongylus cantonensis is the most common infectious cause of eosinophilic meningitis worldwide .Although human infections with A. cantonensis are traditionally associated with Southeast Asia and the Pacific Basin, sporadic cases have been reported in several countries outside this region. In the Caribbean, eosinophilic meningitis has not been commonly reported, although A. cantonensis has been found in rats from Cuba, Puerto Rico, and the Dominican Republic. CDC

image

Bên nhà đôi khi ốc cũng có thể bị nhiễm một loại giun có tên là Angiostrongylus cantonensis.
Giun trưởng thành (adult) sống trong phổi chuột và ấu trùng(larvae) được thấy sống ký sinh trong một số ốc dưới nước hay trên cạn. Ăn thịt ốc nấu không đủ chín, sẽ bị nhiễm giun Angiostrongylus cantonensis. Vào đường tiêu hóa, ấu trùng xuyên qua thành ruột, theo đường máu để lên định vị tại vùng não và gây ra bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái toan (eosinophilic meningitis) rất nguy hiểm.

Tại Việt Nam có bao nhiêu loài ốc độc?
Theo ĐÀO VIỆT HÀ (Viện Hải dương học Nha Trang)
"Vụ ngộ độc do ăn ốc biển xảy ra ngày 4-4 tại Phú Yên đã làm một người chết và hai người phải cấp cứu. Ngày 17-10 vừa qua, một vụ ngộ độc tương tự lại xảy ra tại Quảng Ngãi, kết quả là hai trong số ba nạn nhân tử vong sau khi cả ba người ăn khoảng 500g món ốc nướng. Có bao nhiêu loài ốc độc?

Đối với ngộ độc tử vong do ốc biển qua con đường thức ăn như vụ ngộ độc đã nêu ở trên là trường hợp đầu tiên được ghi nhận tại VN. Tuy nhiên, các trường hợp ngộ độc tương tự đã từng xảy ra khá phổ biến tại khu vực Thái Bình Dương, điển hình là tại Nhật Bản.
Thông thường, các loài ốc biển có thể ăn được, nhưng đột nhiên lại trở thành độc mà chúng ta không thể biết lý do tại sao chúng trở nên độc. Một số loài ốc chỉ độc ở một bộ phận nào đó nhất định (thường là tuyến nước bọt), nhưng cũng có những loài ốc hoàn toàn độc và hết sức nguy hiểm đến tính mạng nếu như chúng ta vô tình ăn chúng.

image

Gần đây, khá nhiều loài ốc được ghi nhận là nguyên nhân của các vụ ngộ độc cho con người thông qua con đường thức ăn như ốc mặt trăng (turban), ốc đụn (the top of shells), ốc tù và (trumpet shells), ốc hương Nhật Bản (ivory snails), ốc trám (oliva)

Tùy vào từng loài ốc, bản chất độc tố có thể là saxitoxin (độc tố vi tảo tích lũy trong các sinh vật hai mảnh vỏ, một số loài cua rạn...) hoặc tetrodotoxin (độc tố cá nóc, mực đốm xanh, so...). Độc tố trong các loài ốc mặt trăng, ốc đụn và ốc trám đã được xác định là saxitoxin (một loại độc tố thần kinh thường gặp ở một số loài vi tảo giáp Alexandrium)".

Từ lâu, Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO) đã cảnh báo các quốc gia vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam về hiểm họa cá nước ngọt nhiễm sán lá lây truyền cho người.
Đây là một vấn đề y tế công cộng vô cùng quan trọng ảnh hưởng cho cả thế giới. Năm 1995 WHO đã ước lượng vùng Đông Nam Á có khoảng 9 triệu người bị nhiễm sán lá và Trung Quốc có lối 20 triệu người bị nhiễm mà trầm trọng nhất là vùng tỉnh Quảng Đông ở về phía Nam. Riêng Việt nam có trên 7 triệu người nằm trong diện nguy hiểm có thể bị nhiễm sán lá gan trong đó có 1 triệu người đã bị nhiễm thật sự.

Tổ chức FIBOZOPA gần đây cũng đã cho biết số người bị nhiễm sán lá tại vùng sông Hồng, Bắc Việt Nam, có thể phải nhiều hơn gấp bội so với những số được nêu ra từ trước (mực độ nhiễm 15%-20%).
Tại những vùng nhiễm sán, WHO cũng quan tâm đến sự xuất hiện của một số bệnh lý như bệnh cancer ác tính ống dẫn mật Cholangiosarcoma, bệnh sỏi túi mật gallstones (do nhiễm sán lá Opisthorchis và sán lá Clonorchis), bệnh tiêu chảy và bệnh loét bao tử peptic ulcers (do nhiễm sán lá Haplorchis và sán lá Metagonimus). Phải chăng sự hiện diện của sán lá đã ảnh hưởng đến sự xuất hiện của cancer cholangiosarcoma và của sỏi mật?
Sán lá nhiễm từ cá không phải là hiểm họa duy nhất tại Việt Nam. Bệnh giun đầu gai (Gnathostoma) do việc ăn cá sống, ăn thịt rắn,và ếch nhái là một hiểm họa khác mà chúng ta cũng cần phải quan tâm mỗi khi ăn.
Ngoài ra cũng không nên thờ ơ với bệnh thịt heo gạo cysticercosis do sán dây Taenia solium gây ra, thịt heo nhiễm giun bao Trichinella spiralis, và thịt bò gạo do sán dây Taenia saginata …

image

Cẩn thận với các món quá ngon như gỏi cá sống, sushi, sashimi, nem chua, bò tái chanh, thịt bò beefsteak chiên nửa sống nửa chín …nếu ăn ở bên nhà.
Tổ chức Lương Nông Thế Giới FAO nhìn nhận là tại Á châu, việc kiểm soát và giải quyết mối nguy cơ nhiễm sán lá từ thực phẩm (FBT: foodborne trematodes) là một vấn đề vô cùng khó khăn và phức tạp cần phải có sự quyết tâm và phối hợp nhịp nhàng của rất nhiều lĩnh vực chuyên môn.

Giáo dục dân chúng để thay đổi lối sống, quan tâm hơn đến vệ sinh, thay đổi tập tục và thói quen ăn uống, như đừng bao giờ ăn cá sống, cũng như đừng ăn sống các loại rau cỏ mọc dưới nước là công việc cần phải làm trước mắt. Chuyện coi vậy mà không phải dễ làm đâu!

Bệnh cá nhiễm sán lá lây truyền cho người tại Việt Nam là một sự kiện tất yếu không làm ai ngạc nhiên hết!

Để kết luận, tác giả xin mượn lời cảnh báo có vẻ bi quan của TS Đặng thị Cẩm Thạch, Trưởng Phòng Ký Sinh Trùng (Viện Sốt Rét, Ký Sinh Trùng- Côn Trùng Trung Ương):
"Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, cùng với tập quán ăn uống, sinh hoạt chưa đảm bảo vệ sinh, rất thuận lợi cho sự phát triển của các bệnh giun, sán. Ước tính, trên toàn quốc số người nhiễm giun đũa khoảng 60 triệu người, giun tóc 40 triệu người và giun móc 20 triệu người, trong đó số nhiễm phối hợp 2, 3 loại giun lên tới 60-70%."

Không biết lời báo động trên có làm cho người dân mình lo sợ và thay đổi cách ăn uống hay không?
Riêng đối với các bạn hiện đang sống tại nước ngoài, nếu có đi du lịch VN, Thailand hoặc Nam Mỹ, để phòng ngừa giun đầu gai chúng ta chỉ nên ăn thịt, cá, rắn, lươn, ếch vv…đã được nấu thật chín mà thôi. Đông lạnh ở nhiệt độ trừ 20 độ C diệt được giun Gnathostomas.

Nguyễn Thượng Chánh_DVM

60 triệu người Việt Nam đang mang giun sán... trong bụng!

Ngoài sán lá gan ở nhiều tỉnh, thành, hàng chục triệu người Việt Nam cũng đang mang trong bụng mình nhiều loại giun khác nhau... TS. Đặng Thị Cẩm Thạch, Trưởng Phòng Ký sinh trùng - Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương (SR-KST-CT TƯ) cho biết.
Bà Thạch cũng cho biết thêm, ngoài sán lá gan, toàn quốc có 60 triệu người nhiễm giun đũa, 40 triệu người nhiễm giun tóc, 20 triệu người nhiễm giun móc.
Theo con số do Viện SR-KST-CT TƯ nêu trên, tính ra, ở Việt Nam, cứ 10 người thì tới 7-8 người có mang giun, sán trong bụng!
Dưới đây là cuộc trao đổi giữa TS Đặng Thị Cẩm Thạch với phóng viên VieNamNet...
Cả nước nhiễm giun sán
60 trieu nguoi Viet Nam dang mang giun san trong bung
TS. Đặng Thị Cẩm Thạch, Viện SR-KST-CT TƯ:"Hàng chục triệu người Việt Nam bị nhiễm giun sán". (Ảnh: N. Huyền)
Tình hình nhiễm sán lá gan lớn lên tới 45 tỉnh, thành trên cả nước khiến cho nhiều người lo ngại... Nhưng trong số các loại ký sinh trùng nhiễm vào người, không chỉ có sán lá gan lớn. Bà có thể điểm qua tình hình nhiễm giun, sán các loại trên toàn quốc để mọi người được biết?
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, cùng với tập quán ăn uống, sinh hoạt chưa đảm bảo vệ sinh, rất thuận lợi cho sự phát triển của các bệnh giun, sán. Ước tính, trên toàn quốc số người nhiễm giun đũa khoảng 60 triệu người, giun tóc 40 triệu người và giun móc 20 triệu người, trong đó số nhiễm phối hợp 2, 3 loại giun lên tới 60-70%.
Về bệnh sán thường gặp ở Việt Nam, có thể nói đến là:
Bệnh sán lá gan nhỏ: Phát hiện bệnh có ở 21 tỉnh phân bố chủ yếu ở một số địa phương có tập quán ăn gỏi cá, hoặc ăn cá chưa nấu chín. Những nơi có tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ cao (30-70%) là nơi người dân thường xuyên ăn gỏi cá như Kim Sơn - Ninh Bình, Nghĩa Hưng - Nam Định, Nga Sơn - Thanh Hoá, Ba Vì - Hà Tây, Phù Mỹ - Bình Định…
Bệnh sán lá gan lớn: Đã phát hiện các ca bệnh rải rác ở 45 tỉnh trong cả nước (trong đó có 15 tỉnh chỉ có 1-2 ca bệnh). Nơi có nhiều bệnh nhân sán lá gan lớn là nơi có tập quán ăn rau thuỷ sinh sống như rau ngổ, rau cải xoong, rau đắng, uống nước lã… phổ biến ở các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Hà Tây, Hà Tĩnh, Nghệ An.
Bệnh sán lá phổi: Thường gặp ở vùng núi phía Bắc như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Nghệ An, nơi người dân có tập quán ăn cua đá nướng chưa chín, tỷ lệ nhiễm khoảng 15%.
Bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn: Với sán dây, có hai loại thường gặp ở người là sán dây lợn và sán dây bò. Bệnh thường gặp ở các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc, như: Bắc Cạn, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thanh Hoá, Thái Bình… bệnh ấu trùng sán lợn hay gặp ở nơi có lợn gạo và có phong tục nuôi lợn thả rong, ăn tiết canh lợn, ăn nem chua, thịt lợn, thịt bò tái hoặc sống, ăn rau sống.
Bệnh ấu trùng sán lợn gây động kinh, liệt, mất trí nhớ, tăng áp lực nội sọ, não úng thuỷ, giảm thị lực, mù mắt, bệnh tim. v.v.
Từ năm 2000 đến 2004, viện SR-KST-CT TƯ trung ương đã tiếp nhận trên 700 trường hợp bệnh ấu trùng sán lợn, trong đó 84% có tổn thương ở não với các triệu chứng: động kinh, liệt, mù mắt, tăng áp lực nội sọ, đã có trường hợp tử vong do tụt não.
Ngoài ra còn một số bệnh giun sán khác ít gặp hơn.
Đây có phải là tình hình đáng lo ngại cho sức khoẻ người dân, theo quan điểm của bà?
Thực sự là đáng lo ngại vì cho đến nay, các món ăn như lẩu thì có các loại rau, trong đó có rau thuỷ sinh chỉ được nhúng qua nước nóng để ăn, hay món gỏi cá nước ngọt, nem chua, tiết canh lợn, thịt bò tái… được phổ biến ở nhiều nơi và được coi là món ăn đặc sản. Bên cạnh đó, một số nơi vẫn còn thói quen dùng phân tươi để tưới rau mà tại các nhà hàng, rau sống lại là món ăn phổ biến nhưng liệu có được rửa sạch không? Cùng với các món ăn sống, các bệnh do giun, sán sẽ phát triển.
Muốn phòng chống bệnh giun sán, người dân cần phải ăn chín và uống sôi
5 tỷ đồng để phòng, chống giun sán
Thưa bà, trước tình hình sán lá gan lớn đang lan ra khắp 45 tỉnh, thành và đe doạ sức khoẻ người dân, Viện SR-KST-CT TƯ đã có biện pháp gì để hạn chế số người nhiễm giun sán nói chung cũng như sán lá gan nói riêng?
Dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế, Viện SR-KST-CT TƯ đã cử đoàn cán bộ trực tiếp chỉ đạo về chẩn đoán và điều trị các ca bệnh sán lá gan lớn tại các bệnh viện tỉnh thuộc khu vực miền Trung và các đoàn cán bộ của Viện SR-KST-CT TƯ kết hợp với Viện SR-KST-CT TƯ Quy Nhơn, Viện SR-KST-CT TƯ TP.HCM chủ động phát hiện bệnh giun, sán tại cộng đồng để điều trị và tuyên truyền phòng chống bệnh giun sán.
Hiện tại, các đoàn công tác đã thực hiện xong ở các tỉnh miền Nam và đang tiếp tục làm việc tại các tỉnh miền Trung và miền Bắc.
60 trieu nguoi Viet Nam dang mang giun san trong bung
Sán lá gan, một trong những bệnh ký sinh trùng nguy hiểm đang có mặt ở 45 tỉnh, thành cả nước (Ảnh: Viện SR-KST-CT TƯ)
Cũng phải nói thêm rằng, bệnh sán lá gan lớn có mặt tại 45 tỉnh nhưng thực tế có đến 15 tỉnh chỉ có 1-2 ca bệnh.
Số ca bệnh được phát hiện nhiều lên có lẽ do phương tiện chẩn đoán càng ngày càng hoàn thiện.
Ví dụ, như nhiều cơ sở khám bệnh có máy siêu âm và có kit để xét nghiệm ELISA phát hiện bệnh ký sinh trùng, nói chung và sán lá gan lớn, nói riêng nên số người được phát hiện nhiều hơn. Bên cạnh đó, thuốc điều trị đặc hiệu có tác dụng tốt cũng khuyến khích người bệnh đến cơ sở khám bệnh và điều trị.
Bộ Y tế cũng đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sán lá gan lớn đến các cơ sở y tế trong cả nước. Bộ cũng đã có công văn chỉ đạo cho nhập thuốc điều trị sán lá gan lớn (Triclabendazole) vào Việt Nam.
Để hạn chế nhiễm giun sán, Viện SR-KST-CT TƯ đã chọn các đối tượng ưu tiên phòng chống giun là học sinh tiểu học. Từ năm 2000, mô hình tẩy giun cho học sinh tiểu học định kỳ 6 tháng/lần đã và đang được tiến hành tại 19 tỉnh trên toàn quốc do Tổ chức Y tế Thế giới hỗ trợ.
Về phòng chống sán lá gan nhỏ và sán lá phổi, Viện đã xây dựng mô hình điều trị trên diện rộng cho các đối tượng có nguy cơ cao tại 4 tỉnh với sự hỗ trợ kinh phí của Tổ chức Y tế Thế giới.
Thế nhưng tại sao k‎‎ý sinh trùng (giun, sán) vẫn hoành hành, vẫn lây lan ra nhiều địa phương?
Thật ra, đặc điểm của bệnh nhiễm giun, sán thì khác với sốt rét vì giun sán có nhiều loại. Mỗi loại lại cần phải xây dựng mô hình phòng chống khác nhau. Để xây dựng rộng khắp mô hình phòng chống cho từng loại giun sán, cần đến hàng chục tỷ đồng kinh phí vì điều trị trên diện rộng tiêu hao rất nhiều kinh phí về thuốc men, chưa kể còn phải cần đến sự tham gia của nhiều ban, ngành các cấp địa phương.
Năm 2006, Bộ Y tế quan tâm đầu tư kinh phí (5 tỷ đồng).
Các vấn đề phòng chống giun sán tại cộng đồng đang được Viện SR-KST-CT TƯ kết hợp với các viện Viện SR-KST-CT Quy Nhơn, Viện SR-KST-CT TP.HCM và 64 tỉnh, thành thực hiện điều tra đánh giá thực trạng nhiễm giun sán trong cả nước. Mục đích là nhằm lên kế hoạch phòng chống cụ thể cho từng loại bệnh giun, sán ở từng vùng, miền khác nhau.
Viện SR-KST-CT TƯ cũng đã tập huấn về chuyên môn kỹ thuật phát hiện bệnh giun sán, tập huấn kỹ năng tuyên truyền về cách phòng chống bệnh giun sán cho cán bộ y tế từ tuyến tỉnh đến y tế thôn bản của 15 tỉnh trọng điểm có tỷ lệ nhiễm giun hoặc sán cao. Từ đó, sẽ tuyên truyền bằng nhiều hình thức đến toàn dân như phát các tờ rơi, tranh ảnh, họp dân… để cung cấp kiến thức phòng chống các bệnh giun, sán.
Tuy nhiên, công tác phòng chống các bệnh giun sán có khó khăn vì để thay đổi được hành vi hay tập quán của người dân tại cộng đồng cần phải có thời gian dài, kết hợp điều trị với tuyên truyền, vận động… và thực sự phải xã hội hoá trong công tác phòng chống giun sán.
Bên cạnh đó, cũng cần có sự quan tâm, đầu tư kinh phí của Nhà nước liên tục trong nhiều năm thì mới hy vọng công tác phòng chống giun sán đạt hiệu quả cao, giữ được độ bền vững của các mô hình phòng chống bệnh.
Các bệnh viện ít chú trọng phát hiện giun sán
Chúng tôi đã gặp nhiều bệnh nhân nhiễm giun, sán (đặc biệt là sán lá gan lớn), họ than phiền đã phải đi khám, chữa bệnh ở nhiều bệnh viện, tốn kém rất nhiều mà mãi mới biết là… bị chẩn đoán nhầm! Bị nhiễm sán lá gan nhưng bệnh viện cứ đè bệnh nhân ra điều trị u gan, áp-xe gan khiến cho họ phải chịu tốn kém, hoang mang về mặt tinh thần. Trước tình hình này, Viện có kế hoạch gì để phối hợp với các bệnh viện nhằm khắc phục tình trạng "nhầm" như trên?
Chúng tôi nghĩ rằng sau khi Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sán lá gan đến tất cả các cơ sở y tế thì các bác sĩ ở các tuyến sẽ có chỉ định đúng nhất để phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất.
Nhưng cũng có một điều phải nói đến là, việc phát hiện một số loại giun sán chỉ cần xét nghiệm phân thông thường là đã phát hiện trứng giun sán thôi. Thế nhưng, hầu hết các bệnh viện ít thực hiện xét nghiệm phân cho người bệnh. Vì vậy, có những bệnh giun sán đã bị bỏ qua hoặc mổ ra rồi mới biết đó là do sán…
Nghĩa là, cho đến bây giờ, vẫn có khoảng trống trong mối liên kết giữa Viện chuyên khoa về giun sán như Viện SR-KST-CT TƯ với các bệnh viện đa khoa hoặc chuyên khoa khác (không phải chuyên ngành về giun, sán)?
Trước đây, có thể như vậy... nhưng từ lâu nay đã có sự kết hợp giữa các viện, các bệnh viện Trung ương và Viện SR-KST-CT TƯ nên có nhiều nghiên cứu đã được kết hợp, đặc biệt là bệnh sán lá gan lớn. Đã có những kết hợp nghiên cứu giữa Viện SR-KST-CT TƯ, Viện Thú Y Quốc gia và Bệnh viện Bạch Mai hoặc một số các bệnh viện khác.
Nhân đây, chúng tôi xin đề nghị các bệnh viện nên quan tâm đưa xét nghiệm phân tìm trứng giun, sán vào thành xét nghiệm cơ bản. Đồng thời, khi làm xét nghiệm công thức máu, cần chú ý đến bạch cầu ái toan tăng. Đó là các dấu hiệu chỉ điểm để hướng tới các bệnh về ký sinh trùng.
Hơn nữa, các xét nghiệm này cũng rẻ tiền, dễ làm và đơn giản nhưng về chẩn đoán bệnh ký sinh trùng lại rất có hiệu quả.
Xin cảm ơn bà!
  • Ngọc Huyền thực hiện
Việt Báo (Theo_VietNamNet


   


.




__._,_.___


Posted by: <vneagle_11@yahoo.com

No comments:

Post a Comment

Featured post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List