Đa phần những trang lề... không đảng là của đảng viên!?
Mai Trang (Danlambao) - Tôi vừa đọc bài Lạm bàn cuộc
chiến về thông tin đăng trên Bauxite Việt Nam của tác
giả Thiện Tùng, trong đó ông Tùng có những nhận định về những
nhóm trang mạng trong nước. Điều ông viết về "nhóm trang chống
cộng sản" và nếu nó được đăng trên Nhân Dân hay một tờ gói cá,
gói thịt nào đó của đảng thì tôi đã không quan tâm. Nhưng nó được đăng trên BVN
- là một trang mà cá nhân tôi cho là có uy tín - khiến tôi phải ngồi xuống viết
bài này.
Trong bài viết, ông Thiện Tùng phân loại ra 3
nhóm trang mạng với 3 khuynh hướng khác nhau để theo ông "đối lập với nhà
cầm quyền": Nhóm trang bất đồng chính kiến, Nhóm trang chống Cộng
sản, Nhóm trang đấu tranh cho lợi ích phe nhóm.
Ông "phân định" 3 nhóm này như sau
(nguyên văn):
1/ Nhóm trang bất đồng
chính kiến: Chiếm đa số, chủ
trang công khai danh tánh, phần lớn họ là đảng viên, nếu không tham gia kháng
chiến cũng là cán bộ, công chức Nhà nước. Họ không vụ lợi, xả thân vì lợi ích
quốc gia và dân tộc, dùng lý lẽ êm dịu phản biện những chủ trương, chính sách,
đường lối… không thích hợp của Đảng và Nhà nước, nhằm thực hiện mục tiêu “Dân
chủ, đa nguyên…”.
2/ Nhóm trang chống
Cộng sản: Tuy không nhiều,
chủ trang cũng công khai danh tánh, họ chống Cộng mệt không nghỉ, đôi khi họ
dùng từ ngữ chửi rủa rất khó nghe, kém thuyết phục. Chống Cộng là lập trường
của họ - còn Cộng thì họ còn chống. Đành vậy, “Có sừng có mỏ thì gõ với nhau”.
3/ Nhóm trang đấu
tranh cho lợi ích phe nhóm: Chủ
trang không xưng danh tánh, họ xả thân vì lợi ích cá nhân cục bộ, âm thầm trinh
thám tìm hiểu chủ yếu về tham nhũng, cửa quyền của đối phương, lừa thế xuất
chiêu theo “thời vụ”. Họ họ là những tờ: Quan làm báo, Bộ đội làm báo, Vua làm
báo, Tư Sang nham hiểm, v.v… hoặc giả mượn danh tứ trụ triều đình Sang, Trọng,
Hùng, Dũng. Đáng kể là trang Quan Làm Báo trước đây và Chân dung Quyền lực gần
đây. Cả 2 trang này như những người hùng, “gãi đúng chỗ ngứa” của công chúng là
chống những “con sâu chúa ở trên đọt” nên nhất thời “ăn khách”.
Theo tôi, những gì Thiện Tùng viết thật là
không... "ổn".
Thứ nhất: Ông cho là những trang bất đồng chính kiến chiếm đa
số, chủ nhân của các trang này "phần lớn" là đảng viên và
ông rất thành tâm thiện ý trao cho những đảng viên này những mỹ từ "không
vụ lợi, xả thân vì lợi ích quốc gia và dân tộc, dùng lý lẽ êm dịu phản
biện". Ông có thống kê dữ kiện nào chứng minh rằng đa phần những
trang "đối lập" tại Việt Nam là của đảng viên cộng sản?
Thứ hai: Ngược lại với cái nhìn rất thiện cảm dành cho "đa
số" các trang được ông cho là của đảng viên, ông quay sang những trang
"thiểu số" còn lại và đặt tên cho nó là những trang chống cộng với
những nhận xét (mà theo cảm nhận của tôi) mang tích xách mé, xỏ xiên như chống
cộng mệt không nghĩ, chửi rủa, kém thuyết phục, còn cộng là còn chống, có sừng
có mỏ thì gõ với nhau.
Để đi đến những nhận định như trên, có thể làm
sốc nhiều người, nếu không nói là phẫn nộ (ít ra là từ cá nhân tôi), ông Tùng
hay bất kỳ ai viết kiểu này cần phải bỏ thì giờ ra để thu thập dữ kiện và chứng
minh kỹ càng.
Riêng tôi, tôi cho rằng những nhận định trên
của ông Tùng, nếu gửi cho báo của đảng tôi tin rằng họ sẽ hân hoan đón nhận và
vui mừng đăng tải.
Thứ ba: Về Nhóm trang đấu tranh cho lợi ích phe nhóm tôi
không quan tâm để phân tích nhiều về điều ông viết - ngoài một điều: Ông xếp
những trang này vào phía "tạm gọi là đối lập với nhà cầm quyền".
Ông đã tự mâu thuẫn với chính mình khi cũng lại chính ông viết "họ xả thân vì lợi ích cá
nhân cục bộ, âm thầm trinh thám tìm hiểu chủ yếu về tham nhũng, cửa quyền
của đối phương..."
Sau cùng, ông kết luận bài viết của ông: "Không còn cách nào khác, Đảng CS
và Nhà nước VN phải có sự thay đổi nhất định về thể chế chính trị, về đường
lối… để xích lại gần hơn với lực lượng bất đồng chính kiến chung lo việc nước
việc dân."
Nếu theo kiểu phân nhóm của ông thì cuối cùng
rồi cũng chỉ là đảng cộng sản "xích lại" gần với những đảng viên "xả thân vì lợi ích quốc gia và dân
tộc, dùng lý lẽ êm dịu phản biện những chủ trương, chính sách, đường lối… không
thích hợp của Đảng và Nhà nước, nhằm thực hiện mục tiêu “Dân chủ, đa
nguyên" trong nhóm mà ông cho là đa số của lề trái (tôi không
dùng lề dân vì họ là đảng viên như ông đã viết). Tất cả hình như cũng chỉ là
đảng và các đảng viên của ông mà thôi. Có phải thế không?
Nhà báo Hoàng Khương ra tù trước thời hạn
Bạn đọc Danlambao - Nhà báo Hoàng Khương – một trong những ngòi bút chống
tham nhũng nổi bật của báo Tuổi Trẻ vừa ra tù trước thời hạn vào sáng nay,
21/1/2015.
So với bản án 4 năm với cáo buộc 'đưa hối lộ',
Hoàng Khương được giảm án 1 năm với lý do 'cải tạo tốt'.
Trang facebook
Lê Nguyễn Hương Trà vừa đăng tải bức ảnh chụp Hoàng Khương tại
nhà, kèm theo lời dẫn:
"Đúng 3 năm 20 ngày
- giảm được một năm nhờ....cải tạo tốt, Hoàng Khương vừa ra khỏi Z30D hồi 9:00
sáng nay 21.1. Bên Khương trong thời gian qua là gia đình và đồng nghiệp báo
Tuổi Trẻ. Sáng sớm, đích thân đại diện BTT Tuổi Trẻ và anh em phóng viên đã ra
tận trại giam đón Khương!"
Nhà báo bị CA trả thù vì chống tham nhũng
Hoàng Khương (tên thật Nguyễn Văn Khương) bị
CA cộng sản khởi tố và bắt tạm giam hồi tháng 1/2012, sau khi loạt bài tố cáo
nạn tham nhũng, hối lộ trong nhành công an của anh gây xôn xao dư luận.
Trong loạt bài điều tra vụ “Công an Bình thạnh
nhận hối lộ”, Hoàng Khương đã nhập vai cùng một người môi giới đi gặp Cảnh sát
Giao Thông, qua đó có được những bằng chứng xác thực, cùng những hình ảnh tố
cáo về nạn tiêu cực, tham nhũng trong ngành CA.
Để trả thù người dám chống tham nhũng, bộ CA
cộng sản đã yêu cầu báo Tuổi Trẻ thu hồi thẻ nhà báo của Hoàng Khương. Sau đó,
bằng quyền lực vô hạn trong chế độ CSVN, bộ CA nhanh chóng ra lệnh bắt giam đối
với nhà báo này, bất chấp những phản ứng dữ dội của dư luận.
Tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm diễn ra sau
đó, Hoàng Khương bị kết án 4 năm tù giam với cáo buộc 'đưa hối lộ'.
Ủy ban Bảo vệ Ký giả (Committee to Protect
Journalist) và Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới đã lên tiếng phản đối bản án
bất công đối với Hoàng Khương.
“Hối lộ cảnh sát là
trái luật, nhưng động lực của Nguyễn Văn Khương là để vạch trần tham nhũng, đó
là bản chất của phóng sự điều tra... Bốn năm tù rõ ràng là một hình phạt bất
chính đáng” - Giám đốc điều
hành CPJ Joel Simon tuyên bố hồi năm 2012.
No comments:
Post a Comment