TT Nga kêu gọi
binh sĩ Ukraine bị bao vây ở Debaltseve ra hàng
Firepower: Battle Tanks
Thành viên tổ chức Human Platform của Hungary biểu tình phản đối
chuyến đến thăm Hungary của Tổng thống Nga Vladimir Putin, 16/2/15
·
·
·
Tin liên hệ
Hình ảnh/Video
Trang ảnh
Đàm phán hòa bình Ukraine tại Minsk
Lisa Schlein
18.02.2015
Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi phiến quân thân Nga cho binh
sĩ Ukraine đường rút lui an toàn khỏi thành phố Debaltseve đang bị bao vây ở
miền đông Ukraine. Phát biểu hôm thứ Ba ở thủ đô Hungary, ông Putin cũng kêu
gọi chính phủ Kiev cho phép quân đội của mình đầu hàng.
Ông Putin phát biểu bên cạnh Thủ tướng Hungary Viktor Orban giữa lúc chiến sự diễn ra ác liệt ở Debaltseve, dù đã có một thỏa thuận ngừng bắn do quốc tế điều giải được ông Putin và các nhà lãnh đạo Đức, Pháp và Ukraine công bố vào tuần trước.
Trong cuộc họp báo phát sóng trên truyền hình Moscow, ông Putin nhấn mạnh rằng quân đội Ukraine đã bị bao vây tại Debaltseve "khoảng một tuần trước khi" thỏa thuận ngừng bắn đạt được vào ngày 12 tháng 2. Ông cũng cho biết ông đã tiên liệu hồi tuần trước rằng sự bao vây ở Debaltseve là dấu hiệu cảnh báo "theo cách này hay cách khác, trong một thời gian, rằng những cuộc đụng độ sẽ tiếp diễn."
Ông Putin phát biểu bên cạnh Thủ tướng Hungary Viktor Orban giữa lúc chiến sự diễn ra ác liệt ở Debaltseve, dù đã có một thỏa thuận ngừng bắn do quốc tế điều giải được ông Putin và các nhà lãnh đạo Đức, Pháp và Ukraine công bố vào tuần trước.
Trong cuộc họp báo phát sóng trên truyền hình Moscow, ông Putin nhấn mạnh rằng quân đội Ukraine đã bị bao vây tại Debaltseve "khoảng một tuần trước khi" thỏa thuận ngừng bắn đạt được vào ngày 12 tháng 2. Ông cũng cho biết ông đã tiên liệu hồi tuần trước rằng sự bao vây ở Debaltseve là dấu hiệu cảnh báo "theo cách này hay cách khác, trong một thời gian, rằng những cuộc đụng độ sẽ tiếp diễn."
Nhưng ông nói chiến sự ở những nơi khác ở miền đông đã giảm cường
độ kể từ khi lệnh ngừng bắn được loan báo.
Sáng ngày thứ Ba, Ukraine thừa nhận "một số đơn vị quân đội" đang bị bao vây trong thành phố.
Theo các điều khoản của thỏa thuận ngưng bắn, đôi bên phải rút các loại vũ khí hạng nặng khỏi thành phố điểm nóng này vào ngày thứ Ba. Nhưng kể từ khi hạn chót qua đi, cả hai bên đều nhấn mạnh mình không phải là bên đầu tiên rút vũ khí.
Sáng ngày thứ Ba, Ukraine thừa nhận "một số đơn vị quân đội" đang bị bao vây trong thành phố.
Theo các điều khoản của thỏa thuận ngưng bắn, đôi bên phải rút các loại vũ khí hạng nặng khỏi thành phố điểm nóng này vào ngày thứ Ba. Nhưng kể từ khi hạn chót qua đi, cả hai bên đều nhấn mạnh mình không phải là bên đầu tiên rút vũ khí.
Hôm thứ Hai, lực lượng ly khai đề nghị cho lực lượng Ukraine, được
cho là tới hàng ngàn binh sĩ, rút khỏi Debaltseve một cách an toàn nếu chịu
buông vũ khí. Nhưng Ukraine nhanh chóng bác bỏ ý tưởng và nói rằng thành phố
nằm trong phạm vi lãnh thổ của mình theo thỏa thuận ngừng bắn được đàm phán ở
Minsk. Thành phố bị tàn phá này đã chứng kiến chiến sự lớn diễn ra liên tục kể
từ khi những nỗ lực ngừng bắn trước đó thất bại vào tháng trước.
"Ngay sau khi những kẻ chủ chiến ngừng bắn, phía Ukraine sẽ
bắt đầu rút vũ khí hạng nặng khỏi tiền tuyền," phát ngôn viên quân đội
Ukraine Anatoliy Stelmakh phát biểu trên truyền hình.
Phát ngôn viên của phiến quân Denis Pushilin nói với hãng tin Reuters
rằng quân ly khai có quyền "hợp đạo đức" phải bảo vệ thành phố mà ông
gọi là "lãnh thổ nội bộ." Ông cũng cho biết phiến quân sẵn sàng rút
lui, nhưng sẽ tiếp tục "đáp trả hỏa lực."
Mỹ hôm thứ Hai nói họ "hết sức lo lắng" về tình hình xấu
đi trong và xung quanh Debaltseve. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết có 129 vụ vi phạm
lệnh ngừng bắn của phiến quân đã được ghi nhận từ khuya Chủ nhật, cùng với năm
người chết.
Phiến quân Ukraina
tấn công Debaltseve bất chấp lệnh ngưng bắn
Quân đội Ukraina tìm cách đẩy lùi các toán võ
trang thân Nga - REUTERS /Gleb Garanich
Liên Hiệp Châu Âu một lần nữa kêu gọi tôn trọng lệnh ngưng bắn ở
đông Ukraina và rút vũ khí nặng. Tuy nhiên, chiến sự có dấu hiệu gia tăng sau
khi phiến quân thân Nga tấn công vào thành phố chiến lược Debaltseve, do lực
lượng Ukraina kiểm soát, nằm trên tuyến đường xe lửa huyết mạch nối liền
Donetsk và Lugansk, hai « thủ đô » của phe thân Nga.
Bất chấp thỏa thuận Minks số hai và cuộc điện đàm giữa ba lãnh
đạo Đức-Pháp- Nga vào chiều hôm qua, sáng nay 17/02/2015, phe thân Nga đã đưa
nhiều toán võ trang tấn công vào Debaltseve. Chiến sự gia tăng từ nhiều tuần
nay ở ngoại vi thành phố đã lan vào trung tâm.
Một sĩ quan cảnh sát Ukraina tại chỗ xác nhận với AFP là phiến
quân sử dụng « súng cối, súng phóng lựu và các loại
súng lớn nhỏ khác. Nhiều người chết và bị thương bị bỏ nằm trên đường phố ».
Phát ngôn viên quân đội Ukraina xác nhận tin này nhưng cho rằng chỉ có một vài
toán phiến quân xâm nhập.
Về phần phe thân Nga, một người tự xưng là có trách nhiệm trong
« bộ Quốc phòng » khẳng định là đã chiếm được nhà ga. Sự kiện này cho thấy
cuộc điện đàm giữa ba nhân vật Angela Merkel, François Hollande và Vladimir
Putin chiều hôm qua không giúp cho tình hình Ukraina giảm căng thẳng.
Theo chính phủ Đức, cả ba nhà lãnh đạo Đức Pháp Nga đều quyết
định « những biện
pháp cụ thể » cho phép quan sát viên của Tổ chức An ninh và
Hợp tác châu Âu OSCE giám sát lệnh ngưng bắn. Không rõ các biện pháp cụ thể này
là gì ?
Liên Hiệp Châu Âu một lần nữa kêu gọi hai bên tôn trọng lệnh
ngưng bắn và triệt thoái vũ khí nặng như đại bác, xe tăng, dàn phóng tên lửa.
Theo AFP, Liên Hiệp Châu Âu « than phiền » phiến quân cản trở quan sát viên của
OSCE đến tận Debaltseve để theo dõi tình hình.
Hàng ngàn thường dân bị
kẹt vì vi phạm ngưng bắn ở miền đông Ukraine
Một nhân viên cứu hỏa tìm cách dập tắt lửa khi đạn pháo rơi vào
khu dân cư, 14/2/15
·
·
·
Tin liên hệ
Hình ảnh/Video
Trang ảnh
Đàm phán hòa bình Ukraine tại Minsk
Lisa Schlein
18.02.2015
Văn phòng nhân quyền Liên Hiệp Quốc tỏ ý rất lo ngại trước tin tức
hàng ngàn thường dân bị kẹt ở thành phố Debaltseve miền đông Ukraine. Cơ quan
này nói những cuộc giao tranh giữa quân nổi dậy thân Nga và lực lượng chính phủ
tiếp tục bất kể lệnh ngưng bắn vừa được công bố. Thông tín viên Lisa Schlein
tường trình cho đài VOA từ trụ sở Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp quốc ở Geneva.
Cơ quan nhân quyền LHQ cho hay chưa có được thông tin đáng tin cậy
về vụ giao tranh hay số thương vong trong vùng Debaltseve, nhưng bày tỏ sự quan
ngại trước tin tức về pháo kích liên tục và nói cơ quan tin rằng có mấy ngàn
thường dân đang trốn tránh trong các hầm nhà.
Phát ngôn viên Rupert Colville nói chưa rõ có bao nhiêu thường dân
đang lẩn trốn, nhưng nói rằng họ đang chật vật để có được thức ăn nước uống và
các nhu yếu phẩm khác.
Ông Colville nêu ra rằng trong những ngày trước cuộc ngưng bắn,
các hành vi thù nghịch đã tăng cường với nhiều thương vong của cả quân đội lẫn
thường dân. Ông nói số thương vong đã giảm đáng kể trong 2 ngày đầu ngưng bắn,
bắt đầu từ ngày 15 tháng 2.
“Mặc dầu đại bác và súng nhỏ nổ qua lại không ngừng hẳn, tác động
đối với thường dân đã có vẻ giảm bớt ở đa số nếu không phải tất cả các nơi. Cho
đến nay, chúng tôi mới chỉ ghi nhận được vài thương vong trong 2 ngày đầu đó,
nghĩa là Chủ nhật và Thứ hai. 2 thường dân được báo cáo tử vong ở Popasna,
trong vùng Luhansk hôm chủ nhật, và nhiều thường dân được báo cáo là bị thương
ở Avdivka trong vùng Donetsk hôm thứ hai.”
Ông Colville nói các quan sát viên LHQ đang làm việc để xác minh
các báo cáo về thương vong của thường dân. Văn phòng tỵ nạn LHQ báo cáo 5 ngàn
665 người đã thiệt mạng và gần 14 ngàn người bị thương trong 10 tháng qua ở
miền đông Ukraine.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới WHO báo cáo tình hình y tế trong
các khu vực có xung đột đang lâm vào thế khủng hoảng, với các cơ sở chăm sóc bị
trúng bom đạn và thuốc men thiếu hụt.
WHO nói có ít nhất 78 cơ sở đã bị pháo kích kể từ khi bắt đầu vụ
khủng hoảng, trong đó có 6 bệnh viện, trong vòng 2 tuần lễ vừa qua. WHO cho
biết 4 người đã thiệt mạng và 19 người bị thương trong vụ tấn công vào các bệnh
viện.
Phát ngôn viên của WHO, ông Takik Jasarevic nói cung cấp các
dịch vụ y tế có chất lượng không thể có được vì thiếu an ninh, và thiếu đồ tiếp
liệu y khoa và thiết bị giải phẫu, thuốc chủng ngừa, và chăm sóc chấn thương
khẩn cấp.
“Chúng tôi biết có một sự gia tăng về số vụ bệnh lao ở các vùng
không do chính phủ kiểm soát và chủ yếu nơi những người cao tuổi. Cũng có nguy
cơ lây truyền HIV/AIDS, nhất là từ mẹ sang con, bởi vì thiếu sự tiếp cận với
chữa trị. WHO đang tìm cách giúp đỡ những người cung cấp dịch vụ y tế về mọi
mặt.”
Ông Jarasevic nói WHO đang điều hành 7 đơn vị di động về chăm sóc
y tế cơ bản khẩn cấp và khởi sự các hoạt động chăm sóc y tế cho những người bị
thất tán ngay tại Ukraine.
Những thách thức
của tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter
Ashton Carter vừa được Thượng viện thông qua
bổ nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ngày 12/02/2015 theo đề nghị của Tổng thống
Barack Obama.REUTERS/Jonathan Ernst
Ngày 12/02/2015, theo đề nghị của Tổng thống Barack Obama,
Thượng viện Mỹ với đa số phiếu áp đảo đã thông qua quyết định bổ nhiệm ông
Ashton Carter, một chuyên gia lâu năm về vũ khí, làm lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ,
thay cho ông Chuck Hagel. Trong bối cảnh nước Mỹ đang phải đối mặt với nhiều hồ
sơ nóng của thế giới như đẩy mạnh cuộc tấn công tổ chức Nhà nước Hồi giáo, cân
nhắc việc cung cấp vũ khí cho quân đội Ukraina, hoàn tất rút quân khỏi
Afghanistan... ông Carter sẽ phải đối mặt với không ít thách thức khi về lãnh
đạo Lầu Năm Góc.
Nhà báo Phạm Trần tại Washington phác họa chân dung tân Bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ và những thách thức đang chờ đợi ông Ashton Carter:
·
No comments:
Post a Comment