Việt Nam






Tuesday, 20 January 2015

Báo chí vẫn là công cụ của đảng


Báo chí vẫn là công cụ của đảng

Hải Ninh, phóng viên RFA
2015-01-18

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
01182015-press-freedom.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
 Nhà báo Hữu Thọ, nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hoá Trung ương
Nhà báo Hữu Thọ, nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hoá Trung ương
chinhphu.vn


Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 10 Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI Đề án Quy hoạch báo chí đến năm 2025 là một vấn đề trong chương trình thảo luận. Theo đó, báo chí Việt Nam tiếp tục được nhấn mạnh là công cụ tuyên truyền của đảng, và không cho phép các nhóm lợi ích chi phối báo chí

Căn bản vẫn là độc tài, độc quyền về báo chí
Nhà báo Hữu Thọ, nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hoá Trung ương, cho biết đây là lần đầu tiên Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản bàn đến quy hoạch cho báo chí. Tuy nhiên, theo nhận định thì những luận điểm trong đề án này không hề khác biệt so với những quan điểm vốn có của đảng Cộng sản Việt Nam đối với các cơ quan truyền thông trong nước.

Nhận định về điều này, tiến sĩ, nhà báo Phạm Chí Dũng nhận định:

Phạm Chí Dũng: Họ vẫn nói như trước và từ bao nhiêu năm rồi. Thực chất là không để tư nhân hoá báo chí, vì họ rất sợ tư nhân hoá sẽ dẫn đến đa chiều, đa diện, và dẫn đến đa nguyên, đa đảng. cho nên, một nền chuyên chính báo chí hữu sản chứ không phải một nền chuyên chính báo chí kiểu vô sản là cái mà họ đang cần và họ luôn giữ độc tài, độc quyền về báo chí. Chừng nào họ không ở chân tường thì họ chưa buông báo chí đâu.
Đề án về quy hoạch báo chí cho rằng các cơ quan truyền thông của Việt Nam chưa được tổ chức hợp lý, hoạt động xa rời tôn chỉ, hoạt động và đi vào hướng giật gân, câu khách.
Thực chất là không để tư nhân hoá báo chí, vì họ rất sợ tư nhân hoá sẽ dẫn đến đa chiều, đa diện, và dẫn đến đa nguyên, đa đảng. cho nên, một nền chuyên chính báo chí hữu sản chứ không phải một nền chuyên chính báo chí kiểu vô sản là cái mà họ đang cần và họ luôn giữ độc tài, độc quyền về báo chí
Phạm Chí Dũng
Ông Phạm Ngọc Chênh, blogger từng đoạt giải nhà báo công dân của tổ chức Phóng viên Không biên giới, cho rằng đề án này thể hiện tính bảo thủ và giáo điều của đảng Cộng sản. Theo ông, nó cũng nhằm tái khẳng định lại vai trò kiểm soát của đảng Cộng sản đối với báo chí. Ông nói:

Huỳnh Ngọc Chênh: Thực ra, báo chí lâu nay vẫn nằm trong quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng, tới bây giờ khẳng định lại sự lãnh đạo đó thì để nhắc nhở mọi người rằng đảng vẫn còn tiếp tục nắm báo chí. Chuyện quy hoạch mục đích cũng là sắp xếp cho gọn bộ máy báo chí. Nó nhiều quá, nó lộn quá, bây giờ quy hoạch, sắp xếp lại.

Các nhóm lợi ích chưa đủ mạnh
Trong một bài báo đăng trên tờ New York Times hồi tháng 11 năm ngoái, cựu tổng biên tập tờ báo Thanh Niên, ông Nguyễn Công Khế, nhận định rằng báo chí Việt Nam đang phát triển chóng mặt trong vòng 5 năm qua, tới mức giới chức Việt Nam khó kiếm soát. Theo ông, điều đó đã dẫn đến những hệ quả được cho là nghiêm trọng, chẳng hạn như người đọc trẻ tuổi tìm đến những nguồn tin khác, ngoài nguồn tin chính thống của nhà nước. Cũng theo đề án nói trên, ban chấp hành trung ương tái khẳng định việc không để các nhóm lợi ích chi phối báo chí.

Theo ông Huỳnh Ngọc Chênh, điều này thực ra không cần nói đến trong đề án vì ở Việt Nam không hề có nhóm lợi ích nào đủ sức gây ảnh hưởng tới giới truyền thông ở quy mô lớn, có chăng chỉ là ảnh hưởng nhỏ, trong một khoảng thời gian nhất định. Ông nói:
Huỳnh Ngọc Chênh: Chưa có tập đoàn nào náo loạn được báo chí hết chưa có doanh nghiệp nào, nhóm lợi ích nào mà lũng loạn báo chí được một cách công khai. Trừ những chuyện lũng đoạn nhỏ mà lũng đoạn nhỏ thì bất cứ tờ báo nào cũng có thể bị. Người ta có thể đưa tiền bằng cách này hoặc bằng cách khác thông qua quảng cáo để đăng được một số thông tin này thông tin khác theo ý người ta.

Ông Phạm Chí Dũng thì cho rằng có sự manh mún phát triển của nhóm lợi ích trong vòng 2-3 năm trở lại đây và nó mang tính chính trị nhiều hơn. Ông nói:
Thực ra, báo chí lâu nay vẫn nằm trong quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng, tới bây giờ khẳng định lại sự lãnh đạo đó thì để nhắc nhở mọi người rằng đảng vẫn còn tiếp tục nắm báo chí. Chuyện quy hoạch mục đích cũng là sắp xếp cho gọn bộ máy báo chí.
Huỳnh Ngọc Chênh
Phạm Chí Dũng: Đó là khái niệm những lợi ích đang chi phối tờ báo, không chỉ vì lí do kinh tế mà cả về lý do chính trị. Tôi nghĩ rằng đó là một trong những hàm ý mà bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam họ đang đề cập tới, đang lo ngại là nhóm lợi ích báo chí và đang lấn sang những câu chuyện về mặt chính trị.
Ông lấy ví dụ về sự ra đời của trang blog Chân Dung Quyền Lực đang làm mưa làm gió trong công luận thời gian gần đây. Trang blog ẩn danh này liên tục đưa tin về những khối tài sản khổng lồ của các vị tai to mặt lớn trong chính quyền Việt Nam, đi kèm với nó là những bằng chứng rõ ràng, khiến người ta khó có thể nghi ngờ tính xác thực của nó.
Ông Phạm Chí Dũng nhận định:
Phạm Chí Dũng: Có thể bằng cách nào đó có thể coi đó là một nhóm quyền lực chi phối báo chí, chi phối mạng xã hội nhưng mà không phải để phục vụ cho mục tiêu tạo ra những diễn đàn dân chủ, phản biện và các ý kiến trái chiều mà để phục vụ cho công cuộc đấu đá lẫn nhau, để tranh giành quyền lực về mặt chính trị.

Đề án này cho thấy một tương lai tăm tối cho báo chí Việt Nam, vốn đã không mấy sáng sủa.

Bảng xếp hạng tự do báo chí năm 2014 của tổ chức Phóng viên Không biên giới cho thấy Việt Nam đứng thứ 174 về tự do báo chí. Báo cáo của tổ chức Freedom House trong năm 2014 cũng cho thấy Việt Nam là một trong những môi trường tồi tệ nhất đối với các nhà báo, nhất là những cây viết tự do không muốn bị sai khiến bởi Ban Tuyên giáo Trung ương, cơ quan được cho là tổng biên tập duy nhất của tất cả các cơ quan truyền thông của Nhà nước.



14 hrs ·
Nguyễn Thanh Phượng, Con gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa thi đậu quốc tịch Mỹ. Lại thêm 1 khúc ruột ngàn dặm mới từ giã thiên đường CS..
Nguyễn Thanh Phượng, Con gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa thi đậu quốc tịch Mỹ.  Lại thêm 1 khúc ruột ngàn dặm mới từ giã thiên đường CS..
Like ·  · Share

Đảng CSVN Làm sao bảo vệ nổi Chủ nghĩa Mác Lê đã như cái xác chết thối rữa?

Đỗ Đăng Liêu

Các bài liên hệ

Cùng tác giả:

Báo Quân Đội Nhân Dân mới đây đăng bài viết của Đại Tá, Thạc Sĩ Nguyễn Đức Thắng, với tựa đề: Chủ nghĩa Mác - Lê-nin cần tiếp tục được bảo vệ và phát triển. Tác giả nhắc lại sự sụp đổ của chủ nghiã cộng sản tại ngay cái nôi của nó là nước Nga, nhưng lập tức đổ hết lý do cho "chủ nghĩa đế quốc" và "các thế lực thù địch". 

Ông viết:
"Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã nhân cơ hội đó ra sức tuyên truyền đề cao xã hội tư bản, hô hào rời bỏ CNXH và đi theo con đường TBCN. Chúng ra sức xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH, thậm chí còn định ra cả thời gian sụp đổ chế độ XHCN ở những nước còn lại, trong đó có Việt Nam. Trong hàng ngũ những người cộng sản và nhân dân, thực tế có một số người đã nhiễm phải những luận điệu tuyên truyền hết sức tinh vi, hiểm độc của các thế lực thù địch, từ đó nảy sinh t¬ư tưởng bi quan, dao động, bàng quan, thậm chí đánh mất niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH. Trước tình hình đó, những người cộng sản chân chính cần phải bình tĩnh, tăng cường đoàn kết thống nhất ý chí và hành động để bảo vệ các giá trị đích thực của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và toàn bộ thành quả của cuộc cách mạng XHCN".

Và tác giả bồi thêm vào lời khẳng định bất cần lý lẽ đó bằng hàng loạt các khẳng định khác cũng ngang tàng không kém, chẳng hạn như: "… không thể mượn cớ sự sụp đổ mô hình CNXH cụ thể ở một quốc gia nào đó để bài bác và phủ định chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH". Cả thế giới cộng sản theo cùng một mô hình nhà nước Liên Xô và đã sập gần như toàn bộ, chỉ còn 4 nước đang ráo riết chạy theo kinh tế tư bản (hay kinh tế thị trường mà Mác lên án từ ngày đầu là loại "kinh tế tư bản bóc lột") để sống còn thì tác giả không hề hay biết?

Còn nhiều khẳng định bất cần trí óc của cả người đọc lẫn chính người viết, như: "…trong hơn 80 năm qua, đặc biệt những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước trong gần 30 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, càng củng cố vững chắc niềm tin, niềm tự hào của mỗi đảng viên, cán bộ và nhân dân vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vào con đường đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn."

Tựu trung, cả bài viết chỉ biết chép lại những câu mang tính kinh điển mà mọi người đã quá ngấy, đã biết quá rõ từ lâu là vô tích sự, và biết là chúng bị tùy nghi bẻ xuôi lẫn bẻ ngược theo nhu cầu của Đảng trong từng giai đoạn. Do đó, chính bài viết đó đã không bảo vệ được chủ nghĩa Mác Lê cho ra hồn chứ chưa nói gì đến động viên người khác làm chuyện đó, và lại càng không có chút hy vọng gì về "phát triển" nó cả.

Nhưng có lẽ chẳng ai chê bai gì khả năng của tác giả Nguyễn Đức Thắng vì ông bị giao một việc quá khó. Làm sao mà bảo vệ nổi chủ nghĩa Mác Lê trong thực tế ngày nay?!

Làm sao bảo vệ nổi khi thực tế đã chứng minh điều hoàn toàn ngược lại. Trên tổng số gần 100 quốc gia tự nhận là theo Chủ Nghiã Xã Hội, khởi đi từ cái nôi là nước Nga, ngày hôm nay chỉ còn có 5 nước vẫn cố bám víu (hoặc còn giả dạng bám víu) vô vọng vào CNXH là Trung Cộng, Việt Cộng, Lào Cộng, Cu Ba và Bắc Hàn. Tình trạng 5 quốc gia này, từ chính trị, đến văn hoá xã hội, nếu không ngày một tồi tệ, lạc hậu thì cũng cực kỳ bất ổn và khủng hoảng. Nói chung là trong tình trạng chết dần hoặc có thể bùng vỡ bất cứ lúc nào. 

Trong khi đó, tất cả các nước thoát độc tài cộng sản để chuyển sang thể chế dân chủ đều bừng sống lại về mọi mặt, như những người bị bóp cổ lâu ngày nay được thở lại dưỡng khí trong lành.

Làm sao bảo vệ nổi khi nước cộng sản nào càng rời xa mô hình kinh tế XHCN và chạy theo kinh tế tư bản thì càng rời xa vực thẳm. Chính Trung Cộng đã vất mô hình kinh tế XHCN để chạy theo "kinh tế thị trường với đặc tính Trung Quốc" từ năm 1976, và CSVN bắt chước từ năm 1986. Cái mà tác giả gọi là "thành tựu của 30 năm đổi mới" chính là kết quả của việc ném kinh tế XHCN lại để bỏ chạy đó.

Làm sao bảo vệ nổi khi hiện nay, các lãnh đạo ở tầng cao nhất đều không biết tiến lên CNXH là đi đâu và làm gì. Chính Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã công khai bộc bạch:“Đến hết thế kỷ này (tức 86 năm nữa) không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa". Những chính sách gọi là xây dựng XHCN triệt để tại các nước đàn anh tiên tiến chứ không chỉ riêng tại Việt Nam, đều dẫn đến chết đói, lệ thuộc ngoại bang, tụt hậu, băng hoại xã hội, và sụp đổ hoàn toàn như các nước Đông Âu và Liên Xô.

Làm sao bảo vệ nổi khi ĐCSVN, từ lời nói đến việc làm, nhất nhất không còn chút gì là các đặc tính của xã hội XHCN. Các hứa hẹn nền tảng như "Tài sản và phương tiện sản xuất là thuộc về toàn dân" hoàn toàn biến mất trong nền kinh tế tư bản hoang dã hiện nay. Tất cả phục vụ cho nhu cầu vơ vét của tầng lớp "tư bản đỏ" vừa xuất hiện ở mọi cấp. Các quan chức với số tài sản lên đến hàng chục tỉ mỹ kim không còn là chuyện lạ nữa, dù họ trên danh nghĩa đã "hiến dâng cả đời cho cách mạng" và không làm gì riêng ngoài đồng lương cán bộ. Cũng vậy, loại hứa hẹn nền tảng như"Giai cấp công nhân, đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" đã nhường chỗ cho một nhà nước tiếp tay các chủ hãng ngoại quốc trấn áp các cuộc tranh đấu đòi quyền lợi chính đáng của công nhân; và một nhà nước xua công an cưỡng chế đất đai của nông dân để giao lại cho giai cấp tư bản đỏ.

Làm sao bảo vệ nổi khi chế độ XHCN hiện nay còn phong kiến gấp trăm lần chế độ mà nó đả phá và thay thế. Thật vậy, đất nước Việt Nam ngày nay có "vua tập thể" hay "tập thể vua", với cả trăm hoàng tộc. Mỗi hoàng tộc có khu vực địa lý, khu vực kinh tế, khu vực quyền hành riêng và theo thể thức "cha truyền con nối". Thế hệ thái tử đảng bắt đầu ngồi vào các ghế nắm quyền và nắm tiền từ độ tuổi 20.

Làm sao bảo vệ nổi khi mà chính tập thể đảng viên đều đã quá chán ngán cái chủ nghiã mà đa số đã không hiểu là gì khi gia nhập; đã hy sinh cả tính mạng, cả cuộc đời của mấy thế hệ vì chủ nghiã đó chỉ để thấy đất nước liên tục nghèo đói, tụt hậu so với láng giềng; và nhất là đã nhận ra chủ nghĩa này luôn sản sinh ra những kẻ cầm quyền cực ác, cực gian trá, và cực đạo đức giả suốt từ Lênin, đến Stalin, đến Mao, đến ông cháu họ Kim bên Triều Tiên, đến Pol Pot xứ Miên, đến tất cả các thế hệ lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam. Hệ thống CNXH đã biến tất cả những người dù rất tốt khi gia nhập trở thành những người càng lên cao càng giả dối, tàn ác, và càng mất tính người.

Làm sao bảo vệ nổi khi những quan chức lớn ngã bệnh đều chạy qua các nước tư bản chữa bệnh chứ không dám chữa tại các nước XHCN. Lý do không chỉ vì các nước đó có nền y khoa hơn xa các nước XHCN mà còn vì họ thực sự có y đức. Cũng vậy, làm sao bảo vệ nổi khi chính những người đang viết bài kêu gọi bảo vệ Mác Lê và cả cấp trên của họ đều đang cố gắng gửi con cái đi nước ngoài để được hấp thụ nền giáo dục đặc sắc của các nước "tư bản đang giẫy chết" , và còn dặn dò con ráng tìm cách ở lại để làm đầu cầu chuyển tiền của bố mẹ ra nước ngoài.

Ngày mà dân tộc ta công khai và hoàn toàn tẩy bỏ được chủ nghĩa Mác Lê ra khỏi mọi mặt xã hội, chắc chắn sẽ có nhiều người mừng lắm. Trong số đó, thế nào cũng có cả ông Nguyễn Đức Thắng.



Tố cáo lãnh đạo cấp cao tham nhũng là xuyên tạc, bịa đặt mà không cần xác minh, làm rõ?

 18.1.15  Chân dung Quyền lực
Trong khi chưa hề tìm hiểu đúng sai về các nội dung tố cáo của blog “Chân dung Quyền lực” mà tối ngày 14/1/2015, trong chương trình “Đối thoại và Chính sách” trên VTV1 với chủ đề “Đối phó với thông tin nguy hại”, ông Trương Minh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã vội vàng có những phát biểu, kết luận: “Hàng trăm trang mạng có máy chủ ở nước ngoài sử dụng chiêu bài nguy hiểm - xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu Đảng, Nhà nước, bôi nhọ, xúc phạm danh dự cán bộ lãnh đạo các cấp nhằm gây chia rẽ Đảng với nhân dân, giảm sút niềm tin của dân với Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết, tạo sự ngờ vực trong xã hội” và “Có thể gọi chung đây là tội phạm không gian ảo, vi phạm pháp luật VN. Loại tội phạm này có thể bị xếp vào những nguy cơ đe dọa an ninh lớn nhất cho đất nước. Như ở Anh tội phạm này bị xếp ngang hàng tội phạm tấn công khủng bố, thảm họa hạt nhân...”. Ông Trương Minh Tuấn còn cảnh cáo, đe nẹt người dân: “phải cảnh giác, tẩy chay thông tin độc hại, không tiếp tay cho tội phạm thông tin ảo lan truyền thông tin”(?!).
Ông Trương Minh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng đã quy định rõ tại Điều 6, Luật Phòng, Chống tham nhũng: “Công dân có quyền phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng; có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng”. Rõ ràng việc phát hiện kèm theo các chứng cứ cụ thểđể tố cáo hành vi tham nhũng, vi phạm pháp luật của các quan chức trên blog “Chân dung Quyền lực” là phù hợp với nội dung của Điều 6 nói trên. Như vậy, trong khi chưa tìm hiểu đúng sai về các nội dung tố cáo mà đã vội vã kết luận là “xuyên tạc, bịa đặt, gây chia rẽ nội bộ, là tội phạm không gian ảo, vi phạm pháp luật Việt Nam” và tìm mọi thủ đoạn để ngăn chặn thông tin, cho thấy sự tắc trách của cơ quan công quyền và vả vú lấp miệng em của Ban Tuyên giáo và hệ thống truyền thông.

Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với ông Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông: “Nhiều lần tôi nói với những người có trách nhiệm rằng không nên né tránh những gì mà chúng ta thường cho là ‘nhạy cảm’. Càng không nên né tránh các loại thông tin xấu độc, xuyên tạc, vu khống. Nếu là tôi thì sẽ ‘chơi bài ngửa’, không có úp mở gì” (trích phát biểu với báo Tuổi Trẻ ngày 15/1/2015). Chúng tôi cũng thống nhất ý kiến với ôngVũ Mão, nguyên Chủ nhiệm VP Quốc hội: “Theo tôi, cách tốt hơn cả là các cơ quan chức năng phải sớm làm minh bạch những thông tin trôi nổi, nhất là thông tin nhằm vào các lãnh đạo cấp cao” (trích phỏng vấn của báo Giáo dục Việt Nam ngày 16/1/2015). Đề nghị Ban Chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng, Ủy ban Kiểm tra TW cần làm rõ các nội dung tố cáo, xác minh các chứng cứ mà CDQL đưa ra xem có phải là "xuyên tạc", "vu khống" hay không, chí ít là các nội dung sau:

Về ông Phó thủ tướng, Phó Trưởng ban Chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc:

(1) Bản kê khai tài sản của Vũ Chí Hùng được lập vào ngày 12/12/2013 có phải chính Vũ Chí Hùng lập không? các nội dung tài sản ghi trong bản khai này có chính xác không? Trong đó ghi rõ “bố mẹ cho tặng căn nhà 59 Ngô Tất Tố, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh” và “bố mẹ cho tặng căn biệt thự tại số HS04-29 Hoa Sữa, Vinhomes Riverside, Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội”, có phải Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho tặng không?
Cơ quan chức năng cần làm rõ nguồn gốc tài sản của Vũ Chí Hùng sau 05 năm làm rể Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mà kiếm được hàng nghìn tỷ đồng, nhất là các hạng mục “bố mẹ cho tặng” trong bản kê khai tài sản
(2) Bản hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ 54% sở hữu của Sacombank tại Công ty CP Nước khoáng ĐaKai (gồm 321.800 cổ phần, tổng trị giá chuyển nhượng 22,6 tỷ đồng) của ông Đặng Văn Thành cho Vũ Chí Hùng có phải thật không? Quyển sổ đăng ký sở hữu cổ phần sốVSDSCR200420074, đứng tên bà Trần Nguyệt Thu (vợ ông Phúc) tại Tập đoàn Thành Thành Công của ông Đặng Văn Thành có phải thật không?

(3) Ông Nguyễn Xuân Phúc có sở hữu 02 căn biệt thự tại Mỹ không? Bằng lái xe của Nguyễn Xuân Hiếu (con trai ông Phúc) ghi rõ địa chỉ 1 trong 2 căn biệt thự tại Mỹ, có đúng hay không?

(4) Căn nhà tại số 29A Đồng Khởi, Q1, TP. HCM ghi rõ trong bản kê khai tài sản của Vũ Chí Hùng có phải sở hữu của Vũ Chí Hùng không? Tại sao từ bản thỏa thuận mua bán căn nhà này có giá trị 29 tỷ mà khi lập hợp đồng công chứng và kê khai tài sản Vũ Chí Hùng lại biến thành 9 tỷ? như vậy có phải là hành vi rửa tiền, trốn thuế, đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng không?

(5) Và trước khi nhậm chức Phó Thủ tướng, ông có bổ nhiệm cấp tập hàng loạt cán bộ như ông Trần Văn Truyền không? đã vơ vét được bao nhiêu? Chỉ cần triệu tập, điều tra các nhân vật được bổ nhiệm trong thời gian này sẽ rõ!

Về ông Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh:

(1) Bản thống kê sơ bộ về khối bất động sản của Đại tá Phùng Quang Hải (con trai ông Phùng Quang Thanh) đang sở hữu 06 biệt thự, căn hộ hạng sang với tổng trị giá là 230,4 tỷ đồng (chưa tính chi phí xây dựng, sửa sang) có đúng hay không? Vợ chồng Đại tá Phùng Quang Hải có đặt mua siêu xe Rolls-Royce Phantom, du thuyền Manhattan 63 không?

(2) Đại tá Phùng Quang Hải có đúng là Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty 319 không? Các dự án “chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng” của Bộ Quốc phòng dành cho Công ty 319 xây dựng nhà ở, khu du lịch có đúng không? bao nhiêu cán bộ chiến sĩ được ở trong các khu nhà này, bao nhiêu suất bị bán ra ngoài và tiền bán được chạy đi đâu?

(3) Ông Phùng Quang Thanh, Đại tá Phùng Quang Hải có cấu kết với Công ty TNHH Cityland của Bùi Mạnh Hưng để biển thủ đất quốc phòng không? Bao nhiêu suất đất quốc phòng đã bị “chuyển đổi mục đích sử dụng” cho Cityland và quá trình Cityland đã thanh toán như thế nào, đã trả hết nợ cho Bộ Quốc phòng chưa?

Sau khi có kết luận điều tra, Ban Chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng, Ủy ban Kiểm tra TW cần công bố công khai, minh bạch trên các phương tiện truyền thông để toàn dân được biết. Khi đó, nếu chứng minh được rằng CDQL có hành vi vu cáo thì hãy đưa ra các kết luận như “xuyên tạc, bịa đặt, gây chia rẽ nội bộ, là tội phạm không gian ảo, vi phạm pháp luật Việt Nam” và thậm chí truy tố trước pháp luật cũng không muộn!

Nguồn: Thanh tra Nhân dân



No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List