Tập Cận Bình thanh trừng kiểu Staline để
nắm toàn quyền
Bọn ngu xuẩn
hữu ích cho Cu Ba
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình
giống như "thanh trừng" thời Staline hầu đảm bảo quyền lực tuyệt đối
- REUTERS /Jason Reed
Cuộc thanh trừng tại Trung Quốc theo kiểu Stakine là đề tài được
tuần báo Courrier International quan tâm. Tờ báo trích dịch bài viết trên trang
mạng Cn.nytimes.com đề tựa: “Trung Quốc: thanh trừng kiểu Staline”. Bài viết
nêu lên quan điểm của tác giả Murong Xuecun, đồng thời là nhà văn, về chiến
lược chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Theo tác giả, mục tiêu
của chiến dịch này là làm suy yếu các phe cánh đối lập và đảm bảo quyền lực
tuyệt đối.
Theo tác giả bài viết, chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của ông Tập
được báo chí trong nước không ngớt lời ca ngợi, nhưng cùng lúc ấy lại dấy lên
nhiều tiếng nói chỉ trích một cuộc chiến “có chọn lọc”. Đối với tác giả, chiến
dịch này giống một cuộc thanh trừng theo kiểu Staline trong nội bộ Đảng Cộng
sản hơn là tìm kiếm sự minh bạch. Nó dựa vào điều lệ của Đảng hơn là dựa vào
pháp luật.
Những người chịu trách nhiệm thi hành đa số là đảng viên Đảng
Cộng sản, tương đương với nhân viên tình báo của KGB, chứ không phải là cảnh
sát. Thường thì nhà báo bị cấm xen vào các vụ này. Do đó, truyền thông cũng
không được lên tiếng khi các vụ việc chưa được đưa ra công chúng. Hơn nữa, tất
cả phải viết cùng một ý. Quan trọng hơn nữa là cho tới giờ phút này, trong phe
cánh thân cận với Chủ tịch Tập Cận Bình chưa có ai bị sờ gáy.
Theo nhiều nhà phân tích, các đồng minh chính trị quan trọng
nhất của ông Tập là những người được gọi là “thế hệ đỏ thứ hai” tức con cháu
của các cựu đảng viên. Trong cỗ máy quyền lực khá đặc biệt của Trung Quốc cộng
sản, thành phần này có nhiều đặc quyền đặc lợi hơn người khác và một khả năng
làm giàu không thể tưởng.
Tuy nhiên, cho đến lúc này thì chưa ai bị diệt cả, trừ Bạc Hy
Lai (cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh) bị kết án tù chung thân năm 2013. Sự thất
sủng của ông Bạc được xem như kết quả của sự thua cuộc trong cuộc chiến quyền
lực, chứ không phải là hệ quả của hành vi nhận hối lộ.
Theo tác giả, tuy thất thế, nhưng Bạc Hy Lai (Bo Xilai) vẫn được
đãi ngộ khá tốt hơn so với nhiều nhân vật khác xuất thân từ gia đình bình dân
như Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang) bị cáo buộc tham nhũng và tiết lộ bí mật
quốc gia. Cả gia đình, tay chân thân cận và lãnh địa của ông Chu cũng bị kéo
vào vòng xoáy.
Tác giả giải thích, tại Trung Quốc, các quan chức cao cấp có
quyền lực vô hạn tại khu vực mà họ lãnh đạo: họ có thể thăng tiến cho người
thân và nhận hối lộ mà không chút hổ thẹn.
Tại các thành trì của ông Tập Cận Bình như tỉnh Phúc Kiến
(Fujian) và Chiết Giang (Zhejiang), theo những gì tác giả biết, chưa một quan
chức cao cấp nào cỡ phó chủ tịch tỉnh bị hạ bệ.
Ông Tập Cận Bình sẽ không kéo dài chiến dịch này, vì, nếu trong
nhiệm kỳ thứ hai của ông (nếu ông tái đắc cử), một số đông công chức khả nghi
tiếp tục bị trừng phạt thì điều đó chứng tỏ ông bất lực trước tệ nạn này. Khi
ông Tập loại bỏ được hết đối lập thì các quan chức và người thân vẫn tiếp tục
ngựa quen đường cũ (tham nhũng).
Tại Trung Quốc, một số ảo tưởng rằng hành động trên của ông Tập
nhằm đưa đất nước Trung Hoa tiến dần theo hướng dân chủ, nhưng theo tác giả, đó
là một nhà độc tài đang tìm cách tập trung quyền lực vào tay mình. Ngoài ra,
tác giả còn tố cáo quyền được bào chữa của phạm nhân không được tôn trọng, vì họ
không được gặp luật sư trong lúc chờ xét xử.
Có nên trang bị vũ khí cho Ukraina ?
Nhìn sang thời sự Châu Âu, trước sự áp đảo của phe ly khai thân
Nga và sự tổn thất về người và của của xã hội dân sự, phương Tây đã nảy ra suy
nghĩ qua câu hỏi trên trang nhất nhật báo Libération: có nên trang bị vũ khí
cho Ukraina?
Xã luận Libération cho rằng, do quá bận tâm đến mối đe dọa thánh
chiến, mà phương Tây dường như quên đi hàng ngày, nhiều người dân vô tội bị sát
hại trong một đất nước Ukraina mà Châu Âu đã giúp đỡ để tiến tới một thể chế
dân chủ. Các biện pháp trừng phạt Nga cũng đã được đưa ra, nhưng có vẻ nó đang
phản tác dụng, bởi vì nó cho phép Tổng thống Putin xem mình là nạn nhân của sự
cô lập phương Tây.
Ông Putin càng mạnh miệng thì dân chúng càng hoan hỉ và đảm bảo
rằng chỉ có mình Tổng thống Putin mới có thể tìm lại sức mạnh của nước Đại Nga.
Nếu như trừng phạt phát huy tác dụng trong kinh tế, thì trên tương quan lực
lượng, Nga vẫn không lùi bước.
Liệu phương Tây có sẵn sàng từ bỏ Ukraina như đã bỏ rơi Crimée
với nguy cơ nhìn thấy Nga tiến công vào những mắt xích yếu khác của châu lục?
Tác giả cho rằng nếu câu trả lời là không thì phải hành động ngay. Bài phóng sự
cho thấy các quân nhân Ukraina phải xin các phóng viên từng thỏi sô cô la hay
tận dụng mối quan hệ của một trong số họ để trang bị kính tia hồng ngoại. Từ
đó, Libération kết luận, Châu Âu và Hoa Kỳ phải tạo điều kiện cho quân đội
Ukraina tự vệ, thậm chí chấm dứt được sự tiến công của Nga.
Nga : công ty đua nhau sa thải công nhân
Tuy khá lấn lướt về quân sự, nhưng kinh tế Nga đang phải đối mặt
với làn sóng sa thải công nhân ồ ạt của các công ty. Đó là nội dung một bài
viết trên tờ Le Monde. Hằng ngày, danh sách cắt giảm việc làm dài thêm. Hôm
29/01, một công ty con của hãng bia Carlsberg tại Nga đã thông báo đóng cửa
xưởng. Hiện tỷ lệ thất nghiệp chính thức là trên 5%.
Theo tờ báo, hãng sản xuất xe hơi của Pháp Renault cũng dự tính
sa thải 1400 cán bộ trong đợt tới. Khủng hoảng, trừng phạt của phương Tây và
giá dầu thô giảm đã bắt đầu tác động. Các chỉ số của kinh tế Nga gần đây khá
đáng ngại : đồng rúp trượt giá không phanh, lạm phát tiếp tục gia tăng, tiêu
thụ giảm, các công ty chịu lãi suất chỉ đạo là 17% của Ngân hàng trung ương Nga
nên khó mà trả hết nợ và đảm bảo chi tiêu. Đó là chưa kể đến các trừng phạt của
phương Tây làm cho họ không tiếp cận thị trường vốn. Vào năm 2015, Nga sẽ rơi
vào giai đoạn suy thoái.
Nhà xã hội học Petr Biziokov, « tình hình tại Nga khác hẳn so
với những nơi khác. Trước tiên, tiền đền bù thấp nghiệp rất thấp, khoản 5000
rúp/tháng (dưới 70 euro/tháng). Hơn nữa, mối quan hệ trong công việc còn khá
phong kiến. Nhân viên phụ thuộc nhiều vào chủ, làm những gì chủ muốn. Đó là
chưa kể đến những người nhập cư, tình trạng của họ còn tệ hơn. Từ nhiều tháng
nay, nhiều cuộc đình công và hành vi phản đối nổi ra mạnh mẽ ».
No comments:
Post a Comment