Việt Nam






Tuesday 27 January 2015

Con Số Lãnh Đạo Đột Tử Nói Gì?


Con Số Lãnh Đạo Đột Tử Nói Gì?

Nguyễn Bá Thanh
. Đinh Tấn Lực

Danh sách được biết tới nay:

1.                 Trung tướng Quân đội Nguyễn Bình, đột tử năm 1951
2.                 Đại biểu QH Dương Bạch Mai, đột tử năm 1964
3.                 Đại Tướng Quân đội Nguyễn Chí Thanh, đột tử năm 1967
4.                 Đại Tướng Quân đội Chu Văn Tấn đột tử năm 1984
5.                 Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Hoàng Văn Thái, đột tử năm 1986
6.                 Đại Tướng Lê Trọng Tấn, Tổng Tham Mưu Trưởng, đột tử năm 1986
7.                 Thượng Tướng Đinh Đức Thiện, Thứ trưởng Bộ QP chết khi đi săn năm 1987
8.                 Trung Tướng Phan Bình, Cục Trưởng Cục Quân Báo, tự sát năm 1987
9.                 Thủ tướng Phạm Hùng, đột tử năm 1988
10.            Trung tướng Quân đội Lê Hiến Mai, đột tử năm 1992
11.            Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Đình Tứ, đột tử năm 1996
12.            Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đột tử năm 2008
13.            Thượng tướng CA Thi Văn Tám, Tổng cục trưởng TC An ninh, đột tử năm 2008
14.            Thượng tướng, Tổng TMT QĐ Nguyễn Khắc Nghiêm, đột tử năm 2010
15.            Thượng tướng CA Phạm Quý Ngọ, đột tử năm 2014

Trong 45 năm, từ lúc đảng CSVN thành hình đến lúc nhuộm đỏ toàn cõi VN, có 03 trường hợp lãnh đạo đột tử.
Trong 40 năm sau “thống nhất”, có 12 trường hợp lãnh đạo đột tử.
Vì đâu vào thời các thứ đều “ổn định” mà con số lãnh đạo đột tử đột ngột gia tăng gấp bốn lần giai đoạn vào sanh ra tử trong chiến tranh trước đó?
*
Giới Khoa học gia chuyên ngành Khổng Tử học khẳng định: Đó là ý Trời (Quân xử thần tử thần bất tử bất trung). Mà ở VN, sau chiến tranh, thì bỗng đâu mọc ra quá nhiều thứ Trời.
Giới Y sĩ điều dưỡng có thể kết luận rằng do nguyên nhân quá giàu chất bổ dưỡng trong thức ăn sau khi đảng chiếm được miền Nam, dễ gây ra bệnh cao mỡ máu, cao huyết áp, tăng trọng nhanh… gây hệ lụy nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não.
Giới Y sĩ thú y đơn giản nêu lên một thành ngữ thường nghe: “Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết”.
Riêng một Y sĩ thú y cực nổi tiếng (chuyên ngành tiệt sản lợn nhà) từng bảo ban thuộc hạ rằng “Đã no thì đừng xơi thêm”, có nghĩa rằng đừng để đột tử vì lý do bội thực.
Giới Y sĩ tâm lý cho rằng nguyên nhân chính do bởi lãnh đạo lao lực quá mức cho phép suốt quy trình tự bồi đắp cho tiền đồ bản thân cùng gia tộc, trong lúc vẫn phải sưu tập mọi chứng cứ cụ thể về cái quy trình tương tự của các đồng chí cao hơn hoặc ngang bằng đẳng cấp… gây hệ lụy suy nhược hệ thần kinh.
Giới Y tá đề nghị được miễn bình luận, vì đang bận theo dõi mấy blog chuyên nghề đồn thổi có bằng cớ.
Một bộ trưởng y tế tuyên bố rằng trong cả 12 trường hợp đột tử sau “thống nhất” đều không phải vì lý do chủng ngừa hoặc bị sốc phản vệ.
Giới An ninh Thủ đô đã ra Thông cáo Báo chí khẳng định tất cả các trường hợp đột tử nói trên đều không do bởi hệ quả tra tấn, và xác định lần nữa VN tôn trọng các công ước quốc tế về chống tra tấn đã ký tham gia.
Giới Ngoại giao cho biết VN có đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử để bảo vệ quyền quyết định tự thân của mọi công dân đột tử.
Giới Tư Pháp tỏ ý tiếc rẻ: Giá mà các đồng chí ấy biết cách chạy án thì đâu đến nỗi…
Giới Chuyên gia kinh tế chính trị học nghi ngờ rằng điều đó có liên quan đến giao điểm liên hệ giữa đương sự (đột tử) với các hệ quyền lực đan chéo (vào lúc sinh tử)… hệ quả là nạn chập mạch quyền lực.
Giới bàn phím chặt đinh chém đá rằng nguyên nhân do bởi thời thế: Không giết giặc thì giết nhau vậy…
Còn bạn, bạn nghĩ thế nào về cái Chỉ số Tăng trưởng Đột tử thời “ổn định” lên đến 400% ngất ngưởng đó?

25/01/2015 – Tròn 4 năm ngày khởi đầu phong trào bất tuân dân sự ở Ai Cập, dẫn đến việc từ chức của Tổng thống Hosni Mubarak chỉ 2 tuần sau đó.
Blogger Đinh Tấn Lực (nhân đọc bản danh sách đột tử trên tường nhà FBker BQM).




Quanh Vụ Cục Trưởng Cục Đường Sắt Chết Bí Mật

Lý Thái Hùng

Ông Nguyễn Hữu Thắng, Cục trưởng cục đường sắt VN,
đã chết trong văn 
phòng làm việc hôm 22-01-2015
Tin ông Nguyễn Hữu Thắng, Cục trưởng cục đường sắt Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải đã chết trong phòng làm việc của mình và được nhân viên của Bộ phát hiện vào buổi tối ngày 22 tháng 1 vừa qua. Nguyên nhân cái chết chưa được công bố nhưng đã gợi ra nhiều điều “bí ẩn” về cái chết này.

Trước khi chết, ông Nguyễn Hữu Thắng đã bị ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải ra lệnh đình chỉ chức vụ Cục trưởng từ ngày 24/5/2014 vì có những phát biểu nói vắn tắt là... coi thường và chọc giận thiên hạ.

Ông Đinh La Thăng đã cử ngay ông Trần Phi Thường, Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam phụ trách Cục Đường sắt Việt Nam trong thời gian ông Nguyễn Hữu Thắng tạm đình chỉ chức vụ.

Từ ngày 25/4/2014 đến 22/1/2015 không biết là ông Nguyễn Hữu Thắng có được ông Thăng phục chức Cục Trưởng lại chưa hay chỉ ngồi chơi xơi nước; nhưng có mấy vấn đề sau đây bao quanh cái chết của ông Nguyễn Hữu Thắng.

Ông Nguyễn Hữu Thắng bị đình chỉ chức vụ Cục trưởng là do phát ngôn tầm bậy và bị coi là thiếu trách nhiệm trong dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Dự án này bị “đội” vốn lên đến 399 triệu USD.

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông có tổng mức đầu tư 552 triệu USD, trong đó vốn vay ODA của Trung Quốc là 419 triệu USD, vốn đối ứng của CSVN là 133 triệu USD. Dự án này do Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc “trúng thầu”. Nhưng đến ngày 23/12/2013 thì phía Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc lại gửi thư yêu cầu điều chỉnh tổng mức đầu tư lên đến 891 triệu USD. Tức là “đội” vốn lên 399 triệu USD so với mức đồng ý ban đầu.

Đây không phải là sự kiện hy hữu đối với các công ty Trung Quốc sau khi trúng thầu ở Việt Nam. Vì phải nhận ODA từ Trung Cộng, CSVN phải chấp nhận một đòi hỏi bất thành văn là phải để cho công ty Trung Quốc trúng thầu. Sau khi lãnh thầu xong, các công ty Trung Quốc luôn luôn kéo dài thời gian thi công, chậm trễ trong việc tiến hành và nhất là đề nghị tăng khoản tiền đầu tư cao hơn mức đầu tư lúc đầu.

Để tiến hành dự án, các quan chức CSVN phải yêu cầu Bắc Kinh cho vay thêm và đương nhiên Bắc Kinh sẵn sàng cho vay để cho các công ty Trung Quốc có công ăn việc làm.

Câu hỏi đặt ra là sự “đội” vốn này là do chi phí dự án hay là khoản tiền ‘trà nước” giữa các quan chức cao cấp của CSVN và Trung Cộng. Thông thường tham nhũng phát sinh từ những vụ “đội” vốn như thế này.

Trên giấy tờ, Cục đường sắt là chủ đầu tư của dự án cho nên khi dự án bị “đội” vốn thì ông Nguyễn Hữu Thắng, Cục Trưởng Cục Đường Sắt bị quy trách nhiệm.

Phải chăng đây là lý do khiến ông Nguyễn Hữu Thắng bị chết bí mật?

LTH



No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

My Blog List