Cái ghế của Bá Thanh và khoảng trống quyền lực
Lê Nguyên
Sang (Danlambao) -
Chắc nhiều người đã được nghe mấy từ này, nhưng không ai thấy nó ở đâu và cái
mặt dài mặt ngắn như thế nào. Người ta chỉ thấy sức mạnh của quyền lực: cờ xí
vang trời, tiền hô hậu ủng, kẻ hầu người hạ, áo mũ xông xênh... nhưng không ai
thấy được cái khoảng trống vô hình này. Một quyền lực luôn đi kèm bên cạnh và
sau đó là một khoảng trống. Quyền lực càng lớn thì khoảng trống để lại càng
lớn.
Quyền lực là thứ thèm khát trong bản năng con
người, có quyền lực là có tất cả.
Người có quyền uy thì một tiếng gầm gừ trong
cổ họng làm muôn người sợ hãi, một cái trợn mắt nhìn người khác phải răm rắp
nghe theo. Sức mạnh của quyền lực không chỉ là đe dọa, sợ hãi mà còn là bổng
lộc do nó ban phát.
Trên đỉnh cao quyền lực thì giống như ông trời
con, hô mưa được mưa, gọi gió được gió. Nhưng một khi đã rơi vào khoảng trống
quyền lực thì muốn chết cũng chẳng được mà muốn sống cũng chẳng yên thân.
Mỹ đã đưa ông Ngô Đình Diệm về lập nên quốc
gia VN Cộng Hòa. Về sau, Mỹ lại bật đèn xanh để quân đội đảo chánh và CIA có kế
hoạch đưa gia đình TT Diệm đi lưu vong... Nhưng khi đảo chánh xảy ra thì không
thế lực nào kiểm soát được quyền lực và hậu quả là anh em ông Diệm và Nhu phải
chịu cái chết.
Sau một trận chiến là sự im vắng đến lạnh
lùng. Nhiều người lao vào đấu đá tranh giành quyền lực, sau một cuộc tranh
giành là một khoảng trống.
Khoảng trống quyền lực không phải là phi quyền
lực mà là một ‘lỗ đen’ tước bỏ mọi sức mạnh cá nhân vào trong đó. Nhiều người
cho rằng có một thế lực siêu hình nào đó đang điều khiển nhân loại. Theo tôi,
ngoài sức mạnh thiên nhiên thì đó là sức mạnh của khoảng trống quyền lực.
Có thể nói, quyền lực là trò chơi của tham
vọng cá nhân trong một không gian vô hình, nhưng lại là một trò chơi đầy nguy
hiểm. Trong cuộc chơi này những chính trị gia thực thụ lão luyện sẽ tồn tại,
còn những tên lăng xăng chỉ là những con tốt thí. Nhiều người sợ không dám nhắc
đến ‘chính trị’ là do sự ám ảnh chết chóc vô hình này.
Gooc Ba Chốp làm sụp đổ hệ thống CS nhưng vẫn
sống phây phây trong nước, còn tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải lưu vong mới
mong giữ được mạng sống của mình từ tay cộng sản.
Nói về chuyện khuyết chức danh Chủ tịch UBND
hiện nay của TP Đà Nẵng là một khoảng trống quyền lực (trước đây cũng có thời
gian dài khuyết chức Bí thư Thành ủy). Điều này chứng tỏ Bá Thanh là người có
quyền lực và sau ông ta là một khoảng trống mà chẳng ai dám hay muốn thay thế.
Tình hình này có vẻ ‘lạ’ trong một chế độ độc
tài CS đầy lúc nhúc bọn mua quan bán chức, tham quyền cố vị, đang chen lấn tìm
đến phần của mình.
Nền chính trị độc đảng tự bản thân nó đã gạt
bên ngoài nhiều người tâm huyết và tài giỏi. Một cái ghế đang trống nhưng người
ngồi vào đó chắc chắn phải là người của phe mình, ‘thân tộc’ với mình.
Đây là sự lãng phí nguồn nhân lực phát triển
quốc gia. Đảng độc tài không tạo điều kiện để cá nhân phát triển. Đảng sợ một
con người thành công sẽ đe dọa uy tín và sự lãnh đạo của đảng. Họ không hiểu sự
thành công của một người là cả xã hội được nhờ, trong đó có sự an nguy của
đảng.
Cán bộ nhận quyền lực từ đảng cho nên họ sợ
đảng chứ không sợ dân. Chủ tịch UB Thành phố phải chờ ban Bí thư phê chuẩn, chứ
chẳng người dân nào bầu bán ở đây, mặc dù dân bỏ tiền ra nuôi bộ máy nhà nước
và cả bộ máy đảng.
Chuyện khuyết chức danh lãnh đạo của TP Đà
Nẵng nhưng phản ảnh khoảng trống quyền lực đang xảy ra ở thượng tầng. Các vị ở
trung ương đang đấu đá với nhau thì làm sao thống nhất được nhân sự của thành
phố đứng thứ 3 cả nước và ‘đáng sống nhất hành tinh’. Cho nên cứ đấy mà chờ.
Đây cũng là dấu hiệu cho thấy bọn quan lại CS
đang sợ hãi chức quyền. Cái ghế quyền lực không còn để thăng quan tiến chức,
rỉa rói, kiếm chác mà là ở giữa núi gươm rừng đao. Họ phải giải quyết hậu quả
do người tiềm nhiệm để lại, lo những vấn đề dân sinh bùng nhùng hiện nay, thanh
toán tệ nạn xã hội ngày càng gia tang… còn bụng dạ đâu mà để ăn uống, chia
chác.
Bá Thanh đang nằm liệt trên giường bệnh nhưng
‘cái ghế’ của ông ta để lại thì chẳng ai dám ngồi.
Không có sự chuyển giao quyền lực thông qua
bầu cử thì chính quyền không nhất thiết phải đáp ứng nhu cầu của người dân. Và
người dân cũng chẳng quan tâm đến chuyện chính quyền. Chuyện tái định cư, đường
sá, công ăn việc làm, chèo kéo khách du lịch… từ thời Bá Thanh sao thì nay vẫn
vậy.
Mặc dù dân bỏ tiền thuế ra nuôi chính quyền
nhưng đảng cho họ quyền lực nên họ trung thành với đảng.
Một khoảng trống quyền lực đang nẩy sinh trong
chính quyền, từ đó sẽ lan rộng ra toàn hệ thống.
Đánh giá Nguyễn Tấn Dũng
Nguyễn
Nghĩa 650 (Danlambao) - ...Nếu
đối thủ của phong trào dân chủ VN là Chủ tịch nước, TBT Nguyễn Tấn
Dũng, vẫn hơn là tên trần ích tắc Nguyễn Phú Trọng, hay phe cánh
Nguyễn Phú Trọng, đơn giản chỉ là: luật biểu tình dễ được thông
qua hơn, truyền thông dễ được cởi trói hơn, dân chủ cũng được
nhắc đến nhiều hơn...
*
Như vậy kết quả bỏ phiếu tín nhiệm
trong hội nghị trung ương 10 ĐCS VN đã lọt ra ngoài qua các trang RFI,
BBC và chandungquyenluc trong những ngày vừa qua.
Sáng 15-1-2015, Văn phòng Chính phủ tổ
chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm
2015. Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu: "...điện
thoại bật ra là có, lên facebook là đọc được thông tin, mấy chục
triệu người dùng internet và mạng xã hội rồi, vậy thì làm sao để
thông tin chính thống của chúng ta cũng lên mạng xã hội. Ta không
cấm, không ngăn được, vì thế quan trọng nhất là đưa thông tin
đúng, chính xác, kịp thời từ đó tạo niềm tin. Ai nói gì thì nói
nhưng đây là thông tin chính thống của Chính phủ".
Sau chỉ thị mở đường này, trên
chandungquyenluc đăng kết quả bỏ phiếu tín nhiệm trong hội nghị 10
vừa qua.
Do đảng CSVN bịt thông tin chính thức và
3 kết quả trên các trang kể trên đều có mẫu số chung là Nguyễn Tấn
Dũng giành tín nhiệm cao nhất trong bó phiếu tín nhiệm, nên chúng ta
có quyền tin rằng Nguyễn Tấn Dũng đã chống cự đắc thắng trong trung
ương ĐCS VN đối với các đòn của Nguyễn Phú Trọng. Như vậy, ta thấy
Nguyễn Tấn Dũng ngày càng củng cố vị trí của mình trong đảng CSVN.
Sự xích lại gần nhau rõ ràng của
Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng, có thể cho thấy có sự hòa
hoãn giữa 2 nhân vật này sau sự kiện giàn khoan HD 981 và có thể họ
sẽ quyết định cho các bước đi của chính trị VN trong những năm tới.
Vậy thì xem xét một cách khách quan
nhân vật đang và sẽ ảnh hưởng lớn đến chính trị VN trong vài năm
tới cũng là một việc nên làm.
Đây là việc khó. Chúng ta phải loại bỏ
định kiến, loại bỏ thù riêng, loại bỏ những tiểu tiết... loại bỏ
tối đa những gì có thể thể ảnh hưởng tới tính khách quan của đánh
giá. Hơn nữa, đặc tính chung của người dân thường là ghét bỏ tham
nhũng. Thế nhưng nếu tham nhũng là con đẻ của toàn trị, vậy một
người là con đẻ của toàn trị thì không thể không tham nhũng.
Đấu tranh với tham nhũng là trọng trách
đường dài của các phe đối lập chính trị.
Góp một phần nhỏ cùng với bạn đọc đánh giá
các nhân vật chính trị trên chính trường VN hôm nay, là mục đích
của bài viết này này.
Đánh giá một người đã khó, nhưng đánh
giá một chính trị gia còn khó hơn. Để đánh giá một chính trị gia,
không thể dùng tiêu chuẩn đối với người bình thường mà suy xét.
Đánh giá Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng hay Trương Tấn Sang trong
giai đoạn hiện nay có những cái khó riêng của nó.
Đảng CSVN nắm quyền đã quá lâu. Bất
công, uất ức... trong nhân dân Việt Nam đã dồn nén, dâng cao. Kẻ
thù của dân tộc VN và tay sai của chúng đang dương ngọn cờ chống
Tham nhũng. Vậy có phải những ai tham nhũng là chúng ta gạch bỏ
không?
Chỉ so sánh tham nhũng với an ninh quốc
gia VN, là chúng ta thấy an ninh chủ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải VN
là quan trọng nhất.
Nếu quốc gia này bị Nguyễn Phú Trọng
và phe của Trọng lũng đoạn, thì không những 4.000 năm lịch sử của
dân tộc VN chỉ còn là vài dòng chú thích trong lịch sử thế giới,
mà các lãnh tụ của phe cánh này sẽ mặc sức tham nhũng, mặc sức
được nuôi dưỡng bởi bè lũ bành trướng Bắc Kinh. Tham nhũng trong
tình huống này không thể bị đánh gục. Ngược lại, tham nhũng sẽ
được những Vũ Mão, Phùng Quang Thanh... tôn thờ như những linh tính
của chúng.
Nếu hôm nay, VN chống lại âm mưu bành
trướng của Trung cộng thành công, quốc gia VN trường tồn, thì cùng
với sự phát triển của các quốc gia văn minh như Nhật, Hoa Kỳ, Pháp,
Thụy Điển... khả năng chống tham nhũng của VN sẽ cao hơn.
Như vậy tham nhũng chỉ là bệnh trong da,
trong thịt, có thể tìm thuốc chữa được.Còn mất nước là mất
tất cả.
Bài này, tôi lấy quyền lợi quốc gia, an
ninh quốc gia VN làm điểm gốc để đánh giá.
1. Nguyễn Tấn Dũng
là người có viễn kiến
Tuyên bố Hà Nội của Hillary ClinTon
tháng 7/2010 khẳng định sự xoay trục trở lại Châu Á-Thái Bình
Dương của Mỹ được sự ủng hộ của Nguyễn Tấn Dũng và Phạm Gia
Khiêm.
Động tác này đã đảo ngược tình thế,
tăng nội lực chống TQ của VN theo hàm số mũ, thể hiện trong vụ giàn
khoan HD 981 vừa qua.
Một VN cô đơn, chỉ anh em với TQ, sẽ
không thể có vị trí như ngày hôm nay, khi TQ trở mặt trực tiếp xâm
phạm biển đảo VN.
2. Nguyễn Tấn Dũng
là người nắm bắt thực tế.
Sau giai đoạn bị phong tỏa kinh tế, các
đảng viên cộng sản đã tìm ra một cách làm giàu mà không bị kỷ luật.
Đó là tham nhũng cả một đường dây. 90 triệu người VN sẽ còng lưng
cung phụng cho những đường dây này.
Nguyễn Tấn Dũng là một người
đã thực tế, và thành công trong xây dựng cho mình nhóm lợi ích.
Giả sử ông ta không thực tế như tôi đã viết, thì thử hỏi:
- Nguyễn Tấn Dũng có leo lên chức Thủ
tướng được không?
- Nguyễn Tấn Dũng có vượt qua các đòn
hiểm ác của TBT Nguyễn Phú Trọng và CT nước Trương Tấn Sang trong
hội nghị 6 được không?
Tôi nhấn mạnh rằng để thắng cuộc trong
trận bốc xơ hội đồng của 2 nhân vật quyền lực nhất trong chính trị
VN hôm nay, phải là một nhà chính trị điêu luyện.
Vậy thì Nguyễn Tấn Dũng đã là một
chính trị gia điêu luyện.
3. Nguyễn Tấn Dũng
là một người Nam Bộ
Nam Bộ ở đây có nghĩa là thẳng thắn.
Nguyễn Tấn Dũng đã coi thường trí thức
Bắc Hà, nhóm Boxit, và coi thường Võ Nguyên Giáp khi trả lời họ:
Boxit là chủ trương lớn của BCT. Sau này, sự kiêu ngạo đã phải trả
giá.
Trong Đại hội 11, Trương Tấn Sang đã
khéo léo thông qua tướng Vĩnh để gán cho TT Dũng vụ Vinashin, mà
thực tế, cả BCT phải chịu trách nhiệm do nguyên tắc chịu trách
nhiệm tập thể của BCT.
Rút kinh nghiệm, ông Dũng đã trọng thị
Ngô Bảo Châu, chứng tỏ đã thấm thía bài học này.
Tính cách Nam Bộ của TT Dũng còn thể
hiện trong tuyên bố về chủ quyền của VN tại Hoàng Sa, Trường Sa tại
Quốc Hội VN tháng 11/2011.
Trước đó, công hàm Phạm Văn Đồng
14/09/1958 đã bịt mồm tất cả các quan chức cao cấp cộng sản, do đứng
sau công hàm này, đứng sau chữ ký của Phạm Văn Đồng là BCT đảng
CSVN, mà người điều hành là chính ông "thánh" Hồ Chí Minh.
Chỉ có người có tính cách thẳng thắn,
dám vượt qua cái bóng ma thánh thần quỉ của Hồ Chí Minh, mới có
khả năng dành lại chính nghĩa Hoàng Sa, Trường Sa cho VN tại Quốc
Hội VN.
Tóm lại Nguyễn Tấn Dũng là một người
thực tế, không kém các ngón đòn chính trị để bảo vệ mình và thoát
hiểm, hơn nữa, lòng yêu nước của ông ta thể hiện rất rõ qua các
phát ngôn, hành động bảo vệ chủ quyền biển đảo VN.
Ngoài ra, hai tính cách quan trọng của một chính
khách là viễn kiến và khả năng tổ chức cũng không thiếu ở
ông ta.
Được phiếu tín nhiệm cao, sau khi Trung
cộng đã cử một nhân vật cao cấp hàng đầu sang VN để ủng hộ Trọng
và bè lũ, với cây gậy và cà rốt đô la, cho thấy vị trí của Thủ
tướng tương đối vững vàng, và các ủy viên trung ương đã đặt an
ninh lãnh thổ, lãnh hải VN lên vai Nguyễn Tấn Dũng.
Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần này rất
quan trọng. Viễn cảnh của một khoảng trống quyền lực tại VN đã bị
đẩy xa.
Kịch bản một cuộc cướp chính quyền
trong bạo lực và kém tổ chức như cách mạng tháng tám đã bị gạch
chéo.
Nếu xẩy ra kịch bản này, thì chỉ Trung
cộng có lợi. Trung cộng đã chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản này.
Hơn nữa chính Bắc Kinh, trong quá khứ đã
có kinh nghiệm lợi dụng khoảng trống chính trị này để câu lợi cho
Trung cộng. Họ đã thành công đưa Hồ Chí Minh về hang Pác Bó. Khoảng
trống quyền lực trước Cách mạng tháng 8 là sự non yếu của chính phủ
Trần Trọng Kim, còn Nhật Bản vừa đầu hàng đồng minh và Pháp chưa
trở lại Đông Dương. Trung cộng đã lợi dụng khoảng trống này đưa Hồ
Chí Minh nắm chính quyền.
Nếu lại xảy ra kịch bản khoảng trống
quyền lực thì dân tộc VN sẽ lại bị những nhà dân chủ "trung
cộng" thống trị, như người cộng sản ‘trung cộng” Hồ Chí Minh đã
thống trị VN suốt mấy chục năm qua.
Đánh giá một con người, thông thường
chỉ được công bằng khi cỗ quan tài đã được hạ xuống. Đánh giá
một chính trị gia là không đầy đủ khi ông ta đang hoạt động. Tuy
nhiên sự kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được phiếu tín nhiệm cao
là một tin tốt, tốt hơn là tin Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm cao.
Nguyễn Phú Trọng đã nhường biển đảo,
biên giới VN cho TQ, còn Trương Tấn Sang it viễn kiến, chỉ thích
tranh dành địa vị. Ông Sang ngay khi thăm Mỹ, xác lập quan hệ hợp
tác toàn diện, vẫn gọi Trung cộng là bạn.
Hôm nay viết những dòng này về một Thủ
tướng cộng sản, tôi muốn nhấn mạnh với bạn đọc rằng: không bao
giờ chúng ta được quên Nguyễn Tấn Dũng là một đảng viên cộng sản
từ chân đến đầu. Mà bản chất cộng sản là phản trắc, mỗi khi họ
bị khích động bởi cuộc cách mạng vô sản toàn cầu, khi đó họ sẽ
gạt ngay lợi ích của dân tộc VN cho người anh XNCN Trung cộng.
Tuy nhiên nếu đối thủ của phong trào
dân chủ VN là Chủ tịch nước, TBT đảng CS Nguyễn Tấn Dũng, vẫn hơn
là tên trần ích tắc Nguyễn Phú Trọng, hay phe cánh Nguyễn Phú
Trọng, đơn giản chỉ là: luật biểu tình dễ được thông qua hơn,
truyền thông dễ được cởi trói hơn, dân chủ cũng được nhắc đến
nhiều hơn...
No comments:
Post a Comment