Việt Nam






Thursday, 26 February 2015

VẤN ĐỀ ĐẦU ĐỘC BẰNG PHÓNG XẠ VÀ CÁI CHẾT CỦA ÔNG NGUYỄN BÁ THANH (1953-2015)


VẤN ĐỀ ĐẦU ĐỘC BẰNG PHÓNG XẠ VÀ CÁI CHẾT CỦA  ÔNG  NGUYỄN BÁ THANH (1953-2015)

TK Tran

Theo những mô tả được phổ biến trên các phương tiện truyền thông, thì bệnh mà ông Nguyễn Bá Thanh mắc phải là bệnh rối loạn sinh tủy – pancytopenia –  khi hồng huyết cầu, tiểu huyết cầu và bạch cầu bị suy giảm trầm trọng. Bệnh này là một bệnh hiếm hoi, không phải là bác sĩ nào cũng gặp trong suốt cuộc đời hành nghề. 

Theo những thống kê thì tỷ lệ mắc bệnh chỉ là 1-2 phần triệu, nghĩa là trong 1 triệu dân cư chỉ có 1-2 người mắc bệnh. Trong những tháng qua, bệnh của ông được dư luận quan tâm đặc biệt, không hẳn là vì chứng bệnh hiểm nghèo hiếm hoi mà ông mắc phải, mà  vì nguyên do gây ra bệnh của ông. Đã có giả thuyết là ông bị  đầu độc bằng phóng xạ.

Ngày 13.2.2015 ông đã từ trần vì  bệnh rối loạn sinh tủy này cùng với suy gan nặng và  nhiễm nấm.
Quan điểm của nhà nước về  nguyên nhân gây bệnh, vai trò của phóng xạ
Trong cuộc gặp gỡ với báo chí ngày 7 tháng 1 vừa qua, ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe trung ương đã thông tin cho báo chí về tình hình sức khỏe của ông Thanh. Ông Quốc Khánh, phó giám đốc viện Huyết học nói rằng, hội chứng rối loạn sinh tủy này trên thế giới chưa ai tìm được nguyên nhân. Nếu tìm được thì đã phòng, chữa được.

Phát biểu của ông Khánh là đúng, song không hoàn toàn chính xác. Theo những thống kê quốc tế, thì có đến 70-80% trường hợp bệnh không tìm ra nguyên nhân. Song trong số 20-30% còn lại, người ta biết rằng chứng rối loạn sinh tủy là phản ứng phụ hiếm hoi của việc sử dụng một số thuốc thông dụng, ví dụ thuốc chống tê thấp như Indomethacin, 
Phenylbutazone, Diclofenac, thuốc cường giáp như Carbimazol, 

Thiouracil, tiểu đường như Tolbutamid, thuốc sốt rét Chloroquin, kháng sinh như Sulfonamide, Cotrimoxazol, Chloramphenicol… Bệnh viêm gan của ông Thanh cũng nằm trong danh sách gây bệnh rối loạn sinh tủy. Có nguyên nhân do di truyền (late onset hereditary bone marrow failure syndromes). Được lưu tâm hơn cả là  nguyên nhân do nhiễm phóng xạ.

Trong buổi gặp báo chí nói trên, khi phóng viên báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Căn cứ nào để Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe trung ương khẳng định ông Bá Thanh không bị đầu độc, thì bị ông Nguyễn Thế Kỷ, phó Ban tuyên giáo trung ương vặn ngược lại với cung cách kẻ cả: Vậy căn cứ nào nói bị đầu độc? Ông Phạm Gia Khải, phó trưởng Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe trung ương trả lời câu hỏi này nghiêm chỉnh hơn: Chuyện có đầu độc hay không: làm khoa học phải có chứng cứ… chúng tôi chỉ chấp nhận những giả thuyết có bằng chứng cụ thể… Đến nay chưa có triệu chứng nhiễm độc ở bất cứ nơi nào trong cơ thể.

Đầu độc bằng phóng xạ: một phương pháp tối ưu của tội ác
Nếu cho rằng ông Thanh bị đầu độc bằng phóng xạ thì trường hợp của ông không phải là đầu tiên và duy nhất trên thế giới.

Đầu tháng 11 năm 2006 Alexander Liwinenko, một điệp viên nhị trùng làm việc cho phản gián Nga KGB và dồng thời cho phản gián Anh, xin tỵ nạn chính trị ở Anh, bị giết chết ở London bởi chất phóng xạ Polonium 210, chỉ 3 tuần sau khi ông uống 1 ly trà có hòa tan chất phóng xạ này. Người ta cho rằng Putin đã ra lệnh giết Liwinenko vì những cáo buộc của ông ta về những tội ác của chế độ Putin.

Ngày 28 tháng 10  năm 2004  ông Jassir Arafat, thủ lãnh của Palestine đột nhiên lâm bệnh nặng, sau 1 tuần ông không ăn uống được  vì viêm đường ruột. Ông được đưa ngay sang Paris, điều trị ở bệnh viện quân đội Percy. Vài ngày sau đó ông bị hôn mê, thận và gan không còn hoạt động, cuối cùng là chảy máu óc. Ngày 11 tháng 11 năm 2004  ông chết, chỉ quãng 2-3 tuần sau khi có những triệu chứng bệnh tật đầu tiên. Các bác sĩ điều trị không kết luận được về nguyên nhân cái chết của ông. Việc mổ tử thi để giảo nghiệm không được gia đình ông cho phép.

Đầu năm 2012 người ta tìm thấy dấu vết của Polonium 210 trong những vật dụng cá nhân của ông còn giữ lại. Từ đó dẫn đến nghi ngờ là ông đã chết vì bị đầu độc bằng phóng xạ . Tháng 10 năm 2013 mộ của ông được cải táng và di cốt của ông được 3 nhóm chuyên gia Pháp, Thụy Sĩ và Nga  khảo nghiệm. Kết quả phân chất (8 năm sau khi ông chết) không đồng nhất: Trong khi Thụy Sĩ  cho rằng ông Arafat có khả năng (moderately support) nhiễm độc Polonium 210, thì Pháp và Nga không tìm thấy bằng chứng cụ thể. Cuối cùng, tới nay vai trò của Polonium trong cái chết của Arafat vẫn còn là một hoài nghi.

Mặt khác, điều này cũng cho thấy là việc điều tra chứng minh tác động của chất độc phóng xạ không hề đơn giản. Trong trường hợp cái chết của Litwinenko các bác sĩ và những điều tra viên  trong những ngày đầu tiên đã phải xếp vào loại chết không rõ nguyên nhân. Chỉ sau một thời gian dài mò mẫm người ta mới xác định được nguyên nhân ngộ độc phóng xạ. Điều này khẳng định thêm một lần nữa tính „ưu việt“ của chất độc Polonium 210 là giết người không để dấu vết hay rất khó khăn để tìm ra dấu vết.

Polonium 210
Chất độc phóng xạ polonium 210 phát ra tia alpha, không màu sắc, không mùi vị, chỉ cần 1 lượng rất nhỏ (quãng 1-2 µg, nghĩa là 1-2 phần triệu gram) tương ứng với 1 năng lượng quãng 10 Gray là đủ để giết một mạng người. Polonium 210 không cần chuyên chở trong những hộp chì dầy cộm nặng nề lộ liễu dễ gây nghi ngờ như những chất phóng xạ tia gamma bình thường. Cách sử dụng lại rất dễ dàng. Khi sử dụng không gây nguy hiểm gì cho kẻ chủ mưu, bởi vì tia  phóng xạ alpha chỉ có hiệu năng trong bán kính 5 cm ở ngoài không khí, có thể được chặn đứng bằng 1 tờ giấy. Hiệu năng phá hoại của nó chỉ được phát huy khi chất độc này lọt vào trong cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp hay trực tiếp vào mạch máu. 

Ở trong cơ thể, tia alpha chỉ có hiệu năng trong bán kính 0,04-0,1 mm, song đủ để phá nát các tế bào trên đường đi của nó. Khi polonium 210 còn nằm trong dạ dày, nó làm các tế bào niêm mạc (mucosa) bị phá hoại, nạn nhân cảm thấy khó chịu, buồn nôn sau chừng 6-7 tiếng đồng hồ. Khi chất phóng xạ theo đường máu tỏa ra khắp các mô trong cơ thể thì phá hủy các tế bào, nhanh nhất là những tế bào có khả năng phân chia nhanh ở trong các tủy xương. Từ đó gây ra chứng rối loạn sinh tủy là một biến chứng nguy hiểm sớm đầu tiên. Tủy xương không thể sinh sản được đầy đủ các tế bào máu. Khi làm khám nghiệm sinh học sẽ thấy chỉ số bạch cầu xuống thấp (leucopenie) rất sớm, trong vòng 4-5 ngày, tiểu cầu xuống thấp (thrombopenie) sau chừng 9 ngày. 

Một khi đã lọt vào trong cơ thể, thì không còn phương pháp nào để trục xuất chất độc này ra khỏi cơ thể, ngoại trừ một phần theo đường bài tiết tự nhiên (phân, nước tiểu) được đưa ra ngoài. Khi đã có rối loạn sinh tủy, tối thiểu lượng phóng xạ đã phải là 3-5 Gray, thì  tiên lượng (prognosis) là LD50 (lethal dosis 50), có nghĩa là 50%  nạn nhân sẽ phải chết. Nếu bị đầu độc với lượng cao hơn, quãng 10 Gray sẽ có ngay rối loạn đường tiêu hóa và  hệ thần kinh, thì tiên lượng là LD100, nạn nhân không có hy vọng sống sót.

Giả thuyết về việc ông Bá Thanh  chết vì bị đầu độc bằng phóng xạ
Trang mạng Chân Dung Quyền Lực (CDQL) đã quả quyết rằng một phó thủ tướng đương nhiệm đã chủ mưu việc đầu độc ông Nguyễn Bá Thanh bằng phóng xạ. Việc đầu độc được cho là vào thời điểm cuối năm 2013, khi ông Thanh đi công tác ở Trung Quốc, rồi được „bạn“ chiêu đãi, đưa đi đây đi đó ăn uống và mua sắm. 

Ở một thời điểm thích hợp ông đã bị đánh thuốc độc phóng xạ. Từ khi đó sức khỏe ông xuống dốc. Trong khi công tác ở Thụy Điển, ông đã vài lần ngất xỉu.Vào đầu tháng 5-2014 đã được điều trị tại bệnh viện 108 với chuẩn đoán „rối loạn sinh tủy“. Tháng 6 và tháng 7–2014 điều trị tại Singapore và từ tháng 8–1014 tới tháng 1-2015 điều trị tại Mỹ. Ngày 9 tháng 1 năm 2015 ông được đưa trở lại Việt Nam. Ông mất hơn 1 tháng sau đó, vào ngày 13–2–2015 tại Đà Nẵng.

Trang mạng CDQL quyết đoán là các bác sĩ Mỹ  đã định bệnh „Ngộ độc phóng xạ ARS“ và đã thực hiện phẫu thuật ghép tủyNay ông Thanh đã mất, vấn đề  trách nhiệm về cái chết này lại càng trở nên sôi bỏng. Thông tin của  CDQL có khả tín hay không là  vấn đề được mổ xẻ ở đây.

Chỉ có 2 tình huống có thể đã xảy ra:
– Tình huống thứ nhất: Có âm mưu  thực sự  muốn giết ông Thanh bằng phóng xạ.
Một chi tiết biện minh cho giả thuyết này là yếu tố Trung Quốc. Polonium 210 chỉ sản xuất được ở một số lò nguyên tử trên thế giới, trong đó có lò ở Trung Quốc. Sản xuất ở Nga chiếm tới 95% tổng số sản lượng thế giới. Việc cho rằng người chủ mưu phải nhờ tới nước ngoài để có được Polonium  như vậy cũng hợp lý. Song tất cả diễn biến của bệnh ông 

Thanh lại không „điển hình“, như tiên liệu của một cuộc đầu độc kinh điển bằng phóng xạ: Vài tiếng đồng hồ  sau khi ăn uống phải chất phóng xạ ở Trung Quốc là ông Thanh đã phải khó chịu nôn mửa. Sau 2-3 tuần là lẽ ra tủy xương đã bị tiêu hủy dẫn tới chứng suy/rối loạn sinh tủy. Chậm lắm là 1-2 tháng sau là nạn nhân chết. Ở trường hợp ngộ độc phóng xạ điển hình  như  trường hợp điệp viên Litwinenko cái chết tới chỉ trong vòng 3 tuần. Ở trường hơp ông Bá Thanh thì không như vậy. Chứng rối loạn sinh tủy phát sinh 5-6 tháng sau khi ông từ Trung Quốc trở về, và tới nay, hơn 1 năm sau ngày bị „đầu độc“ ông mới mất.

Nếu đặt tiền đề rằng chứng „rối loạn sinh tủy“ của ông Thanh phải là do phóng xạ gây ra bởi vì ai đó đã có chứng cớ gì mà hiện nay chưa công bố,  thì năng lượng nguyên tử đã dùng chỉ tới mức 3-5 Gray vì „chỉ có“ tủy xương bị tàn phá:  Để cố ý giết người thì năng lượng này tương đối thấp. Năng lượng thấp này thường là do tai nạn nguyên tử gây ra. Một khả năng khác là cũng có thể là nguyên nhân cố ý giết người, song lại dùng liều lượng thấp hay dùng chất phóng xạ khác, ít nguy hiểm hơn  (như Yttrium 90, cũng phát tán tia alpha, vốn được dùng trong Y khoa hạt nhân để chữa phong thấp, dễ mua và rẻ hơn là Polonium 210). Dù sao chăng nữa, với một năng lượng nguyên tử 3-5 Gray thì tiên lượng bệnh của ông cũng là nghiêm trọng: LD50 (lethal dosis 50). Cái chết hay lẽ sống tương đương ngang ngửa 50% với nhau. Nay cái chết đã thắng thế trên thân xác ông.

– Tình huống thứ hai: Bệnh của ông Thanh không liên quan  gì tới phóng xạ.
Trong thời gian qua trang mạng CDQL đã tung ra công luận một số thông tin vô cùng phong phú với những chứng cớ, hình ảnh, giấy tờ khó lòng chối bỏ về tài sản bất chính của một số quan chức cao cấp nhất nước. Những người bị nêu tên đích danh không thốt nổi nửa lời để chống cự lại những cáo buộc trên. Song, trong trường hợp của ông Thanh thì lại khác. CDQL chỉ khẳng định,mà không nêu lên bất cứ bằng chứng, tư liệu nào chứng minh cho cáo buộc là ông Thanh bị đánh thuốc độc phóng xạ.  

Nếu hình ảnh chụp ông Thanh gầy gò, rụng hết tóc được chụp vài tuần sau khi ông từ Trung Quốc trở về  vào cuối năm 2013 thì hình này minh chứng được cho tác động phóng xạ làm ông rụng hết tóc,làm thân xác ông tiều tụy. Song hình ảnh này lại được chụp ở Mỹ, sau 2-3 lần hóa trị, thì  đó chỉ là phản ứng rất bình thường của hóa trị. 

Người dân chờ đợi CDQL tung ra hình ảnh chụp ông Thanh trước khi ông được chữa trị, trưng ra bản copie các kết quả thử nghiệm và kết luận sau cùng của các bác sĩ Mỹ, ví dụ như nồng độ Polonium 210 hay chất phóng xạ khác trong nước tiểu, tủy xương của ông Thanh, ví dụ như báo cáo cytology về những biến dạng hay hư hoại của các tế bào máu trong tủy xương hay kết quả khảo nghiệm chromosome ở các bạch cầu trong máu của ông.
Kết quả thử nghiệm máu vào tháng 5-2014 mà ông Phạm gia Khải cho báo chí biết (hồng cầu giảm, tiểu cầu giảm, bạch cầu không rõ ràng) không đưa ra được kết luận cụ thể. Kết quả này cũng không điển hình với biến đổi do phóng xạ gây ra, bởi vì thông thường thì bạch cầu rất nhạy cảm với phóng xạ, sẽ bị phá hủy nhanh chóng và rõ ràng nhất.

Lời kết
Cho tới ngày ông Thanh mất vẫn chưa có thêm thông tin hay bằng cớ gì mới cho biết là ông Thanh có hay không bị đầu độc bằng phóng xạ. Tất cả cáo buộc từ phía CDQL hay phủ nhận từ phía nhà nước cho tới nay chỉ là những khẳng định chung chung, không bằng chứng.

Ông Nguyễn Bá Thanh đã  được khám bệnh, trị bệnh nhiều tháng trời ở những bệnh viện hàng đầu ở 3 quốc gia: Việt Nam, Singapore và Mỹ. Tất nhiên là những dữ kiện về bệnh tình của ông không thể thiếu. Kết luận cụ thể về nguyên nhân bệnh của ông từ những bác sĩ chuyên môn hàng đầu thế giới chắc chắn đã có, song tới nay vẫn được giữ kín như một bí mật quốc gia.

Ngày 7 tháng 1 vừa qua ông Nguyễn Quốc Triệu, trưởng ban bảo vệ săn sóc sức khỏe trung ương, cho rằng việc không cung cấp thông tin bệnh tình của ông Nguyễn Bá Thanh là do: Trong luật khám chữa bệnh, bệnh nhân có quyền bí mật về bệnh, việc cung cấp thông tin bệnh tật của cán bộ cao cấp phải xin ý kiến của cấp trên. Chính sách giấu kín thông tin trong lãnh vực sức khỏe của từng cá nhân là phổ thông và ở khắp nơi. 

Ở phương Tây cũng thế. Song có một điểm khác biệt quan trọng là ở nơi có  chế độ dân chủ, người bệnh nhân có quyền cho phép tiết lộ thông tin sức khỏe của mình cho một người thứ ba mà không cần phải xin ý kiến của cấp trên nào. Ở trường hợp có người tố cáo là có kẻ gian đầu độc người khác, như chuyện Bá Thanh, thì  không những là có vấn đề sức khỏe của người bệnh  mà còn  có vấn đề hình sự đối với kẻ gian, còn vấn đề  sử dụng pháp luật  để ngăn đe trừng trị. Như vậy không thể có chuyện mượn cớ bí mật sức khỏe để bỏ qua việc điều tra  được.

Trong trường hợp không có yếu tố phóng xạ, thì công luận và cá nhân Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải được thông tin giải oan, và là cơ hội để ông Phó Thủ tướng  truy tố kẻ vu khống và đòi bồi thường thiệt hại.

Trong trường hợp  yếu tố phóng xạ, thì đây là là một tội ác không thể khoan nhượng vì đã có người chết. Gia đình ông Thanh phải khởi tố. Nhà nước phải vào cuộc, điều tra  kỹ lưỡng để tìm ra chính xác thủ phạm của vụ đầu độc này.

Ngành công an Việt Nam, với số lượng nhân sự  và phương tiện khổng lồ,  vốn nổi tiếng về những vụ giết người, đánh người  trong đồn công an hay đàn áp  người dân bất đồng chính kiến, không thể bỏ qua  cơ hội để phát huy đúng mức chức năng của mình khi làm sáng tỏ vụ án này.

T.K.T.



Lê Diễn Ðức
Lẳng lặng mà nghe cộng chúc nhau,
Chúc nhau tham nhũng, chúc nhau giàu.
Phen này ông quyết đi làm đảng,
Gồm lũ lưu manh cướp đất, nào!
Lẳng lặng mà nghe, cộng chúc nhau,
Chúc nhau bợ đít, chúc ôm Tàu,
Phen này ông quyết xây trường học,
Dạy lũ chăn trâu học chữ Tàu.
Lẳng lạng mà nghe cộng chúc sang,
Tối đi khiêu vũ, bỏ ao làng,
Phen này ông quyết cho xây shop,
Áo vét, giày Tây, chắc đắt hàng.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc con,
Giống Hồ dâm tặc, lũ cô hồn.
Phen này ông quyết xây Từ Dũ,
Cộng nữ cho ra lắm lũ chồn.
Bắt chước Tế Xương chúc mấy lời,
Chúc cho dân Việt đứng lên thôi,
Dẹp tan CS, loài buôn nước,
Tổ quốc ngàn năm sẽ sáng ngời.

  






Rặt một lủ khỉ
Khoe giàu giấu dốt
Bóc hốt lừa dân
Vinh thân phì da,
Tha hóa tột cùng
Tày Nùng Mường Mán
Hẳn gốc tàu phù
Là lủ con hoang,
Nhà sản nông cạn
Hạn tới rồi nhé !
Ráng mà khoe mẽ
Lý lẻ chổi cùn
Lấy dân làm gốc,
Lấy gốc làm thớt
Chặt băm xà xẻo,
Làm nghèo đất nước
Rước giặc vào nhà
Giày xéo mã tổ
Ngày 19 tháng 2, tờ Tiền Phong, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đăng bản tin về Bí thư thứ nhất Trung Ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh dẫn đầu đoàn của Ban Bí thư tới thăm, chúc Tết các cựu lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Trong bản tin có tấm hình chụp cựu Tổng bí thứ Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp khách. Hai người ngồi trên những chiếc ghế chạm trổ đầu rồng công phu theo kiểu cổ thời phong kiến.
Cùng với hai chiếc ghế là một chiếc bàn mặt đá, cũng được chạm trổ tương tự. Sau bộ bàn ghế là tượng Hồ Chí Minh mạ vàng nổi bật trên nền cũng màu vàng mặt trống đồng Đông Sơn và hoa tươi.
Một không gian sang trọng, uy nghi, là nơi chủ nhà ngự toạ và tiếp khách, giống hệt phòng khánh tiết của một vương hầu công tước hay vua chúa nào đó, hơn là phòng khách trong một tư gia.
Không ai nghi ngờ gì sau hai nhiệm kỳ làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (2001-2011) và trước đó hơn 8 năm giữ chức Chủ tịch quôc hội (1992-2001), người đầy tớ của nhân dân, “công bộc” trung thành của giai cấp vô sản đã tích luỹ được một khối tài sản lớn, một dinh cơ hoành tráng như thế.
Ông Mạnh đã về hưu từ năm 2011. Cách bài trí nột thất phòng khách cho thấy ông ta là một người có khát vọng và say mê quyền lực. Có lẽ, khi ngồi vào chiếc ghế chạm đầu rồng, ông ta có cảm tưởng ngất ngây với vị thế của một ông vua.
Chẳng cần đi đâu xa, buớc ra khỏi nhà ông Nông Đức Mạnh, đi khoảng 10-15 phút xe, trên vườn hoa Lý Tử Trọng nằm trên đường Thanh Niên, có thể thấy những mái lều lụp xụp, rách nát mà trong đó dân oan từ các tỉnh thành trên cả nước túm tụm sinh nhai chờ khiếu nại về nhà cửa đất đai bị thu hồi, tước đoạt bất công. Họ phải chịu thiếu thốn đủ thứ và khốn khổ trong những ngày mùa đông giá lạnh. Nông dân, những người chịu thiệt thòi, mất mát hi sinh nhiều nhất trong hai cuộc kháng chiến, đã bị những người “đầy tớ” dửng dưng hất ra ngoài lề xã hội.
Cách sống sa hoa, vương giả của cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và cảnh khốn cùng của những người dân oan toát lên một nghịch lý không thể nào chấp nhận trước sự tuyên truyền dối trá của chế độ, trước những câu khẩu hiệu mị dân và sự rao giảng đạo đức lố bịch của lãnh đạo ĐCSVN.
Tôi tò mò đi tìm xem ở những quốc gia khác trên thế giới, những người có quyền lực họ sống ra sao.
Thống chế Josef Pilsudski, người đã lãnh đạo quân đội Ba Lan đánh tan cuộc xâm lăng của Hồng quân Liên Xô trong tháng 8 năm 1920, làm nên điều kỳ diệu trên dòng sông Vituyn, có một cuộc sống bình dị. Bộ bàn ghế tiếp khách được làm đơn giản theo mẫu của vua Louis XVI.
Phòng Bầu Dục của White House, nơi Tổng thống Mỹ tiếp các vị nguyên thủ quốc gia, trong đó được đặt hai chiếc ghế trước lò sưởi, đơn sơ, mộc mạc.
Nơi tiếp khách của Thủ tướng Anh quốc tại trụ sở làm việc trên 10 Downing Street, London, cũng mang nét tương tự.
Người đàn bà quyền lực nhất thế giới, bà Angiel Merkel, Thủ tướng nước Đức, sống với chồng trong một căn hộ khiêm nhường ở Berlin.
Có vẻ như các nhà độc tài mới có những ý tưởng ăn xài phù phiếm, hợm hĩnh, mà tiêu biểu phải kể đến Nicolai Ceausescu (Romania), Saddam Hussein (Iraq), Muammar Gaddafi (Libya) hay Kim Jong Il (Bắc Triều Tiên)…
Tấm hình chụp phòng tiếp khách của cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã làm sôi động dư luận trên mạng xã hội Facebook. Đủ các lời bình cùng với sự ấm ức, bất bình, thậm chí cả sự nguyền rủa.
2
Có lẽ vì thế mà chỉ ít lâu sau báo Tiền Phong đã lấy xuống và thế bằng một tấm hình khác với các em nhỏ quàng khăn đỏ đứng chung với ông Mạnh, bà vợ mới của ông, che hết bộ ghế và bàn thờ Hồ Chí Minh.
“Vô tình” đưa tấm hình lên mặt báo Tiền Phong, tác giả đã vạch trần bộ mặt đạo đức giả của ông Nông Đức Mạnh nói riêng và tập thể vua nói chung của nước CHXHCN Việt Nam. Những công trình đồ sộ, hoành tráng của các quan chức khác của chế độ cộng sản Việt Nam chúng ta cũng có thể kể ra dễ dàng.
Ăn cắp, rút ruột công trình từ các dự án, nhận hối lộ, đầu cơ đất đai, v.v… được gộp chung vào mỹ từ “tham nhũng” tại Việt Nam mà mức độ của nó đứng thứ nhì thế giới theo nghiên cứu mới đây của World Bank.
Những ông vua của hệ thống chính trị thối nát đang sống phè phỡn, quyền quý trên sự đói nghèo, của người lao động.
Một tấm hình bằng muôn ngàn lời nói! Có trơ trẽn gỡ xuống thì cũng đã quá muộn!
Nhà văn Thái Bá Tân đã viết trên facebook:
“Một, ông Nông Đức Mạnh
Vì sao trở thành giàu?
Lương bao nhiêu dân biết.
Vậy đất, nhà do đâu?
Đó mới chỉ phần nổi.
Còn phần chìm thế nào?
Còn các lãnh đạo khác
Đang tại nhiệm thì sao?
Hai, về gương cần kiệm
Và liêm chính đảng viên.
Vì nhân dân phục vụ,
Hay phục vụ vì tiền?

Mừng Báo lề đảng, mừng Xuân

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Vưỡn đang trong không khí “ăn chơi” của Tháng Giêng truyền thống, tác giả bắt chước cái khẩu hiệu “chạy” đầy đường “Mừng Đảng, Mừng Xuân” hết năm này qua năm khác từ sau ngày Kách mạng thành công, thu Miền Nam thơm như múi mít vào một... bị của anh Miền Bắc khố rách áo ôm, để chạy cái tựa cho bài mổ hôm nay: Mừng Báo lề đảng, mừng Xuân.

Bấy lâu nay, “bọn” đường sá mừng đảng trước mừng xuân sau, cũng đúng thôi, vì đó là “quy luật phát triển” của bài hát “Đảng đã cho T...uyên mùa xuân” sau khi bố của nhạc sĩ dược Đảng ưu ái cho đi mò tôm. 

Tuy nhiên, bấy lâu nay bà con “mừng đảng” nhưng không biết mừng với đảng ở chỗ nào. Chỉ nghe nói Đảng làm đầy tớ nhân dân; Đảng dấn thân hy sinh cho Dân được nhờ; Đảng bất chấp mạng sống liều mình chui vào hang cọp bắt cọp ăn thịt, còn xương cho dân nấu cao hổ cốt tốt bỏ xừ, ăn vào đến người già kề lỗ huyệt như Vũ Khiếu thấy gái vẫn còn đùng đùng nổi bệnh Tề Thuyên khiến “quốc sư” túi mắt túi mày, túi cả cái đầu “quốc sư” chôm đại thơ đầy dâm tính của kẻ khác để tặng “em”, dúi mồm già hun má em chùn chụt, trông không thua gì cha già DT. Túm tắt là mừng đảng như thế thì chả có gì vui. Nhưng đúng như lời chúc Tết của bác Hồ, “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua”, đầu năm con Dê 2015 vui thật là vui. 

Vui nhờ báo lề Đảng. Đây là một niềm vui thực, chứ không phải vui giả tạo như phồn vinh giả tạo của Miền Nam xưa kia mà nay nhờ “đổi mới tư duy” Đảng đang chạy theo trối chết bọn tư bản đang giãy chết Xanh, Đài, Hàn, Mã 40 thua xa VNCH trước khi bị phỏng hai hòn cách đây 40 năm. 

Đó là những cái tin về ngai vàng tại gia của chú cựu đầu đảng Nông Đức Mạnh, câu đối tặng em của “quốc sư” Vũ Khiêu, cái bánh chưng to kỷ lục cúng Tết bà vợ cố phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (người mổ xin phép không gọi Sắc phu nhân là mẹ bác Hồ vì nghi vấn... Hồ Nghệ hay Hồ Hẹ). 

Người Hà Tĩnh chưa mất gốc “đi mô cụng nhớ về Hà Tịnh” là chuyện đương nhiên, nhưng đầu năm con Dê người Hà Tịnh đi mô cũng nhớ về cả nước Việt Nam... đang chửi, “Đảng đách gì mà toàn một lũ gian manh” (*). 

Báo lề đảng vừa nhá xiềng đôi chút gian manh trong khu rừng gian manh của đảng mua vui cho bá tánh dịp đầu năm, nên “Mừng Báo lề đảng...” là vì vậy. Và biết đâu, đang mở đầu cuộc cách mạng tự diễn biến gậy ông đập lưng ông, Báo lề đảng đang đẩy Đảng ra khỏi sân chơi như cái tựa bài mổ hôm nay. 






No comments:

Post a Comment

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official-20/1/2025

My Blog List