“Chân Dung Quyền Lực”:
Yếu Tố Tình Báo Hoa Nam và Nguyễn Thiện
Nhân
Trúc Giang MN
1* Mở bài
Trang mạng Chân Dung Quyền Lực xuất hiện trước Hội nghị Ban Chấp
Hành Trung Ương 10 của khóa XI, mục đích tác động vào việc cơ cấu nhân sự cho
Đại Hội XII vào năm 2016.
Trang mạng nầy bị cho là có mục đích gây nhiễu loạn chính trường
và Hội Nghị TW 10 vào ngày 5-1-2015 vừa qua.
Nhiều câu hỏi được đặt ra ai đứng sau trang mạng Chân Dung Quyền
Lực nầy, và nhiều dự đoán cũng được đưa lên internet.
Mỗi người nhìn sự việc ở những góc độ khác nhau nên suy đoán cũng
khác nhau.
Nhà bình luận Nguyễn Hưng Quốc suy đoán người đứng sau Chân Dung
Quyền Lực (CDQL) có thể là Nguyễn Bá Thanh hoặc người của Nguyễn Bá Thanh, đó
là do ông căn cứ vào khả năng và phương tiện của Ban Nội Chính về việc theo dõi
những hồ sơ mật để điều tra tham nhũng.
Một dự đoán khác cho rằng người đứng sau CDQL có thể là Nguyễn Tấn
Dũng vì trang blog nầy ca ngợi Nguyễn Tấn Dũng.
GS Carl. Thayer cho biết có thể là hai cơ quan tình báo Việt Nam
là Bộ Công An và Tổng Cục 2 Bộ Quốc Phòng.
Trúc Giang tôi cũng dự đoán rằng hai yếu tố là Tình báo Hoa Nam và
Nguyễn Thiện Nhân.
Việc sắp xếp nhân sự vào bộ máy lãnh đạo VN luôn luôn không lọt
qua tay của Trung Cộng, bằng cách nầy hay cách khác.
Trước kia, trước Đại Hội Đảng X năm 2008, sứ giả Tàu là Giả Khánh
Lâm đến Việt Nam cho biết là “Hồ Cẩm Đào muốn Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng”.
Trước kia như thế, hiện nay cũng không ngoại lệ. Đó là Du Chính
Thanh đã đến VN trong ba ngày cuối tháng 12 năm 2014, trước Hội Nghị TW 10 vào
ngày 5-1-2015. Ông Du cũng có thể cho biết “Tập Cận Bình muốn Nguyễn Thiện Nhân
làm thủ tướng”. Khu tự trị Việt Nam luôn luôn nhất trí với chính quyền TW ở Bắc
Kinh là việc tự nhiên đã thể hiện trong quá khứ.
2* Vai trò của Nguyễn Thiện Nhân trong quan hệ Việt-Trung
2.1. Vai trò của Nguyễn Thiện Nhân
Ngày 4-5-2013, Nguyễn Thiện Nhân được bầu vào Bộ Chính Trị Đảng
CSVN.
Ngày 5-9-2013, được cử vào chức vụ Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt
Trận Tổ Quốc (MTTQ). MTTQ là bộ phận ngoại vi của đảng CSVN, để lãnh đạo các tổ
chức dân sự không thuộc về Đảng.
Trả lời câu hỏi cho rằng việc cử ông Nhân vào vị trí nầy có phải
là lãng phí tài năng hay không, Trương Tấn Sang cho biết, đã được cân nhắc kỹ
trong kế hoạch.
Tháng 11 năm 2013, Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu phái đoàn cấp cao
sang thăm Đại học Dân tộc Quảng Tây. Trong dịp nầy ông hứa, với chức vụ lãnh
đạo MTTQ ông sẽ áp dụng chức năng và nhiệm vụ mới trong Hiến pháp năm 2013 để
giáo dục quần chúng VN hội nhập toàn diện vào cộng đồng các dân tộc trong đại gia
đình Trung Quốc.
2.2. Hợp tác toàn diện về văn hóa giáo dục
1). Việt Nam cam kết giáo dục nhân dân về 16 chữ vàng và 4 tốt
Ngày 23-2-2014, Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên BCT, dẫn đầu đoàn đại
biểu cấp cao sang Bắc Kinh. Hai bên đã ký một thỏa thuận hợp tác toàn diện cho
giai đoạn 5 năm từ 2014-2019.
Nguyễn Thiện Nhân, cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục cam kết, với tư cách
Chủ tịch Ủy ban Trung Ương Mặt Trận Tổ quốc VN (MT/TQ/VN), ông sẽ vận động quần
chúng nhân dân thực hiện tốt 16 chữ vàng và 4 tốt để hoàn thành tốt thoả thuận
giữa hai bên từ khi bình thường hóa năm 1990. Ông Nhân cho biết MT/TQ/VN sẽ
triển khai chức năng và nhiệm vụ mới trong Hiến pháp 2013 là “giám sát phản
biện xã hội” để tăng cường hiểu biết của nhân dân Việt Nam với nhân dân Trung
Quốc.
Việt Nam sẽ thực hiện Cung Văn hoá Việt-Trung tại Hà Nội. Trong 15
năm, kể từ 2005 Việt Nam đã cử hơn 100 đoàn đại biểu văn hóa trên các lãnh vực:
báo chí, âm nhạc, điện ảnh, kịch nghệ, truyền hình sang tham quan học hỏi và
trình diễn ở Bắc Kinh.
2). Giáo dục thanh niên
Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ
Việt Nam và Bí thư Thứ nhất TƯ Đoàn Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Đắc Vinh giao
lưu với các đại biểu thanh niên hai nước
Hữu nghị giữa hai đoàn
thanh niên khu tự trị VN & Trung Quốc
Theo một hiệp định, mỗi năm Trung Cộng cấp 130 suất học bổng cho
sinh viên VN, đồng thời VN chỉ cấp 15 học bổng cho sinh viên Trung Cộng, có
nghĩa là Bắc Kinh đào tạo cán bộ người Việt Nam trong tương lai cho họ.
Trước đó, Việt Nam đưa những đoàn thanh niên sang thăm viếng, hợp
tác hữu nghị với thanh niên sắc tộc của các khu tự trị. Nổi bật nhất là Liên
hoan thanh niên VN-TQ được tổ chức vào ngày 26-11-2013, 3,000 thanh niên do
Nguyễn Thiện Nhân hướng dẫn tham dự liên hoan. Trong diễn văn, ông Nhân cho biết:
“Đây là dịp để thế hệ trẻ hai nước kết chặt quan hệ hai đảng, hai nước, không
ngừng đơm hoa kết trái, vun đắp tình hữu nghị của hai dân tộc”.
Định hướng dư luận, Lập Viện Khổng Tử, nằm trong hợp tác văn hoá
giáo dục cho thanh niên. Nguyễn Thiện Nhân và Du Chính Thanh dự lễ gắn bản hiệu
Viện Khổng Tử ở Đại học Hà Nội.
Nguyễn Thiện Nhân và Hiệu
trưởng ĐHSP Quảng Tây* Lễ gắn biển “Học viện Khổng Tử” tại Đại học Hà Nội
(27-12-2014)
Ngày 24-12-2014, Nguyễn Thiện Nhân tiếp phái đoàn trường Đại học
Sư Phạm Quảng Tây do ông Lương Hồng (Liang Hong) hướng dẫn. Nguyễn Thiện Nhân
ca ngợi trường nầy đã đào tạo những thế hệ du sinh VN, ông nhấn mạnh người VN
và người TQ có những nét tương đồng về văn hóa do đó tăng cường hợp tác hữu
nghị đẩy mạnh hợp tác toàn diện sẽ phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước.
2.3. Vài nét về Quảng Tây
Tên đầy đủ là “Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây”. Là khu tự trị
của sắc tộc Choang (còn gọi là Tráng) tại Trung Quốc.
Quảng Tây có biên giới chung với Việt Nam ở phía tây nam, giáp với
các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh và Vịnh Bắc Bộ.
Quảng Tây là khu tự trị, Việt Nam nhập với Quảng Tây tạo ra khu tự
trị Việt Nam mà Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười đã thỉnh nguyện tại Hội Nghị Thành
Đô (Tứ Xuyên) ngày 4-9-1990.
2.4. Đàm phán thúc đẩy hợp tác toàn diện
Ngày 26-12-2014, ông Du Chính Thanh, ủy viên thường trực Bộ Chính
trị đảng CSTQ, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc “Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân
dân Trung Quốc” (viết tắt là Toàn Quốc Chính Hiệp * CPPCC=The Chinese People’s
Political Consultative Conference) ông Du đã đến Việt Nam.
Sau những cuộc tiếp xúc, hội kiến theo nghi thức ngoại giao ở các
phòng tiếp khách, ông Du Chính Thanh tham dự cuộc đàm phán với Nguyễn Thiện
Nhân, Chủ tịch UBTW/MTTQ/VN.
Tham dự đàm phán, về phía VN, ngoài Nguyễn Thiện Nhân còn có Hoàng
Bình Quân, Trưởng Ban Đối ngoại TW Đảng và đại sứ VN ở TQ là Nguyễn Văn Thơ.
Hai bên đã tổng kết lại những thành tích suốt 24 năm qua
(1990-2014) và thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai nước.
1). Duyệt lại thành tích.
Năm 2006, thành lập “Ủy Ban Chỉ đạo hợp tác song phương” để điều
phối tổng thể các mặt hợp tác toàn diện. Đến nay đã có 7 phiên họp. Hai bên
triển khai tiếp tục đẩy mạnh hợp tác toàn diện về các mặt ngoại giao, an ninh
và quốc phòng.
Những văn bản thỏa thuận được ký kết như sau:
- Hợp tác ngoại giao (ký tháng 12/2012)
- Bộ Công An (9/2003)
- Bộ Quốc phòng (8/2009)
Từ khi bình thường hoá (1990) kim ngạch kinh tế thương mại tăng
lên 1,500 lần. Kim ngạch thương mại hiện nay là 53 tỷ USD. (11/2014). TQ có
1,080 dự án ở VN. (Trái lại, VN không có dự án nào ở TQ cả).
Năm 2011, Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh ký “Quy hoạch phát triển 5
năm hợp tác kinh tế thương mại giai đoạn 2012-2016. Dự kiến đạt 69 tỷ USD vào
năm 2015 và sẽ đạt mục tiêu 100 tỷ USD vào năm 2017.
Nhưng không cho biết là VN phải nhập siêu bao nhiêu tỷ USD. Nhập
siêu chỉ số tiền bắt buộc phải mua vào hàng hóa rẻ tiền so với số tiền đã bán
ra. Tóm lại, VN là thị trường tiêu thụ hàng hóa rẻ tiền, đã giết chết doanh
nghiệp nội địa, đồng thời hàng hóa rẻ tiền không có máy móc hiện đại để sản
xuất hàng hóa nội địa. Hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Cộng về kinh tế.
2). Sau ba ngày đàm phán, Nguyễn Thiện Nhân và Du Chính Thanh cùng
tham dự lễ gắn bản hiệu “Viện Khổng Tử” tại trường Đại học Hà Nội.
Vai trò của Nguyễn Thiện Nhân đã bắt đầu nổi bật trong quan hệ
Việt-Trung.
Về chuyến viếng thăm của Du Chính Thanh thì thiếu tướng Nguyễn
Trọng Vĩnh nêu nhận xét như sau: “Từ hơn một tuần trước đây, báo đài đưa tin
“theo lời mời của Ủy Ban Trung Ương MTTQ/VN nhưng khi ông ta đến thì tối hôm
26-12-2014 TV đưa tin là “Theo lời mời của lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam”.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết chuyến thăm của ông Du trước đây
chưa có trong lịch. Có lẻ chuyến đi nầy xuất hiện theo yêu cầu nào đó mà Bắc
Kinh muốn có ý kiến, tham khảo, trao đổi với lãnh đạo Việt Nam. (Cũng có
thể truyền đạt ý của Tập Cận Bình muốn Nguyễn Thiện Nhân làm thủ tướng). Ông Du
Chính Thanh đi thăm cũng là một điều nằm trong khuôn khổ thỏa thuận giữa hai
bên”.
Tiến sĩ Doanh cho biết tiếp: “Trung Quốc vẫn thường xuyên muốn có
ý kiến để gây tác động và gây ảnh hưởng đến các quyết định của đảng CSVN”.
Nói rõ ra là chính quyền trung ương ở Bắc Kinh muốn chỉ đạo cho
khu tự trị Việt Nam theo con đường đúng hướng đã ký kết tại Hội Nghị Thành Đô
ngày 4-9-1990.
2.5. Tân Hoa Xã bình luận về chuyến đi của Du Chính Thanh
Nội dung ba ngày đàm phán giữa Nguyễn Thiện Nhân và Du Chính Thanh
không được báo lề phải đưa tin, mà tin tức thu nhận qua Tân Hoa Xã (Xinhua News
Agency) và Hoàn cầu Thời báo (Global Times).
Ngày 26-12-2014, bài xã luận của Tân Hoa Xã đổ lỗi cho Việt Nam đã
gây ra căng thẳng vừa qua. “Bạo lực diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa
Trung Quốc và Việt Nam trong “tranh chấp” lãnh thổ ở Biển Đông. Mục đích của
ông Du là đưa mối quan hệ Việt-Trung trở lại “đúng hướng” trong một thời gian
ngắn”.
Được sự ủy nhiệm của Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Du Chính Thanh đề
xuất:
- Tăng cường sự tin cậy chính trị.
- Xây dựng sự đồng thuận.
- Tăng cường định hướng dư luận.
- Xử lý đúng đắn các tranh chấp lãnh hải song phương.
- Thúc đẩy quan hệ Việt-Trung theo con đường đúng đắn.
2.6. Bình luận của tờ Hoàn Cầu thời báo
Tờ Hoàn Cầu thời báo cho biết, “Việt Nam đã quấy rối hoạt động tác
nghiệp bình thường” của giàn khoan HD 981 ở vùng biển Hoàng Sa của Trung Quốc
nên làm cho quan hệ Việt-Trung xấu đi.
Việt Nam đã phát động cuộc tấn công bằng “dư luận chiến” nhắm vào
TQ nên gây ra cuộc biểu tình bài Hoa quy mô lớn. Đảng CSVN phát ngôn rất hung
hăng do đó ông Du Chính Thanh sang kêu gọi không thúc đẩy “ngoại giao loa phóng
thanh”. Ông cho biết: “Việt Nam nên nhận thức tĩnh táo về sự nguy hại nghiêm
trọng của việc “ngoại giao loa phóng thanh”. Phải dẹp nó đi. Không kích động
người dân bài Hoa thì quan hệ Việt-Trung mới đi đúng hướng”.
Hai tờ báo Trung Cộng nầy luôn nhắc đến sự quan trọng của việc “đi
đúng hướng”. Vậy hướng nào?. Đó là việc cầu xin và được chấp thuận tại Hội Nghi
Thành Đô trong hai ngày 3 và 4-9-1990.
3* Vài nét tổng quát về Nguyễn Thiện Nhân
Sinh ngày 12-6-1953 tại Cà Mau, nguyên quán Trà Vinh. Được kết nạp
vào đảng năm 1980.
Ở bộ đội từ tháng 6/1970 đến tháng 3/1983 với những cấp bậc thiếu
úy, trung úy đến thượng úy (1982). Được cử du học Đông Đức ở Đại học kỹ thuật
Magdeburg.
Năm 1993 du học Mỹ do học bổng Fulbright theo chương trình thạc sĩ
quản trị công cộng (Master of Public Administration) chuyên ngành tài chánh
(Public Finance) tại Đại học Oregon.
Năm 2006, được vào BCH/TW Đảng. Ngày 28-6-2006, giữ chức Bộ Trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Năm 2006, được vào BCH/TW Đảng. Ngày 2-4-2010, Phó Thủ tướng. Ngày
4-5-2013 được vào Bộ Chính Trị đảng CSVN.
4* Vai trò của tình báo Hoa Nam
Thông qua chủ trương hợp tác chiến lược toàn diện dựa trên 16 chữ
vàng và 4 tốt mà thực chất là chương trình 30 năm để hoàn tất hồ sơ sát nhập
vào Trung Cộng thành một khu tự trị trong đại gia đình các dân tộc Trung Quốc,
cho nên tình báo Trung Cộng tràn lan trong hệ thống bộ máy nhà nước Việt Nam từ
trung ương đến địa phương.
Người được cho là thân Trung Cộng là tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên
lãnh đạo tình báo quân sự là Tổng Cục 2 Bộ Quốc phòng. Nguyễn Chí Vịnh là người
thúc đẩy Nguyễn Tấn Dũng chấp nhận dự án Bauxit Tây nguyên.
Do đó, có thể nói người đứng sau CDQL chính là Trung Cộng mà người
thi hành là Nguyễn Chí Vịnh và Tổng cục 2 Bộ Quốc phòng Việt Nam. Dư luận cho
rằng Nguyễn Chí Vịnh đang dòm ngó chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao VN nhưng kết
quả ra sao thì chưa biết được vì cuộc đấu đá “tưng bừng” đang diễn ra trong vòng
bí mật giữa các phe nhóm.
5* Dự đoán về nhân sự của Đại Hội XII
5.1. Các chức vụ
Tổng Bí thư: Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng: Nguyễn Thiện Nhân
Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Thị Kim Ngân
5.2. Thành tích làm tay sai
1). Nguyễn Tấn Dũng
Bauxit Tây Nguyên. 90% dự án thầu trọn gói (EPC) lọt vào tay Trung
Cộng. Tổ chức lễ ăn mừng quốc khánh Trung Cộng vô cùng “hoành tráng” thông qua
1,000 năm Thăng Long. Thành lập Viện Khổng Tử. Nhập siêu to lớn trong cán cân
mậu dịch Việt-Trung. Cho người Tàu di dân thả cửa vào Việt Nam.
Nguyễn Tấn Dũng đã từng là con gà của Hồ Cẩm Đào, có thành tích cụ
thể nêu trên, nên có thể còn trụ lại trong ban lãnh đạo của Đại Hội XII với
chức Tổng Bí Thư.
2). Vể Nguyễn Thị Kim Ngân
Phó Chủ tịch Quốc hội lên làm Chủ tịch là hợp lý, nhưng trong
chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của TW Bắc Kinh đem thực hiện ở khu tự trị VN, thì
bà Ngân chưa bị tai tiếng về tham nhũng. Người lãnh đạo tương đối trẻ ở Việt
Nam chưa có thành tích nổi bật giống như Tập Cận Bình ở TW thì cũng không có gì
lạ.
3). Phùng Quang Thanh có những lời nâng bi Trung Cộng nên cũng có
ý kiến cho rằng ông nầy có thể được cho giữ Bộ Quốc Phòng.
6* Đã đến lúc khởi tố “Chân Dung Quyền Lực”
Ngày 11-1-2015, LS Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường
trực Văn phòng Quốc Hội, nói với đài BBC:”Trang Chân Dung Quyền Lực có thể nói
là gây rối nội bộ có chủ đích ngay trước ngưỡng cửa Hội nghị Trung ưong 10 khoá
XI với mục đích làm rối hội nghị”
Đã đến lúc chính quyền và cơ quan an ninh VN tiến hành “khởi tố vụ
án” để tìm sự thật và ai đã đứng đàng sau để gây rối nội bộ. LS Thuận cho rằng
các cơ quan an ninh VN rất có năng lực và nếu phối hợp với cơ quan điều tra
quốc tế như Interpol chẳng hạn thì khả năng tìm ra manh mối có thể thực hiện
được.
7* Nguyễn Tấn Dũng: Không thể cấm trang mạng xã hội
7.1. Thủ tướng công nhận vai trò của các trang mạng xã hội
Ngày 12-1-2015, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2014 của Văn
phòng Chính phủ, Nguyễn Tấn Dũng nói: “Các đồng chí ngồi đây đã tham gia mạng
xã hội, có điện thoại để lên Facebook xem thông tin. Chúng ta không ngăn, không
cấm được đâu các đồng chí ạ”
Hiện nay có trên 30 triệu người ở VN đang xử dụng các trang mạng
xã hội, theo Nguyễn Tấn Dũng thì đó là nhu cầu thiết yếu không thể cấm.
Đây là lần đầu tiên người đứng đầu chính phủ phát biểu công nhận
vai trò của các trang mạng xã hội.
7.2. Thứ trưởng Bộ Thông tin tố cáo các trang mạng xã hội
Trong khi đó Thứ Trưởng Bộ Thông tin, Trương Minh Tuấn, cho
biết:”Các thế lực thù địch và những kẻ xấu đã lợi dụng Internet và các trang
mạng xã hội để tấn công vào nước ta bằng nhiều chiêu bài khác nhau”.
Ông Tuấn giải thích rằng: “Hàng trăm trang mạng có máy chủ ở nước
ngoài đã xử dụng chiêu bài rất nguy hiểm là xuyên tạc, bịa đặt nói xấu Đảng,
Nhà nước, bôi nhọ, xúc phạm danh dự cán bộ lãnh đạo, chia rẻ Đảng với nhân
dân…Đây là tội phạm không gian ảo đã vi phạm luật pháp VN, đe dọa an ninh đất
nước. Đó chính là trang blog Chân Dung Quyền Lực”.
Tóm lại, LS Trần Quốc Thuận đề nghị khởi tố trang CDQL. Thủ tướng
Dũng công nhận vai trò các trang mạng xã hội nên không thể cấm CDQL. Thứ trưởng
Thông tin tố cáo trang CDQL là tội phạm không gian ảo, vi phạm luật pháp VN.
Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, vậy mục đích Nguyễn Tấn Dũng là
gì?
8* Về tuổi tác của lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam
Nếu căn cứ vào quy định tuổi tác thì có một số đảng viên phải ra
đi.
Nghị Quyết Đại Hội VII năm 1991 quy định: “Ai đến tuổi 65 khi họp
Đại Hội thì không ứng cử, đề cử vào Ban Chấp Hành TW nữa. Phải theo đúng. Không
du di, không kèo nài”
Tính đến Đại Hội XII năm 2016 thì tuổi của các lãnh đạo đảng như
sau: Nguyễn Phú Trọng (70 tuổi), Nguyễn Sinh Hùng (70), hai ông Tô Huy Rứa và
Ngô Văn Dụ (69), những ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Hồng Anh, Phạm
Quang Nghị, Phùng Quang Thanh đều 67 tuổi. Lê Thanh Hải (66).
Sáu người dưới 65 tuổi là: Đinh Thế Huynh (62), Nguyễn Thiện Nhân
(63), Nguyễn Thị Kim Ngân (62), Nguyễn Xuân Phúc (61), Tòng Thị Phóng (61),
Trần Đại Quang (59).
Tuy nhiên với sự thỏa thuận của những nhân vật muốn bám quyền lực
nên hạn tuổi được Bộ Chính Trị khóa IX đưa ra như sau:
- 60-70 tuổi cho Bộ CT.
- 50-60 cho Ban Chấp Hành TW.
- Dưới 45 cho các ủy viên BCH/TW đảng.
Như vậy Đại Hội Đảng XII năm 2016 cũng có thể theo số tuổi của Đại
Hội IX nêu trên.
9* Cần biết ngôn ngữ riêng của hai đảng Cộng Sản
Việt Trung
Ngôn ngữ riêng của hai đảng CSVN và CSTQ chỉ có họ mới hiểu nhau
trái lại người dân Việt Nam mù tịt.
Chúng ta cũng cần phải hiểu nghĩa của những từ ngữ riêng của họ để
biết rõ ý đồ cướp nước và hành vi bán nước của hai đảng Cộng Sản nầy.
Bí mật của ngôn ngữ bắt nguồn từ bí mật của Hội Nghị Thành Đô (Tứ
Xuyên) trong hai ngày 3 và 4-9-1990. Nhưng cụ thể nhất là “16 chữ vàng và 4
tốt”. Đó là phương châm mà các lãnh đạo CSVN luôn mồm ca bài “con cá” xem như
chủ trương nhất quán không dời đổi của đảng CSVN đối với quan thầy Trung Cộng.
Để hiểu rõ ngọn ngành xin lùi lại Hội Nghị Thành Đô năm 1990.
9.1. Biên bản buổi họp
Hàng trước từ trái sang:
1) Hoàng Bích Sơn, trưởng ban đối ngoại T.Ư., (3)Phạm Văn
Đồng, (4) Nguyễn Văn Linh (bên phải Giang
Trạch Dân), 5) Giang Trạch Dân (áo xám đứng giữa), 6) Lý Bằng, 7) Đỗ
Mười, 9) Hồng Hà (bìa phải)
“Biên bản buổi họp kín giữa Nguyễn Văn Linh , Tổng Bí Thư đảng
CSVN, Đỗ Mười, Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, đại diện phía Việt Nam, và Giang
Trạch Dân, TBT/CSTQ, Lý Bằng, Thủ tướng, đã họp 2 ngày từ 3 và 4-9-1990, tại
Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ”.
“Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Cộng Sản, đảng
Cộng Sản và nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất
đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị
lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ
mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung
Ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng,
Quảng Tây”.
“Phía Trung Quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt
Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để đảng CSVN “giải quyết các bước tiến hành
cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”. (Hết
trích)
9.2 Bí mật của chương trình 30 năm sát nhập Việt Nam vào
Trung Cộng
Hội nghị tái lập bang giao giữa hai nước được tổ chức công khai
vào hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 tại Thành Đô, Tứ Xuyên, nhưng nội dung
CSVN xin được sát nhập vào đại gia đình các dân tộc Trung Quốc là bí mật.
Vì thế, để lừa bịp nhân dân Việt Nam, chương trình 30 năm mà hai
đảng Cộng Sản nầy thực hiện được ngụy trang dưới những từ ngữ mỹ miều như “đại
cuộc”, “phương châm 16 chữ vàng”, “hợp tác chiến lược toàn diện”, “Ủy ban Chỉ
đạo Hợp tác toàn diện”…
Những cụm từ nêu trên là cái nhãn hiệu che giấu chương trình 30
năm ở Thành Đô.
9.3. Bí mật về nghĩa của
“16 chữ vàng”
1). Bước mở đầu
Tháng 11 năm 1991, sau hội nghị Thành Đô, lãnh đạo cao cấp hai
đảng, hai nước liên tiếp thăm viếng lẫn nhau. Sự giao lưu, hợp tác giữa hai bên
về các lãnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, văn hoá… được
mở rộng, nâng lên tầm cao là bước đầu của việc hội nhập.
Trung Cộng cho biết con đường hợp nhất của hai nước vô cùng thuận
lợi vì đó là những đặc thù về địa lý tự nhiên, chế độ chính trị, văn hoá, xã
hội và vận mệnh của hai dân tộc, của hai đảng được xem như một.
“Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng,
Vận mệnh tương quan”
Việt Trung tuy hai mà một, tương nhập là lẻ tất yếu và hợp tình,
hợp lý.
2). Trung Cộng khởi tạo phương châm 16 chữ vàng
Bản tuyên bố chung về 16 chữ vàng được ký vào tháng 2 năm 1999.
Tiếp tục thúc đẩy tiến trình bí mật 30 năm Thành Đô, Giang Trạch
Dân đưa ra chiêu bài để ngụy trang là phương châm 16 chữ vàng. Tổng Bí Thư Lê
Khả Phiêu nhất trí ngay và cam kết luôn luôn thực hiện với quyết tâm cao độ để
hoàn thành “đại cuộc” đó.
Thế là phương châm 16 chữ vàng ra đời từ đó. Bản tuyên bố chung về
16 chữ vàng chính thức được Giang Trạch Dân và Lê Khả Phiêu ký vào tháng 2 năm
1999.
16 chữ vàng:
Láng giềng hữu nghị (mục lân hữu hảo), hợp tác toàn diện (Toàn
diện hợp tác), ổn định lâu dài (Trường kỳ ổn định), hướng tới tương lai (Diện
hướng vị lai).
Tháng 11 năm 2000 khi tân Tổng bí thư Nông Đức Mạnh sang diện kiến
thì Giang Trạch Dân nhắc đến và nhấn mạnh, phương châm 16 chữ vàng là cái khung
chỉ đạo căn bản và nhất quán để Việt Nam phát triển quan hệ với Bắc Kinh. Cũng
giống như những người tiền nhiệm, Nông Đức Mạnh hạ quyết tâm thực hiện nội dung
của 16 chữ vàng.
Tóm lại 16 chữ vàng là ngụy trang của chương trình 30 năm thực
hiện để hoàn tất VN trở thành khu vực tự trị của Trung Cộng.
3). Bí mật của những từ ngữ “đại cuộc” và “tin cậy chính trị”
1. Đại cuộc
Hai chữ “đại cuộc” mà Trung Cộng thường xuyên nhắc nhở là VN trở
thành một khu tự trị của Trung Cộng, một bộ phận của siêu cường quốc tương lai
trên thế giới. Đó là đại cuộc.
Người dân VN và người nước ngoài không hiểu hai chữ nầy chỉ cái
gì.
2. Về “tin cậy chính trị”
Giữa Mỹ và Việt Nam không có những ràng buộc nào có liên quan đến
cụm từ “tin cậy chính trị” cả.
Tin cậy là tin tưởng vào những sự cam kết, thỏa thuận, thề thốt,
xin hứa, hợp tác để thực hiện mục đích nào trong tương lai hiện chưa hoàn tất.
Đó là 30 năm để hoàn tất hồ sơ trở thành khu tự trị của Trung Cộng.
9.4. Nghĩa của những từ ngữ được hiểu “trên căn bản Trung Cộng là
chủ của Biển Đông”
Chúng ta cần hiểu ý nghĩa của những từ ngữ nầy để thấu suốt quá
trình đàm phán, đối thoại giữa hai bên, VN&TQ.
Quan điểm cá biệt của Trung Cộng về chủ quyền trên Biển Đông được
công khai tuyên bố là, theo lịch sử thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là
thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Sự thật nầy không thể tranh cãi được.
Trung Cộng cho rằng Biển Đông thuộc chủ quyền của họ cho nên những
hoạt động trên biển như tàu thăm dò đầu mỏ, giàn khoan, khu vực đánh cá, những
hoạt động của các tàu hải giám, kiểm ngư, cảnh sát biển… là những tác nghiệp
bình thường và hợp pháp trên vùng biển chủ quyền của họ.
Trái lại, khi Việt Nam can thiệp vào các hoạt động bình thường và
hợp pháp của họ thì bị kết tội là: gây căng thẳng, gây phức tạp tình hình, làm
mất ổn định khu vực, xâm phạm vùng biển của họ, làm xấu quan hệ Việt-Trung, làm
mất tin cậy, làm hỏng đại cuộc, đi sai phương hướng….Phương hướng đúng đắn đại
cuộc để trở thành khu tự trị của sắc tộc Việt Nam.
Và khi đảng CSVN cam kết không gây căng thẳng, không gây phức tạp
tình hình thì được hiểu rằng VN sẽ không can thiệp vào các tác nghiệp bình
thường hợp pháp của Trung Cộng trên biển đông.
Những yêu cầu của Trung Cộng về: Xây dựng đồng thuận, xử lý tranh
chấp song phương, xây dựng định hướng dư luận, thúc đẩy theo con đường đúng
đắn.. cũng được hiểu theo nghĩa trên quan điểm của Trung Cộng.
Người dân Việt Nam không hiểu nghĩa theo quan điểm nầy nên cho
rằng “Trung Cộng nói một đàng làm một nẻo”.
Trung Cộng “nói một đàng” là chỉ thị cho Việt Cộng phải làm những
gì để không cản trở vào sinh hoạt bình thường hợp pháp của họ. Trái lại những
gì họ làm là hợp pháp, hợp lý. Không phải là “làm một nẻo”.
10* “Nổ lực giải quyết đúng đắn tranh chấp ở Biển Đông”
10.1. Củng cố quan hệ song phương
Ngày 2-1-2015, GS Carl. Thayer có bài bình luận trên tờ The
Diplomat cho biết Việt Nam và Trung Quốc đã đồng ý “nổ lực giải quyết đúng đắn
tranh chấp hàng hải ở Biển Đông” trong chuyến thăm của Thường trực Ban Bí thư
Lê Hồng Anh vào 2 ngày 26 và 27-8-2013.
Tập Cận Bình đã phát biểu: “Hàng xóm láng giềng thì không thể thay
đổi, thân thiện với nhau có lợi ích hai bên”.
Tập Cận Bình và Lê Hồng Anh đồng ý 3 điểm:
1. Hai bên cam kết tăng cường chỉ đạo các cơ
quan liên hệ củng cố quan hệ song phương.
2. Hai bên nhất trí thúc đẩy các chuyến thăm trao
đổi giữa hai đảng và giữa các bộ ngành địa phương hai nước phục hồi và tăng
cường quan hệ trong các lãnh vực.
3. Hai bên nhất trí thực hiện nghiêm túc của thỏa
thuận “nguyên tắc chỉ đạo cơ bản” được ký ngày 11-10-2011 giữa Nguyễn Phú
Trọng và Hồ Cẩm Đào, để giải quyết các vấn đề liên quan trên biển,
10.2. Phân tích ba điểm nhất trí nêu trên
Chưa từng thấy mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia nào mà
chính quyền, chính phủ phải thúc đẩy các bộ ngành của quốc gia nầy phải hợp tác
với các bộ ngành của quốc gia kia. Ví dụ như Đảng và Nhà nước VN phải thúc đẩy
cho các bộ ngành như: Bộ Quốc Phòng, Bộ Ngoại Giao, Bộ Công An, Bộ Giáo Dục, Bộ
Y Tế, Bộ Giao Thông Vận Tải, Bộ Kinh Tế…phải hợp tác song phương với các bộ
liên hệ của Trung Cộng.
Điều nầy chứng tỏ VN trực thuộc vào Trung Cộng.
Mỗi bộ của VN được xem như một bộ phận cấp dưới trực tiếp lệ thuộc
vào các bộ của Trung Cộng.
Lãnh đạo đảng CSVN thi hành những điều đó cho thấy họ chấp nhận
làm một khu tự trị của chính quyền TW ở Bắc Kinh.
Về “nguyên tắc chỉ đạo cơ bản” ký ngày 11-10-2011 giữa Nguyễn Phú
Trọng và Hồ Cẩm Đào, hai bên nhất trí:
- Lấy đại cuộc hai nước làm trọng.
- Tôn trọng yếu tố pháp lý và lịch sử của Biển Đông
- Giải quyết song phương các tranh chấp ở Biển Đông.
Tóm lại, “đại cuộc” là VN xin làm khu tự trị của Trung Cộng. Trung
Cộng nêu yếu tố lịch sử để xác nhận chủ quyền của họ trên Biển Đông. Việt Cộng
luôn luôn nhất trí giải quyết tranh chấp song phương, như vậy việc tham khảo vụ
kiện chỉ là để bịp nhân dân mà thôi.
11* Kết luận
Tóm lại người đứng sau “Chân Dung Quyền Lực” là một tổ chức tình
báo bởi vì các chi tiết bí mật thuộc về cá nhân như số trương mục trong ngân
hàng, số cổ phiếu, số tiền và của nổi của chìm cùng các thứ tài sản được tiếp
cận và thu thập thì chỉ có cơ quan tình báo có liên hệ đến VN mới có khả năng
thực hiện.
Tình báo là hoạt động bí mật cho nên suy đoán cũng chỉ là suy
đoán. Đoán già, đoán non tùy theo góc nhìn của mỗi người.
Trúc Giang căn cứ vào bàn tay của Trung Cộng không buông tha việc
sắp xếp nhân sự cho Đại Hội XII của năm 2016.
Trước Đại Hội X năm 2008, Giả Khánh Lâm sang cho biết “Hồ Cẩm Đào
muốn Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng” vậy thì trước Đại Hội XII, Du Chính Thanh
cũng có thể sang cho biết “Tập Cận Bình muốn Nguyễn Thiện Nhân làm thủ tướng”.
Nhiều nhà quan sát cho rằng Hội Nghị TW 10 đã bị trì hoãn nhiều lần là do chờ
mệnh lệnh từ Du Chính Thanh.
Căn cứ vào vai trò của Nguyễn Thiện Nhân trong quan hệ Việt Trung
để suy đoán ông nầy là con gà của Chủ tịch họ Tập.
Trung Cộng đứng sau CDQL mà người thực hiện có thể là Nguyễn Chí Vịnh.
Nếu Nguyễn Thiện Nhân được đưa ra làm ứng cử viên Thủ tướng thì có thể xác định
Tình báo Hoa Nam đứng sau CDQL.
Trúc Giang
Minnesota ngày 17-1-2015
__._,_.___
No comments:
Post a Comment