Ông Nguyễn Phú Trọng đã
làm được gì từ khi nhậm chức Tổng Bí thư?
4.10.13 Chân
Dung Quyền Lực
Một điều mà ai cũng thấy là từ ngày lên
ngai Tổng Bí thư tại Đại hội XI đến nay, ông Nguyễn Phú Trọng chưa để lại bất
kỳ một dấu ấn nào dù là mờ nhạt thể hiện vai trò của người đứng đầu giai cấp
lãnh đạo, ngược lại, mọi hành động, lời nói của ông đều thể hiện sự giáo điều,
bảo thủ, không có thực tiễn đã trở thành trò cười, sự chế nhạo của quần chúng
nhân dân. Mỹ danh “Trọng Lú” mà người dân đã “tặng” cho ông đã thể hiện tất cả.
Thử điểm lại các hoạt động của ông trong thời gian qua:
Tháng 4/2012, ông
Trọng đi Cuba “rao giảng” về chủ nghĩa xã hội tại Trường Đảng cao cấp Nico
Lopez mang đậm tính giáo điều cố hữu. Suốt gần 1 giờ đồng hồ “quảng cáo” về
CNXH, người nghe lỗ tai lùng bùng với một mớ thông tin hỗn độn, làm trò cười
cho trí thức và nhân dân. Sau một hồi thao thao bất tuyệt về các “thành tựu vĩ
đại” của CNXH dưới sự lãnh đạo của Đảng, ông lại quay ngoắt lại phủ nhận hoàn
toàn các “thành tựu” đó và đổ hết lỗi do sự điều hành của chính phủ. Theo ông
Trọng, hiện nay Việt Nam vẫn đang “định hướng”, “vừa làm vừa mò mẫm, rút kinh
nghiệm”,… một người đứng đầu Đảng cầm quyền mà phát biểu vô trách nhiệm như
thế, thử hỏi, dưới sự lãnh đạo Đảng mà đứng đầu là ông Trọng thì Việt Nam còn
phải “định hướng”, “mò mẫm” bao lâu nữa? Nghe xong bài phát biểu của ông, không
lạ khi Brazil quyết định không cấp visa cho ông, dành thời gian cho ông về nước
tiếp tục chỉ đạo câu chuyện “định hướng” và “mò mẫm”.
Sự lú lẫn, tham
vọng quyền lực của ông Trọng có thể thấy rõ từ tháng 5/2012 khi ông quyết định
thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính
trị thay vì do Thủ tướng đảm nhận. Tại HNTW 6 (10/2012), ông và các đồng minh
đã lôi con bài Vinashin ra làm áp lực để hạ bệ Thủ tướng, thậm chí ông trắng
trợn vi phạm nghị quyết trung ương khi đòi xem xét lại kết luận của Bộ Chính
trị về Vinashin, và tại HNTW 6 cũng là lần đầu tiên trong lịch sử của Đảng Cộng
sản khi Tổng Bí thư vấp phải sự phản đối của tập thể ban chấp hành TW khiến âm
mưu của ông thất bại.
Chưa dừng lại tại
đó, cuối năm 2012 đầu năm 2013, ông Trọng quyết định đơn phương tái lập “Ban
nội chính TW” và “Ban Kinh tế TW” với lý do mà ông giải thích rằng: “Đã sinh ra
quyền lực thì phải có cơ quan giám sát quyền lực ấy” và lôi các ông Nguyễn Bá
Thanh, Vương Đình Huệ vào ván bài chính trị mà ông bày ra nhằm phế truất Thủ
tướng vào HNTW 7 sắp diễn ra vào tháng 5/2013. Ông tự phụ cho mình thông minh
hơn các thế hệ lãnh đạo trước đó khi 02 ban này đã được Bộ Chính trị khóa trước
cho giải thể, sát nhập từ tháng 5/2007.
Sau khi tái lập
được 02 ban được xem là “cánh tay đắc lực” nhằm tăng quyền lực cho chức danh
Tổng bí thư, ngày 22/1/2013, ông Trọng yên tâm xuất ngoại, đầu tiên sang Anh
sau đó âm thầm qua Ý ký “hợp tác chiến lược” với tòa thánh Vatican, để rồi
trong chuyến thăm huyện Thạch Thất (Hà Nội) hôm mùng 5 tết quý tỵ (14/2/2013),
ông vênh váo “Mình phải như thế nào người ta mới mời chứ!”(!?!), một lời phát
biểu đủ thể hiện cái “tầm” của ngài Tổng bí thư đương kim, lời tự nhận định của
ông tiếp tục trở thành trò cười tiếp theo cho thiên hạ bàn tán. Tức tối vì
không làm gì được số đông, cụ tổng đành trút giận lên đầu phóng viên Nguyễn Đắc
Kiên, khiến anh trở thành “nhà báo tự do” khi dám công khai “phê phán” một bài
phát biểu khác với nội dung cũng “trên cả mức lú” của ông Trọng về vấn đề “suy
thoái chính trị, tư tưởng và đạo đức” trên blog cá nhân ngày 25/2.
Uy tín của ông Tổng
Trọng đã suy giảm nghiêm trọng từ HNTW6 và hoàn toàn không còn gì từ HNTW7 khi
có UVTW thẳng thắn nhận định ông Trọng đã có những thể hiện là một người thiếu
kinh nghiệm và yếu kém về năng lực, có dấu hiệu lú lẫn, kể cả đối với những
việc nội bộ của Đảng. Ông Trọng đã rất ấu trĩ khi tìm cách lừa BCH TW khi không
đưa chương trình bầu BCT/BBT vào chương trình nghị sự chính thức của HNTW7
trong phát biểu khai mạc. Sau hai ngày, ông đột nhiên đưa ra chương trình bầu
bổ sung nhân sự vào BCT/BBT để “tính chơi bài bất ngờ” để TW không kịp chuẩn bị
chống lại ông, trong khi đó ngay từ đầu HNTW7 thì Ban tổ chức TW đã sơ sểnh
tiết lộ rồi! Vì vậy TW rất không đồng tình với cách làm của ông và đã hành động
để phản đối. Kết quả là, mặc dù trong quá trình bỏ phiếu ông đã kêu gào lạc
giọng nhưng bỏ phiếu đến 05 lần mà vẫn không đạt kết quả mong muốn. Ông Trọng
chủ quan với kết quả giới thiệu các nhân sự cho các vị trí quy hoạch chủ chốt
và tin chắc sẽ thành công, nào ngờ khi bỏ phiếu thì kết quả lại khác hoàn toàn.
Các ông Trương Tấn Sang, Tô Huy Rứa, Phạm Quang Nghị và một số nhân vật khác đã
nghe công bố kết quả với vẻ mặt bất ngờ, thảng thốt và thẩn thờ, chỉ có ông
Nguyễn Xuân Phúc và Huỳnh Ngọc Sơn là tỏ ra hoan hỉ. Còn ông Trọng đau lắm vì
BCH TW đã cho ông Trọng và các đồng chí trong Thường trực TW4 ăn knock-out đến
05 lần. Thế mới biết rằng Nguyễn Phú Trọng là người giáo điều, không có thực
tiễn, chưa có đủ bản lĩnh và kinh nghiệm trong chính trường chính trị.
Ngay sau HNTW7,
trước tình hình uy tín cá nhân bị triệt tiêu, không những bị các UVTW xem
thường mà ông Trọng còn bị quần chúng nhân dân khinh bỉ, ông tiếp tục lú lẫn
đến mức tiếp tục tăng cường sự thiếu thực tiễn, giáo điều, bảo thủ khi trong
chuyến công du Thái Lan vào tháng 6/2013, ông đề nghị nước bạn tặng bằng
“Tiến sỹ danh dự” môn “Chính trị học” tại Đại học Thammasat, một đại
học danh tiếng của Thái Lan. Bức xúc trước “sự kiện” này, Giáo sư Tương Lai,
Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học-Xã hội Việt Nam nhận định: “Người nhận bằng đó
mà cũng vênh váo cho rằng mình thuộc loại học thức, học giả... thì sẽ rơi vào
sự lố bịch thôi!”. Thử hỏi, một người “lùn trí tuệ” như ông thì Nhân dân sao có
thể giao trọng trách gánh vác đất nước?
Cái “lú” của ông
Trọng đã lên đến đỉnh điểm và tiến hóa thành căn bệnh “mất trí” trong thời gian
gần đây, trong buổi tiếp xúc cử tri hai quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm, ông tuyên bố
xanh rờn “về thành phần kinh tế thì đa số đang tán thành phương án có nêu ‘kinh
tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo’” trong khi các buổi họp bàn về Sửa đổi Hiến
pháp, điều mấu chốt mà nhiều đại biểu không nhất trí là dự thảo sửa đổi Hiến
pháp vẫn khẳng định kinh tế Nhà nước (KTNN) là chủ đạo, trong khi trong suốt
thời gian qua khu vực kinh tế này không làm tốt vai trò dẫn dắt nền kinh tế.
Các đại biểu nhấn mạnh cả 4 thành phần kinh tế phải được đặt ở vị trí ngang
bằng, bình đẳng. Để nói về vai trò chủ đạo của KTNN, trước hết phải làm rõ được
khái niệm sở hữu toàn dân. Cũng trong buổi tiếp xúc, ông Trọng còn nhiều phát
biểu, đánh giá trái ngược với nghị quyết trung ương tại Đại hội XI về điều hành
kinh tế xã hội và tình hình nội bộ Đảng.
Thực tế nếu xét về
uy tín trong Đảng hiện nay, thì chính ngài Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là
người mất uy tín nhất và đang phải đương đầu với sự khinh miệt của quần chúng
nhân dân, nhất là giới trí thức, còn nhớ, ngay sau khi ông đọc phát biểu khai
mạc HNTW7, giới trí thức đã khẳng định, ông Trọng không còn lú mà phải nói là
trên cả lú, thậm chí giáo sư Tương Lai trong một bài phỏng vấn đã thẳng thắn
nhận định về ông Trọng: "Có lẽ đã hết thuốc chữa. Cho tới bây giờ vẫn là giọng
điệu từ giáo trình của Đảng cách nay mấy chục năm bây giờ vẫn nói như thế mà
không thấy rằng cái điều đó nó đang kiềm hãm cả dân tộc này".
Hà Nội 3/10/2013
Tác giả Nguyễn P.
T. Sơn
Nguồn: Internet
No comments:
Post a Comment