Việt Nam






Saturday 7 February 2015

Đảng viên Cộng sản bị cấm nhập tịch Mỹ?


Canada thảo luận dự luật tỵ nạn cộng sản


image





Preview by Yahoo

Báo Canada nói Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi thư cho Thủ tướng Stephen Harper hồi trung tuần tháng 12/2014 để phản đối Dự luật S219

Hạ viện Canada vừa thảo luận về dự luật coi ngày 30/4 là ngày chính thức kỷ niệm người tỵ nạn cộng sản bỏ nước ra đi sau khi Sài Gòn thất thủ, bất chấp sự phản đối từ phía chính quyền Việt Nam.

Dự luật S-219, hay còn gọi là Dự luật Ngày Con đường tới Tự do, do Thượng nghị sỹ gốc Việt Ngô Thanh Hải khởi xướng và đã được Thượng viện Canada thông qua hôm 8/12/2014.
Từ Canada, Luật sư Vũ Đức Khanh cho biết: "Hầu như tất cả các hạ nghị sỹ phát biểu đại diện các đảng phái đều đồng ý với nội dung của dự luật."

"Họ hân hoan hết lời ca ngợi vinh danh cộng đồng người Canada gốc Việt. Họ cũng lên án, phê phán thẳng thừng chế độ độc tài hà khắc của cộng sản Việt Nam mặc dù nhìn nhận xã hội Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực mạnh mẽ."

"Cuối cùng, họ đồng ý đề nghị đưa dự luật này ra trước tiểu ban quốc hội "Di sản Canada" để tiếp tục tranh luận một cách rộng rãi vì đây cũng là cơ hội để tất cả mọi người dân Canada có cơ hội bày tỏ quan điểm chính kiến của mình."

"Đây là điểm son nổi bật cơ bản truyền thống của nền tự do, dân chủ Canada."
Trước đó, Thủ tướng Việt Nam đã viết thư trực tiếp cho Thủ tướng Canada Stephen Harper để bày tỏ quan ngại về dự luật này, trang tin globeandmail.comcủa Canada tường thuật.

Thủ tướng Dũng trong lá thư được gửi cho Văn phòng Thủ tướng thông qua Tòa đại sứ Canada tại Hà Nội hồi trung tuần tháng 12/2014 nói rằng dự luật này đưa ra cái nhìn méo mó về lịch sử Việt Nam và sẽ làm tổn hại đến quan hệ song phương mà cả hai nước đã nỗ lực bồi đắp, theo bài viết của tác giả Kim Mackrael.
'Phản ứng mạnh'
Ngay khi được Thượng viện Canada thông qua, Dự luật đã gây những phản ứng dữ dội từ phía giới chức Việt Nam.

Báo chí Canada hôm 9/12/2014 dẫn lời một trong các quan chức Đại sứ quán Việt Nam ở Ottawa, ông Vũ Việt Dũng, nói việc này "sẽ gây ảnh hưởng xấu tới quan hệ song phương giữa Việt Nam và Canada, cũng như nỗ lực làm sâu rộng quan hệ trong cả các lĩnh vực thương mại và đầu tư".

Những lập luận của Hà Nội không vượt qua được những phép thử pháp lý và quy định của quốc hội Canada.Luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada

Ông Dũng cho hay Đại sứ Việt Nam Tô Anh Dũng đã bày tỏ quan ngại với Ngoại trưởng Canada John Baird về dự luật này, mà Việt Nam cho rằng sẽ gửi thông điệp không đúng tới người dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tuyên bố Dự luật S219 "có những nội dung sai trái, xuyên tạc lịch sử, khơi lại quá khứ đau buồn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, nhằm phục vụ những mục đích chính trị cá nhân", trang tin VietnamNet tường thuật.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cũng từng gửi thư cho người đồng nhiệm Canada về việc này.

Tuy nhiên, không thấy truyền thông trong nước nhắc tới lá thư của Thủ tướng Dũng.
Luật sư Vũ Đức Khanh nhận xét: "Những lập luận của Hà Nội không vượt qua được những phép thử pháp lý và quy định của quốc hội Canada.

"Tôi nghĩ Hà Nội đang làm trò hề vì thứ nhất họ không hiểu luật chơi, thứ hai họ không biết lobby vì không biết ai là nhân vật cần tác động và thứ ba là điều quan trọng nhất là họ không có thực tâm hoà giải dân tộc và cải thiện cách điều hành quản trị đất nước."
'Hợp tác và tôn trọng'
Chính phủ của ông Harper nói Canada coi Việt Nam là thị trường ưu tiên trong mảng đầu tư

Canada hiện đang nỗ lực phát triển quan hệ kinh tế với Việt Nam và các nước Á châu khác.
Chính phủ của ông Harper coi Việt Nam là một thị trường ưu tiên cho các hoạt động đầu tư và rất muốn tỏ thái độ quan tâm tới khu vực qua việc đàm phán về thỏa thuận thương mại TPP.
Bộ trưởng Lao động Jason Kenney, người chịu trách nhiệm về vấn đề đa văn hóa của Canada trong một tuyên bố nói rằng "Canada tiếp tục tôn trọng những quan hệ với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" nhưng ông ủng hộ dự luật bởi nó kỷ niệm 60 ngàn người "đã dám đánh đổi mạng sống để đi tìm tự do, và đã tìm được tự do tại Canada".

Cuối tuần vừa rồi Thủ tướng Harper dự lễ Tết ở Toronto với một rừng cờ vàng với trên 10.000 người tham dựLuật sư Vũ Đức Khanh

Thượng nghị sỹ Ngô Thanh Hải, người bảo trợ cho dự luật nói rằng dự luật không liên quan gì tới chính phủ hiện tại của Việt Nam. "Quan điểm của tôi là dự luật không đụng gì tới Việt Nam hết, dự luật không đụng gì tới các quan hệ thương mại," trang tin globeandmail.com trích trả lời của ông trong một cuộc phỏng vấn.

Hồi đầu tuần, Đại sứ Việt Nam tại Canada đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Canada để bày tỏ quan ngại về việc cờ Việt Nam Cộng hòa được sử dụng trong một sự kiện tại Mississauga ở ngoại vi Toronto dịp cuối tuần qua, là sự kiện có mặt ông Harper.

"Chúng tôi rất ngạc nhiên và quan ngại về chuyện nhiều lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng hòa trước đây đã được treo cạnh các lá cờ Canada tại các địa điểm công cộng ở Toronto," tuyên bố của Tòa đại sứ viết.

Tuy nhiên, ông Kenney nói rằng cờ vàng là biểu tượng mà người Canada gốc Việt đã lựa chọn, còn luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng việc đồng ý cho sử dụng cờ vàng là chỉ dấu cho thấy ông thủ tướng Canada ủng hộ Dự luật 219: "Quan điểm chính thức của Thủ tướng Harper là bằng mọi giá phải thông qua dự luật này vì đây là năm bầu cử quốc hội liên bang. Bằng chứng là cuối tuần vừa rồi Thủ tướng Harper dự lễ Tết ở Toronto với một rừng cờ vàng với trên 10.000 người tham dự."

"Dự luật được thông qua rồi bầu cử, sau đó mọi người sẽ quên đi. TPP kết thúc đàm phán, 2016 tất cả sẽ trở lại bình thường. Và mọi chuyện sẽ rơi vào lãng quên," luật sư Khanh nhận xét.




Thượng viện Canada thông qua luật liên quan VN
  • 10 tháng 12 2014
Chính phủ của Thủ tướng Stephen Harper đang muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam

Thượng viện Canada thông qua dự luật Ngày Con đường tới tự do lấy ngày 30/4 là ngày kỷ niệm người tỵ nạn cộng sản Việt Nam.

Dự luật S-219 do Thượng nghị sỹ gốc Việt Ngô Thanh Hải khởi xướng vừa được thông qua ngày 8/12 và chắc chắn sẽ gây phản ứng từ Hà Nội.

Dự luật này cũng bị cho là sẽ gây sóng gió cho quan hệ ngoại giao hai bên.
Theo dự luật, ngày 30/4 hàng năm được cho là ngày kỷ niệm làn sóng người tỵ nạn từ Việt Nam sau khi cuộc chiến kết thúc năm 1975.
Tuy nhiên, nó còn phải qua Hạ viện, và có ý kiến cho rằng còn lâu S-219 mới được mang ra thảo luận.

Chính quyền của Thủ tướng Harper đang nỗ lực tăng cường quan hệ hợp tác với các nước Á châu, trong đó có Việt Nam.
Hành động của Thượng viện Canada ngay lập tức đã dẫn đến cảnh báo từ giới chức ngoại giao Việt Nam.

Báo chí Canada dẫn lời một trong các quan chức Đại sứ quán Việt Nam ở Ottawa, ông Vũ Việt Dũng, nói việc này "sẽ gây ảnh hưởng xấu tới quan hệ song phương giữa Việt Nam và Canada, cũng như nỗ lực làm sâu rộng quan hệ trong cả các lĩnh vực thương mại và đầu tư".
Ông Dũng cho hay Đại sứ Việt Nam Tô Anh Dũng đã bày tỏ quan ngại với Ngoại trưởng Canada John Baird về dự luật này, mà Việt Nam cho rằng sẽ gửi thông điệp không đúng tới người dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cũng từng gửi thư cho người đồng nhiệm Canada về việc này.

'Ngày tháng Tư đen'
Trước đó, trong một thông cáo, Nghị sỹ Ngô Thanh Hải cho hay ông rất 'vinh dự được giới thiệu dự luật S-219'.

“Dự luật này đề cập tới Ngày Con đường tới tự do, hay còn gọi là Ngày tháng Tư đen khi hàng nghìn người Việt rời khỏi Việt Nam để tìm tự do..."
“Trong 39 năm qua, người Việt tại Canada đã tụ họp vào ngày 30/4 để kỷ niệm một sự khởi đầu mới và cảm ơn Canada. Năm 2015, cộng đồng người Việt sẽ kỷ niệm 40 năm ngày thuyền nhân tới định cư tại đây."

Ông Hải nói dự luật này sẽ đánh dấu mốc lịch sử đó.
“Tự do không miễn phí và các thuyền nhân đã phải trả giá cho tự do bằng các chuyến đi nguy hiểm của mình."





'Hành trình đến tự do' và cơ hội hòa giải?
( đảng CSVN phải hoà giải với nhân dân trong nước trước, bằng cách chấp nhận quyền tự do, dân chủ )

Luật sư Vũ Đức KhanhGửi cho BBCVietnamese.com từ Canada
  • 11 tháng 12 2014
Dự luật được đưa ra Thượng viện hồi tháng Tư với tên nguyên thủy là "Tháng Tư Đen"

Thượng viện Canada hôm 8/12 đã thông qua Dự Luật "Hành trình đến Tự do" với 45 phiếu thuận, 4 phiếu chống và 14 phiếu trắng.
Điều đáng quan tâm là 4 phiếu chống đến từ Đảng Tự do Canada mặc dù vị lãnh đạo Khối đối lập chính của Thượng viện là Thượng nghị sỹ James Cowan thuộc Đảng Tự do Canada, đã bỏ phiếu trắng.
Trong lời phát biểu giải trình trước Thượng viện về lá phiếu của mình, ông nói: "Tôi bỏ phiếu trắng để bày tỏ sự không có ý kiến về nội dung của dự luật, ủng hộ hoặc chống lại nó…"
"Tôi dùng lá phiếu trắng để biểu thị sự bất mãn chống lại cách thức mà dự luật này đã được xử lý… Tôi hy vọng chúng ta sẽ suy nghĩ về điều đó. Đây không phải là cách mà chúng ta nên làm tại đất nước này."
"Công việc của chúng ta là nên cẩn thận xem xét khi làm luật vì thế chúng ta cần được nghe những người muốn bày tỏ ý kiến, cho dù họ ủng hộ hay chống lại hoặc chỉ đơn giản là đặt câu hỏi về pháp luật…"

Dự Luật "Hành trình đến Tự do" đã được Thượng nghị sỹ Ngô Thanh Hải và Thượng nghị sỹ Enverga đồng bảo trợ đưa ra Thượng viện hồi tháng Tư năm nay với tên nguyên thủy là "Tháng Tư Đen".

Tuy nhiên, theo tin hành lang thì các thượng nghị sỹ thuộc Đảng Bảo thủ những người ủng hộ TNS Ngô Thanh Hải cũng không hiểu rõ ý nghĩa của nó nên đã đề nghị đổi lại. Theo một nguồn không xác nhận thì chính Thủ tướng Canada Stephen Harper đã đề nghị thay đổi thành “Hành trình đến Tự do” để được người dân Canada hiểu đầy đủ ý nghĩa hơn.


Có ai có mất mát, đau thương trên chuyến "Hành trình đến Tự do" này mới cảm thông với Thượng nghị sỹ Ngô Thanh Hải, mới thấu hiểu được vì sao một đạo luật như thế này là liều thuốc chữa lành cơn bệnh mà gần 40 năm qua hàng triệu người Việt phải mang nó trong lòng

Trong phần mở đầu dự luật ghi rõ là để “bày tỏ sự trân trọng về một ngày quốc lễ để tưởng niệm đến việc di cư của các người dân tỵ nạn Việt Nam và sự chọn lựa sinh sống và được sống tại Canada của họ sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ và chấm dứt chiến tranh Việt Nam”.
Điều 2 của dự luật ghi: “Khắp đất nước Canada và hàng năm và mỗi năm, ngày 30 tháng Tư (30/4) sẽ được biết đến như là ‘Ngày Hành trình đến Tự do’."

"Ngày này để “mọi người nhớ đến và tưởng niệm những mạng người đã bị mất và những kinh nghiệm đau đớn mà những người tỵ nạn phải trải qua trong cuộc di cư của người dân Việt và sự được chấp nhận cho người Việt được sinh sống tại Canada và được chính phủ Canada chấp thuận, và cũng là để nhớ đến sự đóng góp của người dân Canada - và người Việt mà số dân này hiện nay có vào khoảng 300.000 người trong xã hội Canada.”

Phải công tâm nhìn nhận rằng nếu không có những nỗ lực vô biên của Thượng nghị sỹ Ngô Thanh Hải cũng như sự cảm thông nghĩa tình của nhiều chính khách Canada, dự luật này khó lòng được Thượng viện Canada thông qua.

Đây là lần đầu tiên người Việt tại Canada và hải ngoại, những người tỵ nạn cộng sản được chính thức nhìn nhận và vinh danh. Chúng ta phải thành thật cám ơn họ thật nhiều vì chặng đường phiá trước còn dài và nhiều chông gai.

Dự luật này sẽ được ra Hạ viện Canada để thảo luận và thông qua nhưng không biết đến bao giờ và bao lâu cho nên chúng ta cũng cần học bài học kinh nghiệm quý báu hôm nay chuẩn bị cho tương lai.

Tự do ngôn luận: Con đường tiến tới dân chủ
Tự do, dân chủ là những giá trị phổ quát mà chúng ta cũng như đất nước Canada trân quý và bảo vệ.
Việc một số thượng nghị sỹ ủng hộ dự luật này nhưng đã từ chối không mời Đại sứ Cộng sản Việt Nam tại Canada ra điều trần trước Thượng viện là một khiếm khuyết quan trọng đối với những giá trị mà chúng ta tôn vinh.

Tuy về mặt quy trình pháp luật, Thượng viện không có gì sai vì dẫu sao ngài Đại sứ cũng đã có cơ hội giải trình bằng công văn với Thượng viện. Việc không có mặt trước Thượng viện tuy không được hoàn hảo cho lý tưởng dân chủ nhưng không có gì quá nghiêm trọng.

Cộng sản Việt Nam luôn đòi hỏi được tôn trọng và đòi thực thi dân chủ nhưng họ thì không bao giờ chấp nhận tôn trọng và thực thi dân chủ với ai.

Cá nhân tôi từng đề nghị với Đại sứ quán Việt Nam tại Canada để được đối thoại về những vấn đề còn tồn đọng của lịch sử Việt Nam cận đại như câu chuyện về “thảm trạng thuyền nhân” sau biến cố 30/4 nhưng có bao giờ Đại sứ quán Việt Nam quan tâm thậm chí một lá thư hồi âm cũng chưa có.
Nhiều người Việt đã bỏ mạng trên biển trong làn sóng tỵ nạn sau 30/4/1975

Tuy nhiên, chúng ta không thể cổ vũ cho tự do, dân chủ mà lại từ chối nó, nhất là với những người thường phỉ báng nó.

Nếu như Thượng viện Canada để cho Đại sứ Việt Nam đến điều trần tôi vẫn tin rằng dự luật vẫn được thông qua, thậm chí số phiếu thuận có thể còn cao hơn nữa.

Tôi tin chắc rằng không có một vị thượng nghị sỹ Canada nào không biết gì về ngày 30/4cũng như thảm cảnh thuyền nhân hoặc thành tích nhân quyền tồi tệ của cộng sản Việt Nam. Cái mà họ phản đối là cách xử lý vụ việc.

Tại sao tôi bỏ phiếu trắng? Là vì dự luật này là về “con đường tiến tới dân chủ.” Đó phải là con đường tự do ngôn luận. Mối quan tâm của tôi đơn giản là: Hãy coi đó là một bài học mà mỗi khi chúng ta có một cuộc trò chuyện trong một đất nước dân chủ, tự do như Canada, cả hai mặt của vấn đề cần được lắng nghe, ít nhất, và sau đó chúng ta có thể bỏ phiếu theo cách chúng ta muốn bỏ phiếu. Một phần của con đường dẫn tới dân chủ là con đường tự do ngôn luận.Thượng nghị sỹ Jim Munson, bỏ phiếu trắng

Thượng nghị sỹ Jim Munson, người cũng bỏ phiếu trắng phát biểu như sau: “Tại sao tôi bỏ phiếu trắng? Là vì dự luật này là về “con đường tiến tới dân chủ.” Đó phải là con đường tự do ngôn luận."

"Mối quan tâm của tôi đơn giản là: Hãy coi đó là một bài học mà mỗi khi chúng ta có một cuộc trò chuyện trong một đất nước dân chủ, tự do như Canada, cả hai mặt của vấn đề cần được lắng nghe, ít nhất, và sau đó chúng ta có thể bỏ phiếu theo cách chúng ta muốn bỏ phiếu."
"Một phần của con đường dẫn tới dân chủ là con đường tự do ngôn luận.”

Canada phê phán cộng sản Việt Nam độc tài, chuyên chế không tôn trọng quyền tự do ngôn luận không thể từ chối quyền này với nhà nước cộng sản Việt Nam cho dù chúng ta có thích hoặc không thích họ.

Chúng ta có chính nghĩa thì không lý do gì chúng ta phải sợ. Hãy để cho đại diện Hà Nội phát biểu rồi chúng ta biểu quyết. Đó là cách cư xử, làm việc của chúng ta xứng đáng một Canada tự do, dân chủ.

Dự luật này sẽ được đưa ra Hạ viện Canada vào những ngày tháng sắp tới. Thử thách vẫn còn nguyên đó và tôi tin rằng chúng ta sẽ lấy bài học hôm nay làm kinh nghiệm.

Con đường mà Thượng nghị sỹ Ngô Thanh Hải đã làm đã giúp chúng ta đi trên nửa đoạn đầu quan trọng, phần còn lại là trách nhiêm chung của chúng ta những công dân Canada gốc Việt.
Chúng ta cần đoàn kết với Thượng nghị sỹ Ngô Thanh Hải và đảng Bảo thủ của ông hầu đảm bảo đủ số phiếu tối thiểu thông qua nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta vượt qua những dị biệt, bất đồng chính kiến cùng chung sức vận động các đảng chính trị khác của Canada như đảng Tân Dân chủ và đảng Tự do giúp thông qua dự luật.

Đối với các dân biểu Canada, dự luật này tuy có tầm quan trọng đối người Canada gốc Việt nhưng không phải là ưu tiên của họ.
Cho nên, nếu chúng ta không vận động kỹ vừa có chiều rộng lẫn chiều sâu thì có nhiều khả năng dự luật sẽ bị đình hoãn một cách oan uổn vì những thủ thuật chính trị của các đảng ở Hạ viện.

Cơ hội hòa giải
“Hành trình đến Tự do” phải là của tất cả mọi người vì Canada là một xứ sở tự do dân chủ nơi không những tôn trọng ý kiến đa số mà cả ý kiến thiểu số.

Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận ngay cả đó là những người cộng sản luôn phỉ báng quyền này.

“Hành trình đến Tự do” phải đứng trên những dị biệt đảng phái chính trị vì chúng ta muốn mọi người hôm nay cũng như những thế hệ mai sau hiểu rõ hơn về ngày lịch sử này, ngày cộng đồng người Việt lập cư trên đất nước Canada thanh bình tự do dân chủ và thịnh vượng.

Nó cũng giúp người Canada gốc Việt có cơ hội nhìn thẳng vào sự thật, làm hòa với quá khứ để cùng nhau chung sức xây dựng tương lai một nước Việt Nam tự do, dân chủ và thịnh vượng như Canada, và cũng để cám ơn Canada một xứ sở thanh bình, nhân bản đã rộng lượng cưu mang cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản trong những giờ phút kinh hoàng nhất của cuộc đời họ.

Thượng nghị sỹ Ngô Thanh Hải có nói: “Đối với những người Canada gốc Việt và đông đảo cộng đồng người Việt hiện đang sinh sống ở nước ngoài, ngày 30/4 được mô tả như một ngày Việt Nam rơi vào quyền lực của một chế độ cộng sản độc tài, áp bức, không đếm xỉa gì đến nhân quyền..."

"Chúng tôi nhớ đến ngày 30/4 như một ngày đen tối bởi vì nó đại diện cho một ngày buồn đau mà chúng tôi đã bị mất nước, mất gia đình, bạn bè, tự do và quyền dân chủ của mình. Nó kỷ niệm một ngày mất mát và đau buồn.”

Có ai có mất mát, đau thương trên chuyến "Hành trình đến Tự do" này mới cảm thông với Thượng nghị sỹ Ngô Thanh Hải, mới thấu hiểu được vì sao một đạo luật như thế này là liều thuốc chữa lành cơn bệnh mà gần 40 năm qua hàng triệu người Việt phải mang nó trong lòng.

Đưa ra trước ánh sáng và nói lên sự thật không phải là để trả thù trả oán gì ai hay để tiếp tục gieo thù hận mà để giúp chữa lành vết thương cũ, tạo cơ hội làm hòa với nhau và cuối cùng để sự thật phải được tôn trọng. Đó cũng là di sản yêu thương, nhân bản, tình tự dân tộc mà chúng ta để lại cho thế hệ tương lai.




Tết luôn là dịp 'chạy chức chạy quyền'?
  • 8 giờ trước
Bao lỳ xỳ
Tết là dịp mừng xuân mới và nhiều người, trao tặng quà cho nhau ở Việt Nam.

Tết là một dịp tốt cho việc đưa quà biếu 'hối lộ, đút lót' hay 'chạy chức, chạy quyền', theo một nhà quan sát xã hội từ Hà Nội.

Trao đổi với BBC hôm 07/2/2015, trước thềm Việt Nam chuẩn bị đón Tết nguyên đán Ất Mùi, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện phản biện độc lập IDS, nói:
"Tết luôn luôn là một dịp thuận lợi cho những việc mà hối lộ, đút lót, giúp cho việc chạy chức, chạy quyền.

"Rồi chạy hợp đồng, chạy dự án, đủ mọi thứ.
"Cái đấy nó đã trở thành một căn bệnh ung thư ở nước Việt Nam này hàng chục năm nay rồi.
Nhất là dịp Tết thì lũ lượt xe cộ từ các địa phương đến chầu trực ở nhà các ông ấy
"Không có gì là lạ cả, bởi vì những năm trước cũng thế, dù đấy là Tết.

"Nhất là dịp Tết, thì lũ lượt xe cộ từ các địa phương đến chầu trực ở nhà các ông ấy.
"Và cũng có thể có ông nào đó bây giờ như vậy thấy rằng mình cũng hết thời rồi, hay là sắp sửa hết thời rồi, thì cũng chẳng ai đếm xỉa đến nữa.

"Không ai chạy đến mình nữa, và lúc ấy thì đúng là rất là buồn trong "nháy nháy" và có thể là phát khóc ra thật."

'Không thể ngăn cấm được'

null
Bình luận về việc Tết nguyên đán năm nay 2015 và Tết nguyên đán sang năm 2016 là những dịp gần và rất gần với Đại hội Đảng, liệu việc quà biếu 'chạy chức, chạy quyền' có thể bị kiểm soát, tiết giảm hay không trước các quy định của nhà nước nghiêm cấm 'quà biếu' và 'biếu quà' ngay cả giữa các cơ quan của nhà nước, chính quyền với nhau, Tiến sỹ Quang A nói:
"Không thể hạn chế được cái gì cả, bởi vì tất cả những trò mà nêu lên quy định là cấm, là nghiêm thế này, thế kia, chỉ là những trò hề mà thôi.
"Bởi vì trong thực tâm một số người nào đó người ta muốn làm cái chuyện ấy thật, nhưng mà bởi vì bản thân chế độ độc tài này, bản thân chế độ độc đảng này nó sinh ra cái chuyện chạy đó, nó sinh ra cái chuyện tham nhũng, hối lộ đó.
"Cho nên là bất chấp mong muốn của bất kể một ai, dẫu đó là ông trùm của Đảng này, hay là những người khác nào đó, còn có một chút nghĩ rằng cái việc đó là không nên, rất là đáng buồn hay đáng thương cho những người ngờ nghệch như vậy.
"Bởi vì họ chẳng hiểu cái gì cả, cái cốt lõi từ trong xương tủy của cái hệ thống này là nó phải sinh ra cái chuyện đấy, bất chấp sự mong muốn có vẻ tốt đẹp của bất kể ai cả," Tiến sỹ Quang A nói với BBC.
'Sốt ruột vì chạy chức?'
Báo Việt Nam
Báo Việt Nam nói Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng 'sốt ruột vì chạy chức'.

Hôm thứ Hai tuần trước, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam được truyền thông trích thuật lại lời nói ông 'sốt ruột vì chạy chức' trong hệ thống quyền lực các cấp.
"Cứ nghe bao nhiêu tỉ để vào chức nọ chức kia mà sốt cả ruột! Nếu có chúng ta phải tìm xem ở đâu chứ cứ để râm ran thế này mà không có thì oan," ông Nguyễn Phú Trọng được tờ Pháp luật TP. Hồ Chí Minh trích lời.
"Ai chạy, chạy ai làm rõ nếu không đổ hết cho công tác cán bộ thì oan cho anh em.”

Tôi đọc câu ấy rồi và tôi nghĩ rằng nếu câu ấy là của một anh xem ôm hay chở tôi đi lại, thì tôi chấp nhận được. Nhưng mà câu ấy của một anh cầm đầu một thể chế mà nói như thế thì nó quá là tức cười và quá là giả vờ ngây thơ và cũng quá ư là vô trách nhiệmGiáo sư Nguyễn Khắc Mai

Phát biểu trên được truyền thông Việt Nam tường thuật là "tâm tư" của Tổng Bí thư Trọng chia sẻ tại một Hội nghị Cán bộ toàn quốc về "công tác tổ chức xây dựng Đảng" nhóm họp ở Hà Nội sáng 29/01/2015.
Bịnh luận về phát biểu này của ông Trọng, hôm thứ Sáu, một nhà bình luận về chính trị - xã hội của Việt Nam từ Hà Nội lên tiếng:
"Tôi đọc câu ấy rồi, và tôi nghĩ rằng nếu câu ấy là của một anh xem ôm hay chở tôi đi lại, thì tôi chấp nhận được," Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương của Đảng CSVN, nói.
"Nhưng mà câu ấy của một anh cầm đầu một thể chế mà nói như thế thì nó quá là tức cười và quá là giả vờ ngây thơ và cũng quá ư là vô trách nhiệm.
"Anh cầm đầu cơ mà, anh thừa biết cái đấy, và vấn đề của anh là anh phải chỉ ra cái phương thức nào để ngăn chặn cái đấy, hạn chế cái đấy, phanh phui cái đấy ra, để mà giải quyết.
"Thì thế mới là vấn đề của anh lãnh đạo, còn anh nói như thế thì anh đặt anh ngang hàng với anh cu-li xe thôi, cho nên không hy vọng được cái đấy. Cái ấy nó chỉ lòe được một số người nào đấy ít tin tức, ít suy nghĩ và họ không cần tin tức, suy nghĩ thì được.
"Nhưng với chúng tôi thì làm sao một người lãnh đạo, tức là một quan chức cao cấp mà có thể nói như thế, đấy là một thái độ rất vô trách nhiệm," Giáo sư Nguyễn Khắc Mai nói với BBC.



Đảng viên Cộng sản bị cấm nhập tịch Mỹ?
Vi Katerina Tran
  • 5 giờ trước

Cánh cửa nhập tịch Mỹ có thể đóng lại với những ai có bất cứ mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp nào với một đảng cộng sản trong vòng 10 năm. Nhưng vẫn có ngoại lệ.

Câu hỏi số 10 trên mẫu đơn N-400 xin gia nhập quốc tịch (Form N-400 – Petition for naturalization) là câu hỏi nhạy cảm với nhiều người đến từ Việt Nam hay Trung Quốc: “Quý vị có bao giờ từng là thành viên hay có bất kỳ mối liên hệ (trực tiếp hay gián tiếp) với a) đảng cộng sản, b) Bất kỳ đảng độc tài nào khác, và c) Một tổ chức khủng bố?”

Câu hỏi số 10 và toàn bộ mẫu đơn N-400 sẽ được dùng để hỏi trực tiếp người nộp đơn trong buổi phỏng vấn thi nhập quốc tịch, dưới sự tuyên thệ với tòa án và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu khai man. Sau đó, nếu đơn xin nhập tịch được chấp thuận, trước ngày lễ tuyên thệ, người nộp đơn còn phải trả lời 3 câu hỏi trên một lần nữa trong mẫu đơn N-445, tại câu hỏi số 5, tái khẳng định trong thời gian chờ đợi từ ngày phỏng vấn đến ngày tuyên thệ, họ không tham gia đảng cộng sản, bất kỳ đảng độc tài nào khác, hay một tổ chức khủng bố.

Theo số liệu của Viện Chích sách Nhập cư Hoa Kỳ (MPI), cho đến cuối năm 2012, nước này có đến 1.3 triệu người Việt Nam nhập cư, chiếm hơn 0,4% tổng dân số. Đây cũng là cộng đồng nhập cư lớn thứ 6 ở Mỹ, sau cộng đồng Mexico, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines và Cộng hòa Dominican. Cộng đồng người Việt Nam nhập tịch gia tăng nhanh chóng từ 231 nghìn người năm 1980. Họ chủ yếu là những thuyền nhân Việt Nam vượt biên sau năm 1975, sau khi định cư tại Mỹ, họ đón người thân sang theo diện đoàn tụ gia đình. Một bộ phận đáng kể và ngày càng lớn hơn là các du học sinh ở lại sau khi học xong, người lao động có tay nghề và nhà đầu tư. Cần lưu ý đây là số liệu người Việt Nam nhập tịch, không tính người Mỹ gốc Việt được sinh ra ở Mỹ.

Mẫu đơn nhập tịch khiến cho cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ tin rằng có một luật bất thành văn trong thủ tục nhập quốc tịch Mỹ, đó là đảng viên đảng cộng sản hay những ai có một mối liên hệ với đảng cộng sản sẽ không được cho phép trở thành công dân Mỹ. Gần 40 năm qua, hầu như chưa có ai đặt ra câu hỏi là nước Mỹ thật sự có cấm đảng viên đảng cộng sản trở thành công dân nước họ thông qua thủ tục gia nhập quốc tịch hay không, và nếu có thì dựa vào điều luật nào của Luật Di trú Mỹ? Tin đồn về việc một số đảng viên và con cái của đảng viên đảng cộng sản sang Mỹ sinh sống và định cư càng khiến điều này trở thành mối quan tâm của cả người Việt Nam trong nước lẫn nước ngoài.

Tiêu chí nào để một thường trú nhân có thể gia nhập quốc tịch Mỹ?
Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta nên tìm hiểu vấn đề về tiêu chí dành cho một người thường trú nhân ở Mỹ được nhập tịch trở thành công dân.

Đòi hỏi trước tiên và có thể nói là duy nhất chính là người đó phải cho cơ quan di trú và chính phủ Mỹ nhận thấy họ đã từng (trong quá trình sinh sống như một người thường trú nhân ở Mỹ) và sẽ tiếp tục là một người gắn kết với các nguyên tắc giá trị của Hiến pháp Mỹ và đã hoàn toàn hòa nhập vào trật tự xã hội cũng như phúc lợi của Mỹ, theo Chương 316 (a) của Đạo luật Di trú và Quốc tịch (International and Nationality Act (INA) 316(a). See 8 CFR 316.11.).

Nhà đầu tư TQ mua khá nhiều bất động sản tại Hoa Kỳ.

Theo phán quyết của án lệnh In re Shanin, 278 F.739 (D.C. Mass. 1922), sự “gắn kết” ở đây có nghĩa là người nào muốn trở thành công dân Mỹ, họ bắt buộc phải là một người tích cực ủng hộ Hiến pháp nước này.
Sự gắn kết đó bao gồm cả sự hiểu biết, tâm thức cũng như sự tình nguyện gắn bó với những nguyên tắc giá trị của Hiến pháp. Bất kỳ người nào có thái độ thù địch với cơ cấu tổ chức chính quyền Mỹ hoặc không tin vào những nguyên tắc giá trị của Hiến pháp đều không đủ điều kiện để nhập quốc tịch chiếu theo phán quyết của án lệ Allan v. United States, 115 F.2d 804 (9th Cir. 1940).

Sở dĩ luật di trú đòi hỏi người thi nhập quốc tịch phải chứng minh họ đã và sẽ gắn kết với các nguyên tắc giá trị của Hiến pháp là bởi vì Hiến pháp (bao gồm các Tu chính án) được xem là đại diện cho “sự tối cao của luật pháp Mỹ” (Supreme law of the land). Một người xin nhập quốc tịch Mỹ phải chứng minh được họ hoàn toàn tin tưởng và tuyệt đối trung thành với nước Mỹ qua việc đồng ý ủng hộ và sẵn sàng bảo vệ những nguyên tắc giá trị của Hiến pháp bằng cách cho thấy họ chấp nhận những giá trị dân chủ và tinh thần tuân thủ pháp luật. Điều này sẽ được thể hiện qua hành động đọc lời thề trung thành tuyệt đối với nước Mỹ (Oath of Allegiance) trong ngày lễ tuyên thệ gia nhập quốc tịch.

Do đó, việc một người đã từng là đảng viên của đảng cộng sản hay có một sự liên hệ (gián tiếp hoặc trực tiếp) với nó đều có thể bị xem là không gắn kết được với các nguyên tắc giá trị của Hiến pháp Mỹ nếu họ xin gia nhập quốc tịch. (INA Chương 313 và 316. 8 CFR 316).

Ngoài ra, việc một người là đảng viên đảng cộng sản hay những đảng phái độc tài khác, hay tham gia những tổ chức khủng bố cũng có thể là cơ sở để nghi ngờ tư cách đạo đức, động cơ họ xin lưu trú tại nước Mỹ, và cũng là có thể đủ để chính phủ Mỹ tiến hành thủ tục trục xuất đối với họ.

Theo Bộ An ninh Nội địa và Cơ Quan Di trú và Nhập tịch Mỹ (U.S. Immigration and Naturalization Service – Department of Homeland Security) một người nếu là đảng viên đảng cộng sản hay có liên hệ với đảng cộng sản trong vòng 10 năm trước ngày nộp đơn và cho đến ngày tuyên thệ gia nhập quốc tịch thì sẽ không được nhập quốc tịch Mỹ.

Tuy nhiên điều luật này có thể được miễn trừ nếu người xin nhập quốc tịch chứng minh được, bao gồm những điều sau đây nhưng không phải nhất thiết là tất cả: (1) việc họ tham gia đảng cộng sản hay mối liên hệ với nó là việc không tự nguyện, (2) khi tham gia họ không có sự nhận thức về mục đích của tổ chức của đảng cộng sản và khi có nhận thức về điều đó họ đã chấm dứt quan hệ với tổ chức, (3) họ đã chấm dứt quan hệ với đảng cộng sản trước năm 16 tuổi, (4) họ tham gia đảng cộng sản vì đó là sự bắt buộc phải chấp hành theo quy trình pháp luật, (5) họ tham gia đảng cộng sản vì những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống như để có được việc làm, được phân phối thực phẩm và những nhu yếu phẩm khác, và (6) họ đã không còn là đảng viên đảng cộng sản trên 10 năm.

Từ đó có thể kết luận là Đạo luật về di trú Mỹ cho phép những người đã từng là đảng viên đảng cộng sản gia nhập quốc tịch Mỹ nếu họ chứng minh được họ thuộc trong 6 diện miễn trừ nêu trên.
Quốc tịch Mỹ có thể bị tước bỏ
Hoa Kỳ mới có chính sách linh hoạt hơn cho sinh viên Trung Quốc.

Ngoài ra, nếu một người sau khi nhập tịch và trở thành công dân Mỹ, mà lại tham gia đảng cộng sản, các đảng phái độc tài khác, các tổ chức khủng bố hay các tổ chức chống lại Mỹ, Hiến pháp Mỹ, và người dân Mỹ, chính phủ có thể khởi kiện người đó ra hệ thống tòa di trú (Immigration court system) và đề nghị tòa tước bỏ quyền công dân qua hệ thống tòa án di trú.

Những người khai man trong đơn xin gia nhập quốc tịch Mỹ liên quan đến những vấn đề này cũng có thể bị kiện tước bỏ quyền công dân Mỹ.

Cần lưu ý là việc tham gia đảng cộng sản không mặc nhiên khiến cho một công dân nhập cư mất quốc tịch Mỹ, bởi đảng cộng sản được tự do thành lập và hoạt động tại đất nước này.

Đơn kiện tước bỏ quyền công dân và quốc tịch sẽ được tống đạt đến người bị kiện và họ sẽ được quyền phản bác đơn kiện cũng như phía chính phủ Mỹ phải chứng minh được lý do tước quốc tịch tại tòa với những bằng chứng rõ ràng, chắc chắn và thuyết phục (clear, unequivocal and convincing).

Đây là một chuẩn mực về bằng chứng rất cao, chỉ đứng sau chuẩn mực “nghi ngờ hợp lý” (beyond a reasonable doubt) của những vụ án hình sự ở Mỹ. Nghĩa vụ phải chứng minh là trách nhiệm của phía chính phủ. Và, chính phủ phải chứng minh được các bằng chứng đưa ra cho thấy bị cáo không có “sự gắn bó” với Hiến pháp Mỹ khi tham gia các tổ chức nêu trên.

Án lệ nổi tiếng Schneiderman v. United States 320 U.S.118 (1943), một phán quyết của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, chính là ví dụ đơn cử cho chuẩn mực về những hồ sơ đề nghị tước quyền công dân sau khi nhập tịch vì lý do đảng phái chính trị. Người kháng án Schneiderman là di dân gốc Nga, đã đến Mỹ năm 3 tuổi vào khoảng thời gian 1907-1908. Năm 1922, Schneiderman tham gia Liên đoàn Công nhân Trẻ của thành phố Los Angeles. Năm 1924, Schneiderman nộp đơn gia nhập quốc tịch Mỹ và năm 1925 anh ta tham gia Đảng Công nhân, là tiền thân của đảng Cộng sản Hoa Kỳ. Schneiderman trở thành công dân Mỹ năm 1930.

 Cũng từ năm1930, Schneiderman bắt đầu giữ những vị trí lãnh đạo của đảng Cộng sản Hoa Kỳ và vào năm 1939, chính phủ Mỹ bắt đầu khởi kiện đòi tước bỏ quyền công dân của Schneiderman. Tại phiên tòa xét xử, tư cách công dân Mỹ của Schneiderman đã bị tước bỏ và thu hồi quốc tịch đối với anh.

Tối cao Pháp Viện Hoa Kỳ, sau đó, đã chấp nhận đơn kháng án của Schneiderman vì phán quyết về quyền công dân và quốc tịch Mỹ của anh sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của Schneiderman khi anh có thể bị trục xuất khỏi đất nước mà anh đã sinh sống từ năm ba tuổi. Phán quyết của Tối cao Pháp viện đã lật lại bản án của Schneiderman cũng như hủy bỏ quyết định tước quốc tịch của phiên xử trước.

 Như lời của thẩm phán Murphy, người viết quyết định chính thức của vụ án: phía chính phủ đã không thể chứng minh là những mối liên hệ với đảng Cộng sản Hoa Kỳ của Schneiderman khiến cho anh trở thành người không có sự “gắn kết” với những nguyên tắc giá trị của Hiến pháp Mỹ cũng như Schneiderman đã không có bất kỳ hành động gì chống lại Hiến pháp và người dân Mỹ trong thời gian giữ những chức vụ của đảng Cộng sản Hoa Kỳ.

Do đó, việc một người đang là hay đã từng là đảng viên đảng cộng sản không nhất thiết là lý do từ chối việc gia nhập quốc tịch hay là bằng chứng để tước quốc tịch của công dân Mỹ. Quốc tịch Mỹ là sự cam kết giữa chính phủ Mỹ và những cá nhân tin tưởng vào những nguyên tắc giá trị mà Hiến pháp đại diện, được thể hiện qua lời thề quyết tâm bảo vệ trước nhất và trên hết sự tự do, dân chủ cũng như những quyền con người nằm trong văn bản pháp luật tối cao đó trong ngày tuyên thệ gia nhập quốc tịch.




Vì sao Đảng im lặng về thông tin nhân sự?
6 tháng 2 2015 Cập nhật lúc 23:52 ICT

Chính nguyên tắc 'bảo mật cố hữu' là nguyên nhân đằng sau việc Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam tới thời điểm này không dám công bố thông tin chi tiết về các nhân sự có tên trong danh sách 22 người 'vào quy hoạch' Bộ Chính trị và Ban Bí thư, theo một nhà báo độc lập và nhà phân tích tình hình chính trị từ Việt Nam.

Hôm 06/2/2015, từ Sài Gòn, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng đưa ra lời giải thích:
"Đó là nguyên tắc bảo mật cố hữu của Đảng và họ đưa danh sách đó vào độ tuyệt mật, theo tôi biết là như vậy.

"Và từ trước đến nay, nếu không vì áp lực của dư luận hoặc trong nội bộ, thì không bao giờ họ cung cấp danh sách đó cho tới ngày Đại hội Đảng.
Trước câu hỏi vì sao lại phải 'bảo mật' danh sách các cán bộ được đưa vào quy hoạch vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ông Dũng nói tiếp:

"Bởi vì những chế độ độc tài, độc đảng luôn sợ sự minh bạch, công khai...
"Cho tới chừng nào ở Việt Nam vẫn còn chế độ độc đảng, độc tài thì không thể có chuyện minh bạch thông tin, đặc biệt là những thông tin nội bộ", Tiến sỹ Dũng nói với BBC.



Quy hoạch nhân sự cao cấp Đảng CSVN  'bị động, chắp vá'
  • 7 tháng 2 2015
Lãnh đạo Đảng, nhà nước VN
Quy hoạch nhân sự cấp cao của Đảng trong nhiều năm vẫn còn 'chắp vá', 'bị động' theo nhà quan sát trong nước.

Quy hoạch nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam thường xuyên ở trong tình trạng 'bị động', 'chắp vá', kể cả với các nhân sự 'chóp bu', theo ý kiến của nhà quan sát từ trong nước.
Trao đổi với BBC hôm 06/2/2015, đánh giá công tác nhân sự của Đảng trong suốt một giai đoạn dài vài thập niên liên tục trở lại đây, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói:

"Nhất là từ khi đồng chí Lê Duẩn (cố Tổng Bí thư Đảng CSVN) ra đi thì kế tục tiếp theo thường thì nhân sự được hình thành lên một cách có thể nói là bị động, chắp vá. Kể cả những nhân sự chóp bu, đến giờ phút chót mới có."

Theo ông Thuận, Việt Nam không nên giữ bí mật về 'nhân sự' và quá trình 'quy hoạch, lựa chọn' nhân sự và ông đưa ra so sánh với Trung Quốc, quốc gia cộng sản láng giềng của Việt Nam.

Từ khi đồng chí Lê Duẩn ra đi, kế tục tiếp theo thường thì nhân sự được hình thành lên một cách có thể nói là bị động, chắp vá. Kể cả những nhân sự chóp bu, đến giờ phút chót mới cóLuật sư Trần Quốc Thuận
"Nhìn sang một đất nước ở bên là Trung Quốc, thì người ta có một quy hoạch rõ ràng, từ những người lên làm nhiệm kỳ 2x5 tức là mười năm, thế này, thế khác. Thì Việt Nam họ cũng (nên) nghiên cứu mô hình đó, họ thực hiện. Tôi cho cách làm đó cũng là một cách.
"Mà nên yêu cầu người ta công khai những con người đó ra để dân người ta giám sát và toàn đảng người ta giám sát thì may ra mới tốt được. Chứ không nên quy hoạch mà kín, mà bí mật," ông Thuận nói thêm.

'Cần bỏ bổ nhiệm kín'
Cựu quan chức lãnh đạo Văn phòng Quốc hội cũng nhấn mạnh một số tiêu chí mà theo ông Đảng cần thực hiện trong công việc lựa chọn, quy hoạch lãnh đạo trong toàn bộ hệ thống quyền lực của mình, từ cấp cơ sở cho tới cấp cao.

Theo Luật sư Thuận, trong đó, cần gỡ bỏ cơ chế 'bổ nhiệm' và thay bằng 'tranh cử công khai'. Ông nói:
"Cuối cùng vẫn phải trở lại nguyên tắc mà toàn nhân loại đang theo, các nước tiên tiến đang theo, tức là công khai, minh bạch.
"Và mọi chức quyền, mọc chức quan trọng đều có cuộc tranh cử, chứ không nên đi vào chế độ bổ nhiệm."
Luật sư Trần Quốc Thuận
Luật sư Trần Quốc Thuận nêu quan ngại về nguy cơ 'gia đình trị' xuất hiện trong bộ máy quyền lực các cấp ở VN.

Ông Thuận cũng cho rằng Đảng cần tránh để xảy ra các hiện tượng quyền lực 'gia đình trị', 'cài cắm con em' được biết tới như hiện nay.

Trả lời câu hỏi, liệu một vị Thủ tướng Chính phủ có nên có các con cái giữ nhiều chức vụ từ Thứ trưởng một bộ trong nội các, tới Phó Bí thư một tỉnh này và có chân trong Tỉnh ủy một tỉnh kia trong lúc đương nhiệm hay không.

Và liêu vị quan chức lãnh đạo cấp cao có chân trong Bộ Chính trị đó có thể nói gì nếu những người khác trong Đảng ở các cấp cũng sao chép mô hình 'đưa nhiều người thân' vào bộ máy quyền lực như vậy, Luật sư Trần Quốc Thuận nói:

"Đó cũng là câu chuyện, thí dụ một đất nước mà người có tài nên phát huy, nên giao nhiệm vụ, nhưng mà nếu chỉ tập trung cho một gia đình thì đó là điều không thực tốt cho một dân tộc."
'Để tránh 'gia đình trị''
Chính trị Việt Nam
Cố Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm (bên phải) từng bị chỉ trích là 'gia đình trị' khi nắm quyền.

Để hạn chế việc được cho là gây ra 'điều tiếng về gia đình trị' ở Đảng và chính quyền, theo Luật sư Thuận chỉ có một giải pháp.

Ông nói: "Có cách là phải công khai danh sách và thực hiện một cuộc tranh cử rộng rãi, ở một vị trí ít nhất phải có 3 ứng cử viên trở lên.

"Những người đó trình bày chương trình, để có cuộc bỏ phiếu của nhân dân, thì may ra mới chọn được người tài, chứ còn kiểu cứ tìm tìm, lựa lựa, rồi đem bổ nhậm xuống thì làm gì có người tài được, làm gì mà tránh được tình trạng chạy chức, chạy quyền được."

Theo ông Thuận, Đảng nên để người dân thực hiện vai trò giám sát quyền lực nhà nước, trong đó có công tác quy hoạch nhân sự cán bộ cao cấp, lãnh đạo của Đảng:

"Dĩ nhiên, họ cũng làm những ứng cử dự bị, nhưng sau khi làm nên công bố những danh sách đó ra để nhân dân người ta theo dõi, giám sát. Giám sát về năng lực làm việc, về phẩm chất đạo đức có tham nhũng, tham ô, cửa quyền không?
Thực ra, con cái, con nhà nòi cũng có thể phát huy được tác động nhất định, nếu trong một nền dân chủ, dân quyền thực sự, thì họ có thể được xã hội kiểm tra giám sát. Hiện nay cái này không có, cho nên không thể nào tin là họ sẽ là người có đủ các thứ bản lĩnh để vươn lênGiáo sư Nguyễn Khắc Mai

"Có gia đình trị không, có đưa người thân của mình vào trong bộ máy nhiều quá không v.v... và v.v... Như đó cũng là những ứng cử viên thôi, chứ chưa là cái gì. Nhưng nếu quy trình đó là quy trình kín mà không công bố cho dân, thì đó là điều đáng tiếc và đáng lên tiếng."

Hôm thứ Sáu, cũng bình luận về hiện tượng được cho là 'cài cắm người thân', 'con ông cháu cha' và nguy cơ 'gia đình trị' trong Đảng và chính quyền, cũng như qua 'quy hoạch' nhân sự lãnh đạo các cấp của Đảng, nhà quan sát, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, từ Hà Nội bình luận.

"Thực ra con cái, con nhà nòi cũng có thể phát huy được tác động nhất định, nếu trong một nền dân chủ, dân quyền thực sự, thì họ có thể được xã hội kiểm tra giám sát. Và vì thế họ phải cố gắng vươn lên," nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương Đảng nói với BBC.
"Hiện nay cái này không có, cho nên không thể nào tin là họ sẽ là người có đủ các thứ bản lĩnh để vươn lên trong tình hình hiện nay."
'Khi còn độc tài, độc đảng'
TS. Phạm Chí Dũng
Tiến sỹ Dũng cho rằng Đảng không công bố 'quy hoạch Bộ chính trị, Ban bí thư' vì nguyên tắc 'bảo mật' cố hữu.

Hôm 06/2, từ Sài Gòn, một nhà quan sát, bình luận chính trị - xã hội Việt Nam, ôngPhạm Chí Dũng, cho rằng Đảng không muốn công khai cụ thể thông tin nhân sự về những người được quy hoạch vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư, cũng như gần ba trăm ứng viên cho các ghế Ủy viên Trung ương Đảng các khóa sau là có một nguyên nhân 'cố hữu'.

Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam nói với BBC:
"Đó là nguyên tắc bảo mật cố hữu của Đảng và họ đưa danh sách đó vào độ tuyệt mật, theo tôi biết là như vậy.
"Và từ trước đến nay, nếu không vì áp lực của dư luận hoặc trong nội bộ, thì không bao giờ họ cung cấp danh sách đó cho tới ngày Đại hội Đảng."
Cho tới chừng nào ở Việt Nam vẫn còn chế độ độc đảng, độc tài thì không thể có chuyện minh bạch thông tin, đặc biệt là những thông tin nội bộTiến sỹ Phạm Chí Dũng

Trước câu hỏi vì sao lại phải 'bảo mật' danh sách các cán bộ được đưa vào các danh sách trên, Tiến sỹPhạm Chí Dũng giải thích tiếp:
"Bởi vì những chế độ độc tài, độc đảng luôn sợ sự minh bạch, công khai...

"Cho tới chừng nào ở Việt Nam vẫn còn chế độ độc đảng, độc tài thì không thể có chuyện minh bạch thông tin, đặc biệt là những thông tin nội bộ", nhà báo độc lập nói với BBC.

Được biết, mới đây, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định một danh sách 290 cán bộ 'trung ương' cho 'các khóa sắp tới' và 22 người đã 'vào quy hoạch' Bộ Chính trị và Ban Bí thư.
Mới nhất, hôm 06/2, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, chính quyền đã bế giảng một lớp bồi dưỡng 'dự nguồn cán bộ cao cấp' khóa V, với 92 học viên vừa được "chứng nhận tốt nghiệp", theo Thông tấn Xã Việt Nam.




'Công an điều tra không được bắt người'
Luật sư Ngô Ngọc TraiGửi tới BBC từ Hà Nội
  • 6 tháng 2 2015

Liên quan đến vụ việc chai nước có ruồi, nhiều ý kiến chê trách cách hành xử của tập đoàn Tân Hiệp Phát đã báo công an bắt giữ một khách hàng là người sử dụng sản phẩm của hãng.

Đây là sự vụ lùm xùm đã được nhiều chuyên gia pháp lý nêu ý kiến, có người cho rằng đây là hành vi phạm tội cưỡng đoạt tài sản, có người cho rằng đây chỉ là quan hệ pháp luật dân sự không phải tội phạm.
Tôi thì thấy rằng qua sự việc này không nên quy định cho phép cơ quan công an điều tra được quyền bắt người.

Quy định hiện tại
Bộ luật tố tụng hình sự hiện tại quy định cho phép cơ quan công an điều tra sau khi tiếp nhận tin báo tội phạm thì được quyền ra lệnh bắt khẩn cấp. Sau khi bắt cơ quan điều tra phải báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn.
Viện kiểm sát phải trả lời có đồng ý với việc bắt hay không, nếu không đồng ý thì cơ quan bắt người phải trả tự do ngay cho người bị bắt.

Việc bắt giam giữ người là một biện pháp ngăn chặn mục đích nhằm ngăn ngừa nghi can bỏ trốn, tiếp tục phạm tội hoặc tiêu hủy chứng cứ. Nhưng thực tế lâu nay việc bắt giam giữ người đã vượt quá mục đích ý nghĩa đơn thuần chỉ là một biện pháp ngăn chặn.

Chúng ta biết rằng nghi can mặc dù bị bắt nhưng vẫn chưa bị coi là tội phạm. Luật đã quy định rằng không ai bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án có hiệu lực pháp luật.

Như vậy mặc dù bị bắt và bị hạn chế quyền tự do đi lại, nhưng các quyền tự do dân sinh khác của người bị bắt vẫn còn, ví như quyền được đọc sách báo, xem ti vi, thăm gặp người thân, ăn uống đủ dinh dưỡng, không bị đánh đập bởi người khác…

Vậy sau khi bị bắt, người bị bắt có được đảm bảo các điều kiện đời sống dân sinh bình thường hay không?
Nhưng thực tế lâu nay có một vấn đề rất nghiêm trọng đó là điều kiện giam giữ người ở Việt Nam tệ hại khiến cho người bị giam giữ chịu sự khổ cực về tinh thần và thể xác.

Việc bắt người vốn dĩ chỉ tước đi quyền tự do đi lại của công dân song không chỉ đơn thuần như vậy, do đặc thù điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam người bị bắt lại bị tước đi hầu như hết các quyền dân sự, quyền con người bị xâm hại nặng nề khi sống trong điều kiện giam giữ mà mọi thông số chỉ tiêu giá trị đều ở mức rất thấp.

Một ví dụ là mấy năm trước tôi bảo vệ cho một người bị bắt giam ở trại tạm giam số 3 nằm trên đường cầu Bươu thuộc Hà Đông, Hà Nội. Một lần vào lấy lời khai thấy chòm râu cứng của người đó được chia làm hai nửa, một bên rất dài cứng còn một bên lại trụi nhẵn. Hỏi ra thì được biết suốt ngày người đó bị mấy người giam giữ cùng phòng đè ra nhổ râu giải trí cho đỡ buồn.

Điều đó là ví dụ giúp hình dung cho thấy tình trạng điều kiện sức khỏe của người bị giam giữ bị xâm hại như thế nào.

Còn theo một bài báo mới đây trên báo Đất Việt có tiêu đề ‘Tội phạm tăng nhanh hơn dân số, thiếu hàng ngàn chỗ giam’, bài báo đưa số liệu rằng so với quy mô đã được phê duyệt, các trại tạm giam còn thiếu hơn 14.000 chỗ (tiêu chuẩn mỗi chỗ 2m2), tạm giữ thiếu hơn 12.000 chỗ.

Bắt nhiều nên thiếu chỗ giam
Số liệu về việc thiếu chỗ giam giữ người có thể hiểu một phần nguyên nhân vì số lượng người có hành vi phạm tội quá nhiều, đó là minh chứng cho sự đổ vỡ của các chuẩn mực giá trị đạo lý. Nhưng mặt khác cũng cần đặt ra vấn đề xem xét lại việc bắt giam giữ lâu nay liệu đã đúng đắn hợp lý hay chưa?
Phải chăng có việc bắt giam giữ cẩu thả bừa bãi, nhiều trường hợp không cần thiết bắt cũng bắt, và tại sao lại để cơ quan công an điều tra được quyền bắt người?

Chúng ta biết rằng công an điều tra là lực lượng chiến đấu có chức năng nhiệm vụ phòng chống tội phạm, ở họ mang nặng tâm lý trạng thái triệt tiêu phòng ngừa. Nghề nghiệp của họ ít đòi hỏi sự suy xét công tâm khách quan để cân nhắc sự cần thiết xác đáng hay không trong việc bắt giam giữ, cái có ở nghề nghiệp của các thẩm phán.

Trước mỗi sự việc còn chưa rõ ràng lý do cần bắt hay không, nếu quyền bắt thuộc cơ quan công an thì họ sẽ có ngay quan điểm là cần bắt, điều này có nguyên nhân từ tâm lý trạng thái nhận thức nghề nghiệp.

Mặt khác pháp luật quy định rằng trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, có nghĩa là nếu không chứng minh được tội phạm thì họ phải chịu trách nhiệm nào đó.
Cho nên đương nhiên dễ hiểu là cơ quan điều tra sẽ có xu hướng tìm giải pháp để hoàn tất cho được trách nhiệm của mình và giải pháp chính là quyền được bắt người.
Có thể nói quyền được bắt người là ‘phép mầu’ giúp làm ‘nhẹ gánh’ đi trách nhiệm chứng minh tội phạm.
Cho nên cái trách nhiệm chứng minh tội phạm mà lại đi kèm với cái quyền được bắt người thì còn gì nữa mà khó hiểu cho việc thiếu chỗ giam giữ.

Cần sửa luật
Bộ luật tố tụng hình sự đang được rà soát sửa đổi nên quy định rằng quyền quyết định bắt giam giữ phải thuộc về tòa án, cơ quan điều tra muốn bắt người thì phải chứng minh thuyết phục được thẩm phán về sự cần thiết và đưa ra các lý do xác đáng.
Khi xem một số bộ phim hình sự của nước ngoài đôi khi chúng ta thấy trong nội dung phim nhiều người phải vất vả lắm mới xin được ‘trát’ bắt của tòa.

Sự suy xét cẩn trọng của tòa án là bờ đê bảo vệ các quyền công dân, ngăn ngừa bạo quyền, cái mà nền tư pháp hình sự của ta còn mang nặng.

Cân nhắc quyết định bắt người điều này cũng nằm trong chức năng xét xử phán quyết của tòa án. Tức là cân nhắc xem liệu đã cần thiết hay chưa trong việc tước đi một số quyền tự do của công dân.
Chúng ta cần học hỏi nước ngoài về chế định bắt người. Hai nước gần gũi với ta là Hàn Quốc và Nhật Bản đều quy định quyền bắt người thuộc về tòa án.

Hiến pháp Hàn Quốc viết rằng: Trong trường hợp bắt, giam giữ, tịch thu tài sản hoặc khám xét thì cần phải có lệnh của thẩm phán thông qua các thủ tục luật định và bất kỳ người nào bị bắt hoặc bị giam giữ đều có quyền yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của việc bắt hoặc giam giữ.
Hiến pháp Nhật Bản viết rằng: Không bai bị bắt bớ mà không có sự cho phép của tòa án trong đó chỉ rõ hành vi phạm tội trừ trường hợp đương sự bị bắt quả tang.

Một thí dụ điển hình

Trong vụ chai nước có ruồi ngấp nghé giữa hành vi phạm tội cưỡng đoạt tài sản và quan hệ pháp luật dân sự, nếu quyền bắt thuộc tòa án quyết định thì họ sẽ nhìn sự việc dưới hai góc độ và cân nhắc có nên bắt hay không.

Để xét cơ sở hợp lý cho việc bắt cũng không khó gì, chỉ cần làm rõ vài vấn đề: Ông Võ Văn Minh người bị bắt là chủ quán ăn uống có nhân thân rõ ràng liệu ông có bỏ trốn không? Ông sẽ bỏ trốn hay công khai đấu tranh chứng minh Tân Hiệp Phát sai và bảo vệ yêu cầu của mình?

Liệu ông có tiếp tục phạm tội không, chẳng lẽ ông lại tiếp tục đi tống tiền người khác hay đi cướp?
Liệu ông Minh có tiêu hủy chứng cứ nào không, chai nước có ruồi thì đã bị cơ quan chức năng thu giữ rồi, mà nếu không thu giữ thì ông Minh cũng giữ lại để làm bằng chứng bảo vệ mình chứ đời nào ông tiêu hủy.
Như thế có thể thấy không có lý do xác đáng nào cho việc bắt giam, nhưng thực tế ông đã bị bắt. Vì lý do rằng quyền bắt người nằm trong tay cơ quan công an điều tra chứ không phải tòa án.




No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

My Blog List