Việt Nam






Saturday 17 January 2015

Đảng CSVN cần đổi mới chính trị theo chiều hướng nào? ( tự do, dân chủ hay độc tài, độc ác hơn? )


Đảng CSVN cần đổi mới chính trị theo chiều hướng nào? ( tự do, dân chủ hay độc tài, độc ác hơn? )

Trường hợp ông Nguyễn Bá Thanh



image





Preview by Yahoo



Anh Vũ, thông tín viên RFA
2015-01-17

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
01152015-party-nee-to-innovat.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 10
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 10.
File photo

Tại Hội nghị TƯ 10, vấn đề "đổi mới đồng bộ hơn giữa chính trị và kinh tế” đã được đề cập. Tuy vậy TBT Nguyễn Phú Trọng đã  nhấn mạnh: “đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng, Nhà nước.” Vậy Đảng CSVN cần đổi mới chính trị theo chiều hướng nào cho phù hợp?
Hội nghị TW10 của Đảng CSVN vừa kết thúc với nhiều vấn đề hết sức quan trọng, trong đó việc tiến hành "đổi mới đồng bộ hơn giữa chính trị và kinh tế" được dư luận hết sức quan tâm.

Không có sự thay đổi

Tuy nhiên, phát biểu trong phiên bế mạc Tổng BT Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng, Nhà nước. Mà chỉ là đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy, lề lối làm việc, cải cách hành chính v.v…”
Đánh giá về vấn đề này, từ Hà nội Nhà giáo Nguyễn Thượng Long cho biết, ông rất phấn khởi khi được biết Đảng CSVN có chủ trương đổi mới chính trị. Tuy nhiên phát biểu của Tổng BT đã khiến ông thất vọng. Ông nói với chúng tôi:
“Kết quả của Hội nghị TW10 vừa qua xứng đáng là câu trả lời cho Đơn kiến nghị của 61 cán bộ đảng viên đòi thay đổi thể chế chính trị, đòi thay đổi lý luận Marx – Lenin bằng một ý thức hệ Dân chủ. Tuy vậy việc Tổng BT Nguyễn Phú Trọng cho rằng cải cách chính trị không phải là việc thay đổi về thể chế thì tôi nghĩ rằng nó vẫn y nguyên và vẫn như cũ. Điều đó sẽ làm cho nhiều người muốn có một sự thay đổi tích cực ở VN sẽ hết sức thất vọng. Cái kết quả này nói lên Đảng CSVN giữ y nguyên đường lối cũ mà chẳng có sự thay đổi nào cả.”
Tổng BT Nguyễn Phú Trọng cho rằng cải cách chính trị không phải là việc thay đổi về thể chế thì tôi nghĩ rằng nó vẫn y nguyên và vẫn như cũ... Cái kết quả này nói lên Đảng CSVN giữ y nguyên đường lối cũ mà chẳng có sự thay đổi nào cả.
-Nguyễn Thượng Long


Ông Lê Công Giàu, cựu Phó bí thư thường trực Thành Đoàn thấy rằng ý kiến của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng là một ý kiến nhằm đảm bảo tính quá độ.
Từ Sài gòn, ông Lê Công Giàu nhận định:
“Tôi thấy phát biểu đó có nói lên việc muốn đổi mới chính trị đó là điều tốt, nhưng nói như thế (không thay đổi thể chế chính trị) thì rất khó. Tôi nghĩ ở cương vị Tổng BT thì bắt buộc ông  Tổng BT phải nói như vậy thôi, chứ đâu có cách nào khác.”
Trả lời câu hỏi nguyên nhân nào dẫn đến việc Đảng quyết định đề cập tới vấn đề cải cách chính trị vào lúc này?

Ông Lê Công Giàu thấy rằng chủ trương đó là một bước đột phá cần thiết và quan trọng của Đảng để có thể giải quyết mọi vấn đề vướng mắc.
Ông Lê Công Giàu nói:
“Cái đó có từ sức ép của toàn xã hội và toàn thể nhân dân, và cái sức ép đó đến lúc này tôi nghĩ là nó khá mạnh, buộc Đảng phải nghĩ đến việc có những bước thay đổi để có những bước phát triển nhanh hơn và mạnh hơn. Vì nếu so với các nước xung quanh thì sẽ thấy VN phát triển rất chậm.”

Bằng một thái độ thận trọng, ông Vũ Quốc Ngữ một nhà hoạt động xã hội ở Hà nội nhận xét, ông cho biết:
“Ở VN chưa có một lực lượng đối lập đủ mạnh để có sức ép buộc họ (Đảng) phải cải tổ, Đảng CS chưa phải đối mặt với một lực lượng nào có thể gây sức ép cho Đảng phải đổi mới. Tôi nghĩ Đảng cũng không thể thành công, vì họ không muốn đổi mới một cách toàn diện mà chỉ đổi mới mang tính hình thức. Để cứu nền KT bi bét hiện nay thì đáng lẽ Đảng CSVN phải đổi mới một cách mạnh mẽ. Song nếu đổi mới mạnh mẽ thì họ sợ gây xáo trộn dẫn đến quyền lực của họ bị suy giảm.”

Be-mac-6-400
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10 - khóa XI hôm bế mạc ngày 12/1/2015. Courtesy chinhphu.vn
Trả lời câu hỏi Đảng CSVN có thực tâm muốn cải cách chính trị  hay không?

Ông Vũ Quốc Ngữ thấy rằng trước tình hình kinh tế-xã hội gặp nhiều khó khăn, nội bộ Đảng bất ổn thì Đảng thường đưa ra các chủ trương mơ hồ nhằm để trấn an dư luận.
Ông Vũ Quốc Ngữ cho hay:

“Họ chỉ nói thế thôi không có gì đổi mới đâu, vì không có gì là thực chất cả. Kể cả ông Thủ tướng Dũng đầu năm ngoái (2014) cũng phát biểu đầu năm nói về vấn đề dân chủ, cải tổ chính trị để mở mang cho dân chủ hơn. Nhưng theo tôi đó chỉ là những cách thức mỵ dân thôi chứ không có thực chất, mà thực chất là các ông ấy bằng mọi cách để giữ quyền lực chính trị độc tôn của Đảng.”

Muốn cải cách chính trị phải thoát khỏi Chủ nghĩa Marx – Lenin

Khi được hỏi: Đảng CSVN cần đổi mới chính trị theo xu hướng nào cho phù hợp?
Theo Nhà giáo Nguyễn Thượng Long đây cũng chính là điều mà các kiến nghị, góp ý hay thư ngỏ… từ trước đến nay đã đề cập. Ông nói:
“Tôi nghĩ rằng muốn cải cách chính trị thì việc giải thoát khỏi Chủ nghĩa Marx – Lenin là vấn đề then chốt. Chứ còn cứ bám víu vào cái học thuyết lỗi thời đó thì mọi sự thay đổi chỉ là sự chắp vá và nửa vời. Tình hình VN sẽ không thay đổi theo hướng tích cực nếu họ tiếp tục theo cái cương lĩnh cũ như vậy. Hội nghị TW10 vẫn tiếp tục định hướng XHCN thì là điều thất vọng của nhiều người mong muốn có thay đổi đáng kể.”
Tôi nghĩ rằng muốn cải cách chính trị thì việc giải thoát khỏi Chủ nghĩa Marx – Lenin là vấn đề then chốt. Chứ còn cứ bám víu vào cái học thuyết lỗi thời đó thì mọi sự thay đổi chỉ là sự chắp vá và nửa vời.
-Nguyễn Thượng Long

Báo VNN cho biết, ông Bùi Đức Lại, nguyên chuyên viên Ban Tổ chức Trung ương cho rằng "Sự suy thoái của Đảng cầm quyền là nguyên nhân chính trị quan trọng và trực tiếp nhất dẫn đến sự sụp đổ của mô hình CNXH. Do vậy việc đổi mới chính trị là cấp bách, cụ thể trước mắt là cần sớm đổi mới chế độ bầu cử theo hướng đảm bảo thực sự dân chủ; bãi bỏ các quy định và việc làm hạn chế ứng cử, đề cử, thực hiện quyền tranh cử công khai..."
Ông Lê Công Giàu thấy rằng vấn đề then chốt hiện nay là cần thay đổi đường lối, là tiền đề cho việc thay đổi thể chế chính trị.

 Ông nói:
“Tôi nghĩ nếu muốn thực hiện một cách có hiệu quả thì phải thay đổi các đường lối cơ bản trước tình hình mới. Đây nó cũng là quy luật của xã hội thôi, tức là đảng ra đời kèm theo cương lĩnh, song đến nay mấy chục năm sau thì nó khác rồi thì Đảng phải có những thay đổi để phù hợp với tình hình. Tôi thấy điều đó là hợp lý, nhưng nếu không thay đổi các điều cơ bản thì rất là khó. Nếu đổi mới chính trị thì phải đổi mới đường lối, rồi từ đó để đổi mới nhân sự. Cái mấu chốt là đường lối, là con đường mình đi thế nào?”

Ông Vũ Quốc Ngữ cho chúng tôi biết suy nghĩ của ông, ông nói:
“Theo tôi nghĩ nếu Đảng CSVN muốn cải tổ thì họ phải thay đổi cương lĩnh và không được tự cho mình là một đảng chính trị giữ độc tôn ở VN. Đồng thời phải chấp nhận đa nguyên, đa đảng để cạnh tranh với các đảng phái khác. Có như thế họ mới có thể phát triển được. Cho nên, theo tôi nếu họ muốn mạnh thì họ phải thay đổi cương lĩnh, thay đổi tư duy độc quyền một mình một chợ và phải từ bỏ Chủ nghĩa Marx – Lenin.”

Việc đổi mới cơ chế kinh tế tuy chưa triệt để của Đảng CSVN vào năm 1986 đã giúp đưa VN thoát khỏi khủng hoảng KT và tình trạng thiếu ăn là một bài học quý cho công cuộc đổi mới . Chính trị là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, nếu chính trị được cải cách phù hợp sẽ là cơ hội để giúp VN cất cánh, tạo cơ hội để có thể sánh vai với quốc gia tiến bộ trên thế giới.


Then chốt là có thay Cương lĩnh đảng hay không?

·         In

·         Ý kiến (20)

·         Chia sẻ:

·    

·    

·    

·  

Tin liên hệ

·         Ước mong cháy bỏng đầu năm

·         Việt Nam 2014: 10 sự kiện lớn

·         Cuba hội nhập: ai mừng, ai lo?

Bùi Tín

14.01.2015

Cuộc họp Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 10 khóa XI của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã bế mạc. Cuộc họp thảo luận về các văn kiện sẽ trình trước Đại hội XII, trong đó quan trọng nhất là dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương, dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, tham gia tổng kết 30 năm đổi mới 1986-2016, góp ý kiến về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ viên chức. Về nhân sự, quan trọng nhất là việc lấy phiếu tín nhiệm các ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư, sau đó là lập quy hoạch cán bộ cấp cao, và bầu bổ sung Ban Kiểm tra Trung ương đảng CS.

Lẽ ra việc thảo luận về Cương lĩnh, đường lối đổi mới, Điều lệ đảng phải được đặt là ưu tiên hàng đầu, nhưng xem ra việc này rất bị coi nhẹ do thái độ xơ cứng, giáo điều, kiên trì những con đường cũ kỹ, ngăn cản mọi sự đổi mới thật sự. Đảng CS càng bị thoái hóa về chính trị - đạo đức, thì vấn đề nhân sự lại càng được đặt lên hàng đầu để tranh giành chức quyền, gắn bó với lợi ích riêng tư của các phe nhóm.

Qua phát biểu của nhiều nhà chính trị và trí thức theo dõi cuộc họp này, phần lớn cũng chỉ mong kết quả của cuộc lấy phiếu tín nhiệm các ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư được công bố, và ít quan tâm đến nội dung có gì mới trong các cuộc thảo luận, nhất là về bản Báo cáo chính trị.

Thật ra cuộc lấy phiếu tín nhiệm ở cuộc họp này cũng như ở Quốc hội trước đây không mang tính chất dân chủ, vì có 3 nấc khác nhau - tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp - cộng lại thì ai cũng được 100% tín nhiệm cả, không có phiếu nào bất tín nhiệm. Tất cả là cán bộ đảng viên bỏ phiếu cho nhau, không có phiếu nào của người dân.

Theo ý kiến của khá đông đảng viên và cán bộ, nhân dân ngoài đảng thì vấn đề then chốt hiện nay của đảng CS là vấn đề thay hẳn Cương lĩnh của đảng, thay hẳn thể chế chính trị, từ đó thay hẳn Hiến pháp của đất nước, đưa đất nước vào kỷ nguyên dân chủ thật sự, coi đó là chìa khóa, là đầu mối để đổi mới toàn diện đất nước.

Đây là nội dung chủ yếu nhất của biết bao ý kiến, góp ý, tuyên ngôn, tuyên bố, thư ngỏ…trong 2 năm qua, nhất là trong cuộc thảo luận khá rộng về Hiến pháp mới năm 2013.

Thay đổi Cương lĩnh của đảng là thay đổi những gì? Đó là từ bỏ việc lấy học thuyết Mác – Lênin làm nền tảng chính trị và tư tưởng của đảng để ép nhân dân phải tuân theo. Đó là từ bỏ chủ nghĩa cộng sản viển vông đã bị cả thế giới phủ định; trước kia từng có hơn 100 đảng CS nay chỉ còn vài đảng CS cầm quyền. Đó là từ bỏ CNXH ảo tưởng mơ hồ chưa có thật ở đâu cả. Đó là thay đổi tên gọi của đảng CS Việt Nam và danh xưng của nước CHXHCN Việt Nam ( hiện nay chỉ có duy nhất nước Việt Nam dùng tên gọi này).

Rất nhiều ý kiến của các học giả, nhà kinh tế trong và ngoài nước cho rằng công cuộc đổi mới 40 năm qua đã hết đà, loanh quanh lại quay về đường mòn cũ, vẫn là chế độ độc đảng toàn trị, chưa hoàn thành cách mạng dân tộc - dân chủ, đã đến lúc đảng CS phải có dũng khí tự đổi mới, thay máu, lột xác để thành một tổ chức chính trị dân chủ đa nguyên thứ thật, để có thể hội nhập hòa mình với thế giới dân chủ của thời đại.

Đó là sự lựa chọn duy nhất hiện nay, không có con đường nào khác, nếu không muốn bị nhân dân nổi dậy đạp đổ theo một cách nào đó khi xã hội bế tắc, cuộc sống của đa số nhân dân điêu đứng đến cùng cực. Chính Hồ Chí Minh đã từng nói “nếu đảng và chính phủ không mang lại hạnh phúc cho dân thì nhân dân hãy đạp đổ nó đi”.

Tự lột xác, thay đổi cương lĩnh, đường lối chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá, ngoại giao, liên minh chiến lược toàn diện với những bạn bè tin cậy có chung bản chất dân chủ, duy trì quan hệ láng giềng tốt trên cơ sở bình đẳng tôn trọng lẫn nhau với Trung Quốc, là mệnh lệnh cấp bách của cuộc sống, là sự mách bảo của trí tuệ và tâm huyết Việt, là mong muốn của cha ông ta, là nguyện vọng cháy bỏng thiêng liêng của của nhân dân ta hiện nay.

Trong cuộc thảo luận góp ý cho dự thảo Cương lĩnh sắp khởi đầu ở các cấp, mong rằng mỗi đảng viên hãy phát huy đầy đủ ý chí của người công dân yêu nước để phát biểu rõ ràng về việc thay đổi cương lĩnh của đảng.

Để đạt mục tiêu thay đổi cương lĩnh, các đảng viên sáng suốt, có tư duy độc lập hãy truyền bá rộng rãi ý kiến xác đáng của mình trong đảng và ngoài xã hội, hãy chứng minh rằng đây là thái độ tự phê bình nghiêm túc của đảng CS trước lịch sử, trước tiền nhân và các thế hệ kế tiếp, một sự chân thành tạ tội về những sai lầm giáo điều, quan liêu, hư hỏng đã phạm phải. Trên ý nghĩa nào đó đây là thái độ khôn ngoan truyền thốnG của dân tộc, luôn thông minh sáng tạo, đồng thời là thái độ hy sinh cao quý chịu chút đau thương để tự lột xác, đổi máu vì nhân dân, vì dân tộc.

Đây là lúc Đảng CSVN phải tự nguyện chuyển hóa sang một thực thể chính trị khác, thành một đảng của dân tộc, của dân chúng, của trào lưu dân chủ chung của thời đại, với một tên gọi mới, dám chấp nhận tranh đua với 1 hay vài đảng mới của xã hội dân sự trong sứ mạng phục vụ nhân dân, đất nước, chịu sự giám sát thật sự của lá phiếu cử tri.

Rõ ràng trong năm 2015, trong quá trình đi đến Đại hội XII, vấn đề thay đổi Cương lĩnh của đảng là vấn đề then chốt, trung tâm cần được thảo luận ráo riết cho ra lẽ. Đó là vấn đề sinh tử của dân tộc, của đất nước, của nhân dân, không thể coi nhẹ, bỏ qua được.

 

Quan tâm nhân sự dù bản chất Đảng CSVN không thay đổi

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-01-16

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
namnguyen01162015.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Be-mac-5-622
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10 - khóa XI hôm bế mạc ngày 12/1/2015.
Courtesy chinhphu.vn
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đổi mới chính trị không phải là thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng, bản chất của Nhà nước mà là đổi mới cơ chế chính sách, tổ chức bộ máy…”

Thay đổi luôn gắn với thay đổi về nhân sự?

Tất cả truyền thông báo chí do nhà nước quản lý đều đưa tin về bài phát biểu của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam trong dịp bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10, tổ chức ở Hà Nội hôm 12/1/2015 vừa qua.
Mặc dù trong 8 ngày họp Hội nghị Trung ương 10 có bàn thảo nhiều vấn đề trọng yếu, đặc biệt lần đầu tiên có việc lấy phiếu tín nhiệm của Trung ương Đảng đối với các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư…Tuy nhiên cho đến ngày 15/1/2015 vẫn chưa có chi tiết nào được phổ biến trên truyền thông báo chí nhà nước. Tuy vậy dư luận và các mạng xã hội thì xôn xao về những tin ngoài luồng và dự báo các ứng viên vào các chức vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội nhiệm kỳ mới.
Nói Đảng Cộng sản Việt Nam không có gì thay đổi cả thì hoàn toàn không đúng. Nó có những sự thay đổi mà thay đổi nhiều nữa là khác và những sự thay đổi ấy luôn luôn gắn với những sự thay đổi về nhân sự.
-TS Nguyễn Quang A
Nếu như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định bản chất của Đảng và Nhà nước sẽ không thay đổi dù có đổi mới chính trị, thì tại sao dư luận và người dân lại quan tâm tới vấn đề nhân sự lãnh đạo tương lai. TS Nguyễn Quang A, nhà phản biện chính sách độc lập cũng là nhà hoạt động xã hội dân sự ở Hà Nội cho rằng, ý kiến của Tổng Bí thư chỉ phản ánh quan niệm của riêng của nhân vật này mà thôi, còn ý kiến của Đảng Cộng sản Việt Nam như thế nào thì mọi người phải đợi tới đầu năm 2016 thì mới ngã ngũ. TS Nguyễn Quang A nhấn mạnh:
“Nói Đảng Cộng sản Việt Nam không có gì thay đổi cả thì hoàn toàn không đúng. Nó có những sự thay đổi mà thay đổi nhiều nữa là khác và những sự thay đổi ấy luôn luôn gắn với những sự thay đổi về nhân sự… Nếu còn ông Lê Duẩn thì không thể có cuộc đổi mới vừa qua được và những sự phát triển thường gắn với sự ra đi, nhất là gắn với những thách thức của những người cầm quyền có thế lực.”
TS Nguyễn Quang A thêm rằng, mỗi kỳ Đại hội Đảng người dân thường quan tâm nhiều đến vấn đề nhân sự là chuyện bình thường ở Việt Nam. Ông nói:
“Đại hội sắp tới của Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 2016, người dân quan tâm rất nhiều đến vấn đề nhân sự là vì đường lối tuy nói là của toàn Đảng, nhưng thực chất vẫn là do một hoặc một vài người có thế lực nhất trong Đảng quyết định. Đấy là lý do giải thích tại sao người dân lại quan tâm đến vấn đề nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam là như vậy. Tuy người ta yêu ghét như thế nào thì mình không cần bàn đến. Nhưng bởi vì chuyện đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của tất cả mọi người Việt Nam trong nước, nên người ta quan tâm như vậy là phải. Tôi nghĩ rằng ở các nơi khác khi mà bầu bán thì người ta cũng rất là quan tâm tới vấn đề nhân sự bởi vì chính sách là do những con người ấy tạo ra mà thôi.”
nguyen-phu-trong-400.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10, tổ chức ở Hà Nội hôm 12/1/2015. Courtesy chinhphu.vn
Việt Nam theo chế độ một đảng độc quyền lãnh đạo, đường lối chính sách quốc gia đều được quyết định và chỉ đạo từ Bộ Chính Trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực chất Đại hội Đảng là hoạt động của riêng Đảng này và 90 triệu người dân hoàn toàn đứng ngoài các lựa chọn của 3 triệu đảng viên. Chúng tôi nêu câu hỏi với Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội là nếu ông có quyền chọn nhân vật vào chức vụ quyền uy bậc nhất là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, thì ông sẽ chọn ai trong số 16 Ủy viên Bộ Chính trị khóa 11 hiện nay. Từ Hà Nội Luật sư Trần Quốc Thuận phát biểu:
“Tôi cho rằng gương mặt nổi trội mà có thể nhận lãnh chức Tổng Bí thư thì người đó phải thể hiện được điều thứ nhất là trong sạch không tai tiếng về đời tư. Bây giờ công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam đang đến hồi quyết liệt. Vấn đề thứ hai là người đó phải sẵn sàng lắng nghe ý kiến nhân dân, lắng nghe mọi ý kiến và chính kiến khác nhau. Và dĩ nhiên người đó phải dương ngọn cờ dân tộc mà hiện giờ người ta đang nói đến phong trào thoát Trung, đó cũng là một tiêu chí. Vấn đề thứ ba là vấn đề dân chủ, cứ nhìn người nào ủng hộ dân chủ không đàn áp dân chủ, không ra lệnh bắt bớ, không nói một đàng làm một nẻo. Những người như thế là đúng tiêu chí, còn con người cụ thể là con người nào thì cứ dựa vào các tiêu chí đó thì tìm ra con người cụ thể.”

TT Nguyễn Tấn Dũng có phiếu tín nhiệm cao nhất?

Trên các trang mạng xã hội có nhiều thông tin cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu danh sách 16 Ủy viên Bộ Chính trị có phiếu tín nhiệm cao nhất. Cũng từ đó các nhà báo công dân nói rằng ông Nguyễn Tấn Dũng có khả năng trở thành Tổng Bí Thư. Ngoài ra các trang mạng xã hội cũng đưa ra một danh sách các chức vụ lãnh đạo còn lại như Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng với các ứng viên nhiều tiềm năng như đương kim Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Nguyễn Thiện Nhân Chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc.
Chúng tôi nêu câu hỏi là Đảng Cộng sản sẽ chọn lãnh đạo khóa tới trong số 16 ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm, giả dụ TS Nguyễn Quang A có quyền chọn lựa thì ông sẽ quyết định như thế nào. TS Nguyễn Quang A đáp lời:
Ý kiến cá nhân của tôi thì sự thật tôi không chọn ai cả, bởi vì tất cả họ đều hỏng như nhau. Có người thì bảo rằng không được cái tốt nhất thì đành chọn cái tốt nhì…Tôi nói rằng không có cái tốt nhất cũng không có cái tốt thứ nhì.
-TS Nguyễn Quang A
“Ý kiến cá nhân của tôi thì sự thật tôi không chọn ai cả, bởi vì tất cả họ đều hỏng như nhau. Có người thì bảo rằng không được cái tốt nhất thì đành chọn cái tốt nhì…Tôi nói rằng không có cái tốt nhất cũng không có cái tốt thứ nhì mà có thể chúng ta sẽ phải chấp nhận cái tồi thứ hai, hay cái tồi thứ ba nếu mà loại những cái tồi nhất ra. Nếu để bày tỏ mong muốn gọi là để đừng có cái tồi tệ nhất thì đối với tôi, nếu mà những đồn đoán về bỏ phiếu tín nhiệm vừa qua của Hội nghị Trung ương Đảng CSVN là đúng, tức là ông Nguyễn Phú Trọng được phiếu tin nhiệm khá thấp và những người thân cận mà ông ấy nhắm hoặc cố gắng thúc đẩy để kế vị ông ấy cũng chỉ được số phiếu rất là thấp. Nếu mà việc đó loại được những người như thế khỏi việc nắm quyền lực và những người khác có thể chẳng phải tốt đẹp gì nhưng mà đỡ xấu hơn những người đó thì như vậy cũng đỡ hơn rồi.”
Đảng Cộng sản đã đề ra kế hoạch đổi mới thể chế và tái cơ cấu nền kinh tế và Chính phủ cũng đề ra các dự án từ hai năm qua nhưng thực sự là tiến độ cải cách rất chậm chưa hiệu quả. Trong tình hình Đại hội Đảng Cộng sản khóa 12 sẽ diễn ra vào sang năm và có thể khởi sự lần đổi mới thứ hai kể từ đầu thập niên 1990. Luật sư Trần Quốc Thuận nhận định về vấn đề này:
“Hiện nay chưa thấy dấu hiệu gì đột biến về sự đổi mới mặc dù đó là đòi hỏi rất lớn, đặc biệt là của giới trí thức nhưng mà ở Việt Nam vấn đề nổi trội lên là chống tham nhũng thì đó là vấn đề gay gắt và ác liệt, chống quan liêu tham nhũng, chống nhóm lợi ích và đặc biệt là chủ quyền biên giới biển đảo thì đó là vấn đề nổi trội và Việt Nam đang có quan tâm. Cho nên hai vấn đề đó làm tốt thì long dân yên tâm còn vấn đề đổi mới thì tôi nghĩ là cần thời gian lâu hơn nữa.”
Cùng về vấn đề Đảng Cộng sản Việt Nam có thể phát động cuộc đổi mới lần thứ hai sau lần đổi mới cuối thập niên 1980 đầu 1990. Trong bối cảnh hiện nay thì một cuộc đổi mới sẽ có thể giúp ích gì cho người dân Việt Nam. TS Nguyễn Quang A nhận định:
“Nếu giả dụ ông Nguyễn Tấn Dũng nắm được quyền lực cao nhất chẳng hạn, tôi nghĩ với tư chất của một chính trị gia thì ông ấy có thể khởi xướng một cuộc đổi mới rất mạnh mẽvà nếu ông ấy khởi xướng một cuộc chuyển đổi dân chủ ở Việt Nam hoặc ít ra có một lộ trình rất rõ ràng thì tôi nghĩ rằng ông sẽ được lịch sử ghi nhận cho nhiều đời sau. Còn nếu ông không làm được việc ấy mà chỉ làm được như ở bên Nga chẳng hạn thì lúc đó lịch sử sẽ đánh giá một cách khác. Tôi nghĩ đấy cũng là một động lực không phải là nhỏ để nếu ông ấy nắm được quyền sẽ ảnh hưởng đến hành động của mình.”
Con đường đổi mới phía trước của Việt Nam hay nói đúng hơn của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ hình thành như thế nào sau Đại hội Đảng khóa 12 vào năm 2016. Theo sự khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đổi mới chính trị không phải là thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng Cộng sản hay Nhà nước…thì các chuyên gia cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ đổi mới nhằm duy trì sự tồn tại và quyền lãnh đạo đất nước, chứ không có hy vọng về một sự cải cách dân chủ, người dân có nhân quyền như nhiều người trông đợi.


Thủ tướng CS Việt Nam kêu gọi toàn dân bảo vệ chủ quyền quốc gia

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

12.01.2015
Thủ tướng Việt Nam vừa ra chỉ thị yêu cầu cả nước tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Chỉ thị đầu tiên trong năm 2015 của ông Nguyễn Tấn Dũng ban hành hôm 9/1 kêu gọi hệ thống chính trị, ban-bộ-ngành các cấp, và toàn dân góp phần vào công tác quản lý, giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững an ninh chính trị ‘trong tình hình mới.’
Chỉ thị 01/CT-TTg thúc giục các cơ quan chức năng tổ chức cho người dân đăng ký tham gia các phong trào tự quản bảo vệ chủ quyền và an ninh biên giới.
Theo Chỉ thị, Bộ Quốc phòng phải hướng dẫn lực lượng tuần duyên, cảnh sát biển, và hải quân phối hợp với Bộ Nông Nghiệp-Phát triển Nông thôn hỗ trợ hoạt động đánh bắt cá của ngư dân Việt Nam cũng như cung cấp các dịch vụ cứu hộ nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Còn Bộ Thông tin-Truyền thông được giao nhiệm vụ phối hợp với Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao lập ra các chương trình quảng bá nhận thức về vấn đề chủ quyền cho người dân Việt cả trong lẫn ngoài nước.
Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Giáo dục-Đào tạo kết hợp với Bộ Công an và Bộ Quốc phòng đưa nội dung giảng dạy về bảo vệ an ninh chủ quyền vào chương trình học đường từ cấp trung học đến bậc đại học.
Tôi nghĩ trong tình hình thế này, một chỉ thị như thế có thể là rất được lòng mọi người. Tôi chỉ hơi băn khoăn một chỗ là ông Thủ tướng từng nói những điều rất hay nhưng xem những việc làm thì hầu như cũng chẳng thấy có gì...
Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
Ngoài ra, chỉ thị đầu năm của Thủ tướng Dũng cũng yêu cầu các cơ quan chính phủ đẩy mạnh công tác bài trừ ‘âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.’
Một nhà nghiên cứu và hoạt động xã hội trong nước được nhiều người biết tiếng cho rằng Chỉ thị này không có gì đặc biệt mà chẳng qua chỉ là một hành động tuyên truyền nhiều dụng ý vẫn thường thấy trước nay.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS là viện nghiên cứu chính sách độc lập đầu tiên ở Việt Nam đã bị buộc giải tán, nói mọi người cần cẩn trọng trước những lời kêu gọi, tuyên truyền đôi khi đầy mâu thuẫn của giới lãnh đạo Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: “Tôi nghĩ trong tình hình thế này, một chỉ thị như thế có thể là rất được lòng mọi người. Tôi chỉ hơi băn khoăn một chỗ là ông Thủ tướng từng nói những điều rất hay nhưng xem những việc làm thì hầu như cũng chẳng thấy có gì. Có thể đây là ngón hoặc thủ thuật chính trị để lấy lòng một nhóm nào đó hoặc để làm yên một mảng nào đó trong xã hội.”
Trong mối quan hệ (Việt-Trung) này, tất cả lãnh đạo Việt Nam nói một giọng và ông Thủ tướng nói một giọng khác. Cho nên, tuy nó có là một thông điệp, nhưng chúng ta phải xem những lời nói đấy với những việc làm đi với nhau như thế nào.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
Tuy Chỉ thị của Thủ tướng phát động phong trào toàn dân bảo vệ chủ quyền lãnh thổ không nêu rõ hiểm họa xâm lược cụ thể từ đâu và cũng không chỉ ra ‘thế lực thù địch’ là ai, nhưng trong mắt người dân Việt Nam, mối đe dọa an ninh chủ quyền lớn nhất, ‘thế lực thù địch’ nguy hiểm nhất chính là nước láng giềng phương Bắc khổng lồ.

Và Chỉ thị đầu tiên của nhà lãnh đạo Việt Nam trong năm mới tập trung tới vấn đề chủ quyền đất nước chính là thông điệp cảnh báo mối nguy ấy, như nhận xét của Tiến sĩ Nguyễn Quang A:
“Nó là một thông điệp, một lời cảnh báo, vì nói trắng ra về vấn đề chủ quyền đất nước bây giờ chủ yếu là mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc thôi, chứ còn với các nước khác ở ASEAN đều có thể ngồi lại đàm phán, tính toán ra được. Người ta không nói toạc móng heo ra, nhưng rõ ràng đây ám chỉ mối quan hệ Việt-Trung. Trong mối quan hệ này, tất cả lãnh đạo Việt Nam nói một giọng và ông Thủ tướng nói một giọng khác. Cho nên, tuy nó có là một thông điệp, nhưng chúng ta phải xem những lời nói đấy với những việc làm đi với nhau như thế nào.”
Tiến sĩ A cảnh báo lời nói của giới lãnh đạo không đi đôi với việc làm không những hại dân-hại nước mà, về lâu về dài, sẽ gây phương hại cho chính những người cầm quyền.
Thủ tướng Việt Nam kêu gọi toàn dân bảo vệ chủ quyền quốc gia
  • Danh mục
  • Tải
o    
o    
Một bài viết trên Dân Làm Báo hôm nay, một tờ báo độc lập theo lề dân, nhận xét rằng: ‘Dám phát động phong trào toàn dân bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nhưng Nguyễn Tấn Dũng lại không dám chỉ rõ kẻ thù xâm lược là Trung Cộng. Quả đúng là một trò hề mị dân hết sức lố bịch của đảng cộng sản Việt Nam.’


No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

My Blog List