Những
suy nghĩ khi đọc Tờ trình của Cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại Vũ Khoan.
Hoàng Kim
Nông dân là chiếc bóng
trong kinh tế thị trường định hướng XHCN
Ngày 7/5/2001 cựu Bộ
trưởng Bộ Thương mại Vũ khoan có Tờ trình số 1106/ TM/XNK “ v/v Hợp tác xuất
khẩu gạo Việt Nam – Thái Lan” lên Thủ tướng Chính phủ, để báo cáo về cuộc gặp
giữa hai Bộ trưởng Thương mại Việt Nam và Thái Lan.
Ngày 19/5/2001, trả
lời phỏng vấn của TTXVN, cựu Bộ trưởng Vũ Khoan khẳng định: “ Sẽ hợp tác xuất
khẩu gạo toàn diện với Thái Lan”.
Bộ Trưởng Vũ Khoan
giải thích:
“ Vì Việt Nam và Thái
Lan hiện chiếm khoảng 45% thị phần thế giới về xuất khẩu gạo. Nếu hai nước hợp
tác với nhau thì có thể tác động làm cho giá gạo trên thị trường thế giới ở mức
có lợi cho bà con nông dân” (1).
Trong bài: “ Bắt tay
với Thái Lan” đăng trên báo Người Lao Động Online tôi khẳng định muốn ấn định
giá gạo phải bắt tay với Thái Lan xin được trích:
“Hãy thử so sánh: Tổ
chức Các quốc gia xuất khẩu dầu lửa (OPEC) có hơn 10 thành viên nhưng khai thác
khoảng 40% sản lượng dầu của thế giới và chi phối cơ bản thị trường này. Trong
khi đó, VN và Thái Lan chiếm đến 45,4% tổng lượng gạo xuất khẩu thế giới (số
liệu vào năm 2008), vậy chúng ta hoàn toàn có thể bắt tay với người Thái để
hình thành liên minh song phương ấn định giá bán gạo xuất khẩu.
Theo tôi, đề
xuất thành lập Tổ chức Các quốc gia xuất khẩu gạo (Organization of Rice
Exporting Countries – OREC) hoạt động theo mô hình của OPEC, do VN và Thái Lan
làm nòng cốt, cũng là một giải pháp khả dĩ nhằm củng cố thế mạnh và giá trị của
hạt gạo VN trên thị trường quốc tế”(2).
Thế nhưng, trên thực
tế từ năm 2001 đến nay chưa hề có sự hợp tác nào giữa Việt Nam và Thái Lan
trong xuất khẩu gạo.
Từ năm 2001 đến nay,
Thái Lan luôn đề nghị Việt Nam hợp tác trong xuất khẩu gạo để ấn định giá lúa
gạo, mặt khác Thái Lan luôn thực hiện chính sách tạm trữ lúa gạo giá cao cho
nông dân Thái Lan, đỉnh điểm là chính sách nâng giá mua lúa lên khoảng 500 đô
la Mỹ/ tấn của Thủ tướng Yingluck Shinawantra.
Vì thế, có thể khẳng
định sự bất hợp tác trong xuất khẩu gạo của 2 nước xuất phát từ phía Việt Nam.
Để hiểu tại sao Việt
Nam không hợp tác với Thái Lan trong xuất khẩu gạo chúng ta hãy đọc kỹ Tờ trình
số 1106 TM/XNH của Cựu Bộ trưởng Vũ Khoan.
Đánh giá về mục đích
hợp tác của Thái Lan tờ trình cho biết:
“Những lý lẽ mà phía Thái Lan đưa ra khi đề cập tới sự hợp tác giữa hai nước như: quyền lợi người sản xuất hai nước chưa được bảo đảm, hai nước chiếm thị phần lớn nhưng nay đang bị các nước nhập khẩu định giá và Thỏa thuận ( Mou) về hợp tác bán gạo chưa đi vào cuộc sống… nên cần tìm cách hợp tác là ý tưởng tích cực.
“Những lý lẽ mà phía Thái Lan đưa ra khi đề cập tới sự hợp tác giữa hai nước như: quyền lợi người sản xuất hai nước chưa được bảo đảm, hai nước chiếm thị phần lớn nhưng nay đang bị các nước nhập khẩu định giá và Thỏa thuận ( Mou) về hợp tác bán gạo chưa đi vào cuộc sống… nên cần tìm cách hợp tác là ý tưởng tích cực.
Việc hợp tác với Thái Lan có thể sẽ làm giảm phần nào sức ép của người
nhập khẩu đối với giá xuất khẩu của ta hiện nay”.
Việt Nam và Thái Lan
phải qua Phillippine đấu thầu bán gạo, Thái Lan phải phá giá gạo để trúng thầu
nên Thái Lan muốn hợp tác với Việt Nam để định giá bán gạo là điều hợp lý cho
quyền lợi của 2 nước, vì thế, lẽ ra, ông Vũ Khoan phải đi sâu vào cách thức hợp
tác để ấn định giá gạo xuất khẩu.
Để ấn định được giá
gạo xuất khẩu phải điều tiết được số lượng gạo xuất khẩu, muốn điều tiết được
số lượng gạo xuất khẩu phải có đủ kho để tồn trữ lúa gạo, muốn có kho thì phải
có kế hoạch xây dựng, những điều này ông Vũ Khoan không hề đề cập đến trong tờ
trình, dù đây mới chính là điều then chốt trong việc hợp tác.
Ông Vũ Khoan không
thấy rằng: Chính phủ Thái Lan đang mua lúa của nông dân Thái Lan để tạm trữ
trong kho, nhằm mục đích điều tiết số lượng lúa gạo trong từng giai đoạn xuất
khẩu gạo, nên đã phủ nhận trách nhiệm của Chính phủ Việt Nam trong xuất khẩu
gạo: “ Từ năm 2001 này Việt Nam đã thực hiện chính sách tự do hóa đối với mặt
hàng gạo, việc định một giá chuẩn là khó thực hiện. Việc Nhà nước can thiệp quá
sâu vào hoạt động của doanh nghiệp sẽ khó được chấp nhận.
Thái Lan có nền kinh
tế thị trường, Việt Nam kinh tế thị trường định hướng XHCN, Hiệp hội lúa gạo
của Thái Lan hoàn toàn của tư nhân, Hiệp hội lúa gạo của Việt Nam hoàn toàn của
Nhà nước đang độc quyền mua bán lúa gạo của nông dân, vậy tại sao Chính phủ
Thái Lan được quyền can thiệp mua lúa tạm trữ để giữ giá cao cho nông dân Thái
Lan, còn Việt Nam thì Chính phủ mua tạm trữ để giữ giá cao cho nông dân Việt
Nam lại không được chấp nhận (?!)
Vấn để quan trọng là
phải làm thế nào để hợp tác hiệu quả với Thái Lan để ấn định giá gạo không thấy
đề cập đến, tờ trình lại đưa ra nghi ngờ Thái Lan muốn giành lại thị trường
hàng trắng, đặc biệt là loại gạo 25% tấm, cho nên cho rằng đây là trở ngại.
Chưa hội đàm về phương
thức mà vội kết luận Thái Lan muốn giành thị trường là quá vội vàng, không tiếp
tục hội đàm với Thái Lan để bàn phương thức thực hiện việc ấn định giá bán gạo,
mà đưa ra những dự kiến về những đề nghị của Thái Lan là đoán mò.
Tờ trình đề nghị giảm
sản lượng lúa của mỗi nước là một đề nghị kỳ cục.
Trong đề nghị thống nhất
giá xuất khẩu tờ trình chỉ thấy lợi ích của Thái Lan mà không hề thấy lợi ích
của Việt Nam.
Nói đến thống nhất giá
xuất khẩu gạo, ông Vũ Khoan cứng ngắt nghĩ rằng thống nhất giá là giá bán gạo
của Việt Nam phải bằng với giá gạo Thái Lan, nên lấy lý do chất lượng và các
điều kiện liên quan khác Thái Lan thuận lợi hơn Việt Nam, nên đề nghị Thủ tướng
không chấp nhận, mà chỉ giao cho Hiệp hội hai nước tiếp tục trao đổi thông tin.
Thực ra, thống nhất
giá gạo không phải là bán cùng một giá mà giá bán tùy thuộc vào chất lượng, thí
dụ, gạo 5% tấm của Việt Nam có chất lượng bằng với gạo Thái Lan thì giá bán
phải bằng nhau, nhưng nếu gạo 25 % tấm của Việt Nam chất lượng thấp hơn của
Thái Lan, thì chúng ta sẽ bán giá thấp hơn tương xứng với sự thấp hơn về chất
lượng.
Vì nhận định sai lầm
về việc thống nhất giá xuất khẩu nên ông Vũ Khoan đề nghị: “ta không nên chấp
nhận mà chỉ nên giao cho Hiệp hội hai nước tiếp tục hợp tác trao đổi thông tin,
cùng công bố giá cho các loại gạo từng nước trong từng thời điểm để các nhà
kinh doanh xuất khẩu gạo tham khảo”.
Hợp tác để lấy quyền
ấn định giá bán gạo xuất khẩu phải do Chính phủ 2 nước thực hiện, còn Hiệp hội
chỉ là bộ phận thừa hành, nay giao cho Hiệp hội làm thay Chính phủ đây là sai
lầm lớn nhất của ông Vũ Khoan.
Không hiểu rỏ hợp tác
là để ấn định giá bán gạo xuất khẩu, không thấy được sự cần thiết phải tồn trữ
lúa gạo để điều tiết xuất khẩu gạo, và nhất là không thấy vai trò lãnh đạo thực
hiện phải là cấp Chính phủ, nên những phần còn lại của tờ trình không có giá
trị gì cả.
Không hợp tác xuất
khẩu gạo với Thái Lan, có nghĩa là Việt Nam tiếp tục để cho các nước nhập khẩu
gạo ấn định giá lúa gạo, và, với quyền ấn định giá, họ ép giá lúa gạo của Việt
Nam tận đáy, khiến cho từ năm 2001 đến năm 2005 Việt Nam luôn bán gạo xuất khẩu
với giá thấp nhất thế giới.
“ Trong vòng 5 năm
2001-2005, Việt Nam tuy đẩy ra thị trường thế giới tổng cộng hơn 20 triệu tấn
gạo và thu về gần 4,5 tỉ USD, nhưng trong khi giá xuất khẩu bình quân của 4
cường quốc còn lại so với giá bình quân của thế giới thấp nhất cũng là trên
91,6%, cao nhất là gần 120% thì giá của chúng ta chỉ bằng gần 80% giá bình quân
của thế giới (220 USD/tấn). Đó là giá bán “bèo” nhất trong số 5 nước xuất khẩu
gạo nhiều nhất thế giới (xét theo khối lượng) theo thứ tự là Thái Lan, Ấn Độ,
Việt Nam, Mỹ và Pakistan.” (3)
Gạo Việt Nam giá thấp
tận đáy, năm 2006 Hiệp hội Lương thực Việt Nam (Vietfood) và Hiệp hội các nhà
xuất khẩu gạo Thái Lan ký hiệp ước hợp tác bình ổn giá gạo. ()
Kết quả của việc ký
kết của 2 Hiệp hội làm thay Chính phủ 2 nước là Việt Nam tiếp tục bán gạo với
giá rẻ nhất thế giới.
Điển hình là việc
trúng thầu 800.000 tấn gạo bán cho Philippine mà VOV.vn cho là “Hớ đậm” chúng
ta hãy xem cách bỏ thầu của Việt Nam:
“ Giá trần của đợt đấu
thầu này do NFA đưa ra là 477,28 USD/tấn và đúng bằng khoản ngân sách của Chính
phủ Philippines dành cho việc mua gạo đợt này là 382 triệu USD.
Giá bỏ thầu của các
đơn vị cụ thể như sau: Louie Dreyfus Co., (Pháp) chỉ bỏ thầu cung cấp 100.000
tấn với giá 469,31 USD/tấn, Thai Hua Co. Ltd (Thái Lan) chỉ bỏ thầu 100.000 tấn
với giá 474,22USD/tấn và Singsong Hk Ltd (Hồng Kông) bỏ thầu 100.000 tấn với
giá 475,68USD/tấn.
Riêng hai đơn vị của
Việt Nam là đã bỏ thầu tất cả các gói thầu, với mức giá chỉ từ 436,5 –
449USD/tấn.
So với đơn vị bỏ thầu
thấp nhất là Louie Dreyfus Co., (Pháp) với giá 469,31 USD/tấn thì phía Việt Nam
đã thấp hơn họ từ 28,06 USD đến 32,81/tấn.”. (4)
Mất mát trong vụ bỏ
thầu này khoảng 23,2 triệu đô la Mỹ.
Như vậy, từ năm 2001
đến nay, mỗi năm nông dân Việt Nam mất trên 200 triệu đô la Mỹ do không hợp tác
với Thái Lan lập liên minh xuất khẩu gạo.
Chỉ cần hợp tác với
Thái Lan trong xuất khẩu gạo, mỗi năm không những không mất trên 200 triệu đô
la Mỹ do bị ép giá, mà có thể còn tăng thu nhập cho nông dân, do Việt Nam có
quyền định giá.
Tại sao từ năm 2001
đến nay Việt Nam không hợp tác xuất khẩu gạo với Thái Lan?
Tại sao bỏ lúa gạo
nông dân cho nước ngoài ép giá, khiến nông dân ngày càng bần cùng?
Tại sao Chính phủ Thái
Lan thực hiện chính sách tạm trữ mua lúa giá cao cho nông dân Thái Lan, còn
Chính phủ Việt Nam lại mặc sức cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam mua lúa với giá
tùy tiện?
Các câu hỏi này cần
được ông Cựu Bộ Trưởng Vũ Khoan và những vị lãnh đạo có liên quan có trách nhiệm
trả lời cho nông dân
H.K
No comments:
Post a Comment