Việt Nam






Saturday, 17 January 2015

Công an Trung quốc giám sát ngày giỗ thứ 10 của Triệu Tử Dương




http://ecx.images-amazon.com/images/I/51XBQtcxaIL.jpg

Đăng ngày 17-01-2015

Công an Trung quốc giám sát ngày giỗ thứ 10 của Triệu Tử Dương

media

Ảnh chụp năm 1990 ông Triệu Tử Dương tại tư gia, thời ông bị chính quyền quản thúc - REUTERS /New Century Media


Mặc dù đã qua dời từ 10 năm nay, nhưng cố tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Triệu Tử Dương vẫn làm chế độ hiện nay lo ngại. An ninh bao vây căn nhà của họ Triệu ngăn chận phóng viên quốc tế và theo dõi từng cá nhân đem hoa đến cúng dường.

Theo AFP, sáng nay 17/01/2015, từng nhóm vài chục người dân Trung Quốc đã trang nghiêm đem hoa đến viếng nhà riêng của cố tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Triệu Tử Dương, nằm trong một con hẻm nhỏ, trước những cặp mắt soi mói, tra xét của hàng rào công an.

Khi đến trước thềm nhà, các nhà báo quốc tế đã bị công an chận lại. Điều đó cho thấy trong con mắt của chính quyền Trung Quốc, ngày giỗ của nhà cố lãnh đạo có tinh thần dân chủ này vẫn là một vấn đề nhạy cảm.

Mười năm sau khi từ giã cõi đời, Triệu Tử Dương vẫn là một nhân vật được giới tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ kính mến vì lập trường của ông khi xảy ra phong trào dân chủ Thiên An Môn 1989.

Tuy vậy, tổng bí thư Triệu Tử Dương không ngăn chận được phe Đặng Tiểu Bình, Lý Bằng sử dụng quân đội tàn sát sinh viên và công nhân, dìm cuộc tranh đấu trong biển máu. Bị cách chức tổng bí thư, ông Triệu Tử Dương bị quản thúc suốt 15 năm dài cho đến khi qua đời, thọ 85 tuổi.
Theo AFP, nhiều nhà hoạt động dân chủ bị an ninh bao vây không cho đến viếng ngôi nhà của họ Triệu. Áp lực của công an được mô tả là rất mạnh hơn cả những năm trước. Tro cốt của ông và người vợ quá cố vẫn còn thờ trong ngôi nhà này vì chính quyền không cho thân nhân đem về cố hương Hà Nam để an táng.
Bào Đồng, người thư ký riêng của Triệu Tử Dương chỉ trích các biện pháp giám sát của chính quyền Trung Quốc là « lố bịch » và hy vọng rằng những người đến thăm viếng nhân ngày giỗ không bị công an bắt giam sau khi ra về.
Được biết , mỗi vị khách được gia đình Triệu Tử Dương tặng một tấm thiệp lưu niệm trên đó có ghi rõ : "Đảng Cộng sản không có quyền độc quyền cai trị chỉ vì trên hiến pháp quy định như vậy. Chế độ Trung Quốc phải theo trào lưu dân chủ của thế giới, phải chấp nhận có cạnh tranh để mang lại phúc lợi cho dân".


Đăng ngày 17-01-2015

Quyền tự do báo chí Hồng Kông bị đe dọa

mediaDân Hồng Kông lo ngại trước thực trạng các quyền tự do đang bị xói mòn - REUTERS /Athit Perawongmetha

Bị hành hung và bị tin tặc tấn công, đó là những gì báo chí ở Hồng Kông đang hứng chịu, cho thấy tự do báo chí bị xâm phạm ngày càng nhiều tại một thành phố cho tới nay vẫn tự hào về quyền tự do ngôn luận, tương phản với chế độ kiểm duyệt gắt gao ở Trung Hoa lục địa.

Hôm qua, 16/01/2015, Trung tâm Văn bút Mỹ ( PEN Americain Center ) vừa công bố một báo cáo về tự do báo chí tại Hồng Kông, vào lúc tình hình vẫn còn căng thẳng tại đặc khu hành chính này, hai tháng sau các cuộc biểu tình đòi quyền phổ thông đầu phiếu thật sự để bầu tân lãnh đạo Hồng Kông. Các cuộc biểu tình này đã chấm dứt vào tháng 12 vừa qua mà chính quyền Hồng Kông không hề có bất cứ nhượng bộ nào về việc cải tổ bầu cử.

Khi giới thiệu bản báo cáo tại Câu lạc bộ Thông tín viên Ngoại quốc tại Hồng Kông, bà Suzanne Nossel, giám đốc điều hành PEN American Center cho biết : « Một số nhà báo độc lập và tờ báo ở Hồng Kông hoạt động trong một môi trường ngày càng kém thân thiện, hạn chế khả năng điều tra và tự do đưa tin. »

Bà Nossel cho biết là, các vụ tấn công, tấn công bằng kinh tế, xâm phạm thân thể và tấn công tin tặc nhắm vào báo chí Hồng Kông diễn ra vào lúc tình hình chính trị tại đặc khu này đang gặp xáo trộn, khiến người ta phải nghi ngại cho tương lai của tự do báo chí tại đây.

Trong khuôn khổ « nhất quốc lưỡng chế » ( một quốc gia hai chế độ ), dân Hồng Kông cho tới nay vẫn được hưởng các quyền tự do dân sự rộng rãi hơn nhiều so với người dân ở Hoa lục, trong đó có quyền tự do ngôn luận và quyền biểu tình.

Nhưng người dân Hồng Kông nay ngày càng lo ngại trước ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh và trước thực trạng các quyền tự do đang bị xói mòn.

Nhiều gương mặt nổi bật trong làng báo chí Hồng Kông đã bị tấn công. Vụ mới nhất vừa xảy ra thứ hai vừa qua, đó là vụ ném bom xăng vào nhà riêng và văn phòng của trùm tập đoàn truyền thông Jimmy Lai và cũng là một người ủng hộ dân chủ.

Lãnh đạo Hồng Kông Lương Chấn Anh gần đây cũng đã gây phẫn nộ khi trong bài diễn văn về chính sách đọc hôm thứ tư vừa qua, ông đã chỉ trích một tờ báo sinh viên ủng hộ dân chủ.

Bản báo cáo của PEN American Center cũng nhấn mạnh đến những đe dọa đối với quyền tự do ngôn luận trên mạng tại Hồng Kông, như vụ tin tặc tấn công vào trang mạng của tờ nhật báo Apple Daily. PEN American Center cũng nêu lên những mối lo ngại về tình trạng tự kiểm duyệt và sa thải nhân viên vì lý do chính trị trong các tòa soạn ở Hồng Kông hiện nay. Ấy là chưa kể những áp lực về kinh tế, trong đó có việc một số ngân hàng lớn ở Hồng Kông đã ngưng đăng quảng cáo trên tờ Apple Daily.
Bản báo cáo của PEN American Center kêu gọi chính quyền Hồng Kông thi hành ngay những biện pháp, chẳng hạn như điều tra nhanh chóng và cặn kẽ mọi vụ tấn công vào báo chí, cũng như huấn luyện cảnh sát về quyền của nhà báo khi hành nghề tại nơi diễn ra các cuộc biểu tình.


17 January 2015 Last updated at 14:58 GMT

 

·         Print
·         Share
·         Facebook
·         Twitter

Mourners mark China leader Zhao Ziyang's death anniversary

Mourners at Zhao Ziyang's homeMore than 100 people paid their respects to the former leader of the Communist Party

Related Stories

·         Timeline: Tiananmen protests
·         Obituary: Zhao Ziyang
Mourners have gathered to mark the 10th anniversary of the death of China's purged former leader, Zhao Ziyang.
More than 100 people braved police surveillance to go to what was once his courtyard home in Beijing.
Mr Zhao was detained after opposing the use of force to end the protests in Beijing's Tiananmen Square in 1989.
The former Communist Party leader was under constant house arrest until his death in 2005, and his name is still rarely mentioned in official circles.
The mourners took flowers and bowed low before photographs of Mr Zhao, in what appeared to be an impromptu ceremony.
Police officers were stationed outside the compound. They allowed mourners to enter the house to pay their respects, but stopped journalists from going in.

Mourners bow on the ground as they mourn for Zhao Ziyang on the 10th anniversary of his death at his house in Beijing 17 January 2015


Mourners bowed low before Mr Zhao's photo
Mr Zhao's former adviser, Bao Tong, said that China's current leaders did not know how to deal with Mr Zhao's legacy.
"I think that the government is very conflicted about its opinion of Zhao Ziyang," Mr Bao told Reuters news agency.
"They're afraid that if they do not allow the public to remember him then they will make a mistake, and will be criticised by the public."
But he added that China's leaders were also afraid to allow the public to remember Mr Zhao, as they were worried people would ask them why they decided to force him to step down.
Mourners bring a bouquet of flowers as they visit the house of Zhao Ziyang on the 10th anniversary of his death in Beijing, 17 January 2015Supporters brought flowers to Mr Zhou's former house
In an editorial published on Saturday, the party-backed Global Times newspaper sought to explain the official silence surrounding Mr Zhao and his downfall.
It said the silence should itself be taken as a comment on how the party felt.
"In the past 25 years, China has pursued a path that [Mr] Zhao and his think tanks opposed at that time, becoming the world's second-largest economy. China is using its actions and achievements to answer questions over the sensitive issues," read the article.
Zhao Ziyang was promoted by China's former supreme leader, Deng Xiaoping, who was looking for someone to reform the economy and open up the country to the outside world.
Mr Zhao's position seemed assured when he was made general secretary of the ruling Communist Party in 1987.
In this May 19, 1989 file photo, Communist Party General Secretary Zhao Ziyang, centre with loud hailer, speaks with fasting university students in Beijing's Tiananmen Square, the last time he was seen in public, early Friday May 19, 1989

Mr Zhang asked student protesters in Tiananmen Square to disperse, shortly before the crackdown
But the protests by students and residents in Beijing - and elsewhere across China - two years later revealed deep divisions within the party leadership.
Hundreds of thousands called for democratic reforms in a peaceful demonstration largely focused on a gathering in Tiananmen Square.
Mr Zhao, who had a more liberal attitude than other leaders, favoured a conciliatory approach towards the protesters.
That view eventually lost to those who wanted to bring in the army, and Mr Deng approved the detention of his former favourite.
The crackdown authorised by the authorities killed hundreds in the streets of Beijing.
In a book that is thought to have been compiled from secret recordings made by Mr Zhao while under house arrest, he said the killing of protesters had been a "tragedy".

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List