Việt Nam






Sunday, 8 February 2015

Việt Nam nhận tàu tuần duyên Nhật Bản tặng

Việt Nam nhận tàu tuần duyên Nhật Bản tặng

·         In

·         Ý kiến

·         Chia sẻ:

Một tàu tuần duyên của Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp với Trung Quốc ở biển Hoa Đông.

Một tàu tuần duyên của Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp với Trung Quốc ở biển Hoa Đông.

·    

·    

·    

·  

Tin liên hệ

Mỹ trao tàu tuần tra, tăng cường hỗ trợ tuần duyên VN

Một quan chức ngoại giao cấp cao của Hoa Kỳ cho VOA Việt Ngữ biết rằng Washington đã trao cho Việt Nam các tàu tuần tra biển theo như lời hứa của Ngoại trưởng John Kerry.

Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ đi về đâu?

Đảng cộng sản Việt Nam hôm nay kỷ niệm 85 năm ngày thành lập, trong bối cảnh có nhiều tiếng nói kêu gọi 'đa nguyên, đa đảng' và 'cạnh tranh bình đẳng'

Một nhà ngoại giao Bắc Hàn ở Việt Nam ‘xin tị nạn’

Một nhà ngoại giao Bắc Hàn ở VN đã biến mất hồi tháng trước, và người ta nghi là ông đang tìm cách bỏ chạy sang tị nạn tại Hàn Quốc hoặc một nước thứ ba khác

VOA Tiếng Việt

08.02.2015

Lực lượng tuần duyên mà Việt Nam gọi là Cảnh sát biển trong tuần qua đã tiếp nhận một tàu tuần tra đã qua sử dụng do Nhật Bản tặng.

Con tàu từng có tên là Syokaku và nay được đặt tên là CSB 6001 là chiếc tàu đầu tiên trong số ba tàu đã qua sử dụng mà chính quyền Tokyo đã hứa tặng cho Việt Nam để nâng cao năng lực cho Cảnh sát biển Việt Nam.

Tàu được đóng tại Nhật Bản năm 1991, có chiều dài gần 60 mét và có tốc độ hơn 12 hải lý một giờ.

Theo trang web của Cảnh sát biển Việt Nam, con tàu này đã được bảo dưỡng và nâng cấp để làm "nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, giữ gìn an ninh an toàn hàng hải và cứu hộ cứu nạn".

Chính quyền Tokyo thông báo quyết định tặng Việt Nam tàu tuần duyên trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Nhật Bản tới Hà Nội.

Việt Nam nhận tàu tuần duyên của Nhật trong tuần mà một giới chức ngoại giao của Hoa Kỳ xác nhận rằng Mỹ đã cấp cho Hà Nội các tàu tuần tra biển.

"Tự hào"

Ông Puneet Talwar, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề quân sự và chính trị, cũng cho biết thêm rằng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ củng cố lực lượng tuần duyên mà Việt Nam gọi là cảnh sát biển.

Nhà ngoại giao này xác nhận như vậy trong một cuộc phỏng vấn với VOA tiếng Việt hôm 4/2, ít lâu sau khi tới Việt Nam tham dự cuộc đối thoại lần thứ bảy về quốc phòng, an ninh và chính trị song phương.

Ông cho biết: “Chúng tôi đã và đang tăng cường hợp tác để giúp đỡ Việt Nam phát triển lực lượng tuần duyên. Chúng tôi rất tự hào về điều đó, và chúng tôi cũng hy vọng rằng phía đối tác Việt Nam sẽ đánh giá như vậy.  Đúng, chúng tôi đã cung cấp cho Việt Nam tàu tuần tra và chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện điều đó để giúp lực lượng tuần duyên của Việt Nam cải thiện khả năng”.

Các quyết định của Nhật Bản và Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc có nhiều hành động mạnh mẽ nhằm xác nhận chủ quyền trên biển Đông.

Theo Cảnh sát biển VN, VOA

 

Mỹ trao tàu tuần tra, tăng cường hỗ trợ tuần duyên VN

·         In

·         Ý kiến (47)

·         Chia sẻ:

Ông Puneet Talwar (trái) nói rằng phía Mỹ "tự hào" vì đã giúp đỡ lực lượng tuần duyên Việt Nam.

Ông Puneet Talwar (trái) nói rằng phía Mỹ "tự hào" vì đã giúp đỡ lực lượng tuần duyên Việt Nam.

·    

·    

·    

·  

Tin liên hệ

Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ đi về đâu?

Đảng cộng sản Việt Nam hôm nay kỷ niệm 85 năm ngày thành lập, trong bối cảnh có nhiều tiếng nói kêu gọi 'đa nguyên, đa đảng' và 'cạnh tranh bình đẳng'

·         Một nhà ngoại giao Bắc Hàn ở Việt Nam ‘xin tị nạn’

·         Sóng ngầm trong quan hệ Việt – Trung – Mỹ

VOA Tiếng Việt

05.02.2015

Một quan chức ngoại giao cấp cao của Hoa Kỳ cho biết rằng Washington đã trao cho Việt Nam tàu tuần tra biển theo như lời hứa của Ngoại trưởng John Kerry trong chuyến công du tới quốc gia cựu thù cuối năm 2013.

Ông Puneet Talwar, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề quân sự và chính trị, cũng cho biết thêm rằng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ củng cố lực lượng tuần duyên mà Việt Nam gọi là cảnh sát biển.

Nhà ngoại giao này xác nhận như vậy trong một cuộc phỏng vấn với VOA tiếng Việt hôm 4/2, ít lâu sau khi tới Việt Nam tham dự cuộc đối thoại lần thứ bảy về quốc phòng, an ninh và chính trị song phương.

Ông cho biết: “Chúng tôi đã và đang tăng cường hợp tác để giúp đỡ Việt Nam phát triển lực lượng tuần duyên. Chúng tôi rất tự hào về điều đó, và chúng tôi cũng hy vọng rằng phía đối tác Việt Nam sẽ đánh giá như vậy.  Đúng, chúng tôi đã cung cấp cho Việt Nam tàu tuần tra và chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện điều đó để giúp lực lượng tuần duyên của Việt Nam cải thiện khả năng”.

Chúng tôi đã và đang tăng cường hợp tác để giúp đỡ Việt Nam phát triển lực lượng tuần duyên. Chúng tôi rất tự hào về điều đó, và chúng tôi cũng hy vọng rằng phía đối tác Việt Nam sẽ đánh giá như vậy. Đúng, chúng tôi đã cung cấp cho Việt Nam tàu tuần tra và chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện điều đó để giúp lực lượng tuần duyên của Việt Nam cải thiện khả năng.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Puneet Talwar nói.

Trong chuyến công du đầu tiên tới Việt Nam trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ hồi tháng 12 năm 2013, ông John Kerry thông báo rằng Mỹ sẽ hỗ trợ cho Việt Nam một khoản trị giá 18 triệu đôla cũng như giúp huấn luyện và cấp 5 tàu tuần duyên cho Việt Nam.

Tuyên bố của nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc có nhiều hành động mạnh mẽ nhằm xác nhận chủ quyền trên biển Đông.

Hồi đầu năm 2014, trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho VOA Việt Ngữ, Tư lệnh lực lượng tuần duyên Mỹ, Đô đốc Bob Papp cho biết ý định cử một sĩ quan của lực lượng này tới Đại sứ Mỹ ở Hà Nội.

Khi ấy, ông Papp cũng cho biết rằng phía Hoa Kỳ sẽ cấp cho Việt Nam các tàu tuần tra mà Mỹ đã ‘ngưng sử dụng’.

Chủ đề quan trọng

Trợ lý Ngoại trưởng Talwar cho biết rằng an ninh biển, nhất là vấn đề tự do hàng hải, là một trong các vấn đề quan trọng trong cuộc đối thoại thường niên Việt – Mỹ.

Thời gian qua, có nhiều đồn đoán về loại vũ khí mà Việt Nam sẽ mua của phía Mỹ sau khi Washington dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương.

Khi được hỏi rằng phía Việt Nam có đề cập tới các thiết bị quân sự mà họ muốn mua của Mỹ hay không, ông Talwar nói: “Chuyến thăm của chúng tôi tới Việt Nam không phải nhằm mục đích bán bất kỳ một loại vũ khí nào đó hay để giao dịch. Chuyến đi này thể hiện chiều sâu ngày càng lớn trong mối quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ".

Chuyến thăm của chúng tôi tới Việt Nam không phải nhằm mục đích bán bất kỳ một loại vũ khí nào đó hay để giao dịch. Chuyến đi này thể hiện chiều sâu ngày càng lớn trong mối quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Puneet Talwar nói.

Ông nói thêm: "Chúng tôi đã thảo luận rất nhiều vấn đề, từ an ninh biển, gìn giữ hòa bình, không phổ biến vũ khí hủy diệt tới các vấn đề nhân đạo như gỡ bỏ bom mìn còn sót lại ở Việt Nam hay vấn đề binh sĩ Mỹ mất tích trong Chiến tranh Việt Nam. Cả hai phía đều có các đại diện các bộ ngành tại cuộc đối thoại và điều đó cho thấy sự lớn mạnh của mối quan hệ song phương”.

Hồi tháng 11 năm ngoái, Hoa Kỳ chính thức sửa đổi quy định về quản lý xuất khẩu vũ khí quốc tế liên quan tới Việt Nam, mở đường cho việc bán các vũ khí sát thương cho quốc gia cựu thù.

Văn bản mới được đăng tải trên trang web của Cục Văn thư Liên bang Hoa Kỳ có đoạn viết, Bộ Ngoại giao Mỹ đã xác định rằng “vì các lợi ích đối ngoại Mỹ, an ninh quốc gia và vì các quan ngại nhân quyền mà việc xuất khẩu các thiết bị quốc phòng mang tính sát thương và các dịch vụ quốc phòng cho Việt Nam có thể được cho phép trên cơ sở từng trường hợp một nhằm tăng cường an ninh và trinh sát trên biển”.

Trinh sát biển

Hiện chưa rõ Việt Nam sẽ mua gì, nhưng giới chức quân sự cấp cao của Mỹ từng được báo chí dẫn lời nói rằng hai quốc gia đang bàn thảo về “các tàu tuần tra, các thiết bị trinh sát, tình báo” và “có thể là cả một số vũ khí cho hạm đội mà Việt Nam chưa có”.

Trong khi đó, trả lời báo giới, giáo sư Carl Thayer, nhận định Việt Nam đang muốn mua máy bay tuần tra biển P3 của Mỹ. Ngoài ra, chuyên gia về Việt Nam này còn cho rằng Hà Nội cũng quan tâm tới radar ven biển, giúp tăng cường khả năng giám sát biển của Hải quân Việt Nam.

Việt Nam đã thả blogger Điếu Cày ít lâu trước khi Hoa Kỳ có quyết định trên với quốc gia cựu thù nhưng sau đó lại bắt ít nhất 3 blogger khác hồi cuối năm 2014.

Khi được hỏi rằng các nhà quan sát nhật định rằng Hà Nội dường như đang sử dụng các nhà bất đồng chính kiến trong cuộc mặc cả với Washington, Trợ lý Ngoại trưởng Puneet Talwar nói rằng nhân quyền luôn là một thành phần quan trọng trong bang giao giữa hai nước.

Quyết định hỗ trợ quốc phòng [cho Việt Nam] về vấn đề an ninh biển được xem xét trong bối cảnh rộng lớn, và vấn đề nhân quyền là một thành tố quan trọng. Việc Việt Nam có những tiến bộ về nhân quyền sẽ giúp làm sâu sắc thêm nữa mối quan hệ với Mỹ cả về quốc phòng hay trong các lĩnh vực khác.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Puneet Talwar nói.

Ông nói: “Quyết định hỗ trợ quốc phòng [cho Việt Nam] về vấn đề an ninh biển được xem xét trong bối cảnh rộng lớn, và vấn đề nhân quyền là một thành tố quan trọng. Việc Việt Nam có những tiến bộ về nhân quyền sẽ giúp làm sâu sắc thêm nữa mối quan hệ với Mỹ cả về quốc phòng hay trong các lĩnh vực khác".

Ông Talwar nói thêm: "Chúng tôi đã thảo luận với phía Việt Nam về những vấn đề nhân quyền hiện nay, vì đó là một điều quan trọng đối với Mỹ. Chính sách chung của chúng tôi đối với Việt Nam là Hoa Kỳ ủng hộ một quốc gia Việt Nam hưng thịnh và độc lập, tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. Chúng tôi tin rằng việc tôn trọng nhân quyền sẽ giúp Việt Nam lớn mạnh hơn”.

Khi phóng viên VOA Việt Ngữ hỏi rằng phía Mỹ có đề cập cụ thể tới trường hợp bắt giữ mới nhất này hay không, ông Talwar chỉ nói rằng Hoa Kỳ “thảo luận nhiều khía cạnh về tình hình nhân quyền ở Việt Nam”.

Trong chuyến thăm Việt Nam năm ngoái, rợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, ông Tom Malinowski nói rằng Mỹ không muốn có “quan hệ đổi chác” với Việt Nam.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho rằng mối quan hệ Hà Nội - Washington cần phải “dựa trên những giá trị chung”, và đó là lý do vì sao Hoa Kỳ “nhấn mạnh rất nhiều tới vấn đề nhân quyền”.

Cuộc đối thoại lần thứ bảy về quốc phòng, an ninh và chính trị Việt – Mỹ tiếp theo sẽ diễn ra ở thủ đô Washington của Hoa Kỳ vào năm 2016.

 

Hoa Kỳ cam kết tăng cường hợp tác với các nước châu Á TBD

Việt Hà, phóng viên RFA
2015-02-05

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
02052015-us-to-ties-asia-pacifc.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách khu vực Đông Á, ông Daniel Russel.
Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách khu vực Đông Á, ông Daniel Russel.
 RFA files
Sau chuyến công du các nước châu Á đầu năm 2015 trở về Mỹ, Thứ trưởng phụ trách khu vực Đông Á Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Daniel Russel, đã có một cuộc họp bán ngắn thông báo về chính sách của Mỹ tại khu vực này trong năm mới 2015 với cam kết mở rộng và làm sâu thêm nữa quan hệ của Mỹ với các nước trong khu vực.
Chiến lược của Hoa kỳ ở Châu Á TBD
Năm 2015 là một năm tuyệt với với những chuyến đi liên tục của các giới chức cao cấp Hoa Kỳ tới khu vực châu Á Thái Bình  Dương thể hiện cam kết chiến lược của Hoa kỳ với khu vực. Thứ trưởng phụ trách khu vực Đông Á Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Mỹ, Daniel Russel, đã mở đầu bài phát biểu của mình như vậy trong cuộc họp báo ngắn vào chiều ngày 4 tháng 2 tại Washington DC.
Theo ông Daniel Russel, năm 2015, Tổng thống Barack Obama có 2 chuyến thăm và Ngoại trưởng John Kerry có 5 chuyến thăm đến khu vực châu Á Thái Bình Dương chưa kể nhiều chuyến thăm liên tục của những giới chức chính phủ Hoa Kỳ khác tới khu vực. Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nói đến những mốc kỷ niệm quan trọng trong năm nay giữa Hoa Kỳ và các nước trong khu vực bao gồm kỷ niệm kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, Singapore được độc lập, 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam và kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ hai nước Việt Nam Hoa Kỳ. Bên cạnh đó ông cũng nói đến hiệp định xuyên Thái Bình Dương với 12 nước thành viên và đặt nhiều hy vọng vào sự hoàn tất sớm của hiệp định này như một cam kết mạnh mẽ của Hoa Kỳ với khu vực.
Cam kết của Hoa Kỳ trong khu vực trong năm mới cũng thể hiện rõ nét trong việc đề nghị tăng ngân sách của Tổng Thống Barack Obama trong đó có 8% tăng dành cho trợ giúp các nước thuộc khu vực Đông Á TBD
Nói về chiến lược tái cân bằng về khu vực châu Á Thái Bình Dương, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng kể từ khi Mỹ tuyên bố chuyển trục chiến lược về châu Á Thái Bình Dương vào năm 2008 đến nay sự can dự của Hoa Kỳ vào châu Á đã trở nên bình thường. Theo ông, cam kết của Hoa Kỳ trong khu vực trong năm mới cũng thể hiện rõ nét trong việc đề nghị tăng ngân sách của Tổng Thống Barack Obama trong đó có 8% tăng dành cho trợ giúp các nước thuộc khu vực Đông Á Thái Bình Dương.
Trong buổi họp báo ngắn, Thứ trưởng Daniel Russel đã tóm tắt lại chuyến đi của ông tới các nước Đông Nam Á bao gồm Philippines, Malaysia, Thái Lan, Campuchia với cam kết hợp tác chặt chẽ trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng, kinh tế và ủng hộ tiến trình dân chủ, nhân quyền tại các nước liên quan.
Biển Đông
Liên quan đến vấn đề biển Đông, Thứ trưởng Daniel Russel cho rằng những khác biệt trong quan điểm giữa Mỹ và Trung Quốc không thể cản trở quan hệ hai nước nhưng ông cũng bày tỏ quan ngại về những hành động đòi chủ quyền đơn phương gây mất ổn định tại khu vực.
Chúng tôi cũng lo ngại về những ảnh hưởng không tính trước của những hành động và thái độ đó đối với quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng…. Hoa Kỳ có lợi khi Trung Quốc có quan hệ tốt với các nước láng giềng
Daniel Russel
Daniel Russel: chúng tôi (Hoa Kỳ) đã bày tỏ những quan ngại về một số những hành động đơn phương làm thay đổi hiện trạng và gây căng thẳng trong khu vực. Chúng tôi đã làm rõ điều này với phía Trung Quốc theo tinh thần xây dựng. Chúng tôi cũng lo ngại về những ảnh hưởng không tính trước của những hành động và thái độ đó đối với quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng…. Hoa Kỳ có lợi khi Trung Quốc có quan hệ tốt với các nước láng giềng bao gồm các nước láng giềng quan trọng như Việt nam, Philippines, Malaysia…Đó là lý do mà chúng tôi kêu gọi các bên kiềm chế đặc biệt đối với các hoạt động mở rộng các bãi đá thành các trạm dùng cho quân sự.
Philippines gần đây đã nhiều lần lên tiếng cáo buộc Trung Quốc cho mở rộng các bãi đá đang tranh chấp trong khu vực quần đảo Trường Sa để biến thành những đảo lớn có sân bay và cơ sở quân sự phục vụ cho chiến lược lâu dài của Trung Quốc trong khu vực.
Vấn đề Bắc Hàn và chương trình hạt nhân của nước này cũng được đề cập trong họp báo, theo đó người đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Hoa Kỳ sẵn sàng nói chuyện với Bắc Hàn nhưng không chấp nhận những mặc cả mà Bắc Hàn đưa ra trước đó như đòi Hoa Kỳ không được tham gia tập trận thường niên với Nam Hàn. Ông Daniel Russel cũng cho rằng những đe dọa gần đây của Bắc Hàn nhắm vào Mỹ và Nam Hàn chỉ là những lời đe dọa suông, những tính từ sáo rỗng quen thuộc mà thôi.
Vấn đề về nhà nước Hồi giáo ISIS và vụ giết hai con tin người Nhật gần đây cũng được đề cập trong họp báo. Thứ trưởng Daniel Russel khẳng định cam kết ủng hộ Nhật Bản và cho rằng vấn đề khủng bố phải được coi là vấn đề chung không chỉ của riêng Hoa Kỳ, Nhật bản mà còn của các nước khác trong khu vực.


No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List