Ai
có thể tin được đồng chí X?
Lịch
Sử Việt Nam - Tuổi Trẻ Việt Nam Thức Tỉnh - Ngọc Đan Thanh
Trần Quang
Hạ (Danlambao) -
Làm Thủ tướng liên tục 2 nhiệm kỳ, ông Nguyễn Tấn Dũng để lại một số dấu ấn
kinh tế chính trị trong thời gian Việt Nam mở cửa. Năm cuối nhiệm kỳ cũng là
năm bắt đầu cuộc chạy đua quyền lực. Sự xuất hiện trang mạng Chân Dung Quyền
Lực bắn phát súng lệnh khởi đầu cuộc đua. Nếu ở các nước dân chủ, các cuộc vận
động diễn ra công khai náo nhiệt không kém phần vui vẻ thì ở Việt Nam lại âm
thầm nhưng khốc liệt. Phía sau trang mạng bí ẩn người ta thấy thấp thoáng bóng
dáng đồng chí X. Nhưng trước hết hãy điểm qua một số sự kiện có liên quan đến
vai trò Thủ tướng của ông Dũng.
Vinashin và Phạm Thanh
Bình
Giấc mơ vươn ra biển lớn của tập đoàn công
nghệ tàu thủy Vinashin đã không thành còn mang theo núi nợ lên đến 4 tỉ USD.
Phạm Thanh Bình cùng 8 đồng phạm tham nhũng lãnh án tổng cộng 124 năm. Nguyễn
Tấn Dũng vẫn đảo nợ để cứu Vinashin. Cho đến nay tập đoàn quốc doanh nầy vẫn
liên tục thua lỗ.
Bauxite
Tây nguyên và món quà tặng Trung Quốc
Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 167 ngày
1/11/2007 chính thức triển khai dự án bauxite sau thời gian dài nghiên cứu và
tranh cãi. Có khoảng 2000 trí thức, nhà khoa học, cán bộ cộng sản cao cấp ký
thỉnh nguyện thư yêu cầu ngưng dự án vì rất nhiều lý do: không hiệu quả về kinh
tế, ảnh hưởng tệ hại môi trường và nguy hại đến quốc phòng v.v... nhưng tất cả
bị bỏ ngoài tai vì đó là “chủ trương lớn của Đảng”.
Báo Financial Times nói đây là món quà Nguyễn
Tấn Dũng dâng tặng Trung Quốc. Phải chăng “món quà” nầy đã được ký kết trong
Hội nghị Thành đô 1990 nhằm trao đổi và Trung quốc sẽ bảo kê nếu Việt Nam xảy
ra binh biến? Dù có hay không, quà tặng luôn có “lại quả”. Lại quả chắc không
nhỏ mới đủ chia đều cho 20 vị Ủy viên Chính trị.
Vinalines và Dương Chí
Dũng
Tháng 8/2005 Nguyễn Tấn Dũng ký bổ nhiệm Dương
Chí Dũng làm Chủ tịch HĐQT Vinalines, trong khi đã biết Dương Chí Dũng từng làm
ăn thua lỗ ở Vinawaco trước đó. Hậu quả vỡ nợ vì tham nhũng. Dương Chí Dũng
lãnh án tử hình tại tòa còn tướng công an Phạm Quí Ngọ lãnh án tử tại bệnh
viện. Vụ án tham nhũng sém chút nữa trở thành đại án nếu con ngựa quí không
bỗng dưng lăn đùng ra chết.
Tốc độ tăng trưởng
kinh tế liên tục giảm
Năm 2005 tốc độ tăng trưởng là 8,44%. Sau khi
ông Dũng nhận chức thủ tướng, GDP giảm mạnh. Năm 2007 8,23%, 2008 6,31%, 2009
5,32%... Lạm phát tăng cao (nhất châu Á vào tháng 7-8 năm 2011) hậu quả của các
chính sách vĩ mô sai lầm dẫn đến đời sống của nhân dân khó khăn hơn. Việt Nam
khó thoát khỏi bẫy nghèo bền vững, nghĩa là cách biệt giữa giàu nghèo càng tăng
và trở thành căn bệnh kinh niên như một số quốc gia châu Mỹ La tinh, người
nghèo chiếm tỷ trọng tuyệt đối cao và không bao giờ có cơ hội vươn lên được.
Tham vọng gia đình trị
Bằng quyền lực và ảnh hưởng của bố, những
người con của Nguyễn Tấn Dũng nhanh chóng thăng quan tiến chức mặc dầu có người
còn rất trẻ.
- Nguyễn Thanh Nghị, 39 tuổi. Ra trường năm 2006 cũng là năm NT Dũng nhậm chức thủ
tướng. Con đường hoạn lộ mở ra nhanh chóng: Hiệu trưởng ĐH Kiến Trúc, rồi Thứ
trưởng bộ Xây dựng, Ủy viên dự khuyết TƯ, hiện nay làm Phó bí thư tỉnh Kiên
Giang, chỉ trong vòng chưa tới 6 năm.
- Nguyễn Thanh Phượng, 35 tuổi, đứng đầu tập đoàn tài chánh vốn hàng trăm triệu đô
la. Được cho là một trong những người giàu nhất Việt Nam, có liên hệ mật thiết
với Nguyễn Đức Kiên, tức Bầu Kiên, người hiện đang lãnh án 30 năm vì tội lừa
đảo.
- Nguyễn Minh Triết, 25 tuổi, phó bí
thư Tỉnh đoàn Bình Định.
Đàn áp phong trào dân
chủ
Nguyễn Tấn Dũng lên chức thủ tướng cũng là lúc
phong trào dân chủ bắt đầu bị đàn áp mạnh sau thời gian nới lỏng để được vào
WTO. Con số nhà hoạt động bị bỏ tù liệt kê sau đây: 2006 3 người, 2007 6 người,
2008 5 người, 2009 10 người, 2010 22 người, 2011 33 người... Đến nay tổng số tù
nhân lương tâm khoảng 200 người, trong đó hơn phân nửa bị bỏ tù dưới 2 nhiệm kỳ
của ông Dũng.
Nói và làm khác nhau
trời vực
Nguyễn Tấn Dũng có một số phát biểu khá ấn
tượng. Chúng ta có thể điểm lại một số phát ngôn và so sánh hành động đi theo
sau đó để thấy tính chất xảo quyệt trong việc dùng lời nói đánh bóng tên tuổi
còn làm thì ngược lại.
Khi tuyên thệ nhậm chức, ông Dũng tuyên bố
chắc nịch: “Không chống được tham nhũng, tôi từ chức ngay!”. Sau
các vụ bê bối Vinashin, Vinalines Quốc hội chất vấn đòi từ chức, Dũng trả lời
tỉnh queo: “Đảng phân công tôi làm Thủ tướng, tôi phải chấp hành theo ý
Đảng.”
Thấy dân chúng phẫn nộ biểu tình chống TQ,
Dũng đề nghị làm luật biểu tình. Đến bây giờ luật biểu tình bị xếp vó, Dũng lại
phát biểu: “Muốn rút dự án luật biểu tình phải có đủ lý lẽ...” Mới
nghe thấy sướng thật, nhưng hãy nhìn vào cảnh đàn áp tàn bạo của công an mới
thấy sự thật. Nếu tôn trọng quyền biểu tình hợp pháp của người dân, ông Dũng đã
không đàn áp và không bắt bỏ tù hàng trăm người chỉ vì họ yêu nước.
Việt Nam bị xếp hạng áp chót về tự do báo chí,
thành tích nhân quyền. Khi Nguyễn Tấn Dũng hùng hồn tuyên bố “nhân
quyền, tự do và dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược” thì ở Việt
Nam vẫn diễn ra cảnh sách nhiễu bắt bớ, tù đày người yêu nước ngày càng khốc
liệt và ngày càng tàn bạo.
Phát biểu gần đây về thông tin mạng: “không
cấm được đâu các đồng chí” không hề thể hiện tính chất phục thiện của
một người đứng đầu chính phủ. Nó chỉ thể hiện tính chất láu cá của một tay hoạt
đầu chính trị: Nói và làm phải hoàn toàn khác nhau. Nếu chẳng may giống nhau
thì Nguyễn Tấn Dũng không còn là cộng sản.
“NỖI TRĂN TRỞ CỦA
THỦ TƯỚNG” VỀ ĐỔI MỚI THỂ CHẾ.
Nguyễn
Quang Duy
Trước ngày khai mạc Hội Nghị
Trung Ương 10, ông Nguyễn Tấn Dũng cho báo chí biết nỗi trăn trở như sau:
“Sao lại cứ phải đứng sau 6
nước ASEAN? Chúng ta có đuổi kịp được ASEAN-6 không? Không có lý do gì chúng ta
không cải thiện được để bằng ASEAN-6?"
Ông cho biết để theo kịp nước
người cần “…đổi mới thể chế và
phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”.
Đáp lại ông Nguyễn Phú Trọng
tuyên bố trong Hội nghị 10 đã có các đề nghị liên quan đến việc "đổi
mới đồng bộ hơn giữa chính trị và kinh tế", nhưng “…Đổi mới chính
trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta,
Nhà nước ta,…”
Xét
sự khác biệt giữa thể chế tại Việt nam và tại 6 nước ASEAN, sẽ thấy rõ Việt Nam
có thể đuổi kịp các quốc gia trong vùng hay không?
Khác biệt về định hướng
Khi cả 6 nước ASEAN đều theo
chính thể dân chủ lấy hiến pháp làm nền tảng, ba quyền lập pháp, hành pháp và
tư pháp đều độc lập. Đất nước được điều hành dựa trên 4 cột trụ chính là: kinh
tế thị trường, chính trị tự do, xã hội dân sự và văn hóa nhân bản tôn trọng
nhân quyền.
Việt Nam là quốc gia duy nhất
theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, một định hướng mà ngay cả những người đang
cầm quyền như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu
tư Bùi Quang Vinh từng tuyên bố: “Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”.
Bài “Góp phần tìm hiểu lý
luận xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc” đăng trên Tạp Chí Cộng Sản Online,
ngày 28-11-2014, đã giải thích lý do đảng Cộng sản chọn mô hình Trung Quốc,
đồng thời cho biết đảng Cộng sản đang xem xét mô hình đó có thực sự đưa Trung
Quốc (và Việt Nam) lên chủ nghĩa xã hội hay không? (xin xem bài VIỆT NAM
ĐANG XÉT LẠI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI MANG BẢN SẮC TRUNG QUỐC?)
Kinh tế thị
trường
Nguyên
tắc chính của kinh tế thị trường là nhà nước không cạnh tranh với tư nhân, nhà
nước chỉ tập trung thực hiện chính sách nhằm:
1. giải
quyết những trường hợp thất bại thị trường, như cạnh tranh bất bình đẳng, độc
quyền, bảo vệ môi sinh, bảo vệ người làm công, bảo vệ người tiêu thụ;
2. phát
triển kinh tế quốc gia, như xây dựng hạ tầng cơ sở, khuyến khích phát triển
thương mãi trong và ngòai nước;
3. phát
triển xã hội, như phát triển giáo dục và y tế, xây dựng nguồn vốn nhân dụng,
gia tăng sức cạnh tranh quốc tế; và
4. thực
hiện bình đẳng xã hội.
Tại
Việt Nam, kinh tế nhà nước vẫn giữ “chủ đạo”, quân đội thay vì bảo vệ đất nước
nay tập trung vào kinh doanh thương mãi, nhà nước gia tăng can thiệp hành
chính, tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh và lũng đọan nền kinh tế quốc gia.
Doanh
nghiệp nhà nước càng ngày càng mở rộng, họat động kinh tế càng thiếu hiệu quả,
công chức càng gia tăng, tham nhũng càng lộng hành, phân bố tài nguyên và tài
lực càng sai lệch,... nền kinh tế Việt Nam càng tụt hậu so với các quốc gia
trong vùng.
Chính trị tự do
Tại
6 quốc gia ASIAN, các đảng chính trị theo các khuynh hướng khác nhau, đại diện
cho các tầng lớp khác nhau, sử dụng nghị trường Quốc Hội, truyền thông tự do và
hệ thống chính trị tranh luận, tìm ủng hộ cho chiến lược và chính sách trong
từng thời điểm.
Đảng
thắng cử sẽ có cơ hội để thực hiện các chính sách thính hợp với hòan cảnh đất
nước trong từng thời kỳ.
Các
đảng chính trị đều hướng đến phục vụ xã hội, hướng đến sự phát triển hài hòa
giữa kinh tế và xã hội, sự tái phân phối lợi ích quốc gia tạo công bằng cho mọi
thành viên trong xã hội.
Nhờ
thế xã hội càng ngày càng trở nên tiến bộ, đời sống dân chúng được cải thiện và
đất nước của họ mỗi ngày một trở nên tốt đẹp hơn.
Trong
khi đó tại Việt Nam, việc thay đổi chính sách thường rất chậm do sự thỏa hiệp
của một số người trong Bộ Chính Trị và phải đợi đưa ra Hội Nghị hay Đại Hội
Đảng để thông qua.
Ở
các quốc gia ASIAN, nhờ cạnh tranh từ bên trong mỗi đảng chính trị và cạnh
tranh giữa các đảng chính trị, nên mọi việc đều được thông tin khá đầy đủ, rõ
ràng và rộng rãi.
Còn
sinh họat chính trị tại Việt Nam thì vẫn khép kín, vì vậy mới xảy ra những
tranh giành đấu đá như hiện tượng Quan Làm Báo hay hiện tượng Chân Dung Quyền
Lực.
Mặc
dù các phe phái có chia năm có xẻ bẩy, nhưng thực tế cho thấy nếu có chuyển
biến thì các cánh trong đảng Cộng sản vẫn còn thế, còn lực để tiếp tục chủ động
cầm quyền.
Xã hội dân sự
Khi
đảng chính trị có mục đích cạnh tranh quyền lực thì các tổ chức dân sự mang vai
trò quần chúng làm nền tảng xây dựng ý thức dân chủ cho tòan xã hội.
Các
tổ chức dân sự vận động xã hội tham gia các sinh họat chính trị, bầu cử, ứng
cử, đấu tranh cho quyền lợi, đấu tranh cho môi trường, vận động hành lang ảnh
hưởng chính sách quốc gia.
Trước
đây đảng Cộng sản nắm tòan bộ các tổ chức, nhưng ngày nay một số các tổ chức
dân sự độc lập đã thành hình và đang phát triển.
Vì
tình cảnh chính trị các tổ chức dân sự nói trên vẫn chỉ giữ vai trò khiêm
nhượng là đấu tranh để giành lại những quyền tự do, như tự do tín ngưỡng, tự do
báo chí, tự do nghiệp đoàn, tự do chính trị… những quyền cơ bản được Quốc Tế
công nhận.
Văn hóa nhân bản
Văn
hóa là cách suy nghĩ, cách sinh họat, cách giải quyết các mâu thuẫn của những
thành viên trong một tập thể. Văn hóa nhân bản đã trở thành nền tảng xây dựng
các xã hội dân chủ.
Văn
hóa nhân bản chủ trương lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người làm
căn bản, không xem con người như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục
tiêu của bất cứ cá nhân, đảng hay tổ chức nào.
Văn
hóa nhân bản chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận
việc sử dụng khác biệt đó để đánh giá con người, cũng không chấp nhận kỳ thị
hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc, chính kiến.
Trong
xã hội mọi người đều có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ
hội bình đẳng về mọi mặt.
Với
những phương tiện truyền thông hiện đại như mạng Internet, Facebook, ngay tại
Việt Nam văn hóa nhân bản đang từng bước thay thế những văn hóa không còn thích
hợp với thời đại như văn hóa đấu tranh giai cấp hay văn hóa khổng học.
Thể Chế Dân Chủ
Bên
trên là mô hình của thể chế dân chủ, ở thượng tầng có hiến pháp, với tam quyền
phân lập, 4 cột trụ kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và môi trường sinh họat
dân chủ đưa đến đồng thuận xã hội.
Mô
hình này đã được hình thành qua Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được Hội đồng
Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948. Sau đó đã được hòan chỉnh
qua các Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, và Công ước
Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.
Kết Luận
Tóm
lại, 6 quốc gia trong vùng các quyết định xuất phát từ cá nhân, doanh nghiệp,
tổ chức, đảng chính trị… Còn nhà nước và những người được xã hội chọn đứng ra
đại diện chỉ đưa ra chính sách nhằm điều hợp và điều chỉnh các quyết định từ
dưới đưa lên. Nhờ đó xã hội đồng tiến một cách ổn định và bền vững.
Hơn
20 năm nay qua, Việt Nam cũng đã có nhiều thay đổi. Các thành viên trong xã hội
cũng phải tự quyết định cho cuộc sống.
Nhưng
các quyết định quan trọng đều xuất phát chủ quan từ một nhóm người, được gọi là
Bộ Chính Trị. Dẫn đến tình trạng trên bảo dưới không nghe, tranh giành quyền
lực quyền lợi, mạnh được yếu thua, … xã hội đâm ra suy thóai về mọi mặt.
Do
đó cần có thay đổi để có một thể chế chính trị phù hợp với thời đại. Trong thời
gian qua nhiều tranh luận về thay đổi thể chế đã xảy ra. Hội Nghị 10 lần này,
và từ đây đến Đại Hội Đảng sẽ còn nhiều tranh luận liên quan đến thay đổi thể
chế chính trị.
Nếu
không thay đổi thì “nỗi trăn trở của Thủ Tướng” không thể đuổi kịp 6 quốc
gia ASIAN, sẽ trở thành nỗi trăn trở phải đuổi theo Cam Bốt và Miến Điện hai
quốc gia đang từng bước thay đổi.
Thay
đổi thể chế, một cách hòa bình không đổ máu, không phải là một việc dễ thực
hiện, nhưng không phải vì thế mà Việt Nam sẽ mãi mãi chịu tụt hậu với nguy cơ
mất nước.
Thay
đổi thể chế cũng là con đường để thóat khỏi lệ thuộc Trung Quốc từ tư tưởng,
kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa.
Việt
Nam không còn con đường khác hơn là phải thay đổi và phải thay đổi một cách
triệt để. Cụ thể là Việt Nam phải triệt để tuân thủ các công ước Quốc tế đã ký
như Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã
hội và Văn hóa, và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.
Bài
học từ Đông Âu và Liên Sô cho thấy muốn thay đổi thể chế cần có những quyết tâm
và hành động cụ thể từ tầng lớp cầm quyền ra đến người dân.
Nguyễn
Quang Duy
Melbourne,
Úc Đại Lợi
16-1-2015
VIỆT NAM ĐANG XÉT
LẠI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
MANG BẢN SẮC TRUNG
QUỐC?
Nguyễn
Quang Duy
Năm
1989, trước tình trạng Khối cộng sản Đông Âu và Liên Xô khủng hỏang tòan diện,
đảng Cộng sản giao nhiệm vụ tìm hiểu về “Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?” cho
Ủy viên Bộ Chính trị Trần Xuân Bách.
Qua
nghiên cứu thực tế ông Bách đã kết luận Việt Nam cần phải tìm một hướng đi
riêng và cần nhịp nhàng đổi mới cả kinh tế lẫn chính trị: “Hai lãnh vực này
phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân.”
Đáng
tiếc, đảng Cộng sản đã không chấp nhận còn trù dập ông, rồi quay sang Trung
Quốc vay mượn Chủ Nghĩa Xã Hội mang Bản Sắc nước này.
Thiếu
tư tưởng hướng dẫn đảng Cộng sản càng ngày càng đưa đất nước vào ngõ cụt…
… đi mà không rõ
đi đâu
Ngày
22-12-2014 vừa qua tại cuộc hội thảo do Ngân hàng Thế giới và Viện Nghiên cứu
Quản lý Kinh tế Trung ương tổ chức, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí
Dũng thú nhận: “Tôi cứ suy nghĩ mãi một điều, nếu chúng ta đi mà không
rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến… thì không bao giờ chúng ta đi nhanh và
bền vững được…”
Chắc
bạn đọc vẫn nhớ ngày 23-10-2013 trước Quốc Hội, Nguyễn Phú Trọng đã cho biết: ”…
xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn
thiện ở Việt Nam hay chưa.”
Và
vào cuối năm 2013, tại Học viện Chính trị quốc gia, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình mà mãi có
tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”.
Mô
hình mà ông Vinh nhắc đến là mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, là bản sao của mô hình Trung Quốc.
… Việt - Trung đi
đúng hướng
Là
mô hình đảng trị với 4 trụ cột căn bản là: kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa; nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xã hội xã hội chủ nghĩa và
văn hóa theo bản sắc Trung Quốc.
Tạp
Chí Cộng Sản Online, ngày 28-11-2014, vừa qua đã đăng bài “Góp phần tìm hiểu lý
luận xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc”, bài viết đã giải thích lý do đảng
Cộng sản đeo đuổi mô hình như sau:
“…do
cả Việt Nam và Trung Quốc đều chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội,
đều lấy chủ nghĩa Mác làm nền tảng lý luận.
Ngoài
ra, thời gian qua do quan hệ hợp tác và giao lưu giữa Việt Nam và Trung
Quốc có nhiều thuận lợi nên, lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc
Trung Quốc được các học giả Việt Nam rất quan tâm và về cơ bản những
nội dung quan trọng nhất của hệ thống lý luận này được các học giả
Việt Nam nắm bắt kịp thời.
Mặt
khác, công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc và đổi mới, mở cửa
của Việt Nam gần 30 năm qua có nhiều điểm giống nhau nên nghiên cứu lý
luận xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc để rút ra những
bài học kinh nghiệm, tham khảo cho xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam là một việc làm cần thiết…”.
Điều
lý thú là bài viết lại nhìn ra thực tế:
“…
xã hội Trung Quốc hiện nay cũng đang đứng trước vô vàn vấn đề gay
gắt với nhiều thách thức và nguy cơ. Đó là sự phân hóa xã hội, sự phân
hóa vùng miền, sự ô nhiễm môi trường, sự suy thoái về đạo đức, lối
sống, bạo lực xã hội, các hành động cực đoan, chia rẽ, ly khai, sự
tham nhũng, cửa quyền, sự bất ổn xã hội, vi phạm dân chủ,… Sự ổn
định của kinh tế - xã hội của Trung Quốc hiện nay đang chất chứa
trong nó nhiều mâu thuẫn xã hội gay gắt…”
Từ
thực trạng xã hội tại Trung Quốc (và Việt Nam) như trên, bài viết đã biểu
lộ nghi ngờ và đặt ra nhiều câu hỏi như: “Lý luận chủ nghĩa
xã hội đặc sắc Trung Quốc có thực sự đưa Trung Quốc lên chủ nghĩa
xã hội hay không, hay sẽ dẫn dắt Trung Quốc tới đâu?”
Bài
viết đã được phổ biến trên Cơ Quan Lý Luận và Chính Trị của Trung Ương Đảng
Cộng Sản Việt Nam, lại phổ biến trước Hội Nghị 10 để sửa sọan cho Đại hội XII
cho thấy quan điểm xét lại Chủ Nghĩa Xã Hội mang Bản Sắc Trung Quốc đã xuất
hiện từ phía bên trên đảng Cộng sản Việt Nam.
Đến
ngày 25-12, Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc Du Chính Thanh sang Việt Nam gặp
hầu hết giới cầm quyền bao gồm: Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn
Dũng, Lê Hồng Anh và Nguyễn Thiện Nhân.
Tại
Đại học Hà Nội, Du Chính Thanh đã chính thức khai trương Viện Khổng tử với một
mục đích truyền bá Chủ Nghĩa Xã Hội mang Bản Sắc Trung Quốc, để củng cố và phát
triển quan hệ Việt - Trung.
Được
Tân Hoa xã phỏng vấn Du Chính Thanh cho biết: "Chuyến thăm của
tôi, do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản và Tổng bí thư Tập Cận Bình yêu
cầu, nhằm mục đích nâng cao hiểu biết song phương, xây dựng đồng thuận và thúc
đẩy tiến bộ trong các quan hệ Trung - Việt theo đúng hướng."
… đi Chệch Hướng?
Việt
Nam đang muốn ký kết các hiệp định như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP). Các hiệp định này đòi hỏi Việt Nam phải chuyển đổi để thính hợp với các
quốc gia cùng ký kết.
Cụ
thể Việt Nam phải xây dựng Nhà nước thượng tôn pháp luật với 4 cột trụ chính
là: kinh tế thị trường, chính trị tự do, xã hội dân sự và văn hóa nhân bản tôn
trọng con người.
Gần
đây giới chức và truyền thông Việt Nam có nói đến các điều kiện để Việt Nam hội
nhập với các quốc gia dân chủ, nhưng rất mập mờ khi nói đến mô hình
thể chế dân chủ. Trong một bài sau người viết sẽ trình bày một cách cụ thể và
rõ ràng mô hình này.
Nếu
năm 1989, ý kiến ông Trần Xuân Bách được đảng Cộng sản lắng nghe và tôn trọng
thì ít nhất Việt Nam cũng đi được một phần của con đường hội nhập. Nhưng vì đi
theo Trung Quốc, Việt Nam vẫn chỉ là một bản sao tồi của Chủ Nghĩa (và Mô Hình)
Xã Hội mang Bản Sắc Trung Quốc.
Vì
thế trong nội bộ đảng Cộng sản không phải chỉ xảy ra những tranh giành nhân sự.
Mà còn xẩy ra những tranh chấp về tư tưởng và đường lối như vấn đề Biển Đông,
đảng hay nhà nước nắm quân đội, tiếp tục theo hay từ bỏ Chủ Nghĩa Xã Hội mang
Bản Sắc Trung Quốc…
Kết
Trong
guồng máy nhà nước đến Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng mà phải
còn buộc miệng than rằng: “… đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ
đến…”.
Còn
dân vẫn tiếp tục bị bịt miệng. Ba bloggers Hồng Lê Thọ, Nguyễn Quang Lập và
Nguyễn ngọc Già vừa bị bắt. Bài cuối cùng ông Nguyễn Quang Lập đăng trên blog
Quê Choa là bài: “Vì sao cần cảnh giác với Viện Khổng Tử”.
Không màng đến nguy cơ mất nước, đến
thực trạng khủng hỏang tòan diện, đến nguyện vọng của người dân, tương lai Việt
Nam vẫn chỉ do một nhóm người hay ngọai bang Trung Quốc quyết định.
Để
thóat khỏi Chủ Nghĩa Xã Hội mang Bản Sắc Trung Quốc chỉ còn con đường duy
nhất là cả nước phải vùng lên giành lại quyền tự quyết dân tộc.
Nguyễn
Quang Duy
Melbourne,
Úc Đại Lợi
30/12/2014
No comments:
Post a Comment