Nhân sự cấp cao
Việt Nam: ai đi, ai ở?
Thế lực thù địch nào đã hãm hại ông Nguyễn Bá
Thanh ?
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Trong cả ba danh sách không chính thống, những cái tên như
Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Thị Kim Ngân và Phùng Quang Thanh đều
ở top đầu.
·
·
·
Tin liên hệ
Hình ảnh/Video
Video
Con trai Thủ tướng Dũng được 'điều động công tác'
Video
Người siêu giàu ở Việt Nam: Họ là ai?
Video
VN tử hình tướng cướp 20 tuổi để răn đe?
21.01.2015
Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã bế
mạc được 10 ngày, nhưng dư âm của kỳ họp mà giới quan sát cho là ‘đặc biệt’ này
vẫn còn.
Một điểm gây nhiều đồn đoán nhất, đó là cuộc bỏ phiếu tín nhiệm
lần đầu tiên đối với các lãnh đạo chóp bu của Đảng Cộng sản Việt Nam, gồm 16 Ủy
viên Bộ Chính trị và 4 thành viên Ban Bí thư, nhưng kết quả lại không được công
bố.
VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện các nhà quan sát tình hình chính trị
Việt Nam ở cả trong lẫn ngoài nước, nhưng đa phần đều từ chối đưa ra nhận định
vì “không có đủ thông tin”.
Tuy nhiên, cuối tuần qua, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu
về chính sự Việt Nam, đã công bố một bản phân tích và đánh giá cuộc bỏ phiếu
tín nhiệm này, dựa trên các nguồn tin của ông cũng như kết quả (chưa được nhà
nước xác nhận) đăng trên trang blog 'Chân dung Quyền lực'.
Theo trang blog được hơn 15 triệu người truy cập này, 197 ủy viên
trung ương (3 người dự khuyết) đã được yêu cầu đánh giá các vị lãnh đạo theo
các mức “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp”.
Giáo sư Thayer cho biết, có hai danh sách kết quả chưa hoàn chỉnh
đã được lan truyền trong giới quan sát ở Hà Nội trước cả khi được trang blog
“bí hiểm” công bố.
Các tin đồn ở Hà Nội cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng có tham
vọng trở thành Tổng bí thư kế tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Và nhiều khả
năng, ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Phú Trọng sẽ phản đối điều này.
Giáo sư Carl Thayer viết.
Trong cả ba danh sách không chính thống, những cái tên như Nguyễn
Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Thị Kim Ngân và Phùng Quang Thanh đều ở top
đầu.
Chuyên gia về chính trị Việt Nam viết rằng vì thiếu thông tin từ
những người bỏ phiếu nên không thể biết được lý do vì sao các thành viên Bộ
Chính trị, như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhận được số phiếu ‘tín nhiệm cao’
nhiều nhất.
Theo ông Thayer, hiện có nhiều đồn đoán ở trong nước về người nhắm
vào ghế Tổng bí thư.
Ông viết: "Các tin đồn ở Hà Nội cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng
có tham vọng trở thành Tổng bí thư kế tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Và nhiều
khả năng, ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Phú Trọng sẽ phản đối điều
này".
Giáo sư Carl Thayer viết thêm: "Trong khi đó, cũng có tin đồn
về việc ông ông Trọng đang vận động cho ông Phạm Quang Nghị hoặc Trần Đại Quang
lên thay thế ông. Còn các trang blog chính trị thì lại gợi ý đương kim Bộ
trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh".
Hình ảnh trang web 'Chân dung Quyền lực'.
Còn trong một bài viết mới có tên gọi “Những bất ngờ trên đường
lựa chọn lãnh đạo kế vị”, Tiến sỹ Jonathan London, chuyên gia về Việt Nam, tại
Đại học Thành thị Hong Kong, cho rằng việc lựa chọn nhân sự kế vị ở Việt Nam
“được che giấu một cách có hệ thống”.
Ông London cũng nói thêm rằng “diễn biến của các sự kiện hiện nay
đang vén bức màn phơi bày hoạt động chính trị chóp bu ở Việt Nam mà xưa nay
chưa có tiền lệ”.
Ông viết: “Kết cuộc đáng chú ý và có phần oái ăm cuối cùng của Hội
nghị Trung ương 10 chính là những kết quả lấy phiếu tín nhiệm. Được biết chẳng
ai khác hơn chính Nguyễn Tấn Dũng nhận được số phiếu cao nhất. Ngược lại, nhiều
ứng cử viên khác, trong đó có hai người được đề cập trên trang 'Chân dung Quyền
lực' trước cuộc lấy phiếu tín nhiệm, xếp gần chót bảng”.
Tranh giành quyền lực
Nhà quan sát này từng nói với VOA Việt Ngữ rằng nhiều người Việt, cả ở trong lẫn ngoài nước, “đều muốn Việt Nam hướng tới một chế độ chính trị minh bạch hơn”.
Nhà quan sát này từng nói với VOA Việt Ngữ rằng nhiều người Việt, cả ở trong lẫn ngoài nước, “đều muốn Việt Nam hướng tới một chế độ chính trị minh bạch hơn”.
Việc đảng cộng sản Việt Nam chưa sẵn sàng công bố kết quả
lấy phiếu tín nhiệm là một hạn chế. Và nếu đảng cộng sản Việt Nam thực sự muốn
nâng cao lòng tin của dân thì họ phải phấn đấu để làm cho quá trình này hết sức
minh bạch.
Tiến sỹ Jonathan London nói.
Ông London nói: "Việc Bộ Chính trị Việt Nam có một quá
trình lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá sự hài lòng đối với việc lãnh đạo đảng
cũng có thể được xem là một phát triển hứa hẹn cho nền chính trị của Việt Nam
nếu ý nghĩa của quá trình này là cố gắng nâng cao hiệu quả của lãnh đạo chính
trị Việt Nam".
Nhà quan sát này nói thêm: "Việc đảng cộng sản Việt Nam chưa sẵn sàng công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm là một hạn chế. Và nếu đảng cộng sản Việt Nam thực sự muốn nâng cao lòng tin của dân thì họ phải phấn đấu để làm cho quá trình này hết sức minh bạch".
Tờ Nikkei Asian Review, thuộc quyền sở hữu của một trong những tập
đoàn truyền thông lớn nhất Nhật Bản, nhận định rằng “các trang mạng xã hội như
Facebook và các trang blog bí hiểm sẽ được dùng làm công cụ tranh giành quyền
lực trước khi một bộ chính trị mới được lựa chọn”.
“Các trang này sẽ rò rỉ các thông tin về một số cá nhân nhất định,
làm sao nhãng công chúng trước các vấn đề quốc gia cấp bách khác”, tờ báo viết.
Ban biên tập trang blog Chân dung Quyền lực mới thông báo sẽ ‘dọn
dẹp bất cứ lúc nào’ các thông tin mà họ cho là ‘thóa mạ Đảng Cộng sản Việt Nam
và Chủ tịch Hồ Chí Minh’, dẫn tới các đồn đoán về những người đứng sau trang
này.
Nhìn về tương lai tự do,
dân chủ đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam
Nguyễn HùngBBC Tiếng Việt
- 6 giờ trước
Hai ông Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm đều nếm
trải dân chủ đa đảng
BBC tuần này tổ chức Ngày
Dân chủ vào 20/1/2015 vào đúng ngày mà 750 năm trước nghị viện dân cử đầu
tiên của Anh ra đời.
Năm nay cũng đánh dấu 800 năm Magna
Carta, tức Đại Hiến chương, của Anh vốn khởi nguồn cho tự do dân chủ ở thế
giới phương Tây.
Nhân dịp này BBC Tiếng Việt tổ chức bàn tròn
trực tuyến để nhìn lại những giai đoạn Việt Nam có dân chủ đa đảng trong nghị
viện và chính quyền.
Bàn tròn sẽ được phát trực tiếp trên YouTube tại http://bit.ly/1um9W3N và trên Google+
tại http://bit.ly/15ySmEg từ
19:30-20:00 giờ Việt Nam hôm 22/1/2015.
Cả Quốc hội và Chính phủ đầu tiên của Việt Nam
giai đoạn 1945-1946 đều có các đảng phái khác nhau tham gia và Hiến
pháp 1946 vẫn được nhắc tới như một bản hiến pháp có tinh thần tự do
dân chủ nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại.
Trái với Điều 4 quy định về sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản như Hiến pháp hiện nay, Điều 4 của hiến pháp đầu tiên ghi:
"Mỗi công dân Việt Nam phải: Bảo vệ Tổ
quốc, Tôn trọng Hiến pháp, Tuân theo pháp luật."
Tại miền nam, chế độ tổng thống chế cũng chấp
nhận sự tham gia của các đảng phái khác nhau trong chính trường cho tới khi bị
xóa bỏ vào năm 1975.
Ngay cả sau khi Việt Nam thống nhất, hai đảng Xã
hội và Dân chủ vẫn còn tồn tại tới cuối thập niên 1980.
Trước Đại hội 12
Các khách mời của BBC, trong đó có nhà văn Vũ
Thư Hiên, con trai thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh - ông Vũ Đình Huỳnh,
nhà văn Võ Thị Hảo và Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Đại học George Mason sẽ nhìn
vào những trải nghiệm dân chủ đa đảng của Việt Nam và tìm hiểu xem liệu các
trải nghiệm này có gợi ý gì cho tương lai.
Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay tuyên bố không
chấp nhận bất kỳ một đảng phái nào khác cùng tồn tại với mình.
Nhưng trước thềm Đại hội 12, người ta đang kỳ
vọng vào những thay đổi nhằm đưa đất nước với hơn 90 triệu dân phát triển nhanh
hơn nhằm theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong một động thái có thể được xem là thừa nhận
những hạn chế của chế độ độc đảng, những người cộng sản đang có vẻ chú trọng
hơn tới Mặt trận Tổ quốc mà theo quy định mới thì người đứng đầu cơ quan này
phải là một ủy viên Bộ Chính trị còn đủ tuổi để tiếp tục ở lại sau đại hội Đảng.
Chủ tịch của cơ quan này, ông Nguyễn Thiện Nhân,
trong năm 2013 đã được bầu vào Bộ Chính trị và gần như chắc chắn sẽ vẫn trụ lại
trong Bộ Chính trị sau Đại hội 12.
Các nguồn tin cũng nói những nhân vật trẻ và
được cho là năng động như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam hay Bộ trưởng Giao thông
Đinh La Thăng có trong danh sách khoảng 20 người để lựa chọn vào Bộ Chính trị
hậu 2015.
Trong một trao
đổi gần đây với BBC, cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói cách tổ
chức chính trường hiện nay của Việt Nam đã khiến người dân tập trung quá nhiều vào
nhân sự.
Ông nói đáng ra người ta nên quan tâm nhiều hơn
tới chính sách nhưng vì khả năng thay đổi chính sách một cách quyết liệt không
nhiều và vấn đề là lỗi của cả hệ thống nên sự tập trung được dồn cho chuyện ai
lên, ai xuống.
Tại các chế độ dân chủ đa đảng, các đảng phái
đưa ra cương lĩnh tranh cử về nhiều vấn đề từ chính sách nhập cư tới quan điểm
về hội nhập kinh tế để người dân lựa chọn.
Có những đảng chỉ tập trung vào một vấn đề cụ
thể, chẳng hạn Đảng Xanh chuyên về bảo vệ môi trường ở một số nước châu Âu.
Dân chủ Anh - Việt
Tại Anh, các cuộc thảo luận của nghị viện đa
đảng đều được phát trực
tiếp và thủ tướng thường xuyên phải đối mặt với lãnh đạo phe đối
lập chính để trả lời chất vấn.
Trong một chuyến thăm Anh hồi đầu năm 2013, Tổng
Bí thư Nguyễn Phú trọngđáng
ra đã tới dự một phiên chất vấn như vậy những đã không thực hiện được
vì lý do sức khỏe.
Cuối cùng người tới dự là một ủy viên Bộ Chính
trị khác, ông
Nguyễn Xuân Phúc, người gần đây bị nêu tên trong một blog mà sự xuất
hiện của nó được cho là trong bối cảnh tranh giành quyền lực trước Đại hội 12
vào đầu năm 2016.
Thay vì công khai cương lĩnh hành động và vận
động cử tri qua truyền thông tự do, các chính trị gia ở Việt Nam thường vận
động ở hậu trường.
Và mặc dù luôn nêu khẩu hiệu "dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra" nhưng người dân thường khó tiếp cận thông tin
cần biết qua truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ.
Mới đây nhất Đảng Cộng sản đã họp kín để bỏ
phiếu tín nhiệm những nhân vật quyền uy nhất Việt Nam nhưng trái với hai lần bỏ
phiếu ở Quốc hội, độ khả tín của các nhân vật trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư
vẫn chưa được công khai.
Các rò rỉ cho thấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã
được tín nhiệm cao nhất, một sự đảo ngược tình thế khi hồi cuối năm 2012 Bộ
Chính trị khi đó với 14 thành viên đã bỏ phiếu đồng ý kỷ
luật đồng chí X, vốn được cho chính là ông thủ tướng, nhưng Ban Chấp hành
Trung ương bác đề nghị này.
12 nhà hoạt động tố cáo bị hành hung khi đi thăm
ông Trần Anh Kim
Ông Trần Anh Kim tại
phiên xử ngày 29/12/2009 ở tỉnh Thái Bình. Hôm 7/1/2015, ông Kim đã mãn hạn 5
năm rưỡi tù giam về tội ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ vì tham gia cổ xúy
dân chủ-nhân quyền trong nước.
·
·
·
Tin liên hệ
21.01.2015
Một nhóm gồm hơn chục nhà hoạt động và bất đồng chính kiến tố cáo
bị công an kết hợp với côn đồ đánh đập dã man sáng ngày 21/1 khi họ đến thăm
một tù nhân lương tâm mới được phóng thích.
Đơn khiếu nại khẩn cấp của 12 người trong nhóm gửi Bộ Trưởng Công
an nêu rõ vụ hành hung xảy ra lúc 10 giờ sáng tại phường Trần Hưng Đạo, thành
phố Thái Bình, sau khi nhóm này vừa rời tư gia của ông Trần Anh Kim, cựu Trung
tá quân đội Nhân dân Việt Nam từng giữ chức Chỉ huy phó Chính trị - Ban Quân sự
thị xã Thái Bình.
Đơn khiếu nại khẩn cấp của 12 người trong nhóm các nhà hoạt động
và bất đồng chính kiến gửi Bộ Trưởng Công an.
Hôm 7/1, ông Kim vừa mãn hạn 5 năm rưỡi tù giam về tội danh ‘hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền’ vì tham gia cổ xúy dân chủ-nhân quyền trong nước.
Trong số những nạn nhân bị hành hung hôm nay có hai người cao tuổi
là nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Kim Chi nay đã ngoài 70 và nhà khoa học địa vật lý
Nguyễn Thanh Giang, trên 80 tuổi.
Họ kéo cả đến 4,5 chục người vây chúng tôi và cho một số
công an giả danh thường dân vào đánh đập chúng tôi rất dã man. Những người bị
thương nặng có Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Tường Thụy, Trương Văn Dũng, Trần Thị
Nga. Những người già như cô nghệ sĩ ưu tú Kim Chi cũng bị giằng xé, xô ngã hay
như tôi cũng bị họ đánh loạn xạ...
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà bất đồng chính kiến ở Hà Nội
được nhiều người biết đến, thuật lại với VOA Việt ngữ:
“Chúng tôi đi xuống thăm trung tá Trần Anh Kim. Vừa ra về, công an
mặc thường phục lẫn quân phục đến gây sự và đánh đập anh em rất tàn nhẫn. Họ
kéo cả đến 4,5 chục người vây chúng tôi và cho một số công an giả danh thường
dân vào đánh đập chúng tôi rất dã man. Những người bị thương nặng có Nguyễn Hữu
Vinh, Nguyễn Tường Thụy, Trương Văn Dũng, Trần Thị Nga.
Những người già như cô
nghệ sĩ ưu tú Kim Chi cũng bị giằng xé, xô ngã hay như tôi cũng bị họ đánh loạn
xạ, đấm bật cả kính mắt. Đây là việc làm vô pháp luật và vô đạo đức. Không chỉ
ở ngoài đường, vào trong đồn công an rồi họ vẫn tiếp tục đánh anh em rất tàn
bạo. Một phóng viên của Việt Nam thông tấn xã đi qua thấy tình cảnh này đã vào
để quay lấy tư liệu cũng bị họ kéo vào đánh dã man. Người phóng viên ấy tên
Tuấn.”
Về lý do nhóm bị công an đưa về đồn làm việc, ông Giang nói:
“Họ bảo ông Trần Anh Kim đang trong thời gian quản chế nên chúng
tôi không được vào thăm. Chúng tôi bảo anh ấy bị quản chế chứ chúng tôi có bị
quản chế đâu mà không được vào thăm anh ấy. Suốt 6, 7 tiếng đồng hồ ở đồn công
an là một cuộc đấu tranh rất gay gắt giữa chúng tôi với công an.”
Các nhà hoạt động bị vây đánh.
Đáp câu hỏi rằng trong buổi làm việc tại đồn, phía công an phủ
nhận hay xác nhận việc ra tay hành hung các nhà hoạt động, Tiến sĩ Giang cho
biết thêm:
“Có, những lúc nóng nảy họ cãi cọ với anh em, họ bảo ‘Tao là công
an, mày làm gì được tao?’ Họ dọa rằng ‘Đây không phải như ở Hà Nội của chúng
mày đâu. Đây là địa phương, chúng tao có thể huy động người đến đây cắt cổ
chúng mày.’”
Họ bảo ‘Tao là công an, mày làm gì được tao?’ Họ dọa rằng
‘Đây không phải như ở Hà Nội của chúng mày đâu. Đây là địa phương, chúng tao có
thể huy động người đến đây cắt cổ chúng mày'...
Tiến sĩ Thanh Giang.
Chiều tối cùng ngày, chúng tôi liên lạc trụ sở công an phường Trần
Hưng Đạo, Thái Bình, để xác minh thông tin, nhưng viên công an trực ban vội
vàng cúp máy sau khi từ chối đưa ra bất cứ bình luận nào:
“Tôi là trực ban. Xin lỗi chị chúng tôi không thể trả lời qua điện
thoại được nhá. Có gì chị đến trực tiếp gặp nhá. Chào chị.”
Vụ việc xảy ra 2 ngày sau cuộc Đối thoại Nhân quyền giữa Việt Nam
với EU hôm 19/1 tại Bỉ, qua đó Liên minh Châu Âu một lần nữa bày tỏ quan ngại
về tình trạng đàn áp những tiếng nói đối lập tại Việt Nam và kêu gọi Hà Nội tôn
trọng các tiêu chuẩn quốc tế về pháp luật và nhân quyền.
12 nhà hoạt động tố cáo bị hành hung khi đi thăm ông Trần Anh Kim
- Danh mục
- Tải
o
o
Đôi bên cũng trao đổi quan điểm về Công ước Liên hiệp quốc Chống
tra tấn và đối xử tàn bạo giữa bối cảnh nạn lạm quyền, bạo hành trong ngành công
an Việt Nam đã lên tới mức báo động, gây căm phẫn công luận trong và ngoài
nước.
No comments:
Post a Comment