Việt Nam






Tuesday 10 February 2015

Kẻ thù của tiến trình dân chủ hoá ở Việt Nam


Kẻ thù của tiến trình dân chủ hoá ở Việt Nam

·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

05.02.2015
Kẻ thù của dân chủ ở Việt Nam, trước hết, là chế độ độc tài. Nhưng tại sao chế độ độc tài ấy vẫn cứ vững mạnh? Câu trả lời dĩ nhiên không phải vì cái chế độ ấy…vững mạnh. Vấn đề, bởi vậy, cần được đẩy xa hơn: Tại sao chế độ ấy vẫn vững mạnh, tiếp tục vững mạnh; và dù bị dân chúng căm ghét, không có dấu hiệu gì lung lay và yếu ớt cả? Nói cách khác, cần tìm các kẻ thù của dân chủ ở ngoài chế độ độc tài.

Nhìn vấn đề như vậy, theo tôi, có hai kẻ thù chính: Một là óc tư lợi và hai là chủ nghĩa thực tiễn (realism).

Trước hết, về tư lợi, xin lưu ý là có nhiều hình thức độc tài khác nhau, từ độc tài quân chủ đến độc tài quân phiệt, độc tài cá nhân và độc tài đảng trị. Về bản chất, các hình thức độc tài ấy giống nhau: thâu tóm quyền lực và quyền lợi vào trong tay của một người hoặc một nhóm người cùng lúc với việc tước bỏ mọi thứ quyền (rights) căn bản của đại đa số quần chúng. Về mức độ độc ác, chà đạp lên quyền làm người, chúng cũng không khác nhau mấy: số nạn nhân bị giết chết dưới chế độ độc tài đảng trị của Stalin, Mao Trạch Đông và Pol Pot không hề thua kém số nạn nhân do độc tài cá nhân của Hitler sát hại. Có điều đáng buồn là, về tuổi thọ, trong thời kỳ hiện đại, loại độc tài đảng trị tồn tại lâu và khó đánh gục nhất. 

Lý do đơn giản: dưới chế độ đảng trị, quyền lực và quyền lợi được san sẻ cho nhiều người, do đó, lực lượng của họ rất đông và vì đông, nên cũng vững mạnh. Ví dụ ở Việt Nam, quyền lực tối cao nằm trong tay mười mấy người trong Bộ Chính trị, tuy nhiên, dưới Bộ Chính trị, có mấy trăm người trong Trung ương đảng cũng có rất nhiều quyền lực; xuống nữa, thấp hơn, tận các địa phương nhỏ, mấy triệu đảng viên cũng có những quyền lực và quyền lợi hơn hẳn dân chúng: Chính mấy triệu đảng viên ấy , vì tư lợi của họ, hay nói theo lời đại tá Trần Đăng Thanh, vì những cuốn sổ hưu của họ, trở thành những nguồn hỗ trợ cho chính quyền độc tài, làm cho chính quyền, ít nhất, cho tới nay, hầu như bất khả xâm phạm.

Nhưng kẻ thù ấy, thật ra, chưa phải là kẻ thù chính. Số lượng đảng viên đông thì đông thật nhưng dù sao cũng không nhằm nhò gì so với 90 triệu dân. Nếu tất cả dân chúng, hay chỉ cần vài trăm ngàn người dân đổ ra đường biểu tình chống lại độc tài thì, trước sức ép của thế giới, cả mấy triệu đảng viên cũng chịu bó tay. Kinh nghiệm từ các cuộc cách mạng trên thế giới từ xưa đến nay, cụ thể hơn hết, những năm gần đây tại Trung Đông và Bắc Phi, cho thấy điều đó. Độc tài có thể ra lệnh cho quân đội xả súng vào cả hàng ngàn người, thậm chí, hàng chục ngàn người, nhưng không có ai dám ra lệnh bắn cả hàng trăm ngàn người, đặc biệt trong thời hiện đại, khi, với hệ thống truyền thông đại chúng vừa tinh vi vừa nhanh chóng, việc tàn sát ấy dễ dàng lan rộng khiến cả thế giới lên án và can thiệp.

Thế thì tại sao trong một quốc gia có gần 100 triệu người không thể hoặc chưa thể có mấy trăm ngàn người xuống đường biểu tình đòi tự do và dân chủ? Câu trả lời đầu tiên, dễ hiện ra nhất, là vì sợ. Nhưng theo tôi, câu trả lời ấy chưa phải là vấn đề căn bản. Chỉ cần theo dõi dân tình tại Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy ngay vấn đề chính của đại đa số quần chúng không phải là sự sợ hãi mà chủ yếu là người ta không thực sự quan tâm đến xu hướng dân chủ hoá. 

Họ không đoái hoài đến chính trị. Họ vô cảm trước hoạ độc tài. Với họ, Việt Nam do ai cai trị và cai trị thế nào không quan trọng. Điều quan trọng nhất, với họ, là họ có thể làm ăn, mua sắm xe cộ và nhà cửa. Bởi vậy, điều họ cần nhất là sự ổn định về chính trị và những cơ hội để làm giàu hoặc ít nhất, kiếm sống. Lâu nay, chúng ta thường gọi đó là tâm lý vô cảm hay chủ nghĩa mặc-kệ-nó, tuy nhiên, ẩn giấu đằng sau sự vô cảm ấy chính là óc tư lợi, chỉ nghĩ đến những lợi ích của bản thân mình và gia đình mình hơn là quyền lợi chung cho cả đất nước.

Bên cạnh óc tư lợi của các đảng viên cũng như của dân chúng nói chung, tiến trình dân chủ hóa còn có một kẻ thù khác nữa: chủ nghĩa thực tiễn (realism) của các cường quốc trên thế giới.
Trong chính trị học, khái niệm chủ nghĩa thực tiễn được sử dụng nhiều nhất trong lãnh vực quan hệ quốc tế. Nói một cách vắn tắt, chủ nghĩa thực tiễn chủ trương, một, trong quan hệ quốc tế, không có một quyền lực nào bên ngoài hay ở trên có khả năng chi phối cách hành xử giữa các quốc gia với nhau; hai, yếu tố chính quyết định sự lựa chọn của mỗi quốc gia là quyền lợi của chính nước ấy; và ba, quan hệ quốc tế, do đó, thay đổi theo từng lợi ích cụ thể chứ không phải là một ý thức hệ nào cố định cả. Trong ý nghĩa ấy, có thể nói hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả, các chính sách ngoại giao của Tây phương đều xuất phát từ quan điểm thực tiễn luận. Trên lý thuyết, họ hay nói đến vấn đề nhân quyền như một nền tảng ngoại giao, nhưng trên thực tế, mọi quyết định của họ đều tùy thuộc vào quyền lợi của quốc gia họ. Trong lịch sử, kể cả lịch sử rất gần, hơn nữa, kéo dài đến tận ngày nay, Mỹ cũng như hầu hết các quốc gia Tây phương đều duy trì quan hệ mật thiết với nhiều quốc gia còn chìm đắm dưới họa độc tài. Như với Ai Cập dưới thời Hosni Mubarak hay Pakistan và Saudi Arabia hiện nay.

Từ những kinh nghiệm ấy, chúng ta có thể đặt vấn đề: Liệu Mỹ và Tây phương có đẩy mạnh sự hợp tác chiến lược với Việt Nam trong khi Việt Nam vẫn còn độc tài và tiếp tục chà đạp lên nhân quyền hay không? Theo cách trả lời phỏng vấn của một số quan chức trong guồng máy chính trị ở Mỹ và Tây phương nói chung thì dường như là không. Họ lớn tiếng tuyên bố việc cải thiện nhân quyền là một trong những điều kiện căn bản của mọi sự hợp tác có tầm chiến lược. 

Với họ, dường như đó là một nguyên tắc. Nhưng đó chỉ là những lời tuyên bố. Khi việc hợp tác thực sự có lợi, người ta sẽ bất chấp tất cả những nguyên tắc và các điều kiện ấy như điều họ vẫn làm đối với các chế độ độc tài khác ở Nam Mỹ, Bắc Phi, Trung Đông từ trước đến nay. Nói cách khác, trở ngại chính trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ cũng như với các quốc gia Tây phương hiện nay không phải vấn đề dân chủ hay nhân quyền mà thực ra là vấn đề tin cậy: chính quyền Việt Nam phải làm sao cho thế giới thấy là họ có một chiến lược rõ ràng, đặc biệt, trong quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, sự tin cậy chỉ có thể đạt được khi người ta chia sẻ một bảng giá trị chung; trong bảng giá trị ấy, nhân quyền lại là một trung tâm. Do đó, mặc dù bị chìm phía dưới, nhân quyền vẫn là một yếu tố quan trọng trong bất cứ một liên minh nào với Tây phương. Yếu tố trung tâm này chỉ bị gạt qua một bên trong trường hợp sự liên minh trở thành thiết yếu, không thể không có.

Dĩ nhiên, người Việt, nhất là cộng đồng người Việt ở hải ngoại vẫn nên và cần tiếp tục vận động để Mỹ và Tây phương tăng cường áp lực lên chính quyền Việt Nam để cải thiện nhân quyền, nhưng cũng không nên quên tất cả những nhà lãnh đạo Tây phương đều là những nhà thực tiễn luận (realist): Cuối cùng, điều họ làm là những gì có lợi nhất cho đất nước họ.
Chứ không phải là ý thức hệ hay ý tưởng. Kể cả các ý tưởng về dân chủ và nhân quyền.


Nên thay đổi ở tuổi 85

Lễ kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam tại Hà Nội, ngày 2/2/2015.Lễ kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam tại Hà Nội, ngày 2/2/2015.
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

10.02.2015
Đảng cộng sản Việt Nam (CSVN) vừa tổ chức kỷ niệm lần thứ 85 ngày thành lập vào lúc uy tín đang xuống thấp hơn bao giờ hết. Trước kia do bị tuyên truyền nhồi sọ ngày đêm, nhân dân không ít người gọi đảng CS là "đảng ta", chế độ độc đảng là chế độ ta, nhưng bây giờ dân thường gọi các quan chức là "các ổng", "bọn họ", thậm chí... “chúng nó”.

Một cuộc hội thảo khoa học mang tên “Nâng cao vị thế, vai trò và trách nhiệm cầm quyền của đảng CS” đã diễn ra ngày 28/1 tại Quảng Ninh một cách gượng gạo, sáo rỗng đến thảm hại. Ở Hà Nội một cuộc triển lãm về đảng, một cuộc biểu diễn nghệ thuật hát múa “Sắt son một niềm tin với đảng” đã diễn ra với rất ít ấn tượng.

Buổi lễ kỷ niệm chính thức của Trung ương đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc diễn ra sáng mồng 2 tháng 2 tại Hội trường quốc tế Mỹ Đình, Hà Nội, một cách tẻ nhạt hơn hẳn mọi năm. Chính vì hiểu được điều ấy, ban tổ chức đã mở đầu bằng một màn văn nghệ đặc biệt “Mừng Đảng, Mừng Xuân” màu mè, ồn ào đến đinh tai nhức óc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc bài một diễn văn dài, với đầu đề được báo Nhân Dân đặt là “Giữ vững bản chất cách mạng và tính tiền phong của Đảng”. Ông khẳng định: “Ở Việt Nam không có lực lượng chính trị nào khác, ngoài đảng CSVN có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách cam go để đưa dân tộc đến bến bờ vinh quang”.

Trong khi đó hàng mấy chục blogger tự do trong và ngoài nước đã viết bài phản bác những luận điệu huênh hoang phi thực tiễn của giới lãnh đạo CS. Hàng loạt bài và ảnh tô đậm khẩu hiệu “Tôi không thich đảng CS”, kể rõ lý do vì đảng CS ngày càng thoái hóa, bất công, bất lực trong việc lãnh đạo đất nước. Chính các cán bộ cao cấp như Bộ trưởng Bùi Quang Vinh và Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng của Bộ Kế họach và Đầu tư cũng đã công khai tuyên bố “CNXH và nền kinh tế theo định hướng XHCN làm gì có thật trong cuộc sống mà đi tìm, chỉ là những khái niệm chủ quan vu vơ, ảo tưởng làm sao mà thực hiện được”.

 Về phần mình, nguyên đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết viết bài trên Dân Làm Báo yêu cầu đổi tên “Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” thành “Nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam” cho danh chính ngôn thuận.

Trong năm 2015 đại hội đảng các cấp sẽ thảo luận về các văn kiện, về đường lối, cương lĩnh của đảng và bầu nhân sự, cử cấp ủy mới cho mỗi cấp, cử đại biểu đi dự đại hội cấp trên. Về nội dung các dự thảo văn kiện sắp được công bố, nhiều khả năng, gần như chắc chắn vẫn theo đường mòn cũ kỹ, tụng niệm chủ nghĩa Mác- Lenin là nền tảng lý luận.

Đại hội XII vẫn sẽ kết thúc trong trống cờ hoành tráng, vẫn sẽ “thắng lợi to lớn” trong “tinh thần trách nhiệm cao”, việc chọn nhân sự cho 5,10 năm sau đã “thành công mỹ mãn”.
Nhưng Đại hội XII không giống như 11 đại hội đã qua. Lần nay đảng CS đã thuộc về quá khứ, một quá khứ không chịu ra đi, cố cưỡng lại số phận đã an bài, do nhân dân đã nhận ra ngày càng rõ bộ mặt không lương thiện, gian xảo trơ tráo của nó, cả thế giới cũng nhận diện nó và xếp nó vào chế độ phi nhân quyền phản dân chủ trơ trọi trên thế giới.

Năm 2015, các tổ chức dân sự non trẻ đầy dũng khí đang phát triển về cả số lượng và chất lượng đang nhận rõ trách nhiệm lịch sử của mình trước nhân dân và dân tộc. Vì lực lượng đối kháng trong đảng còn mới mẻ, ít ỏi, các tổ chức dân sự phải nỗ lực gấp bội, phát triển vững chắc trong mọi giới, mọi địa phương, làm lực lượng phản biện chính trên mặt trận ngôn luận. Hiện tượng này chưa từng có trong các đại hội cũ.

Hãy liên kết với nhau thành một tổ chức chính trị mới sẵn sàng phục vụ nhân dân trên cương vị tham gia việc nước trong một nền chính trị dân chủ đa nguyên đã chín muồi.

Cuộc phản biện mạnh mẽ, dũng cảm, đầy trí tuệ và tâm huyết của đội ngũ gần 30 tổ chức dân chủ, bao gồm gần 100 blogger cá nhân đã dày dạn trong phản biện, bao gồm hàng chục mạng thông tin tự do có uy tín xã hội như : Thời báo Việt nam, Dân làm báo, Đối thoại, Dân luận, Diễn đàn Chân trời mới, Thông tấn xã Vàng Anh…, cùng hàng ngàn vạn dân cư Internet, Facebook sẽ là những mũi tiến công tinh nhuệ sắc sảo, nổ súng ngay từ khi các dự thảo văn kiện trình Đại hội XII sẽ được công bố.

Về tuyển chọn nhân sự cần bác bỏ dứt khoát kiểu cưỡng bức các cấp đại hội chấp nhận những dàn lãnh đạo tiền chế đã quyết định sẵn, mang tính chất phát xít thô bạo.
Các cuộc phản biện trên mạng, trên báo chí lề phải cũng như lề trái sẽ là sự kiện lý thú nhất, lôi cuốn nhất của năm 2015. Đội ngũ anh chị em đối kháng không bạo lực trong và ngòai nước dùng thái độ ôn hòa để nói lên sự thật, không cần dao to búa lớn, ngôn từ quá khích, sẽ vạch rõ sai lầm của đảng CS, sự nguy hiểm của đường lối chính trị, kinh tế đối ngoại hiện nay, do đó sẽ được công luận quốc tế hỗ trợ mạnh mẽ.

Nếu lãnh đạo đảng CSVN vẫn tỏ ra ngoan cố, mù quáng do say mê quyền lực để phục vụ những lợi ích thiển cận của phe nhóm thì sẽ đến lúc sự căm giận của quần chúng bùng nổ, sự uất hận của toàn xã hội bị dồn ép sẽ nổ tung, đảng sẽ bị trừng phạt trước toàn dân, bởi toàn dân, các nhóm lãnh đạo tham lam ở trung ương và các địa phương sẽ mất sạch.

Đảng CSVN hiện tại chỉ có một lối thoát hiểm duy nhất. Đó là qua Đại Hội XII hãy thành khẩn tự kiểm điểm và phê bình thành khẩn, nghiêm chỉnh, tạ tội với nhân dân, với các liệt sỹ của hai bên trong thời kỳ chiến tranh trong cả nước, tự mình thay đổi thành một tổ chức chính trị mới, thay đổi tên đảng, thay đổi Cương lĩnh, thay đổi danh xưng của nước VN, thay đổi đường lối chính trị, kinh tế, và đối ngoại, liên minh toàn diện chiến lược với các nước dân chủ, đồng thời giữ quan hệ bình đẳng láng giềng tốt với Trung Quốc.

Là một đảng viên trong 44 năm, là nhà báo tự do trong hơn 24 năm, tôi chân thành góp ý kiến với đảng CSVN: Hãy tự chuyển đổi thành một tổ chức mới, yêu nước, lương thiện, tranh đua bình đẳng công khai với các tổ chức chính trị khác, khi Điều 4 phi lý trong Hiến pháp bị xóa bỏ. Đây sẽ là một cố gắng sáng suốt, đáng ghi nhận của đảng ở tuổi 85, sẽ được toàn dân khen ngợi, sẽ được dân tộc ghi công là đảng CS cuối cùng đã tham gia, theo cách của mình, vào việc đưa đất nước vào kỷ nguyên Dân chủ của thời đại.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo Viện KSND Tối cao: Tay đã nhúng chàm thì không thể chống tham nhũng!

 20.1.15  Chân dung Quyền lực
Sáng ngày 16/1/2015, Viện KSND Tối cao đã tổ chức nghị Triển khai công tác ngành Kiểm sát năm 2015, ông Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng đã tới dự và chỉ đạo hội nghị, ông nhấn mạnh: “Cán bộ, kiểm sát viên làm công tác này phải luôn giữ cho mình thật sự trong sạch, thật sự liêm chính, phải là người có bản lĩnh, dũng khí, kiên quyết đấu tranh bảo vệ cái đúng, không khoan nhượng với tham nhũng. Cán bộ làm công tác chống tham nhũng mà tay đã nhúng chàm thì không thể chống được tham nhũng!”. 

Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định toàn ngành sẽ quán triệt chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về công tác phòng chống tham nhũng, tức là hứa với TBT là .. tay sẽ không nhúng chàm?!

Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định toàn ngành sẽ quán triệt chỉ đạo của TBT Nguyễn Phú Trọng về công tác phòng chống tham nhũng và hứa… tay sẽ không nhúng chàm?!
Lời phát biểu “Tay nhúng chàm thì không thể chống tham nhũng” của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng Nguyễn Phú Trọng được lên trang nhất của hàng loạt báo lớn như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Người lao động,… và ngập tràn trên các trang tin, báo điện tử những ngày qua với ngụ ý đầy bí ẩn của giới truyền thông, vốn bị bóp nghẹt bởi Ban Tuyên giáo TW trong bối cảnh 02 Ủy viên Bộ Chính trị đang bị tố cáo tham nhũng với khối tài sản lên tới hàng nghìn tỷ và hàng chục nghìn tỷ đồng, trong đó có ông Phó thủ tướng, Phó Ban Chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc.


Với ngụ ý đầy bí ẩn, giới truyền thông trong nước bắt đầu phản ứng với Ban Tuyên giáo TW bằng tít bài “Tay đã nhúng chàm thì không thể chống được tham nhũng

Đáng lẽ, ông Nguyễn Hòa Bình, UV.TW Đảng, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Ủy viên Ban Chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng chưa phải là “chân dung” ưu tiên của CDQL, nhưng nhân sự kiện có tính thời sự này, chúng tôi buộc phải có tuyến phóng sự nóng về ông Nguyễn Hòa Bình để Nhân dân được rõ gia đình ông đã “làm kinh tế” như thế nào, và cũng trả lời cho câu hỏi “Liệu tay của Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã nhúng chàm hay chưa?”.

Vài nét về tiểu sử ông Nguyễn Hòa Bình:

Trước 2007: Đại tá, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, kiêm Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về trật tự QL Kinh tế và chức vụ, Phó Thủ trưởng cơ quan CSĐT.

Tháng 1/2007: Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, kiêm nhiệm chức Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm tham nhũng.

Tháng 4/2007: Được phong hàm Thiếu tướng Công an nhân dân.

Tháng 5/2008, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.

Tháng 4/2010: Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.

Tháng 8/2011 đến nay: Viện trưởng Viện KSND Tối cao. 

Thành phần gia đình:

(1)Vợ: Phùng Nhật Hà, sinh năm 1960, Chủ tịch HĐQT Công ty CPTM Bia Sài gòn Miền bắc (Sabeco Hà Nội)
Bà Phùng Nhật Hà, vợ ông Nguyễn Hòa Bình, người đàn bà khét tiếng với các phi vụ chạy án trong ngành kiểm sát

Bà Phùng Nhật Hà, vợ ông Nguyễn Hòa Bình, người đàn bà khét tiếng với các phi vụ chạy án trong ngành kiểm sát
(2)Con trai lớn: Nguyễn Tuấn Anh, sinh năm 1983, Trưởng ban Bán và Xử lý nợ, Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Nguyễn Tuấn Anh, con trai đầu của ông Nguyễn Hòa Bình cùng cô nhân tình Nguyễn Ngọc Diệp, hiện là nhân viên của Nguyễn Tuấn Anh tại VAMC
(3)Con dâu (vợ Nguyễn Tuấn Anh): Hoàng Minh Thủy, sinh năm 1983, hiện đang công tác tại Vụ Hợp tác Quốc tế và Tương trợ Tư pháp Hình sự, Viện KSND Tối cao.
Hoàng Minh Thủy, vợ Nguyễn Tuấn Anh cùng bố chồng Nguyễn Hòa Bình trong 1 chuyến công tác tại Úc
(4)Con trai thứ 2: Nguyễn Việt Anh, sinh năm 1990, sinh viên Đại học Quốc tế RMIT.
Nguyễn Việt Anh, con trai thứ 2 của ông Nguyễn Hòa Bình tại căn biệt thự Vinhomes Riverside
Trong những bài phóng sự tiếp theo về ông Nguyễn Hòa Bình, chúng tôi sẽ đề cập đến: Những thủ đoạn biến đất công thành của riêng từ thời ông Nguyễn Hòa Bình còn làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi; Điểm qua những vụ chạy án “khủng” của ngành Kiểm sát; Quan hệ lợi ích nhóm giữa gia đình ông Nguyễn Hòa Bình và các đại gia sân sau; Điểm danh những công ty ma của Nguyễn Tuấn Anh; Hoạt động môi giới dự án, rút ruột ngân sách Nhà nước của Nguyễn Tuấn Anh; Lý do Đảng viên Nguyễn Tuấn Anh ngoại tình và nhiễm bệnh viêm quy đầu;… Mời độc giả đón đọc. 

Nguồn: Thanh tra Nhân dân


'Lãnh đạo Việt Nam nên đàng hoàng với dân hơn'

 17.12.14  Chân Dung Quyền Lực
Lãnh đạo Việt Nam nên tôn trọng người dân hơn mà không nên 'khinh rẻ họ' khi được dân và cử tri chất vấn về chính sách của lãnh đạo, một số nhà quan sát từ Việt Nam và hải ngoại bình luận với BBC hôm Chủ Nhật.

Họ nói thêm các lãnh đạo nên chấm dứt cách nói năng theo lối 'dân chủ bảo ban', 'quan phương', 'dạy dỗ' với người dân, trong lúc họ 'tự nhận' là người 'đầy tớ' của dân, 'phụng sự dân' và làm việc 'dưới sự giám sát' của dân.
Đảng CSVN đang chuẩn bị kế hoạch về nhân sự cao cấp cho kỳ Đại hội vào năm 2016.
Gần đây truyền thông Việt Nam thuật lại lời của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, một Giáo sư chuyên ngành xây dựng Đảng được cho đã là 'vặn lại' cử tri trong lần tiếp xúc hôm thứ Bảy (06/12/2014).

Theo đó, khi đáp lại những ý kiến chất vấn của người dân về chính sách được cho là 'quá mềm yếu', 'thiếu kiên quyết', 'thiếu chủ động' của giới lãnh đạo Việt Nam nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo trước Trung Quốc, ông Trọng đáp lại:

"Cử tri nói Việt Nam vẫn mềm quá, cần kiên quyết hơn nhưng kiên quyết hơn là như thế nào, kích động dùng vũ lực, tuyên chiến?"

Bình luận với BBC về phát biểu này, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, nhà quan sát tình hình Việt Nam từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, hôm 14/12 nói:

"Ông Nguyễn Phú Trọng trong khi trả lời câu hỏi này đã lấy một cái sự xấu nhất (tình huống xấu nhất) có thể xảy ra để trả lời câu hỏi.

"Tôi nghĩ, nếu cử tri đúng thì họ chỉ hỏi có cương quyết hơn thêm không, chứ không phải là muốn đánh nhau với Trung Quốc."
Ông Đặng Xương Hùng
'Không nên khinh dân'

Và nhà quan sát từ Hoa Kỳ bình luận thêm về thái độ của lãnh đạo Việt Nam thông qua phát biểu của ông Trọng:

"Và tôi nghĩ rằng người ta cũng không nên khinh rẻ dân chúng.

"Khi mà dân chúng, người cử tri hỏi những câu hỏi đàng hoàng, thì người ta cũng nên trả lời một cách đàng hoàng mà không nên thái quá."

Trong cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội này, ông Trọng còn được truyền thông nhà nước trích dẫn lời nói:

"Ta vẫn là hàng xóm láng giềng ăn đời ở kiếp với Trung Quốc, có phải 'xúc đất đổ đi' được đâu.

"Cần đảm bảo chủ quyền nhưng cũng phải giữ cho được chế độ, giữ được cho sự lãnh đạo của Đảng, giữ môi trường an toàn, ổn định để phát triển."

Báo chí Việt Nam cũng dẫn lời vị lãnh đạo 70 tuổi của Đảng nhắc lại nguyên tắc:

"Yêu nước nhưng phải đúng hướng vì các đối tượng xấu rất muốn Việt Nam sai lầm, một bước đi sai lầm, dù là nhỏ nhất cũng sẽ bị lợi dụng để phá hoại."

Hôm thứ Bảy, một cựu quan chức ngành Ngoại giao Việt Nam bình luận với BBC:

"Những câu mà ông Tổng bí thư nói rõ ràng đó là phát biểu của những nhân vật bị 'hội chứng Nguyễn Cơ Thạch' tác động mạnh nhất," ông Đặng Xương Hùng, cựu Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, nguyên Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao nói.

"Tức là một con người chỉ nghĩ đến áp lực của Trung Quốc và có những cam kết nào đó, nếu anh trung thành với tôi, tôi sẽ bảo đảm lợi ích của anh, bảo đảm cái ghế của anh trong giới lãnh đạo Việt Nam," ông Hùng, người đang cư trú chính trị tại Thụy Sỹ, bình luận.

'Không có đủ tầm'

Cho rằng phát biểu của nhà lãnh đạo Đảng cộng sản có thể 'chưa xứng tầm', ông Đặng Xương Hùng nói thêm:

"Ông Phú Trọng là con người đi lên từ đường Đảng, ông ấy chỉ có những lý thuyết về chủ nghĩa Marx-Lenin, chứ còn ông ấy không có một tầm quan sát quốc tế, cũng như tầm để dẫn dắt dân tộc trong một bối cảnh quốc tế, nhất là với một ông hàng xóm, láng giềng Trung Quốc.

"Mà những câu nói của ông chứng tỏ rằng là, nói thế như là nói bây giờ mình ở cạnh một kẻ 'mất dạy', mình cũng phải 'mất dạy' theo họ, thế thì còn nói làm gì nữa.

"Không có đủ tầm của một người giữ trọng trách mà giữ sinh mệnh của 90 triệu dân."

Báo chí Việt Nam cũng dẫn lời ông Trọng nói với các cử tri 'nhắc lại kết quả' chuyến thăm Nga và Belarus trong năm 2014 của ông, theo đó:

"Ông Tổng bí thư quả quyết, Việt Nam muốn làm bạn với cả thế giới thì với những nước lân cận, quan hệ càng phải khăng khít, gần gũi, nhất là với nước bạn láng giềng cùng chung con đường xã hội chủ nghĩa," tờ Dân trí trích lời nhà lãnh đạo Đảng cộng sản nói.

Bình luận về quan điểm này của ông Trọng, Giáo sư Ngô Vĩnh Long nói:

"Tôi nghĩ rằng Việt Nam muốn làm bạn với thế giới thì phải suy nghĩ rằng ai có thể giúp đỡ cho Việt Nam, ai có thể củng cố quyền lợi và lợi ích cho Việt Nam.

"Nếu mà chỉ dựa vào cái gọi là các nước xã hội chủ nghĩa, thì tôi nghĩ như thế chỉ còn một vài ba nước, mà chưa chắc gì những nước gọi là 'xã hội chủ nghĩa' thực ra là xã hội chủ nghĩa.

"Tôi muốn nói là Trung Quốc, và nếu dựa vào Trung Quốc, mà nếu nói là dựa vào xã hội chủ nghĩa, thì tôi thấy việc này là định nghĩa chưa hẳn đúng, trong khi Trung Quốc là nước đang đe dọa Việt Nam trên nhiều lãnh vực."

'Nên rút kinh nghiệm'

Liên quan tới việc Việt Nam nên có chính sách liên kết với đối tác ra sao để đảm bảo an ninh quốc gia, lãnh thổ, lãnh hải cho phù hợp, trong một cuộc trao đổi hôm 13/12, Tiến sỹ Khoa học Lương Văn Kế nói với BBC:

"Vấn đề của Việt Nam bây giờ là riêng Việt Nam có thể giải quyết được vấn đề liên quan cái này hay không?

"Thì tôi nghĩ là trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc, hay là sự tìm kiếm một sự cân bằng với Trung Quốc, thì Việt Nam không thể chỉ dựa vào sức mình mà cần phải kết hợp các lực lượng khác.

"Và tôi hoàn toàn tán thành một chủ trương là phải lựa chọn các đối tác an ninh ở khu vực để cân bằng sức mạnh, hay để vô hiệu hóa các sự đe dọa, hay là mối nguy từ phía Trung Quốc," nhà quan sát này nói với BBC.
Tiến sỹ Khoa học Lương Văn Kế
Còn về cung cách hành xử, phát ngôn của lãnh đạo Việt Nam với dân, hôm Chủ nhật, một nhà quan sát trong nước không muốn tiết lộ danh tính nói với BBC:

"Tôi nghĩ rằng thế hệ lãnh đạo tới đây của Việt Nam nên rút kinh nghiệm, các vị ấy sẽ không nên tiếp tục cách thức mà có thể nói là 'dân chủ bảo ban', quan phương như ngày xưa của Vua Chúa phong kiến hay ngồi trên ngó xuống dân để mà dạy bảo.

"Bản thân tư duy ấy, cách thức lãnh đạo, ăn nói như thế cho thấy là tầm nhận thức về dân chủ, về lãnh đạo có thể đã có nhiều hạn chế, nếu không nói là đã lạc hậu, lỗi thời, quan phương, phong kiến, mà không còn phù hợp nữa với thời đại," ý kiến này nói.

Truyền thông Việt Nam hôm Chủ Nhật đưa tin Thủ tướng Việt Nam vừa có một cuộc tiếp xúc với cử tri ở Hải Phòng, nơi ông là dân biểu đại diện.

Liên quan đối sách của Việt Nam với Trung Quốc trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng và bang giao, ông Nguyễn Tấn Dũng được báo chí Việt Nam dẫn lời nói:

"Không thể có bạn kiểu nhà tôi là nhà anh, của tôi là của anh được."

Trước đó, trong phiên chất vấn tại Quốc hội Việt Nam hồi tháng 11/2014, ông Dũng cho hay trong quan hệ Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam "vừa hợp tác, vừa đấu tranh".


Nguồn: BBC

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

My Blog List