Việt Nam






Thursday 26 February 2015

Báo lá cải tại Việt Nam

Từ bộ ngai vàng rồng lộn đến cặp bánh chưng 'khủng' 7 tạ














Bạn đọc Danlambao - Sáng ngày 24/2/2015, ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã tổ chức buổi lễ dâng cặp bánh chưng 'khủng' để cúng bà Hoàng Thị Loan, mẹ ruột ông Hồ Chí Minh.

Theo báo Dân Trí, cặp bánh chưng có trọng lượng 7 tạ, tức mỗi chiếc nặng 350 kg, được khiêng đến khu mộ bà Hoàng Thị Loan tại  núi Động Tranh (xã Nam Giang, Nam Đàn, Nghệ An). 


Buổi lễ cúng bánh trưng khủng có sự tham dư của bà Đinh Thị Lệ Thanh, phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cùng nhiều quan chức CS địa phương. 


Cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh, con trai ông Hồ Chí Minh - tức cháu nội bà Hoàng Thị Loan không có mặt tại buổi lễ cúng bánh trưng khủng.

Được biết, buổi lễ lố bịch trên do ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An phối hợp cùng hiệp hội du lịch và Sở VH-TT-DL Nghệ An cùng đứng ra tổ chức. 

Việc cúng bánh trưng khủng của các quan chức CS Nghệ An hoàn toàn tương đồng với lối ăn chơi trọc phú của cháu nội bà Hoàng Thị Loan là cựu TBT Nông Đức Mạnh, người hiện đang sống trong một cung điện xa hoa tại Hà Nội với bộ ngai vàng đầu rồng.

Đúng là dưới chế độ cộng sản, không có chuyện điên rồ nào mà không xảy được.




Báo lá cải tại Việt Nam

















Nguyễn Hưng Quốc (VOA) - ... Tuy viết về các đề tài có vẻ nghiêm túc, nhưng cách khai thác các đề tài ấy, trên báo chí Việt Nam, thường thiên về các khía cạnh nhí nhách, lặt vặt, có khi nhảm nhí. Đọc, người ta thấy vui vui; nhưng đọc xong, người ta chẳng học hỏi thêm bất cứ điều gì cả. Loại báo như thế nếu không gọi là báo lá cải thì gọi nó bằng gì?...

*

Cách đây mấy năm, ở Việt Nam rộ lên một cuộc thảo luận khá ồn ào về hiện tượng báo lá cải. 

Đại khái, có hai luồng ý kiến chính: Một, cho ở Việt Nam có một số tờ báo lá cải chạy theo những thị hiếu tầm thường của quần chúng, đăng những tin tức bá vơ, rẻ tiền; hai, cho ở Việt Nam không hề có báo lá cải vì tất cả các tờ báo ấy đều do nhà nước quản lý, chỉ nhằm thông tin và tuyên truyền chứ không phải nhằm mục đích kiếm lợi nhuận. 

Ý kiến thứ hai được xem là một phán quyết cuối cùng, do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son tuyên bố vào tháng 6 năm 2012. Tuy nhiên, khi khẳng định như vậy, ông Nguyễn Bắc Son cũng nói thêm: Có một số báo, thỉnh thoảng, đi lệch sang khuynh hướng lá cải, cần phải phê phán và chỉnh sửa. Chỉ hơi nghiêng, lệch thôi, chứ chưa hẳn đã là lá cải thật. 

Theo tôi, ngược lại, phần lớn các tờ nhật báo ở Việt Nam hiện nay đều là báo lá cải. 

Nhưng trước hết, xin xác minh khái niệm báo lá cải để bảo đảm là chúng ta cùng hiểu và cùng nhìn vấn đề từ một góc cạnh giống nhau. 

Chữ báo lá cải có lẽ được dịch từ tiếng Pháp, feuille de chou, chỉ loại báo rẻ tiền. Trong tiếng Anh, người ta dùng từ tabloid (hoặc gutter press, hoặc có khi, rag, như một tiếng lóng), với một số đặc điểm chính: Một, về khổ báo (size): thường nhỏ, cầm gọn trên tay, có thể dễ dàng đọc ở những nơi đông người và chật chội (như trên xe lửa hoặc phòng đợi, đâu đó). Hai, về mục tiêu, chỉ nhắm đến việc giải trí, đọc xong rồi thì có thể vất đi. Ba, về tính chất, hoàn toàn thương mại, miễn sao bán cho thật chạy. Cuối cùng, về nội dung, phần lớn chỉ tập trung vào những tin tức giật gân, như các tội phạm, các giai thoại hoặc các tin đồn liên quan đến đời sống riêng tư của các sao điện ảnh, ca nhạc hay thể thao, từ chuyện ghiền ma túy đến chuyện tình ái, ly dị, đánh ghen, ăn chơi trác táng, v.v... Trong các đặc điểm trên, yếu tố hình thức (khổ báo) ít quan trọng nhất vì trên thế giới có khá nhiều tờ báo bị xem là lá cải nhưng có khổ báo hoặc lớn hoặc nhỏ hơn cái khổ bình thường; trong khi đó, yếu tố nổi bật và thiết yếu nhất là về nội dung và mục tiêu: giải trí bằng cách thỏa mãn những thị hiếu khá tầm thường của độc giả. 

Nhìn trên bề mặt, qua các đặc điểm nêu trên, quả thực phần lớn báo chí tại Việt Nam không nằm khớp hẳn vào cái gọi là lá cải. Tất cả, nói theo Nguyễn Bắc Son, đều do nhà nước tài trợ và quản lý và nhắm đến mục tiêu chính là thông tin và tuyên truyền. Tuy nhiên, ngay ở đây cũng có nhiều vấn đề. Đồng ý báo chí ở Việt Nam đều thuộc về nhà nước, nhưng rõ ràng là tất cả các tờ báo, trừ tờ Nhân Dân, đều tham gia vào cuộc chạy đua quyết liệt trong việc câu khách. Lý do, những tờ báo ấy, nếu lỗ, nhà nước sẽ đền bù; nhưng nếu lời, người ta có thể chia nhau qua các hình thức khen thưởng hay nâng mức nhuận bút. Thành ra, ở Việt Nam vẫn có báo giàu và báo nghèo; và cùng với nó, những nhà báo giàu và những nhà báo nghèo. 

Đó là xét trên bề mặt, nhìn sâu vào bên trong, ở bản chất, đặc biệt, nội dung và mục tiêu thì dường như hầu hết các tờ báo ở Việt Nam đều có tính chất lá cải. 

Cứ nhìn qua các tờ báo mạng ở Việt Nam thì thấy rõ. Nội dung quan trọng nhất là các vấn đề xã hội; trong các vấn đề ấy, điều khiến người ta tập trung khai thác nhất là các hiện tượng tiêu cực. Thì cũng đúng. Cái gọi là tin tức trên mọi tờ báo, ở Việt Nam cũng như ở khắp thế giới, bao giờ cũng có chút bất bình thường. Một quán cà phê chỉ bán cà phê: Không phải là tin tức. Một quán cà phê kiêm nhiệm việc chứa gái mại dâm mới là… tin tức. Một người làm giàu một cách lương thiện và tiệm tiến: Không phải là tin tức. Một người làm giàu một cách nhanh chóng hay đang giàu có bị phá sản một cách nhanh chóng mới là tin tức. Một nghiên cứu sinh viết luận án đàng hoàng nghiêm túc và được phát bằng tiến sĩ: Không phải là tin tức. Nhưng một giáo sư hay một tiến sĩ nổi tiếng bị phát hiện đạo văn hay sử dụng bằng cấp giả mới là… tin tức. Như vậy, đề tài tiêu cực, tự nó, không quyết định tính chất lá cải hay không. Vấn đề, quan trọng hơn, là cách khai thác các đề tài ấy. 

Ví dụ, viết về các động mại dâm trá hình dưới các quán ăn hay quán cà phê dọc đường, một đề tài được rất nhiều người khai thác trên các tờ báo khác nhau, các ký giả thường mô tả những chi tiết rất ly kỳ hấp dẫn khi họ đóng vai khách hàng vào thăm. Đọc, chúng ta dễ có cảm tưởng họ đang quảng cáo giùm cho các ổ mại dâm trá hình ấy hơn là phê phán chúng. 

Một ví dụ khác, cũng liên quan đến loại đề tài phổ biến tại Việt Nam: đời sống của các đại gia, tức những người thuộc loại “siêu giàu”. Ở Tây phương, người ta cũng hay tò mò về cuộc sống và lối sống của những người ấy. Tuy nhiên, ở Việt Nam, người ta hiếm khi đề cập đến tài năng lãnh đạo, sáng kiến và chí tiến thủ của những người ấy. Nhiều nhất, họ tập trung vào những chiếc xe khủng, những người tình “chân dài”, số lần ly dị cũng như số lần cưới vợ của họ. Thậm chí, nhiều tờ báo đăng đi đăng lại những bài phỏng vấn một đại gia đã cao tuổi, có nhiều đời vợ, với lời tuyên bố: Chỉ thích lấy những cô “chân dài” còn trinh, thua mình cả ba, bốn chục tuổi! 

Nhưng dễ thấy nhất là những bài viết về đề tài chính trị. Phải nói ngay, phần nhàm chán nhất là những tin tức liên quan đến chính trị đối nội: Tất cả đều viết giống nhau dựa trên những thông tin được cấp trên đưa xuống. Chúng chỉ nhằm mục đích tuyên truyền, được viết bằng một giọng văn khô cứng và lạt lẽo. Phần hấp dẫn hơn là phần chính trị quốc tế. Ở lãnh vực này, việc kiểm duyệt tương đối lỏng lẻo hơn. Tuy nhiên, hầu hết các tờ báo tại Việt Nam đều giống nhau ở hai điểm: Một, ít, cực kỳ ít, phân tích các vấn đề liên quan đến chính sách; và hai, hầu hết đều tập trung vào các giai thoại, những chuyện ở bên lề các cuộc gặp gỡ của các nhà lãnh đạo thế giới. Ví dụ, viết về chuyến đi của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại một quốc gia nào đó, hiếm khi tôi thấy có bài nào viết về các vấn đề chiến lược được bàn luận trong chuyến đi cũng như về các ảnh hưởng chính trị của chuyến đi trên bình diện toàn cầu. Ngược lại, người ta chỉ chú ý đến những chi tiết lắt nhắt như vợ chồng tổng thống Mỹ mặc quần áo gì, ăn gì, tóc tai như thế nào, v.v... 

Ở Mỹ, bà Hillary Clinton có lần nói đùa: Chỉ cần bà thay đổi kiểu tóc là có thể nhảy lên trang đầu của các tờ nhật báo. Điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng chỉ đúng với những tờ báo lá cải. Ở Việt Nam, ngược lại, những kiểu tin tức như vậy thường chiếm trang đầu của bất cứ tờ báo nào, có lẽ, trừ tờ Nhân Dân, một tờ báo hầu như không ai đọc. 

Bởi vậy, tuy viết về các đề tài có vẻ nghiêm túc, nhưng cách khai thác các đề tài ấy, trên báo chí Việt Nam, thường thiên về các khía cạnh nhí nhách, lặt vặt, có khi nhảm nhí. Đọc, người ta thấy vui vui; nhưng đọc xong, người ta chẳng học hỏi thêm bất cứ điều gì cả. 

Loại báo như thế nếu không gọi là báo lá cải thì gọi nó bằng gì?




“Mùi” nay, “Mùi” xưa phường “Đạo-Hít”



























Nhan đề là một câu để... thách ĐỐI. Mời các... đạo sĩ trong thôn...




Hơn 4000 công nhân đình công trên khắp cả nước

Lịch Sử Việt Nam - Thảm Sát Mậu Thân 1968 - Ngọc Đan Thanh



image





Preview by Yahoo




















Lao Động Việt - Trong 2 tuần qua đã xảy ra ba vụ đình công tập thể với hơn 4000 công nhân tham gia mà chủ yếu là do vấn đề không được đối xử đúng mức trong vấn đề thưởng tết.

Nghệ An: 3.000 công nhân nhà máy BSE đình công

Theo tin từ đài RFA ngày 13/02/2015 cho biết: "Chừng 3 ngàn công nhân hiện đang làm việc tại nhà máy điện tử BSE tại Khu Công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An từ chiều hôm qua bắt đầu đình công đòi hỏi tiền thưởng Tết và phản đối một số qui định mà họ cho là bất hợp lý từ phía chủ công ty”. Tờ báo này cho biết thêm Công nhân trình bày: “Lẽ ra tiền thưởng Tết được nhận vào ngày 10 tháng 2, ngày nhận lương tháng này. Thế nhưng công ty sợ một số người nhận thưởng Tết xong rồi không đi làm nữa. Đúng là có những công nhân có ý như thế và xếp tổng muốn khi nào nghỉ mới phát. Tuy vậy ngày mai là ngày 26 Tết, ngân hàng không làm việc nữa. Công nhân đòi hỏi hôm nay phải được nhận tiền".

Công nhân nhà máy BSE ở Nghệ An trong một lần đình công trước đây. (ảnh minh họa – RFA) Courtesy photo

Thanh Hóa: Sập hầm khai thác đá quý, ba người tử vong

Theo tin từ báo điện tử Vnexpress ngày 09/02/2015 cho biết “Vào khoảng 10h ngày 8/2, một nhóm ba công nhân gồm Cầm Bá Tài, Cầm Bá Huế và Cầm Bá Thu (đều trú tại xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) vào khu vực đồi Tỷ khai thác đá quý. Khi họ đang đào, bóc các vỉa đất đá sâu bên trong lòng đất thì căn hầm bất ngờ đổ sập. Nhiều tiếng sau, một công nhân khai thác đá gần đó mới phát hiện nên vội hô hoán cầu cứu, tuy nhiên do các nạn nhân mắc kẹt sâu trong lòng đất và thời điểm phát hiện quá lâu sau khi hầm bị sập nên ba nạn nhân đã tử vong vì ngạt thở ”.

Người dân tập trung đưa thi thể các nạn nhân về quê an táng. (Ảnh: Lam Sơn – Vnexpress).

Thái Bình: Hai phụ nữ chết đuối trong lao động

Cũng theo tin từ Vnexpress ngày 08/02/2015 cho biết một nhóm người đang đẩy thuyền sắt chở khoảng 7 tấn ngao từ chỗ nước cạn ra vị trí nước sâu để về đất liền, bất ngờ thuyền bị lật, 2 phụ nữ mất tích. 7 người khác thoát nạn. Cũng cần nhắc lại, cách đây 2 tháng, tại vùng biển xã Nam Thịnh (Tiền Hải, Thái Bình), chiếc thuyền nan chở đầy ngao cùng 13 lao động khi cách đất liền chừng 100 m thì bị đắm. 6 người tử nạn, số còn lại được cứu sống.

Sài Gòn: Hàng trăm công nhân ngừng việc tập thể

Theo báo điện tử Người đưa tin ngày 11/02/2015 cho biết: "Ngày 10/2, gần 80 công nhân (CN) vệ sinh của Công ty CP Đầu tư TM&DV Nhà đẹp Việt (trụ sở đặt tại Hà Nội) đang làm việc tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Sài Gòn đã ngừng việc tập thể để phản đối việc công ty giảm tiền thưởng Tết ”. Tờ báo này cho biết nguyên nhân chính dẫn tới đình công là: “Những CN tại đây cho biết, lúc đầu công ty thông báo thưởng Tết cho mỗi người 2,7 triệu đồng. Tuy nhiên, ngày 9/2, giám sát viên của công ty lại dán thông báo công ty chỉ thưởng mỗi người 2,5 triệu đồng khiến CN bức xúc. Không chỉ vậy, công ty vẫn chưa điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng cho CN theo quy định, cũng không thanh toán tiền phép năm 2014 chưa sử dụng cho CN".

Cũng tại Sài Gòn, theo tờ Người đưa tin thì trong cùng ngày 10/2 bức xúc về cách tính thưởng và việc chậm trả lương của công ty, hơn 100 CN Công ty TNHH Quần áo bảo hộ lao động Đông Châu (quận 12, Sài Gòn) cũng đã ngừng việc tập thể để phản đối. Còn trong ngày 9/2, cũng vì bức xúc chuyện công ty không trả lương, thưởng đúng hẹn, gần 400 CN Công ty Cloth & People Vina (KCX Tân Tạo, quận Bình Tân, Sài Gòn) cũng đã ngừng việc tập thể. Các CN cho biết ngày 10/2 là ngày trả lương định kỳ nhưng công ty lại ra thông báo chỉ cho CN tạm ứng mỗi người 1 triệu đồng tiền lương vào ngày này. Số lương còn lại sẽ trả cùng thưởng Tết vào ngày 14/2.

Công nhân Công ty TNHH Quần áo BHLĐ Đông Châu (quận 12, Sài Gòn) ngừng việc tập thể vì không đồng tình với cách tính tiền thưởng tết của doanh nghiệp. (Ảnh: Báo Người lao động)

Sài Gòn: Biểu tình vì ECI Saigon (cty của nhà nước) nợ lương

Và cũng tại Sài Gòn, theo báo Lao Động Online ngày 07/02/2015: “Trong 2 ngày 5-6.2, rất nhiều người lao động từng làm việc tại công trình Chung cư Kỷ Nguyên (P.Phú Thuận, Q.7, Sài Gòn) đã tập trung về tòa nhà Cty CP Sài gòn Đầu tư Kỹ thuật Xây dựng (ECI Saigon, ĐC: 169 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, Sài Gòn) để biểu tình đòi lương". Theo tờ báo này, những lao động này từng làm việc tại công trình Chung cư Kỷ Nguyên, từ tháng 10.2013 đến tháng 6.2014, nhiều người không được nhận đủ tiền công, mà chỉ được tạm ứng, đủ trả tiền nhà, ăn uống. Công trình hoàn thành, đến nay các căn hộ ở chung cư Kỷ Nguyên đã có gần 70% người đến ở mà người lao động vẫn chưa được nhận đủ tiền công của mình.

Theo trang mạng của ECI Saigon thì cổ đông lớn nhất của họ là nhà nước VN.

Hải Dương: 8000 công nhân trả lại quà tết là… hàng giả

Theo Tin từ báo Tuổi trẻ ngày 13/02/2015 cho biết: “Gần 8.000 công nhân của Công ty TNHH may Tinh Lợi 2 (Khu công nghiệp Lai Vu, Hải Dương) đồng loạt trả lại túi quà tết (gồm dầu ăn, nước mắm) cho Công đoàn của công ty vì nghi là… hàng giả.”. Tờ báo này loan tin đến cuối giờ làm việc chiều, tại các khu phân xưởng, đại diện từng nhóm công nhân bê quà tết ra xếp lên xe đẩy để mang đến khu tập kết trả lại công đoàn. Phần lớn các chai dầu ăn, nước mắm vẫn còn nguyên, chỉ một số chai dầu ăn, nước mắm đã bị công nhân mở nắp ra. Theo các công nhân, chiều 13-2 là buổi làm việc gần cuối nên Công đoàn tặng mỗi công nhân một túi quà tết gồm một chai dầu ăn, một chai nước mắm và một gói mì chính. Sau khi nhận quà, các công nhân thấy bên ngoài nắp chai không bọc ni lông như các chai dầu ăn khác, mở nắp ra thì không có nút nhựa nút bên trên nên cho là hàng giả và đem trả lại.






Thấy gì qua những ngày xuân Ất Mùi?

















Người Quan Sát DLB - Mời các bạn trong thôn cùng Người Quan Sát đi ngược lại thời gian để điểm lại những gì diễn ra trong mấy ngày xuân qua.

Sáng ngày 24/02/2015, UBND tỉnh Nghệ An cùng các cơ quan sở ban ngành tổ chức lễ dâng cặp bánh chưng nặng 700kg tại nhà thờ bà Hoàng Thị Loan, mẹ của Hồ Chí Minh.


Bà Đinh Thị Lệ Thanh, phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cùng 
ban tổ chức trong buổi cúng bánh trưng khủng.

Trong ngày 24/02/2015, hỗn chiến đã xảy ra tại lễ hội đền Gióng, hội làng Thuỵ Lĩnh, quận Hoàng Mai.

Sẵn sàng vung gậy vụt thẳng vào vào người bảo vệ kiệu vì không cướp được hoa tre 




12 giờ 4 phút trưa 14/2/2015: “Máu tươi đẫm sân đình” tại lễ hội chém lợn 'truyền thống' Bắc Ninh.
Sống, chiến đấu và học tập theo tấm gương đạo đức HCM 


Mặc dù trước đó người dân đã phản đối lễ hội này một cách dữ dội vì cho rằng nó quá man rợ. Tuy nhiên nó vẫn được diễn ra trước sự chứng kiến của đông đảo bà con, đặc biệt là trẻ em nơi đây.

Nhiều người lấy tiền lẻ quệt máu lợn để 'cầu may' (Nguồn ảnh: Việt báo)

Sung sướng khi lấy được tiền nhúng máu lợn mang về

Nhân dân Việt Nam yêu chuộng hoà bình nên chỉ trong 7 ngày Tết (27 tháng chạp đến mùng 4 tết) có ít nhất 6.200 người nhập viện vì đánh nhau. (Theo báo cáo chính thức của Bộ Y tế) Và ít nhất 800 ca tử vong vì tai nạn, đánh nhau...


Sáng ngày 23/02/2015, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ tập tô chữ đầu năm với tên gọi “khai bút đầu xuân” tại đình thờ nhà giáo Chu Văn An ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì.

Lãnh đạo Bộ Giáo dục và TP Hà Nội đang chơi trò 'bé tập tô'?

Và “vẫn còn nhiều công nhân chưa có lương trước Tết”. Theo báo cáo của Lao Động Việt, chỉ trong vòng 2 tuần có khoảng 'Hơn 4000 công nhân đình công trên khắp cả nước'

Công nhân Công ty TNHH Quần áo BHLĐ Đông Châu (quận 12, Sài Gòn) 
ngừng việc tập thể vì không đồng tình với cách 
tính tiền thưởng tết của doanh nghiệp. (Ảnh: Báo Người lao động)
...

Sự sung túc và trù phú mà người Cộng sản hứa hẹn, có thể thấy rất rõ qua bức tranh kinh tế xã hội năm 2015, tầng lớp công nhân - “giai cấp lãnh đạo” theo lời Cộng sản là những thân phận chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Càng tổ chức lễ hội ăn chơi, người dân sẽ hoà vào đó để quên đi đói nghèo như lời ông Phan Đăng Long - phó trưởng ban Tuyên giáo Hà Nội: “Thưởng thức bắn pháo hoa giúp họ quên đi cái nghèo, cái khó...”




“Mùi” nay, “Mùi” xưa phường “Đạo-Hít”






























Nhan đề là một câu để... thách ĐỐI. Mời các... đạo sĩ trong thôn...




















"Đạo sư" Vũ Khiêu chê hoa hậu Kỳ Duyên đẹp gợi dục nhưng não rỗng!



















Ngoc Nhi Nguyen (Danlambao) - Báo chí VN đang tưng bừng đăng bài viết và hình ảnh hoa hậu miệt vườn Kỳ Duyên đến thăm và chúc Tết "đạo sư" anh hùng Vũ Khiêu, người đã bỏ họ cha theo họ thái thú Tàu

Hoa hậu Kỳ Duyên cho biết cô rất ngưỡng mộ vị anh hùng "chưa đi đã đổi họ, còn đang ngồi đã đổi tông" này. Ấy thế mà sau khi ôm hôn cô thắm thiết tình đồng chí, ông "đạo sư" này lại tặng cho cô 2 câu đối khật khưởng, chê cô là tuy đẹp gợi dục như Dương Quý Phi nhưng lại não rỗng!

Đầu tiên phải giải thích vì sao gọi ông là "đạo sư" mà không là giáo sư. Đó là vì tuy chỉ viết 1 vế đối có 2 câu mà ông đã phải đạo thơ của Lý Bạch cho 1 câu sau của mình rồi. Chỉ dùng 5 - 10% thơ văn của người khác đã đủ mang tiếng đạo văn, mà ông Khiêu đạo đến 50% thì đúng phải tôn lên hàng sư phụ, nên gọi là "đạosư"!

Hai câu "đối" mà "đạo sư" Khiêu tặng cho HH Kỳ Duyên là như sau:

“Trí như bạch tuyết tâm như ngọc - Vân tường y thường hoa tường dung”

Hai câu này về vần điệu đã sai, mà cũng chẳng ra là câu đối. Câu đầu thì dùng chữ Hán Việt, câu sau lại dùng rặt chữ Hán, ý tứ 2 câu lại chẳng có chút nào liên quan. Được biết câu thứ 2 "Vân tường y thường hoa tường dung" là ông đạo của Lý Bạch. Đây là câu thơ trong bài Thanh Bình Điệu, tả vẻ đẹp gợi dục của Dương Quý Phi sau 1 đêm mây mưa với Đường Minh Hoàng!

"Vân tường y thường hoa tường dung" có nghĩa là "nhìn mây ngỡ xiêm y của nàng, nhìn hoa ngỡ dung nhan của nàng"! Ai đời 1 cụ già trăm tuổi lại đi tặng 1 cô gái đáng tuổi cháu ngoại 1 câu thơ tình đắm đuối như vậy! 

Đã thế ngay câu đầu, "đạo sư" Khiêu lại phang cho cô hoa hậu 1 câu "Trí như bạch tuyết"... Đời thuở nay người ta chỉ ví da trắng như bạch tuyết, không có tì vết, chứ chưa thấy ai ví trí não như bạch tuyết bao giờ! Trí não mà trắng xóa 1 màu như bạch tuyết, chẳng có dấu vết gì trong đó, thì đích thị là não rỗng rồi chứ gì nữa?!



















Thật là xui cho cô hoa hậu miệt vườn, đầu năm đến thăm "anh hùng" không những bị hôn bừa, bị tặng thơ đạo của người khác, lại còn bị chê là não rỗng! Coi bộ năm nay chẳng phải là năm hên của cô hoa hậu chạy tiền này!



Chôm, xào, trù ẻo còn... hun hít!

















Nguyễn Đình Bổn - Là nói về ông già Vũ Khiêu, chôm chữ Hán để làm câu đối tặng cô Kỳ Duyên. Câu đối như sau: "Trí như bạch tuyết tâm như ngọc/ Vân tưởng y thường hoa tưởng dung". Câu "Trí như bạch tuyết" tui không biết ý ông nói gì? Khen cô này khôn như nàng Bạch Tuyết trong truyện cổ Grim chăng? 

Còn "tâm như ngọc" thì nó quen thuộc đến sáo rỗng trong văn chương văn hóa Trung Hoa xưa. Nhưng đến câu này mà báo chí nói của ông thì chán quá. Đó là câu "vân tưởng y thường hoa tưởng dung", là câu đầu trong bài Thanh bình điệucủa Lý Bạch mà bất kỳ ai đọc thơ Đường đều biết, nguyên văn như sau: 

Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung
Xuân phong phất hạm, lộ hoa nùng
Nhược phi Quần Ngọc sơn đầu kiến
Hội hướng Dao Đài nguyệt hạ phùng".

(Thoáng bóng mây hoa, nhớ bóng hồng. 
Gió xuân dìu dặt giọt sương trong. 
Ví chăng non ngọc không nhìn thấy 
Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông.
- Ngô Tất Tố dịch).

Bài này Lý Bạch viết để ngợi ca Dương Ngọc Hoàn, tức Dương Quí Phi, kẻ lấy cả 2 cha con Đường Minh Hoàng (lấy con trước, lấy cha - tức ông già chồng sau), và sau này chết thảm, khi chết còn bị cả trăm cả ngàn lính thay nhau hiếp dâm cái xác vì dù chết cái thân thể tròn trịa của nàng vẫn rất chi hấp dẫn!


Đầu năm, không biết ý ông lão này là gì mà làm câu đối tặng người đẹp đôi 9 xuân xanh lại chôm, xào của văn hóa người Hoa? Dương Quý Phi có kết cục bi thảm như rứa mà ông nỡ nào dùng thơ người xưa tặng nàng để xào thành câu đối tặng em Kỳ Duyên. 

Có trù ẻo hay ý tình gì chăng vì cái bài Thanh Bình điệu kia nó cũng rậm rật xuân tình của lão già với giai nhân xưa? 

(Nhuận bút câu đối (chôm, xào) cũng không tệ!!! Haha!)

Nguyễn Đình Bổn
Facebook


Từ vụ 'Xét lại chống Đảng' tới Nam tiến
  • 25 tháng 2 2015

Việt Nam - Đông Á 35 năm bão lửa 1940-1975



image





Preview by Yahoo


Đại tá Lê Trọng Nghĩa, một trong những nạn nhân của vụ xét lại, vừa qua đời

Một trong những người liên quan tới vụ 'Xét lại chống Đảng' và phải sống lưu vọng tại Moscow từ năm 1964 nói khó có khả năng giới lãnh đạo hiện nay và những người kế tiếp họ sẽ xem xét lại vụ việc.
Ông Nguyễn Minh Cần, người từ chối trở về Việt Nam theo yêu cầu của Đảng Cộng sản hồi năm 1964, cũng nói khó có thể biện minh cho cuộc chiến Bắc Nam.
Nhưng trước hết ông nói về Đại tá Lê Trọng Nghĩa, một nạn nhân của vụ xét lại chống Đảng và người vừa qua đời ở Hà Nội hôm Chủ Nhật, 22/2/2015:
"Đại tá Lê Trọng Nghĩa là người có vai trò trong Cách mạng tháng Tám...
"Anh Nghĩa lúc bấy giờ thay mặt cho Việt Minh để bàn bạc với chính phủ Trần Trọng Kim.
"Tức là trong năm cuộc gặp nhau để bàn bạc thì có mặt của anh Nghĩa.
"Sau khi anh làm việc cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì anh là người rất có đạo đức và là người rất kiên cường trong việc bảo vệ quan điểm của mình.
"Quan điểm của anh cũng như quan điểm của tất cả chúng tôi, nhưng anh em bị quy là 'xét lại chống Đảng', tức là không chấp nhận đi theo đường lối của Mao Trạch Đông.
"Đi theo đường lối của Mao Trạch Đông, muốn hay không muốn, sẽ dẫn tới đấu tranh vũ trang để gây ra cuộc chiến giữa Bắc và Nam.
"Thái độ của anh Nghĩa rất rõ ràng cho tới cuối cùng. Đây là điểm tôi rất kính mến."
Nguồn gốc vụ xét lại
Giải thích về vụ bắt bớ hàng loạt tướng lĩnh và những người thân cận với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Cần nói:
"Vụ xét lại chống Đảng bắt đầu từ việc một số người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cụ thể là ông Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Trần Quốc Hoàn, Tố Hữu muốn lái đường lối chính trị của Trung ương Đảng lúc bấy giờ đi theo con đường của Mao Trạch Đông ... là con đường chuẩn bị cho chiến tranh Bắc Nam.
"Mà như mọi người đều biết Mao Trạch Đông thường nói 'thế giới loạn lạc Trung Quốc được nhờ'.
Ông Nguyễn Minh Cần và vợ ở Moscow

Ông Cần nói ông và nhiều người khác không đồng ý với đường lối của Mao Trạch Đông, người muốn Hà Nội tiến chiếm miền nam để Trung Quốc có thể có ảnh hưởng lớn hơn trong khu vực.
Cựu Phó chủ tịch thành phố Hà Nội giải thích thêm về quyết định phản đối chiến tranh:
"Chúng tôi dựa vào nghị quyết của Đại hội lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam [năm 1960] lúc bấy giờ là đấu tranh thống nhất bằng hòa bình.
"Cái ý định mở chiến tranh là của trung ương mà trung ương thì phải theo đường lối của Đại hội ...
"Nhưng lý do xâu xa là chúng tôi thấy rằng chiến tranh bắc nam gây ra không biết bao nhiêu khổ đau cho người dân, sẽ gây ra, chúng tôi nhìn thấy trước vấn đề như vậy."
Ông Cần cũng nhắc lại diễn biến của Hội nghị trung ương 9 hồi năm 1963 mà tại đó người ta đã bỏ qua nghị quyết về đi tới thống nhất bằng hòa bình của Đại hội III và chuyển sang đấu tranh vũ trang.
"Trong cuộc Hội nghị trung ương lần thứ chín thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đi ra ngoài không bỏ phiếu, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bỏ phiếu trắng theo lời của ủy viên trung ương của Đảng, ông Lê Liêm nói lại cho anh em.
"Điều đó biểu thị ... ngay trong các vị lãnh đạo cao cấp nhất cũng có phần không tán thành nhưng phái của ông Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, Lê Đức Thọ, Trần Quốc Hoàn, Tố Hữu càng ngày càng chiếm thế mạnh cho nên cuối cùng cụ Hồ cũng phải im lặng và ông Giáp càng phải im lặng vì thậm chí như lời của Lê Đức Thọ là họ muốn lấy đầu của ông Đại tướng nữa."
Những người thuộc nhóm Xét lại chống Đảng sau này, theo ông Cần, còn bị quy thêm tội làm 'gián điệp' cho Liên Xô.
Ông Cần nói bất chấp hành động của Việt Nam, Liên Xô khi đó đã "không có biểu hiện gì chống đối Việt Nam rõ rệt".
Khó xét lại
Cả một khối người dân miền nam người ta đang sống yên bình, có một chế độ có thể nói tương đối khá hơn ở miền bắc, tương đối nới rộng hơn ở miền bắc, cuộc sống cao hơn ở miền bắc thì người ta mất hết tất cả thì đó là sự đau khổ biết bao nhiêu.
Cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội nói không có chuyện lãnh đạo hiện nay ở Việt Nam và có thể cả những thế hệ kế cận xem xét lại những gì đã xảy ra hồi thập niên 1960.
Ông nói:
"Trong tình hình hiện nay vụ xét lại sẽ không được ban lãnh đạo này và các ban lãnh đạo sau giải quyết đâu.
"Là vì các nhà lãnh đạo Việt Nam luôn luôn coi việc "giải phóng miền Nam" là công tích lớn lao của họ.
"Tức là việc gây ra cuộc nội chiến Bắc Nam là một thành tựu rất lớn của họ [nhưng] nhóm xét lại chống Đảng là nhóm phản đối cuộc chiến tranh đó.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Mặt trận GPMNVN Nguyễn Hữu Thọ

"Bây giờ họ xét lại, họ minh oan cho những người chống Đảng tức là họ phải chấp nhận việc phát động cuộc nội chiến là một hành động sai lầm."
Trước ý kiến cho rằng chuyện Việt Nam nay đã là một nước thống nhất có thể biện minh cho cuộc chiến, ông Cần cho rằng cuộc chiến tranh Bắc Nam đã "gây ra sự chết chóc của trên sáu triệu người".
Các trang như Britannica cho rằng con số người chết trong cuộc chiến Việt Nam từ 1954 đến 1975 là khoảng 3,1 triệu.
Tuy thế, theo ông Nguyễn Minh Cần, "dù là sáu triệu người đi nữa thì sự mất mát như vậy không bao giờ có thể bù đắp được".
"Cái sự thiệt hại đó phải nói rằng đứng về lương tâm con người là rất lớn.
"Thứ hai cuộc chiến đó nó gây ra sự mất đoàn kết, sự phân ly của dân tộc nó lớn như thế nào.
"Cả một khối người dân miền Nam người ta đang sống yên bình, có một chế độ có thể nói tương đối khá hơn ở miền Bắc, tương đối nới rộng hơn ở miền Bắc, cuộc sống cao hơn ở miền Bắc thì người ta mất hết tất cả thì đó là sự đau khổ biết bao nhiêu.
"Ngay cả người miền Nam biết bao nhiêu bà cụ, biết bao người nông dân bây giờ được thống nhất thì chính họ lại mất đất mất đai họ trở thành dân oan.
"Có những bà anh hùng, bao nhiêu là huy chương, huân chương thế mà kéo ra đi biểu tình để mà đòi đất đai...
"Ngay cả lòng người dân theo miền Bắc làm cuộc chiến tranh đó bây giờ họ cũng có nhận định khác chứ không phải như trước nữa."




Sân bay Long Thành 'đã trong quy hoạch'
  • 24 tháng 2 2015

Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng nói dự án sân bay Long Thành ‘đã nằm trong quy hoạch’ và sẽ đảm bảo theo đúng những gì đã chuẩn bị.

Ông Thăng được truyền thông trong nước dẫn lời nói “Bộ đã trình Quốc hội một lần cho ý kiến. Chúng ta phải tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia trong và ngoài nước, giải trình làm rõ để xây dựng được một dự án có căn cứ, có hiệu quả.
“Chúng ta không làm đối phó. Giải trình cho chính chúng ta làm, giải trình cho dự án tốt hơn, có chất lượng hơn, để khi chúng ta triển khai sẽ đảm bảo theo đúng những gì đã chuẩn bị và có hiệu quả”, ông Thăng nói.
Trong động thái có vẻ sẵn sàng cho dự án gây tranh cãi bấy lâu nay, ông Thăng đề nghị các cơ quan liên quan làm lại tờ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bình luận của ông Thăng được đưa ra tại cuộc họp sáng 24/02 bàn về dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Tại đây Chủ tịch Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) Nguyễn Nguyên Hùng đã đề xuất tổng mức đầu tư “giai đoạn một” của dự án, 6,598 tỷ USD, giảm khoảng 1,2 tỷ USD so với dự kiến trước đây là 7,8 tỷ USD, theo Thời báo Kinh tế Việt Nam.
Báo này cũng dẫn lời Bộ trưởng Đinh La Thăng mô tả điều ông gọi là “dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án trọng điểm quốc gia, đã nằm trong quy hoạch và đã được công bố quy hoạch từ năm 2005.”
Được biết ông đề nghị Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan trình Chính phủ dự án trong hôm nay 24/2.
Quốc hội Việt Nam từng không thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam khi đưa ra bỏ phiếu.
Sân bay Long Thành sẽ phải giành khách với Tân Sơn Nhất (trong hình)?

Gây nhiều tranh cãi
Dự án sân bay Long Thành, với tổng vốn đầu tư khoảng 18 tỷ đôla, đang gây nhiều tranh cãi trong nước trong bối cảnh nợ công của Việt Nam đang chạm ngưỡng an toàn.
Giai đoạn một của dự án có tổng chi phí được truyền thông trong nước nói 50% vốn ODA và trái phiếu chính phủ, 50% còn lại là các nguồn vốn khác.
Hồi tháng 10 năm ngoái một thứ trưởng Bộ giao Thông Vận tải Việt Nam đã phải gửi thư đến Đại sứ Nhật Bản xin lỗi vì sự cố ông đã "có nhầm lẫn khi đưa ra thông tin" về khoản vay 2 tỷ đôla mà ông từng nói phía Nhật sẽ cấp cho dự án này.
"Thời gian vừa qua, do tôi mới điều trị bệnh và đi làm lại, trong quá trình theo dõi chuẩn bị cho việc xin chủ trương xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, do có thông tin về một số nguồn có khả năng hỗ trợ tín dụng cho dự án này, vì vậy dẫn tới việc trong khi trả lời phỏng vấn tôi có phát biểu nhầm lẫn nói trên."
"Tôi thành thực xin lỗi Ngài Đại sứ và mong Ngài Đại sứ chuyển lời xin lỗi chân thành của cá nhân tôi với chính phủ và các cơ quan hữu quan của phía Nhật Bản”, thư ông Tiêu viết.
Trong bài viết ‘ Thực ảo hiệu quả dự án sân bay Long Thành’ độc giả Trà Trường viết:
“Chính phủ nên xem xét lại quy mô xây dựng sân bay Long Thành phù hợp với lượng hành khách tăng trưởng, cùng khai thác hiệu quả công suất của sân bay Tân Sơn Nhất và làm nền tảng cho xây dựng mở rộng đáp ứng nhu cầu thực tế với tình hình phát triển kinh tế xã hội đất nước sau này.”




317 người chết vì giao thông dịp Tết ở VN
  • 24 tháng 2 2015
317 người thiệt mạng, 509 người bị thương trong chín ngày nghỉ Tết ở Việt Nam (từ 15 đến 23/2), theo số liệu ban đầu của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.

Số người chết đã tăng 35 người so với kỳ nghỉ Tết năm 2014, mặc dù số tai nạn giảm 40 vụ và số người bị thương giảm 82.
Đa số là các tai nạn đường bộ (525 vụ), làm chết 308 người, trong khi tai nạn đường sắt làm chết 9 người.
Trong ngày 23/2, tức mùng 5 Tết, đã có 44 người chết, 68 người bị thương.
Báo chí trong nước dẫn lời Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia nói nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tai nạn giao thông là do sử dụng rượu bia, đi môtô không đội mũ bảo hiểm và chở 3 - 4 người.



'Công an điều tra không được bắt người'
Luật sư Ngô Ngọc TraiGửi tới BBC từ Hà Nội
  • 6 tháng 2 2015

Liên quan đến vụ việc chai nước có ruồi, nhiều ý kiến chê trách cách hành xử của tập đoàn Tân Hiệp Phát đã báo công an bắt giữ một khách hàng là người sử dụng sản phẩm của hãng.

Đây là sự vụ lùm xùm đã được nhiều chuyên gia pháp lý nêu ý kiến, có người cho rằng đây là hành vi phạm tội cưỡng đoạt tài sản, có người cho rằng đây chỉ là quan hệ pháp luật dân sự không phải tội phạm.
Tôi thì thấy rằng qua sự việc này không nên quy định cho phép cơ quan công an điều tra được quyền bắt người.
Quy định hiện tại
Bộ luật tố tụng hình sự hiện tại quy định cho phép cơ quan công an điều tra sau khi tiếp nhận tin báo tội phạm thì được quyền ra lệnh bắt khẩn cấp. Sau khi bắt cơ quan điều tra phải báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn.
Viện kiểm sát phải trả lời có đồng ý với việc bắt hay không, nếu không đồng ý thì cơ quan bắt người phải trả tự do ngay cho người bị bắt.
Việc bắt giam giữ người là một biện pháp ngăn chặn mục đích nhằm ngăn ngừa nghi can bỏ trốn, tiếp tục phạm tội hoặc tiêu hủy chứng cứ. Nhưng thực tế lâu nay việc bắt giam giữ người đã vượt quá mục đích ý nghĩa đơn thuần chỉ là một biện pháp ngăn chặn.
Chúng ta biết rằng nghi can mặc dù bị bắt nhưng vẫn chưa bị coi là tội phạm. Luật đã quy định rằng không ai bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án có hiệu lực pháp luật.
Như vậy mặc dù bị bắt và bị hạn chế quyền tự do đi lại, nhưng các quyền tự do dân sinh khác của người bị bắt vẫn còn, ví như quyền được đọc sách báo, xem ti vi, thăm gặp người thân, ăn uống đủ dinh dưỡng, không bị đánh đập bởi người khác…
Vậy sau khi bị bắt, người bị bắt có được đảm bảo các điều kiện đời sống dân sinh bình thường hay không?
Nhưng thực tế lâu nay có một vấn đề rất nghiêm trọng đó là điều kiện giam giữ người ở Việt Nam tệ hại khiến cho người bị giam giữ chịu sự khổ cực về tinh thần và thể xác.
Việc bắt người vốn dĩ chỉ tước đi quyền tự do đi lại của công dân song không chỉ đơn thuần như vậy, do đặc thù điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam người bị bắt lại bị tước đi hầu như hết các quyền dân sự, quyền con người bị xâm hại nặng nề khi sống trong điều kiện giam giữ mà mọi thông số chỉ tiêu giá trị đều ở mức rất thấp.
Một ví dụ là mấy năm trước tôi bảo vệ cho một người bị bắt giam ở trại tạm giam số 3 nằm trên đường cầu Bươu thuộc Hà Đông, Hà Nội. Một lần vào lấy lời khai thấy chòm râu cứng của người đó được chia làm hai nửa, một bên rất dài cứng còn một bên lại trụi nhẵn. Hỏi ra thì được biết suốt ngày người đó bị mấy người giam giữ cùng phòng đè ra nhổ râu giải trí cho đỡ buồn.
Điều đó là ví dụ giúp hình dung cho thấy tình trạng điều kiện sức khỏe của người bị giam giữ bị xâm hại như thế nào.
Còn theo một bài báo mới đây trên báo Đất Việt có tiêu đề ‘Tội phạm tăng nhanh hơn dân số, thiếu hàng ngàn chỗ giam’, bài báo đưa số liệu rằng so với quy mô đã được phê duyệt, các trại tạm giam còn thiếu hơn 14.000 chỗ (tiêu chuẩn mỗi chỗ 2m2), tạm giữ thiếu hơn 12.000 chỗ.
Bắt nhiều nên thiếu chỗ giam
Số liệu về việc thiếu chỗ giam giữ người có thể hiểu một phần nguyên nhân vì số lượng người có hành vi phạm tội quá nhiều, đó là minh chứng cho sự đổ vỡ của các chuẩn mực giá trị đạo lý. Nhưng mặt khác cũng cần đặt ra vấn đề xem xét lại việc bắt giam giữ lâu nay liệu đã đúng đắn hợp lý hay chưa?
Phải chăng có việc bắt giam giữ cẩu thả bừa bãi, nhiều trường hợp không cần thiết bắt cũng bắt, và tại sao lại để cơ quan công an điều tra được quyền bắt người?
Chúng ta biết rằng công an điều tra là lực lượng chiến đấu có chức năng nhiệm vụ phòng chống tội phạm, ở họ mang nặng tâm lý trạng thái triệt tiêu phòng ngừa. Nghề nghiệp của họ ít đòi hỏi sự suy xét công tâm khách quan để cân nhắc sự cần thiết xác đáng hay không trong việc bắt giam giữ, cái có ở nghề nghiệp của các thẩm phán.
Trước mỗi sự việc còn chưa rõ ràng lý do cần bắt hay không, nếu quyền bắt thuộc cơ quan công an thì họ sẽ có ngay quan điểm là cần bắt, điều này có nguyên nhân từ tâm lý trạng thái nhận thức nghề nghiệp.
Mặt khác pháp luật quy định rằng trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, có nghĩa là nếu không chứng minh được tội phạm thì họ phải chịu trách nhiệm nào đó.
Cho nên đương nhiên dễ hiểu là cơ quan điều tra sẽ có xu hướng tìm giải pháp để hoàn tất cho được trách nhiệm của mình và giải pháp chính là quyền được bắt người.
Có thể nói quyền được bắt người là ‘phép mầu’ giúp làm ‘nhẹ gánh’ đi trách nhiệm chứng minh tội phạm.
Cho nên cái trách nhiệm chứng minh tội phạm mà lại đi kèm với cái quyền được bắt người thì còn gì nữa mà khó hiểu cho việc thiếu chỗ giam giữ.
Cần sửa luật
Bộ luật tố tụng hình sự đang được rà soát sửa đổi nên quy định rằng quyền quyết định bắt giam giữ phải thuộc về tòa án, cơ quan điều tra muốn bắt người thì phải chứng minh thuyết phục được thẩm phán về sự cần thiết và đưa ra các lý do xác đáng.
Khi xem một số bộ phim hình sự của nước ngoài đôi khi chúng ta thấy trong nội dung phim nhiều người phải vất vả lắm mới xin được ‘trát’ bắt của tòa.
Sự suy xét cẩn trọng của tòa án là bờ đê bảo vệ các quyền công dân, ngăn ngừa bạo quyền, cái mà nền tư pháp hình sự của ta còn mang nặng.
Cân nhắc quyết định bắt người điều này cũng nằm trong chức năng xét xử phán quyết của tòa án. Tức là cân nhắc xem liệu đã cần thiết hay chưa trong việc tước đi một số quyền tự do của công dân.
Chúng ta cần học hỏi nước ngoài về chế định bắt người. Hai nước gần gũi với ta là Hàn Quốc và Nhật Bản đều quy định quyền bắt người thuộc về tòa án.
Hiến pháp Hàn Quốc viết rằng: Trong trường hợp bắt, giam giữ, tịch thu tài sản hoặc khám xét thì cần phải có lệnh của thẩm phán thông qua các thủ tục luật định và bất kỳ người nào bị bắt hoặc bị giam giữ đều có quyền yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của việc bắt hoặc giam giữ.
Hiến pháp Nhật Bản viết rằng: Không bai bị bắt bớ mà không có sự cho phép của tòa án trong đó chỉ rõ hành vi phạm tội trừ trường hợp đương sự bị bắt quả tang.
Một thí dụ điển hình
Trong vụ chai nước có ruồi ngấp nghé giữa hành vi phạm tội cưỡng đoạt tài sản và quan hệ pháp luật dân sự, nếu quyền bắt thuộc tòa án quyết định thì họ sẽ nhìn sự việc dưới hai góc độ và cân nhắc có nên bắt hay không.
Để xét cơ sở hợp lý cho việc bắt cũng không khó gì, chỉ cần làm rõ vài vấn đề: Ông Võ Văn Minh người bị bắt là chủ quán ăn uống có nhân thân rõ ràng liệu ông có bỏ trốn không? Ông sẽ bỏ trốn hay công khai đấu tranh chứng minh Tân Hiệp Phát sai và bảo vệ yêu cầu của mình?
Liệu ông có tiếp tục phạm tội không, chẳng lẽ ông lại tiếp tục đi tống tiền người khác hay đi cướp?
Liệu ông Minh có tiêu hủy chứng cứ nào không, chai nước có ruồi thì đã bị cơ quan chức năng thu giữ rồi, mà nếu không thu giữ thì ông Minh cũng giữ lại để làm bằng chứng bảo vệ mình chứ đời nào ông tiêu hủy.
Như thế có thể thấy không có lý do xác đáng nào cho việc bắt giam, nhưng thực tế ông đã bị bắt. Vì lý do rằng quyền bắt người nằm trong tay cơ quan công an điều tra chứ không phải tòa án.



TT Obama phủ quyết dự luật đường ống dầu
  • 3 giờ trước
Dự án đường ống Keystone dự kiến nối từ Alberta của Canada tới Nebraska rồi nhập vào các đường ống dẫn tới Texas
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa phủ quyết một dự luật có nội dung phê chuẩn việc xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone XL.

Quốc hội do Đảng Cộng hòa chiếm ưu thế đã trình dự luật lên Tổng thống vào hôm thứ Ba.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cho biết ông Obama phủ quyết dự luật "mà không có bất kỳ kịch tính hay sự phô trương, hay trì hoãn nào ".
Đường ống dẫn dài 875 dặm (1.400km) sẽ dẫn dầu cát hắc ín từ Alberta, Canada, tới tiểu bang Nebraska, rồi nối vào các đường ống chạy tới Texas.
Dự án được phe Cộng hòa và những người ủng hộ khác nói là rất cần thiết nhằm tạo ra công ăn việc làm.
Tuy nhiên, phe Dân chủ và các nhà bảo vệ môi trường cảnh báo đường ống dẫn sẽ xả thêm khí thải carbon vào môi trường và góp phần khiến tình trạng ấm nóng toàn cầu càng trở nên tồi tệ hơn.
Đây là lần thứ ba ông Obama dùng quyền phủ quyết kể từ khi lên làm tổng thống, và là lần đầu tiên kể từ khi đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát trong Quốc hội, tháng Mười Một 2014.
Quyền phủ quyết được trông đợi là sẽ được ông áp dụng thêm nữa trong những tháng tới, khi mà phe Cộng hoà tại Quốc hội sẽ đưa ra các dự luật nhằm đảo ngược hành động của ông Obama trong các chương trình chăm sóc y tế, nhập cư và định chế tài chính.
Dự án đường ống Keystone XL lần đầu tiên được đề xuất là từ hơn sáu năm về trước, nhưng đã phải chờ đợi lâu bởi cần có giấy phép theo quy định của chính quyền liên bang, bởi dự án chạy qua biên giới quốc tế.
Nhà Trắng nói việc Quốc hội thông qua dự luật là trình tự cấp phép bình thường.
Không vấp phải sự phản kháng lớn nào trong Quốc hội, phe Cộng hoà nay đang cân nhắc đưa Keystone vào các văn bản pháp lý quan trọng khác về năng lượng, chi tiêu hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng với hy vọng ông Obama sẽ ít có khả năng phủ quyết những vấn đề được ưu tiên thực hiện này.




Lần đầu tiên người Mỹ được mua xì gà Cuba
  • 24 tháng 2 2015

Lễ hội xì gà hàng năm đang diễn ra tại thủ đô Havana của Cuba, và lần đầu tiên du khách Mỹ có thể mang xì gà về nhà một cách hợp pháp.
Tan băng trong quan hệ hai nước khiến người Mỹ có thể mua sản phẩm với giá tối đa 100 đôla.
Xì gà Havana bị cấm ở Mỹ hơn 50 năm do lệnh cấm vận.
Đa số người Mỹ vẫn chưa được phép thăm hòn đảo dù Washington và Havana mới đây giao thiệp trở lại.
Cuộn xì gà tại festival

Festival diễn ra sau khi hạn chế thương mại giữa Cuba và Mỹ được giảm nhẹ
Nhưng một số công dân Mỹ, gồm người thân của người Cuba hoặc nhà nghiên cứu, được phép thăm Cuba và tận dụng các quy định mới.



Cách phát hiện phi cơ ném bom của Nga
  • 22 tháng 2 2015
Lưu ý: Các hình minh họa không theo tỷ lệ tương xứng giữa các phi cơ

Hai chiếc phi cơ ném bom của Nga đã được kèm chặt từ khu vực gần vùng trời của Cornwall, Anh hôm thứ Tư 18/2/2015, là vụ mới nhất trong loạt các vụ tương tự đã từng xảy ra. Việc phát hiện ra một chiến đấu cơ của Nga có khó không, Jon Kelly đặt câu hỏi.
Bộ Quốc phòng Anh nói rằng phi cơ của Nga chưa vào tới không phận Anh, là khu vực 12 hải lý tính từ bờ biển ra nhưng đã xâm nhập vào 'khu vực lợi ích' của Anh, và lực lượng Không quân Hoàng gia Anh (RAF) đã cử các chiến đấu cơ Typhoon lên chặn.
Các phi cơ Nga là loại máy bay Tu-95 MS, mà Nato đặt tên là "Bear-H" ("Gấu-H"), là loại máy bay bốn động cơ ném bom tầm xa, được trang bị cánh quạt phản lực và có đôi cánh rất đặc trưng, không thể nhầm lẫn với các loại máy bay khác.
Máy bay ném bom Tu-95 'Bear-H'

Đáng chú ý nhất ở phi cơ Bear, từng được đưa vào sử dụng lần đầu tiên hồi 1956, là bộ racquet trứ danh. Các cánh quạt phản lực quay nhanh hơn tốc độ âm thanh, tạo ra thứ tiếng động riêng và khiến chiếc phi cơ trở thành một trong những "chiến đấu cơ ồn ào nhất từng được sản xuất", theo đánh giá của Justin Bronk từ tổ chức chuyên nghiên cứu về an ninh, quốc phòng Royal United Services Institute.
Bear chuyên chở phi hành đoàn sáu hoặc bảy người và không phải là loại phi cơ nhanh nhất trong đội bay của Nga. Nó đạt được vận tốc chỉ khoảng 575 dặm/giờ (920km/h), nhưng được coi là đáng tin cậy nhất, ông Bronk nói, và có tuổi thọ cao nhất.
Một máy bay ném bom nữa quý vị có thể trông đợi xuất hiện gần với không phận Anh là chiếc Tu-160, được biết đến với tên gọi Blackjack, mà hai chiếc như vậy đã bị các chiến đấu cơ Tornado F3 của RAF chặn lại ngay vùng không phận ngoài khơi Scotland hồi 2010.
Phi cơ Tu-160 'Blackjack'

Khác với Bear, Blackjack có tốc độ siêu thanh, đạt tới 2.200km/h.
"Nó nặng hơn và nhanh hơn chiếc B1B Lancer của Mỹ [loại máy bay gần tương đương nhất]" Bronk nói. Nó cũng có tầm hoạt động xa hơn và có thể mang theo thêm các hỏa tiễn hạt nhân. Một phiên bản nâng cấp của Tu-160 đã có chuyến bay ra mắt đầu tiên trong tháng 11/2014.
Tiếp đến là máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3, cũng là loại phi cơ siêu thanh và có khả năng hạt nhân. "Nó không to bằng Bear hay Blackjack," Bronk nói. "Loại tương tự nhất mà phương Tây có là F-111."
Phi cơ Tu-22M3 siêu thanh và có khả năng mang vũ khí hạt nhân

Cánh của nó có khả năng quét ở các tốc độ khác nhau, giúp nó có thể cất cánh nhanh chóng và bay được ở độ cao thấp. Người ta cho rằng có trên 100 chiếc Tu-22M đang phục vụ trong đội bay của Nga.
Thỉnh thoảng, các phi cơ Bear được các phi cơ đánh chặn MiG-31 siêu thanh hộ tống, Bronk nói.
Thuộc nhóm các chiến đấu cơ nhanh nhất thế giới, MiG-31 được trang bị radar, giúp theo dõi 24 mục tiêu ném bom và có khả năng tấn công sáu mục tiêu cùng một lúc.
Tuy nhiên, Bronk nói: "Tuy cực nhanh và mang theo radar nhưng chúng bản chất chỉ là sự cải tiến của thiết kế rất cũ, Mig-25, và không đọ được với Typhoon của RAF trong cuộc chiến không-đối-không."
Phi cơ MiG-31 thỉnh thoảng hộ tống cho các phi cơ Bear

Vụ việc mới đây tại Cornwall (miền tây phần England của nước Anh) nhiều khả năng sẽ không phải là lần cuối cùng các radar phát hiện ra các phi cơ Bear.
Đã từng xảy ra vụ tương tự hồi tháng Giêng, khi hai chiếc máy bay ném bom Bear bị phi cơ của RAF áp tải ra sau khi đã gây ra cái mà Bộ Ngoại giao Anh gọi là "làm gián đoạn hoạt động hàng không dân sự".
RAF đã chặn các phi cơ của Nga tổng cổng tám lần trong năm 2014 và tám lần trong 2013, theo số liệu Bộ Quốc phòng Anh công bố theo Luật Tự do Thông tin.
"Các cuộc săn Gấu" ở ngoài rìa không phận Anh thường xảy ra trong thời Chiến tranh lạnh, mà có lúc xảy ra hàng tuần, phân tích gia chuyên về quốc phòng Paul Beaver nói.
Khi đó, ông nói, mục tiêu chính là để nhằm thử mức độ phản ứng nhanh của RAF.
Mức độ thường xuyên của các cuộc xâm nhập giảm nhiều trong những năm cuối cùng của nhà nước Liên Xô, và dừng hẳn khi Bức tường Berlin sụp đổ.
Tuy nhiên, dưới thời Vladimir Putin, chúng lại được thực hiện trở lại.
Hôm 19/2/2015, Thủ tướng Anh David Cameron nói ông nghi là Nga đang "cố tỏ ra một điều gì đó," và Bronk cũng đồng ý với nhận xét này. "Rõ ràng, đó là cách khua gươm đánh động."






Trọng Thua Dũng 1 Keo Nữa
Vi Anh
Báo Người Cao Tuổi và Tổng Biên Tập tức Chủ Bút Kim Quốc Hoa bị Bộ Thông Tin và Truyền Thông của Nhà Nước trừng phạt quá nặng, coi như đóng cửa tờ báo và cấm chủ bút hành nghề. Phạt tiền 699 triệu 700 ngàn đồng vì nhiều vi phạm, trong đó có việc mở trang báo điện tử nhưng không có giấy phép bị phạt 140 triệu. Rút tên miền coi như đóng cửa báo này trên mạng. Truy tố hình sự chiếu điều 258 của Bộ Luật Hình của VNCS. Rút thẻ báo chí của Tổng Biên Tập Kim Quốc Hoa vì vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Chưa đủ, Thông tấn xã Việt Nam còn nói Hội Người Cao Tuổi chủ nhơn, chủ quản, chủ nhiệm tờ báo, Bà Chủ tịch Cù Thị Hậu dã ký quyết định ngưng nhiệm vụ điều hành tờ báo đối với ông Kim Quốc Hoa từ ngày 12/2. Thật là một kiểu chơi “cạn tàu ráo mán” đối với một tờ báo của Đảng Nhà Nước VNCS. Ngần ấy thái độ và hành động giết một tờ báo cho thấy phe nắm Nhà Nước mà người cầm đầu là Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng đã “chơi cạn lán, chơi sát ván” phe nắm Đảng CS cầm đầu là Tổng Bí Thư Nguyễn phú Trọng lại thua Ba Dũng nữa. Thua trong thời gian tang gia của phe nắm Đảng bối rối, Trưởng Ban Nội Chính Nguyễn bá Thanh, con gà ruột của Tổng Trọng do Tổng Trọng từ Đà Nẵng kéo ra Hà nội để xếp lá cà chống Ba Dũng, bị thuốc bằng phóng xạ nguyên tử chết.

Phe Tổng Trọng thua phe Ba Dũng keo này là thua thêm một keo nữa, chỉ trong vòng chưa đầy một tháng. Hồi cuối tuần lễ thứ nhứt sang tuần lễ thứ hai của tháng 1/2015, trong hội nghị Ban Chấp Hành trung ương đảng, phe nắm Nhà Nước thắng, TT Dũng hạng nhứt, cao phiếu tín nhiệm nhứt. Lần đó phe Nhà Nước nhờ sáng kiến dùng con gà blog Chân Dung Quyền Lực đánh xả lán phe Tổng Trọng, trước hội nghị BCH trung ương cho điểm Bộ Chánh trị và Ban Bí Thư Trung Ương Đảng. Phe bên Đảng thua thê thảm. Tổng BT Nguyễn Phú Trọng hạng 8/20 và Phạm Quang Nghị Bí Thư Thành Uỷ Hà nội con gà của phe CS Bắc Việt được Tổ Trong vô nước ứng củ chức TBT Đảng CSVN Khóa XII đứng áp chót, thứ 19/20.

Cũng như kỳ trước năm ngoái Tổng Trọng “hồi mã thương”, tính dùng cú “đà đao” sau khi không hạ được TT Dũng trong đại hội Đảng, phải tuyên bố Đại hội Đảng không kỹ luật Bộ chánh Trị, trong đó có “đồng chí X” ám chỉ TT Dũng. Sau dó Tổng Trong nhờ Quốc Hội Đảng cử dân bầu giành quyền bài trừ tham nhũng từ tay Nhà Nước về cho Đảng. Bây giờ sau khi thua trong hội nghị BCH trung ương, Tổng Trọng tin rằng phe Nhà Nước đã bị Đảng tước quyền bài trừ tham nhũng đem về cho Đảng, nên không còn vũ khí tấn công. Tổng Trọng bèn tung con gà ruột của mình chuyên chống tham nhũng một chiều, tấn công các viên chức Nhà Nước thôi. Y bèn dùng tờ báo Người Cao Tuổi ra tố tham nhũng phe Nhà Nước tơi bời.

Nhưng TT Dũng, con cọp rừng U minh ngập mặn, căn cứ địa của CS Tây Nam bộ hậu thân của Nam kỳ Cộng sản đảng, không phải tay vừa. Ba Dũng sử dụng chiến thuật du kích cũ như khi phản công Nguyễn bá Thanh dùng Uỷ Ban Bài Trừ Tham Nhũng được Tổng Trọng giao cho để tấn công TT Dũng và phe Nhà Nước. Thủ Tướng Dũng dùng Uỷ Ban Thanh Tra của Chánh phủ lúc bấy giờ phản công lại Nguyễn bá Thanh, chứng minh tham ô như con hạm, và từ đó Nguyễn bá Thanh tit ngòi luôn. Bây giờ Ba Dũng cũng dùng Uỷ Ban Thanh Tra Chánh phủ phản công, đánh úp báo Người Cao Tuổi và Tổng Biên Tập Kim quốc Hoa với sự phối hợp ba mặt giáp công của Bộ Thông Tin, Công An và Viện Kiểm soát.

Đánh thần tốc, đánh toàn diện, trong một ngày, ngày thứ Hai: khởi tố hình sự theo điều 258 Luật Hình, đối với ông Kim Quốc Hoa - TBT Báo Người Cao tuổi, công bố kết luận thanh tra, thu hồi tên miền, rút giấy phép, rút thẻ báo chí, phạt hành chánh sạt nghiệp luôn.

Từ lâu báo Người Cao tuổi và Tổng Biên Tập tức Chủ Bút Kim Quốc Hoa là con gà ruột của phe nắm Đảng quyền, do phe CS Bắc Việt “đào bồi” tại Hà nội, từ thời Tổng Bí Thư Lê đức Anh. Vào năm 1990, thời Phạm Thế Duyệt làm Bí thư Thành ủy, ông Kim Quốc Hoa đã từng làm TBT tờ báo Tuổi trẻ Thủ Đô của Thành Đoàn Thanh Niên CS HCM Hà Nội. Theo báo Tiền phong cho biết: "Năm 2008, khi nhận chức Tổng biên tập báo Người Cao tuổi, ông Kim Quốc Hoa được nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu mời đến nhà riêng tâm sự. Từ đó, ông Kim Quốc Hoa chỉ đạo phóng viên đi sâu di sát, khai thác tối đa đề tài về sai phạm đất đai, mà mục tiêu chánh là đấu đá, đánh phá là cán bộ đảng viên phía bên nhà nước.

Về phe đảng, Ông Kim Quốc Hoa thân thiết như anh em một nhà, phe ta với các Ban bên Đảng và đặc biệt là Thành ủy Hà nội vốn là đất kinh châu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nên báo Người Cao tuổi và Ô. Tổng bí Thư Kim Quốc Hoa theo phe nắm Đảng là do luật tương cận, là điều dễ hiểu. Và phe nắm Đảng này lại là phe giáo điều, bảo thủ như Lê Khả Phiêu, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Quang Nghị hiện thời vốn là đồng hương Thanh hóa, cốt lõi của CS Bắc Việt thân TC lâu đời.

Và phe này cũng là phe chống phe CS “Nam kỳ cục”, từ trong Nam bắc tiến ra Hà nội đổi mới kinh tế, làm tiền giỏi, dám chi như Thủ Tướng Võ văn Kiệt và đàn em như Trương tấn Sang, Nguyễn tấn Dũng và lập trường gần gũi với Mỹ.

Lâu nay báo Người Cao Tuổi và TBT Kim Quốc Hoa chống tham nhũng dữ lắm, nhưng chỉ chống tham nhũng của phe Nhà Nước mà thôi. Cũng giống như Tập cận Bình của TC, chống từ con ruồi đến con hổ tham nhưng, nhưng chỉ chống nhưng người tham nhũng của phe phái mà Ông cho là nguy hại cho quyền lực của Ông.

Báo Người Cao Tuổi và TBT Kim Quốc Hoá là tờ báo và người của phe thân TC nên cũng làm theo kiểu của TC. Đã không ít các vị tai to mặt lớn của phe Nhà Nước của TT Dũng chết vì dao to búa lên chống tham nhũng của báo này.

Tiêu biểu và nổi bật như phanh phui, tố cáo vụ biệt thự và nhà đất của cựu Ủy viên trung ương Trần Văn Truyền, khối tài sản của phó Tổng thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh hay về ông Hoàng Thái Dương, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ Thanh tra Chính phủ, trường hợp đại biểu Quốc Hội Đặng Thị Hoàng Yến bị bãi miễn, v.v...

Từ đó người ta nghĩ nhiệm vụ do “trên” giao cho báo Người Cao Tuổi và TBT Kim Quốc Hoa này là phanh phui, tố giác những tham ô nhũng lạm của phe Nhà Nước để Uỷ Ban Bài trư Tham Nhũng, Ban Nội Chính có bổi tấn công, đốt cháy phe nắm Nhà Nước mà TT Dũng là người được phiếu tín nhiêm cao nhứt, có nhiều triễn vọng được đại hội Đảng đưa lên làm Tổng Bí Thư.

Phe nắm Đảng thiếu sáng tạo, bắt chước, đi sau phe Nhà Nước, nên bị phản công dỡ không kịp. Nếu blog Chân Dung Quyền Lục nhờ tố giác phe dối đich với TT Dũng mà Ba Dũng được tín nhiệm cao nhứt, thì phe năm Đảng dùng vũ khí cổ điển hơn là báo Ngừơi Cao tuổi lâu nay nổi danh chống tham nhũng tố phe nắm Nhà Nước tham nhũng, thì miếng võ này phe Tổng Trọng nghĩ báo này vừa là báo giấy vừa online nên cao hơn, mạnh hơn nhiều.. Nhưng Ba Dũng nắm quyền hành chánh, nắm ngân sách, nắm chánh phủ, có quyền điều hành chuyện nước việc dân trực tiếp hơn, dùng Uỷ Ban Thanh Tra Chánh phủ, công an truy tố tờ báo và tổng biên tập – “chết không kịp ngáp”.

Đảng CS không thể làm những việc hành chánh, hành pháp này được. Đảng chỉ có thể chỉ đạo chánh trị Nhà Nước. Nhưng nếu Nhà Nước không nghe, không làm, như trong cuộc đấu đá với Đảng, Nhà Nước bộ ngu sao mà làm, thì Đảng bó tay

Việc truy tố tờ báo Người Cao Tuổi và Tổng Biên Tập này cho thấy, báo chí của Đảng Nhà nước đã bị nứt bể nặng. Đằng sau mỗi tờ báo lớn có một đại cán hay đại gia giựt dây. Họ dùng báo như mã tấu để tấn công nhau. Nhà báo viết theo đơn đặt hàng, mạnh yếu, nhiều ít là do phong bì lớn nhỏ. Xì can đan báo chí phanh phui là do phe phái đánh nhau, chớ không phải thông tin, nghi luận báo chí đưa ra cho độc giả nhân đinh như tiêu chuẩn làm báo ở các nước tự do dân chủ./.(Vi Anh)








No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

My Blog List