Việt Nam: HRW lên án các vụ tấn công
giới bất đồng chính kiến
NGUYÊN PHÓ THỦ
TƯỚNG, GIÁO SƯ TRẦN PHƯƠNG: CNXH CHỈ ĐƯA RA ĐỂ BỊP XÃ HỘI MÀ THÔI
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Công an chìm đang bắt
người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh minh hoạREUTERS
Tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam tiếp tục gây lo ngại.
Đại diện Châu Á của Tổ chức Bảo vệ Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) vừa lên
tiếng tố cáo việc nhân viên công an mặc thường phục đánh đập và đe dọa nhiều
nhà hoạt động nhân quyền mới đây. Vụ trấn áp gần nhất xảy ra tại tỉnh Thái Bình
ngày 21/01/2015. HRW kêu gọi chính quyền truy cứu các thủ phạm vụ tấn công nói
trên và chấm dứt mọi hành vi sách nhiễu, đàn áp nói chung nhắm vào các blogger
và giới hoạt động nhân quyền.
Báo mạng Eurasia Review chuyên về thời sự quốc tế, hôm qua
25/01/2015, trong bài «
Việt Nam : Các nhân viên mặc thường phục tấn công người hoạt động nhân quyền »,
nhấn mạnh đến sự việc một nhóm 12 nhà hoạt động nhân quyền bị đánh đập và câu
lưu, khi họ từ Hà Nội đến thăm một cựu tù nhân lương tâm – ông Trần Anh Kim -
tại tỉnh Thái Bình. Ông Trần Anh Kim, một cựu trung tá quân đội, vừa được trả
tự do ngày 07/01, sau khi thụ án 5 năm sáu tháng tù, vì bị buộc tội tham gia
một đảng chính trị không được chính quyền công nhận.
Những người bị đánh gây thương tích nặng nhất trong vụ này là nhà
báo tự do, blogger JB Nguyễn Hữu Vinh và ông Trương Văn Dũng. Trong số những
người bị hành hung khác có kỹ sư Ngô Duy Quyền, đạo diễn Nguyễn Thị Kim Chi,
các blogger Trương Văn Tam, Bạch Hồng Quyền, nhà hoạt động Trần Thị Nga, nhà
báo Nguyễn Tường Thụy.
Ba ngày trước vụ Thái Bình, ngày 18/01, theo HRW, mục sư Nguyễn
Hồng Quang thuộc hệ phái Tin lành Mennonite, đã bị nhiều người lạ mặt đánh ngay
trước cửa nhà, trước sự chứng kiến của nhân viên công an. Mục sư Nguyễn Hồng
Quang hiện đang được điều trị tại một bệnh viện Sài Gòn, vì bị gẫy sống mũi và
nhiều chấn thương khác.
Vẫn theo Tổ chức Bảo vệ Nhân quyền Human Rights Watch, chỉ riêng
trong năm 2014, ít nhất 22 blogger và nhà hoạt động nhân quyền bị những người
mang thường phục tấn công. Cho đến nay, chưa có ai trong số các thủ phạm bị
truy tố về các hành động tấn công nhắm vào giới bất đồng chính kiến nói trên.
Nhân dịp HRW công bố báo cáo 2014 (World Report 2014), dài 667
trang, về tình trạng nhân quyền tại hơn 90 quốc gia trên thế giới ngày 22/01,
ông Brad Adams, Giám đốc Châu Á của HRW, nhận xét : đàn áp nhắm vào những người
hoạt động nhân quyền tại Việt Nam có xu hướng gia tăng trong bối cảnh người dân
Việt Nam ngày càng ý thức rõ hơn về các quyền của mình và đấu tranh tích cực
hơn để khẳng định các quyền này. Vẫn theo đại diện của HRW, «
chính quyền Việt Nam nên đối thoại với các ý kiến khác biệt và chấp nhận việc
các nhà nước độc đảng bị lịch sử bỏ qua ».
GS London: “ Nội bộ lãnh đạo Việt Nam hé lộ bí mật”
·
·
·
·
· inShare
Trong phần tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin điểm lại một số bài trên báo chí quốc tế liên quan đến Việt Nam trong tuần qua.
Trước hết là một bài viết của giáo sư Jonathan London, đại học
City University of Hongkong, đăng ngày 21/01 trên trang mạng của Viện Nghiên
cứu Chiến lược Quốc tế ( CSIS ), Washington DC, Hoa Kỳ, đề cập đến tình hình
chính trị nội bộ Việt Nam sau hội nghị toàn thể ban chấp hàng trung ương Đảng
vừa qua.
Bài viết có tựa đề “ Vietnam: Open Secrets on the road to succesion”
( Việt Nam: Những bí mật bị hé lộ trên con đường chọn người kế nhiệm), đề cập
đến vấn đề chọn người thay thế các lãnh đạo hiện nay và cuộc đấu đá tranh giành
quyền lực trong bối cảnh vào năm tới sẽ diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nan
lần thứ 12.
Trả lời RFI Việt ngữ qua điện thoại từ Hồng Kông, giáo sư Jonathan
London cho rằng có hai điều đáng chú ý trong nội bộ chính giới Việt Nam hiện
nay, đó là chuyện các ủy viên ban chấp hành trung ương bỏ phiếu tín nhiệm các
ủy viên Bộ Chính trị, mà kết quả không được công bố và sự xuất hiện của trang
mạng “ Chân dung quyền lực”. Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn với giáo sư
London:
Giáo sư Jonathan London, Hồng Kông23/01/2015Nghe
Từ chính trị nội bộ chuyển sang ngoại giao của Việt Nam. Đáng chú
ý trong tuần qua là bài viết của tác giả Phương Nguyễn, nhà nghiên cứu thuộc
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ( CSIS ), đăng trên trang mạng East
Asia Forum ( Diễn đàn Đông Á ) ngày 21/01/2015.
Trong bài viết tựa đề « Vietnam’s careful dance with the
superpowers » ( Bước nhảy thận trọng của Việt Nam với các siêu cường), bà
Phương Nguyễn nhắc lại rằng quan hệ quân sự Mỹ-Việt đã được cải thiện đáng kể
trong những năm gần đây.
Các quan chức quân sự và quốc phòng cao cấp của Mỹ nay
viếng thăm Việt Nam rất thường xuyên. Năm 2011, hai nước đã ký một biên bản ghi
nhớ về đẩy mạnh hợp tác quốc phòng. Đến tháng 10 năm 2014, chính quyền Obama
loan báo dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Quyết định
này sẽ thúc đẩy việc bán vũ khí của Mỹ cho Việt Nam trong những năm tới.
Thế nhưng, theo tác giả bài viết, có nhiều yếu tố vẫn còn cản trở
mối quan hệ Mỹ-Việt. Chính sách ngoại giao của Việt Nam vẫn phải tính đến “yếu
tố” Trung Quốc và Hà Nội luôn quan ngại về phản ứng của Bắc Kinh trước việc Hoa
Kỳ, Việt Nam thắt chặt quan hệ quân sự.
Theo tác giả Phương Nguyễn, trong khi hoan nghênh những mối lợi từ
việc Hoa Kỳ quan tâm trở lại khu vực Châu Á, các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn biết
rõ rằng Bắc Kinh xem chính sách “xoay trục” của Mỹ như là một nỗ lực nhằm “bao
vây” Trung Quốc.
Tác giả bài viết nhận định rằng, Việt Nam vẫn cố tránh bị lâm vào
thế kẹt giữa hai siêu cường và nhiều quan chức ở Hà Nội khi nói chuyện riêng đã
cho rằng tình hình hiện nay của Ukraina chính là hậu quả của một chính sách
ngoại giao “không cân bằng”. Mỗi lần có một bước theo hướng tăng cường quan hệ
an ninh với Hoa Kỳ, Việt Nam lại phải cố trấn an Bắc Kinh.
Bà Phương Nguyễn viết:
“ Quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt còn rất nhiều tiềm năng và rất có thể
sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ trong năm nay, với việc hai nước kỷ niệm 20 năm bình
thường hóa bang giao. Nhưng có một số vấn đề mà hai bên cần phải tập trung giải
quyết trong thời gian trước mắt, chẳng hạn như Hà Nội vẫn đòi dỡ bỏ hoàn toàn
lệnh cấm bán vũ khí sát thương và vẫn muốn mua thêm vũ khí của Mỹ. Về phía
Washington thì tiếp tục kêu gọi tăng cường hợp tác giữa hải quân hai nước và
tăng con số chiến hạm của Mỹ ghé thăm các hải cảng của Việt Nam mỗi năm. Nhưng
vì thiếu một tầm nhìn xa, cho nên Hoa Kỳ và Việt Nam chỉ có thể gia tăng hợp
tác ở một cấp độ mang tính chiến thuật cho một tương lai gần”.
Một bài báo khác cũng liên quan đến Việt Nam đó là bài của hãng
tin Bloomberg với tựa đề “What do the weak oil price mean for the South China
Sea ?" ( Giá dầu giảm có ảnh hưởng gì đối với Biển Đông ? ), đăng ngày
21/01.
Theo hãng tin Bloomberg, giá dầu hỏa vào giữa tháng Giêng đã sụt
xuống còn 46 đôla/thùng. Đây là mức sụt giảm mạnh nhất của giá dầu hỏa kể từ
khủng hoảng toàn cầu năm 2008. Tình hình này buộc nhiều công ty phải ngưng các
dự án bị xem là không thể có lãi với giá dầu thấp như hiện nay, cũng như khiến
họ phải tính đến chuyện có nên duy trì các dự án thăm dò dầu khí biển sâu rất
tốn kém.
Thế nhưng, theo Bloomberg, ở Biển Đông, nơi mà các tàu của Trung
Quốc và Việt Nam đã đụng độ với nhau vào tháng 5 năm ngoái, sau khi Bắc Kinh
đặt giàn khoan tại vùng biển tranh chấp, các yếu tố an ninh và chính trị sẽ
khiến căng thẳng do tranh chấp chủ quyền vẫn ở mức cao và thúc đẩy các nước
trong vùng gia tăng chi phí quân sự.
Hãng tin Bloomberg trích lời ông Bill Hayton, tác giả cuốn “ The
South China Sea: The struggle for power in Asia” ( Biển Đông: Cuộc tranh giành
năng lượng), xuất bản vào năm ngoái, cho rằng thật ra Trung Quốc dùng dầu hỏa
như là một cái cớ để đòi chủ quyền quốc gia và biện minh cho đòi hỏi chủ quyền
ấy, vì họ lập luận rằng Biển Đông có rất nhiều trữ lượng dầu khí cần cho Trung
Quốc.
Theo các nhà phân tích, Trung Quốc sẽ không giảm đáng kể các dự án
thăm dò dầu khí ở Biển Đông, nhưng với giá dầu như hiện nay, Trung Quốc cũng sẽ
không gia tăng đầu tư vào lĩnh vực này. Về phần các công ty dầu khí lớn của thế
giới thì vẫn trong tư thế chờ đợi, tức là chờ khi nào Trung Quốc và các nước có
liên quan giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông, thì họ mới đẩy mạnh đầu tư
vào vùng này.
Nhưng theo hãng tin Bloomberg, Biển Đông cũng là nơi tập trung đến
10% nguồn cá đánh bắt được trên toàn cầu và đây cũng là một trong những yếu tố
gây căng thẳng ở vùng này.
Hãng tin này trích lời ông Ian Storey, thuộc Viện
Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cho rằng ngoài trữ lượng dầu khí dồi dào,
nhiều yếu tố khác cũng khiến tranh chấp chủ quyền Biển Đông ngày càng gay gắt.
Ông nói: “ Chủ nghĩa dân tộc, nỗ lực của các
bên nhằm xác quyết chủ quyền lịch sử và pháp lý, cũng như thế ganh đua địa
chiến lược sẽ khiến vùng này sẽ vẫn là vấn đề hàng đầu về an ninh khu vực.”
No comments:
Post a Comment