Việt Nam






Tuesday, 17 February 2015

36 năm cuộc chiến biên giới phía bắc


36 năm cuộc chiến biên giới phía bắc

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2015-02-16

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
025162015-giaminh.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_ARP2093992.jpg
Cư dân tại các huyện biên giới phía bắc rời bỏ nhà cửa chạy giặc vì Trung Quốc tấn công từ biên giới Lạng Sơn hôm 17/2/1979. Ảnh chụp hôm 23/2/1979.
 AFP photo




Ngày 17 tháng 2 năm 1979 bùng nổ cuộc chiến tranh trên biên giới phía bắc của Việt Nam do Trung Quốc tiến hành. Vào năm ngoái, thiếu tướng Lê Duy Mật, Nguyên Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân khu 2 và Tư lệnh Mặt trận 1979-1984 (Hà Giang) thay mặt một số đảng viên có kiến nghị gửi cho các cấp lãnh đạo trung ương Đảng nêu thắc mắc vì sao cho đến nay vẫn không có tổng kết nào về cuộc chiến đó, cũng như chính sách đối với những chiến sĩ tham gia vẫn chưa được giải quyết.
Nhân dịp kỷ niệm ngày 17 tháng 2 năm nay, Gia Minh có cuộc nói chuyện ngắn với thiếu tướng Lê Duy Mật như sau.
Gia Minh: Hôm nay chúng tôi gọi điện cho ông để hỏi về cuộc chiến tranh biên giới phía bắc.
Thiếu tướng Lê Duy Mật: Đúng rồi, tháng 2 nằm 1979.
Gia Minh: Trong năm rồi, ông có thư cho các cấp lãnh đạo nói về chính sách đối với các liệt sỹ, thương binh cuộc chiến tranh biên giới phía bắc, vậy ông nhận được hồi đáp thế nào rồi?
Thiếu tướng Lê Duy Mật: Bây giờ họ còn khất, chưa phúc đáp gì đâu.
Gia Minh: Họ khất và nói với ông thế nào khi không trả lời?
Thiếu tướng Lê Duy Mật: Họ chỉ nói vấn đề đó để giải quyết sau, không biết thế nào được. Bây giờ mình người ít; người ta cả tập thể nên người ta nói như thế thì mình biết thế thôi, mình cãi sao được!
Gia Minh: Chưa giải quyết thì thiệt thòi đối với những thương binh, liệt sỹ trong cuộc chiến tranh biên giới phía bắc đã 36 năm rồi theo ông ra sao?
Thiếu tướng Lê Duy Mật: Những gì Nhà nước cần làm còn nợ nhân dân, nợ liệt sỹ, nợ chính sách, nợ nhân dân biên giới.
Gia Minh: Đã 36 năm rồi, nợ đó có quá lâu không?
Thiếu tướng Lê Duy Mật: Người ta nói mới nêu ra thì vẫn là mới. Điều đó cứ biết như thế đã, cứ theo dõi, sau tết rồi hẳn hay.
Gia Minh: So với thương binh, liệt sỹ ở những chiến trường khác, ông thấy thế nào?
Thiếu tướng Lê Duy Mật: Bây giờ vấn đề đó người ta chưa làm thì phải chịu thế thôi. Còn nghĩa trang trên Hà Giang tôi làm, ông Trương Tấn Sang có đến thăm, cùng với anh em ‘356’. Chuyện này cứ gác lại sau tết.
Gia Minh: Trước tình hình đất nước, trong những ngày giáp tết ông có những suy nghĩ, trăn trở gì?
Thiếu tướng Lê Duy Mật: Có nhiều trăn trở về Biển Đông, về Trung Quốc. Nhưng thôi sau rồi giải quyết. Giờ tôi không ‘giải quyết’ gì đâu.
Gia Minh: Ngoài ra ông còn có những tâm tư gì muốn chia sẽ với mọi người?
Thiếu tướng Lê Duy Mật: Muốn nhưng phải có chuẩn bị những điều kiện, yếu tố. Và nội dung thế nào nói cho đúng với người lớn, với đảng, với nhân dân; chứ còn không cẩn thận thì ‘phiền’ lắm. Phải chú ý!
Gia Minh: Những cán bộ lão thành như ông vào dịp cuối năm có gặp gỡ nhau thế nào không?
Thiếu tướng Lê Duy Mật: Tôi què rồi, ‘liệt’ rồi không đi được nên quân ủy có cho quà, quân khu 2 cho quà, đảng cho quà vì tôi là lão thành tiền khởi nghĩa nên có tí quà đó thôi. Còn con cháu, anh em cũng có thương tình cho quà cáp. Còn tôi không đi được đâu hết, ‘tàn phế’ rồi, sắp chết rồi.
Gia Minh: Những đồng đội của ông có ai còn đủ sức để đến thăm nhau không?
Thiếu tướng Lê Duy Mật: Nhiều người, tướng tá đến thăm. Quân ủy thì cho Ba Đình đưa tiền đến đây, quân khu 2, rồi anh em bạn chiến đấu người ta thấy mình sắp chết rồi cũng đến, có quà thôi. Hà Nội thì chưa có.
Giờ tôi què rồi, hết đường ngang- dọc rồi nên tôi cũng phải đành chịu như thế thôi.
Sau tết thì tính toán anh em gặp nhau thế nào thôi, thông cảm với nhau.
Gia Minh: Ông muốn chúc cho bà con điều gì trong năm mới Ất Mùi này?
Thiếu tướng Lê Duy Mật: Tôi chỉ là hạt cát trên bãi sa mạc; nên những bà con mà tôi quí trọng thành ra một lực lượng của quốc gia. Còn tôi không dám nói gì đối với nhân dân cả. Đối với anh em thì tôi là người bị bệnh vì chất độc hóa học nên không còn nói gì cả. Tôi chỉ nói các anh đến đây thì nói chuyện. Tôi gặp bạn bè thì chúc gia đình sang năm mới có những điều tốt đẹp, hạnh phúc và khang ang thôi; chứ tôi không có tập thể nào để tôi dám đưa cá nhân của tôi vào trong chúc tết cả. Phải khiêm tốn để thấy rằng mình là con người cùng với nhân dân, với cán bộ phải có suy nghĩ, phải có sự khiêm tốn của mình, không ‘chơi’ gì trịch thượng cả.
Gia Minh: Cám ơn ông, mong ông khỏe và một mùa xuân nhiều niềm vui.




“Ma Chiến Hữu” trong cuộc chiến biên giới 1979

Cuốn tiểu thuyết “Ma Chiến Hữu” của nhà văn quân đội Trung Quốc, Mạc Ngôn, được dịch sang tiếng Việt, được xuất bản và lưu hành tại Việt Nam, đã và đang gây nên những tranh luận trong giới blogger Việt Nam.
Thiện Giao, phóng viên RFA
2009-02-25

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
vtgiao022509b.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
BienGioiThangHai-305.jpg
Hình đăng trên bài báo của Huy Đức trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị (đã bị gỡ xuống). Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên hoang vắng, quạnh quẽ.
Photo by Lê Quang Nhật





Ma Chiến Hữu” có tựa đề tiếng Trung là “Chiến Hữu Trùng Phùng,” dịch giả Trần Trung Hỷ, do Văn Học xuất bản và công ty văn hóa Phương Nam phát hành, với nội dung liên quan đến cuộc chiến biên giới Việt – Trung 1979.
Những tranh luận của một số blogger Việt Nam trên Internet cho thấy, đã và đang có những tiếp cận cũng như quan điểm khác nhau của độc giả Việt Nam đối với một tác phẩm do tác giả Trung Quốc viết về một cuốc chiến cách đây 30 năm giữa 2 quốc gia.
Có những người phản đối mạnh mẽ việc xuất bản một tác phẩm như “Ma Chiến Hữu,” vì làm như thế là “ca ngợi những kẻ thù đã xâm lược, giết hại đồng bào của mình.”
Cũng có lý lẽ cho rằng, “Ma Chiến Hữu” là một cuốn sách hay, “đề cập tới thân phận của những người lính Trung Quốc tham chiến tại Việt Nam … mà không biết rõ lý do tại sao lại tham chiến.”
Ở một khía cạnh khác, các blogger Việt không đồng ý với một câu được đăng trên bìa sau của tác phẩm “Ma Chiến Hữu.” Lời ấy là: tác phẩm đưa đến “một cách nghĩ khác về chiến tranh, một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng, cuộc đối thoại giữa hai cõi âm dương, sự vướng luỵ giữa con người và ma quỷ.”
Blogger “Người Buôn Gió” trích một đoạn từ tác phẩm và đăng lên Internet: “Chúng ta hy sinh vinh quang, quá khứ của chúng ta là vinh quang, lúc này cũng vinh quang, tương lai cũng vinh quang. Bất kỳ sự hoài nghi nào về vinh quang của chúng ta đều là sai lầm, những sai lầm cực kỳ nghiêm trọng.”

Kinh hoàng Ma Chiến Hữu

“Người Buôn Gió” mạnh mẽ chỉ trích việc xuất bản “Ma Chiến Hữu” tại Việt Nam. Tác giả này viết trên blog riêng, thổ lộ sự “kinh hoàng” sau khi “đọc vài trang của cuốn sách này.”
“Khi đọc vài trang cuốn sách này tôi thực sự kinh hoàng. Có lẽ nào nhà xuất bản Văn Học lại cho ra một cuốn sách ca ngợi những kẻ thù đã xâm lược, giết hại đồng bào của mình. 
Trong cuốn sách có những trang mà quân Trung Quốc chúc nhau giết được nhiều địch để rạng danh quân đội anh hùng. Kẻ địch trong cuốn sách này nói chính là những người lính quân đội nước CHXHCNVN.
blog Người Buôn Gió
Trong cuốn sách có những trang mà quân Trung Quốc chúc nhau giết được nhiều địch để rạng danh quân đội anh hùng. Kẻ địch trong cuốn sách này nói chính là những người lính quân đội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Nhưng sự thực thì vẫn là sự thực.”
Tác giả viết tiếp, là từ lâu rồi, “truyền hình Việt Nam chiếu những bộ phim dài ca ngợi vua quan Trung Quốc tài giỏi, hào hiệp, như Càn Long, Ung Chính, vân vân, và ngày một tiến bước, gần đây trong nền văn hoá Việt Nam trực tiếp công khai ca ngợi những tên xâm lược, giết người Việt Nam thời hiện tại.”
Tác giả đặt câu hỏi, “không thể nói là họ vô tình để lọt những bài báo, tác phẩm như thế này. Nếu chúng ta được biết rằng những cây bút viết về chiến tranh Nam - Bắc trước 1975 ở Việt Nam hiện nay khó lòng mà xuất bản tác phẩm của họ.”

Hồn ma tử sĩ

Những độc giả khác tiếp cận “Ma Chiến Hữu” ra sao?
Blogger tên Linh viết rằng, tác giả đã “đọc cuốn này sau khi được biết rằng cuốn này đề cập tới số phận những người lính Trung Quốc trong chiến tranh Việt - Trung 1979,” tác giả “nghĩ một cuốn sách đề cập tới một cuộc chiến tranh với góc nhìn từ phía bên kia sẽ gợi mở nhiều điều thú vị” và tác giả “tìm đọc cuốn này cũng như trước kia từng tìm đọc các cuốn “The Quiet American” của Graham Greene, “The Things They Carried” của Tim O'Brien hay “Tree of Smoke” của Denis Johnson, hoặc xem các phim “Trung Đội,” “Trời và Đất,” “Rambo,” “Apocalypse Now,” “Full Metal Jacket,” vân vân.
Blogger Linh viết tiếp, rằng “chủ đề cơ bản của cuốn sách này là phản chiến.”
Trong truyện có đoạn các hồn ma tử sĩ Trung Quốc khóc than đau đớn khi biết tin Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ và họ cảm thấy rằng cái chết của họ là vô nghĩa.
Blogger Linh
“Nhìn chung, tôi nghĩ “Ma Chiến Hữu” là một cuốn sách hay. Cuốn sách đề cập tới thân phận của những người lính Trung Quốc tham chiến tại Việt Nam.
Họ đều là những thanh niên nông thôn nghèo thất học. Họ tham chiến mà không biết rõ lý do tại sao lại tham chiến, chỉ đơn giản là bị bắt lính và đi lính thì đỡ miệng cơm ở nhà, nếu chết trận thì gia đình ở nhà cũng được một khoản tử tuất còm.
BienGioiThangHai-LeQuangNhat-305.jpg
Ảnh cùa Lê Quang Nhật
Đến khi kết thúc chiến tranh thì kẻ còn, người mất, những kẻ sống sót cũng có số phận mạt rệp, nghèo khổ, cùng quẫn, chịu ảnh hưởng bởi di chứng chiến tranh. Không những thế, họ còn bị chính quyền và nhân dân lãng quên.
Trong truyện có đoạn các hồn ma tử sĩ Trung Quốc khóc than đau đớn khi biết tin Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ và họ cảm thấy rằng cái chết của họ là vô nghĩa.”

Tranh luận Ma Chiến Hữu

Có hai khuynh hướng cảm nhận khác nhau, và qua đó có 2 quan điểm khác nhau về việc cho xuất bản tác phẩm “Ma Chiến Hữu” tại Việt Nam. Tuy nhiên, cả 2 khuynh hướng này có một điểm chung, là chỉ trích lời giới thiệu đăng trên bìa sau của ấn bản lưu hành tại Việt Nam.
Blogger Linh viết, là tác giả “có thể hiểu sự phẫn nộ của nhiều người đọc với những người chịu trách nhiệm trong việc dịch và in cuốn “Ma Chiến Hữu” ra tiếng Việt.”
Tuy nhiên, tác giả “không cho rằng cuốn sách này là một cuốn ca ngợi chủ nghĩa anh hùng như lời viết của nhà xuất bản Văn Học ở bìa 4.
[Đó] không phải là ca ngợi mà là sự nhạo báng, lên án của một nhà văn quân đội Trung Quốc đối với cuộc chiến tranh vô nghĩa, vô lý và không cần thiết.
Với những người lính Tàu sống hay chết tại cuộc chiến thì Mạc Ngôn có một sự cảm thông sâu sắc, nhưng cái khiến tác phẩm sống động cũng không phải là ở “chủ nghĩa anh hùng” mà là ở tình đồng đội.”
Lâu nay, những người mần công tác xuất bản ở Việt Nam cứ luôn muốn định hướng người đọc, giờ với “Ma Chiến Hữu,” họ cũng làm điều tương tự. Nhưng vô hình trung, hành động của họ lại tung hô kẻ địch.
Mr. Do
Một bài viết khác trên blog của tác giả Mr. Do, với nội dung cẩn trọng, có thể được hiểu rằng, tác giả khuyên người đọc bình tĩnh, đừng tự để mình rơi vào vị trí của những cơ quan kiểm duyệt kiểu Ban Tuyên Giáo tại Việt Nam.
Mr. Do viết rằng “Một điều không thể chấp nhận được nữa là cách giới thiệu của nhà xuất bản nọ trên cuốn “Ma chiến hữu.”
Lâu nay, những người mần công tác xuất bản ở Việt Nam cứ luôn muốn định hướng người đọc, giờ với “Ma Chiến Hữu,” họ cũng làm điều tương tự.
Nhưng vô hình trung, hành động của họ lại tung hô kẻ địch, vô tình cổ súy cho những “giá trị” (như họ tưởng) mà ngay cả đến Mạc Ngôn cũng không muốn thể hiện.”

Xuất bản ở Việt Nam?

Tác giả Mr. Do cũng đặt ra một vấn đề khác, khá bất ngờ khi bàn về tác phẩm “Ma Chiến Hữu,” đó là: tại sao trong khi tác phẩm với nội dung có thể gây đụng chạm như vậy được đường đường chính chính xuất hiện ở Việt Nam, thì hàng loạt cuốn truyện khác của chính người Việt Nam - với tinh thần tố cáo chiến tranh - lại không được phép xuất bản?
Tuyển tập “Rồng Đá” của tác giả Vũ Ngọc Tiến và Lê Mai là ví dụ gần nhất, theo cả 2 nghĩa nội dung và thời điểm.
Tác phẩm “Rồng Đá,” với một truyện ngắn liên quan đến đề tài cuộc chiến Việt – Trung năm 1979, đã bị cấm lưu hành, Nhà Xuất Bản Tổng hợp Đà Nẵng thì bị tạm đình chỉ hoạt động, giám đốc và phó Giám Đốc thì bị tạm đình chỉ công tác.
Truyện ngắn “Chù Mìn Phủ và Tôi” là 1 trong 3 truyện ngắn khiến tác phẩm gặp rắc rối. Và tác phẩm này, theo như nội dung bức thư mà tác giả Vũ Ngọc Tiến gởi nhà xuất bản Đà Nẵng, thì truyện ngắn “Chù Mìn Phủ và Tôi” đề cập đến cuộc chiến biên giới phía Bắc (1979) đã “lùi vào dĩ vãng ¼ thế kỷ rồi.
Nó là cuộc chiến phi lý nhất trong thế kỷ XX đối với cả 2 dân tộc mà cả ta và phía bên kia đều phải nghiêm túc nhìn ra nó cần phải tránh và hoàn toàn có thể tránh được.” 
Nhiều nhà văn Trung Quốc khi viết tiểu thuyết đã từng có đoạn nhắc tới cuộc chiến biên giới Việt - Trung với tâm trạng dày vò sâu sắc. Họ viết được, sao ta lại cứ tự hù dọa mình để rồi tảng lờ, không dám viết?
Vũ Ngọc Tiến
Xin kết thúc bài viết này bằng một lời trong bức thư mà tác giả Vũ Ngọc Tiến gởi nhà xuất bản Đà Nẵng, đó là “nhiều nhà văn Trung Quốc khi viết tiểu thuyết đã từng có đoạn nhắc tới cuộc chiến biên giới Việt - Trung với tâm trạng dày vò sâu sắc. Họ viết được, sao ta lại cứ tự hù dọa mình để rồi tảng lờ, không dám viết?”
Ông nói, không thể bình thản coi cuộc chiến Việt – Trung năm 1979 như “một vụ va quẹt xe trên đường mà phải tỉnh táo và sòng phẳng với lịch sử.”
------------------
Trên đây là những ghi nhận từ các blog cá nhân liên quan đến tác phẩm “Ma Chiến Hữu,” một tiểu thuyết của một nhà văn Trung Quốc, viết về cuộc chiến biên giới Việt – Trung 1979 và hiện đang được phát hành tại Việt Nam.
Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm, sàng lọc và gởi đến quí vị những hình thức thông tin trên Internet, trong các trang Blog cá nhân liên quan đến nhiều đề tài khác nhau và gởi đến quí vị trong các chương trình sau.
Mong quí vị đóng vai trò cầu nối giữa chúng tôi và các thông tin như vậy. Xin gởi cho chúng tôi các thông tin cùng đường liên kết đến các blog hữu ích mà quí vị đọc được, qua địa chỉ vietweb@rfa.org.

SỢ MẤT ĐẢNG, CSVN KHỌNG DÁM
NHẮC LẠI CUỘC CHIẾN ĐẴM MÁU VỚI GIẶC TÀU
TẠI BIÊN GIỚI HOA VIỆT TỪ 1979-1984
MƯỜNG GIANG 

            Sau ngày 30-4-1975, hằng năm CSVN đều tổ chức ăn mừng ‘ chiến thắng Tết Mậu Thân 1968 ‘ và ‘ đại thắng mùa xuân 1975 ‘. Nhưng tuyệt đối không nhắc tới một chữ về những đau thương trầm thống mà giặc Tàu đã gây cho Nước Việt và Ðồng Bào Việt trong cuộc chiến xăm lăng tại  biên giới Hoa-Việt, khởi sự từ ngày 17-2-1979 và kéo dài tới đầu thập niên 1990 mới tạm dứt, sau khi toàn bộ chóp bu VC lúc đó gồm Phạm Văn Đồng, Đổ Mười, Nguyễn Văn Linh..sang Thành Đô (Tứ Xuyên) bí mật ký kết văn tự đầu hàng và bán nước cho Tàu đỏ.

            Ðã vậy VC còn công khai khinh thường và hạ nhục cả nước, khi đảng cùng với Trung Cộng rầm rộ tổ chức ăn mừng đã hoàn thành việc cắm mốc biên giói Việt-Trung tại Ải Nam Quan vào ngày 24-2-2009. Biên bản do Nguyễn tấn Dũng ký vào cuối năm 2008 nhưng đã tuyệt tích vì bị đảng ém nhẹm nên người dân không hề hay biết một điều gì. 
            Tháng 4-2008, VC giup Tàu đỏ tổ chức rầm rộ cuộc rước đuốc máu thế vận hội Bắc Kinh tại Sài Gòn. Ngày 1-10-2012, VC hoan hĩ gửi điện văn và tổ chức ăn mừng  quốc khánh Trung Cộng tại quần đảo Hoàng Sa của VN, mà giặc đã cưởng đoạt vào tháng 1-1974..Toàn cảnh bức tranh “ đời đời nhớ ơn giặc Tàu “ được Hồ Chí Minh và CSVN khắc cột ghi tâm, nên chuyện những người yêu nước chống ngoại xâm hiện nay tại VN bị tàn sát, tù đày, thủ tiêu và khủng bố..cũng chẳng làm ai ngạc nhiên và khiếp sợ, vì bộ mặt thặt của đảng từ trên xuống dưới đã bị nhận diện qua “ chân dung quyền lực “, sau khi cái gọi là “ hội nghị tự phê của đảng làn thứ 6 “ khai mạc và kết thúc vào tháng 10-2012, được các diễn đàn “ Dân Lam Báo, Quan Làm Báo, Báo Tổ Quốc, Biển Đông “ phổ biến sâu rộng khắp hang cùng ngõ hẹp trên trái đất. 
            Ðại hội VI (1986-1991) ngoài thành tích đổi mới kinh tế theo định hướng XHCH để tạo thêm đặc quyền đặc lợi cho cán bộ, bộ đội, công an và tư bản đỏ làm giàu thêm nhờ than nhũng và ăn cắp của công. Tháng 7-1987 hội nghị trung ương đảng họp và ban hành nghị quyết số 2 cấm ‘ QUÂN ÐỘI NHÂN DÂN VN KHÔNG ÐƯỢC ÐỤNG CHẠM VỚI QUÂN TÀU ÐỎ ‘.Lệnh này được giữ kín mãi tới ngày 28-1-1990 báo Nhân Dân mới đăng tải.

            Tóm lại dù Tàu đỏ đã thẳng tay tàn sát cũng như tàn phá đất nước VN trong trận chiến biên giới Việt-Hoa ngày 17-2-1979 và liên tiếp những năm sau đó. Tại Biển Ðông, TC cướp chiếm Hoàng Sa và nhiều đảo khác thuộc quần đảo Trường Sa của VN qua trận hải chiến năm 1988. Nhưng mai mĩa thay khi Lê Ðức Anh được cử làm bộ trưởng quốc phòng  tại hội VI, đã đem ‘ quân đội nhân dân VC ‘ đầu hàng Tàu đỏ, mặc dù lúc đó sự giao hảo giữa hai nước vẫn chưa thông. Anh còn bắt xuạt bản cuốn từ điển Việt-Hoa để bộ đội ‘ cu’ học . 
            Bổn cũ tiếp tục soạn lại qua các lần đại hội đảng kế tiếp với Manh, Lương, Khải, Triết rồi Trong, Sang, Dũng..Tất cả đều theo đúng mẫu mã khuôn rập đã có sẳn từ thời Hồ Chí Minh của mấy chục năm về trước ban truyền “ đời đời theo Tau và nhớ ơn thiên triều “dù Trung Cộng ngày nay còn hung dữ gấp trăm lần Quốc xã Ðức, Phát xít Ý và Quân phiệt Nhật., vậy mà lúc nào cũng to mồm chưỏi Nhật. 
            Trong cơn sơn hà nguy biến, dân tộc lâm nguy, đồng bào cả nước và hải ngoại ai nấy đều chung căm hận, quyết chờ cơ hội thuận tiện để đồng đứng dậy lật đổ bọn ngụy quyền CSVN “ ác với dân nhưng hèn với giặc  “, , để đánh đuổi Tàu đỏ ra khỏi Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Ðông, Biên Giới.. như tổ tiên ta ngày trước đã từng làm. Vì VN không phải là một nước nhỏ, dân Việt không phải là loại người khiếp hèn. Nhõ hay hèn trước giặc Tàu phương Bắc, chỉ có đảng CSVN còn 90 triệu người Việt luôn khẳng định sức mạnh của mình, sẽ không bao giờ để cho Tàu đỏ hung hăng bá quyền nước lớn. Ngày đó không xa và chắc chắn VN sẽ dành lại những phần đất của tổ tiên, bị VC dâng bán cho Tàu đỏ suốt mấy chục năm qua, khi chúng bị hầu hết nhân loại quyết tâm tiêu diệt vì lòng tham lam hung bạo và vô nhân tính, qua ảo vọng làm chủ Biển Đông và siêu cường số 1 thế giới.  ’

1- Trung Cộng xâm lăng Việt-Nam lần thứ nhất (1979) : 
            Ngày 1-5-1975, VC ban hành một bản đồ mới của nước VN thống nhất, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (hiện do hải quân Bắc Việt chiếm giữ 6 đảo, khi VNCH bỏ ), mà chính Hồ Chí Minh và Phạm Văn Ðồng đã giấy trắng mực đen, xác nhận thuộc chủ quyền của Trung Cộng vào năm 1958. Ðây cũng là một nguyên cớ, để Tàu xâm lăng VN vào mùa xuân năm 1979. Thật ra tình hữu nghi giữa hai nước, đã lung lay từ năm 1967, khi Trung Cộng xuí giục Nam Lào tấn công Pathet Lào, vốn là chư hàu của Bắc Việt. Rồi từ khi Hồ Chí Minh qua đời năm 1969, quyền hành lọt vào tay Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ vốn thân Nga, lúc đó là kẻ thù không đội trời chung của Trung Cộng, nên sự rạn nứt của tình đồng chí lại càng thêm nứt rạn. Nhưng vì kẻ thù trước mặt là Nga-Mỹ vẫn còn, vì vậy hai đảng cố quên bất đồng để hợp tác giai đoạn.

            Nhưng tới khi Mao Trạch Ðông thăng hà vào năm 1976, Ðặng Tiểu Bình lên nối ngôi, đã chấm dứt sự leo dây của VC từ lâu, vì Ðặng đã biết rõ VC lúc ấy đang ngả hẳn theo Nga. Nhiều cuộc đụng độ đã xảy ra tại biên giới Hoa-Việt, mà chủ động luôn luôn do Hồng quân gây hấn, theo lệnh của Ðặng Tiểu Bình. Ðây là một đòn hù dọa cũng như áp lực VC lúc đó đang tiến hành chính sách cải tạo công thương nghiệp, cướp của và đánh đuổi Hoa Kiều Miền Nam, nhất là tại Sài Gòn-Chợ Lớn, ra biển, về Tàu. 
            Giữa lúc tình hữu nghi của hai nước căng thẳng tột độ, thì Trung Cộng ngang nhiên xua 30.000 hồng quân vào các tỉnh Luang Namtha, Udom Say, Phong Salay, Luang Prabang và Sầm Nứa, nói là để bảo vệ công nhân Trung Hoa, đang làm thiết lộ Bắc Lào-Vân Nam. Nhưng thực chất Trung Cộng muốn uy hiếp Pathet Lào và bao vây biên giới phía tây bắc của VN. Ðây cũng là ý đồ của Tàu, muốn mở một con đường thông thương từ Vân Nam xuống đất Miên, để tiện tiếp tế cho quân Khmer đỏ của Polpot lúc đó, đang du kích chiến với bộ đội VN.
             Nhưng Hà Nội đã biết rõ ý đồ của Bắc Kinh, nên đã ra tay trước. Ðầu tiên là cùng Pathet Lào ký một hiệp ước quân sự và biên giới ngày 18-7-1977. Sau đó đem 50.000 quân trấn đóng tại Trung và Nam Lào, vừa bảo vệ Pathet Lào, cũng như ngăn cản không cho Trung Cộng vào đất Miên. Sự gây hấn đã trở thành công khai vào năm 1978, khi Bắc Kinh gọi Hà Nội là ‘ tiểu bá quyền khu vực ‘, còn VC thì bảo Trung Cộng là ‘ chủ nghĩa bành trướng bá quyền Ðại Hán ‘.

            Ai cũng biết quan hệ giữa hai đảng cong sản Việt-Trung, vô cùng gắn bó từ sau năm 1949 khi Mao Trạch Ðông chiếm được toàn cõi Hoa Lục. Từ đó, Trung Cộng hết lòng giúp đỡ VC mọi mặt, từ quân sự cho tới kinh tế, chính trị, ngoại giao. Nhờ vậy Hồ Chí Minh và đảng cọng sản mới chiếm được miền bắc vào năm 1954. 
            Trong cuộc chiến Ðông Dương lần thứ 2 (1960-1975), hầu như nguồn viện trợ quân sự, kinh tế cho Bắc Việt xâm lăng VNCH, đều của Trung Cộng. Trên đất Bắc, Tàu giúp Hà Nội xây dựng nhiều công trình nhà máy, đường xá.. Theo tài liệu công bố, tính tới năm 1978, Tàu đã viện trợ cho VC hơn 20 tỷ mỷ kim. Từ năm 1965-1970, theo yêu cầu của Hồ Chí Minh, đã có hơn 100.000 quân Trung Cộng sang giúp Bắc Việt, để xây dựng và phòng thủ. Ðã có cả ngàn lính Tàu chết ở VN trong cuộc chiến 
            Sau 1970, nhiều biến chuyển lịch sử đã xảy ra, nhất là khi HCM chết, làm cho Hà Nội càng ngày càng ngả theo LX. Do nhu cầu cuộc chiến, VC cần có nhiều quân dụng tối tân như Mig21, tăng 54,55, hoả tiễn Sam.. để đối đầu với vũ khí Mỹ. Nhưng những thứ này chỉ có Nga mới có. Trung Cộng biết hết, nhưng vẫn tiếp tục giúp đỡ VC cho tới khi Hà Nội chiếm được miền Nam. 
            Rồi vì đầu óc thiển cận, các chóp bu trong Bắc Bộ Phủ tự coi như các đỉnh cao của loài người, coi thường mạng sống đồng bào cả nước, lại mù quáng chạy theo chủ thuyết cọng sản đã lỗi thời và nhất là tôn sùng Liên Xô hơn thần thánh. Từ đó, không cần cảnh giác về những kẻ thù xung quanh, lại mù quáng trở mặt và thách đó Trung Cộng. Ðó là nguyên nhân chính khiến kẻ thù có cớ xâm lăng VN vào năm 1979.

            Hồng quân Trung Hoa hay quân đội Trung Cộng tuy được thành lập vào năm 1927 nhưng thật sự chỉ thống nhất sau năm 1949 khi chiếm được Hoa Lục. Nói chung VC đã theo đúng khuôn mẫu của Mao, để tổ chức binh đội. Còn chủ thuyết Mao, được coi như nền tảng tư tưởng, dùng làm chiến thuật và chiến lược, gọi là chiến tranh nhân dân, lấy nông thôn bao vây thành thị. 
            Thời nào, quân đội Tàu cũng đông nhất thế giới. Năm đó, Hồng quân có hơn 4 triệu người, bao gôm hai binh chủng Hải và Không Quân trên nửa triệu. Cả nước được chia thành bảy quân khu : Lan Châu (Tân Cương và Thanh Hải), Bắc Kinh (Nội Mông, Bắc Kinh, Hà Bắc, Sơn Tây), Trấn Giang (Hắc Long Giang, Liêu Ninh), Kiến An (Hà Nam, Sơn Ðông), Nam kinh (Phúc Kiên, Giang Tây, Thượng Hải, An Huy), Thành Ðô (Vân nam, Tứ Xuyên, Quý Châu, Tây Tạng) và Quảng Châu (Quảng Ðông, Quảng Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam). Mỗi quân khu có nhiều quân đoàn. Ngoài chính quy và chủ lực, Trung Cộng còn có hơn bảy triệu dân quân. Tất cả do Chủ tịch quân ủy trung ương , tức là chủ tịch đảng lãnh đạo, khi Ðặng nắm quyền kiêm nhiệm luôn chức này. 
            Năm 1979, Hà Nội sau khi bị Trung Cộng tố cáo là vong ơn bạc nghĩa, kể cả sự phanh phui Võ Nguyên Giáp không phải là người chỉ huy mặt trận Ðiện Biên Phủ năm 1954. Ðể trà đũa, VC cho phổ biến bạch thư, nói về quan hệ Việt-Trung trong 30 năm qua, đồng thời tố cáo Hoa Kiều trong nước là gián điệp, tay sai của Trung Cộng chống lại VN. Tiếp theo VC xua quân tấn công tiêu diệt Polpot và Khmer đỏ , vốn là đàn em chư hầu của Tàu, khiên cho dầu được đổ thêm vào lửa chiến tranh giữa hai nước, chỉ chờ bùng nổ. 
            Tại miền Nam, ngày 24-3-1978 bắt đầu đánh tư bản. Hằng ngàn công an, bộ đội và nam nữ thanh niên xung phong đeo băng đỏ trên tay, rải khắp các đường phố Sài Gòn-Chợ Lớn, Gia Ðình, xông vào các hãng xường, nhà buôn, tư gia.. những người có máu mặt Hoa lẫn Việt, để lục lọi, vơ vết, xoi khám tịch thu tiền bạc, đô la, vàng ngọc, hàng hóa và tất cả tài sản riêng tư của dân chúng, những ai bị đảng kết tội là mại sản. Theo tài liệu được bật mí, chỉ riêng mẻ lưới trên, Hà Nội đã vơ vét của người giàu Sài Gòn, 
            Ngày 3-5-1978, cả nước lại được đổi tiền lần thứ ba, khiến đồng bào trước sau trở thành vô sản chuyên chính. Ở miền bắc, hằng ngàn Hoa Kiều bị trục xuất về nước. Trong nam, hằng vạn người Hoa trắng tay, tiêu tan sản nghiệp, bì đầy ải lên vùng kinh tế mới tận Bình-Phước Long, Bình Tuy, Long Khánh, Bà Rịa. 
            Ðể trả đũa, Trung Cộng ngưng hẳn 72 công trình xây dựng viện trợ cho VN. Ðã có 70.000 người Hoa tại VN hồi hương về Hoa Lục. Ngày 16-5-1978, Trung Cộng tuyên bố gửi hai chiến hạm tới Hải Phòng và Sài Gòn, để đón hết Hoa kiều. Nhưng đây chỉ là đòn tuyên truyền chính trị, vì tàu chiến chỉ đậu ngoài khơi một ngày, rồi kéo neo về nước. Nắm được yếu điểm của đàn anh, VC lần chót hốt hết những gì còn sót lại của Hoa Kiều, qua chiến dịch ‘ xuất cảng người ‘.Sau đó tống khứ họ ra khơi, khiến cho hơn triệu người bị chết vì sóng gió và hải tặc Thái Lan trên biển Ðông, mà những trang Việt sử cận đại, gọi là cơn hồng thủy của thế kỷ. 
            Sau khi VN bỏ lỡ cơ hội nối lại bang gioa với Hoa Kỳ. Ngày 24-5-1978, phụ tá an ninh của tổng thống Mỹ Carter là Brezinski, tới Bắc Kinh ký một hiệp ước liên minh quân sự với Tàu. Từ đó Ðặng Tiểu Bình đã có chỗ dựa chống Nga, nên mới ra mặt quyết tâm xâm lăng VN để rửa thù phục hận. 
            Từ 28 tới 30-1-1979, Carter và Ðặng Tiểu Bình đã họp mật tại Tòa Bạch Ốc. Sau đó tổng thống Mỹ đồng ý để Trung Cộng trừng phạt VN và còn giúp cầm chân Nga, bằng cách chịu ký với LX hiệp ứơc SALT II. Ðể thêm kế nghi binh, Hoa Kỳ cử bộ trưởng tài chánh là Blumenthal tới công tác tại Bắc Kinh. Ngoài ra còn cho Hàng không mẫu hạm Constellation lảng vảng ngoài khơi vịnh Bắc Việt. Tất cả mơ mơ màng màng, khiến cho LX cũng không biết đâu mà mò. 
            Ngày thứ bảy 17-2-1979, lúc 3 giờ 30 sáng, khi vạn vật, chim chóc và con người đang chuẩn bị cho một ngày sống mới, thì 600.000 quân Tàu, tiền pháo hậu xung, ào ạt mở cuộc xâm lăng đại quy mô vào VN, trên vùng biên giới từ Lai Châu tới Móng Cáy. Thế là tình nghĩa vô sản quốc tế trong sáng giữa hai nước, đã trở thành hận thù thiên cổ. Những địa danh Cao Bằng, Lạng Sơn, Ðồng Khê, Thất Khê.. lại đi vào những trang Việt sử đẫm máu, của VN chống xâm lăng Tàu.

            Ðể tấn công VN, Trung Cộng đã huy động nhiều quân đoàn từ nhiều quân khu khác nhau, gồm QD 13,14 tấn công Lai Châu-Lào Kay. Hai QÐ 41,42 tân công Cao Bằng. Riêng mạn Lạng Sơn, Quảng Yên, Hải Ninh thi giao cho quân đoàn 43,54,55. Tất cả do Hứa Thế Hữu và Dương Ðắc Chí chỉ huy trong mấy ngày đầu. 
            Về phía VN, một phần vì sự tự cao bách thắng của các đỉnh cao tại bắc bộ phủ. Phần khác do quá tin tưởng sự liên minh quân sự với LX. Nên gần như sử dụng gần hết các đơn vị chính quy tại mặt trận Kampuchia. Bởi vậy ngay khi cuộc chiến bắt đầu, trong lúc quân Trung Cộng đông đảo lên tới 150.000 chính quy, thì việc phòng thủ miền bắc, nhất là thủ đô Hà Nội, được giao cho các Sư Ðoàn 308,312,390 của quân khu I. Nói chung, trong cuộc chiến đấu với Trung Cộng tại biến giới, chỉ có các sư đoàn chủ lực của quân khu tham dự như Sư đoàn 3,327, 337, Tây Sơn ( mặt trận Lạng Sơn). SD 567, B46, SD.Pháo binh 66 (mặt trận Cao Bằng). Các tuyến từ Hà Giang tới Lai Châu, do các SD316,345, Ðoàn B68, M63, các trung đoàn chủ lực tỉnh, huyện đội, công an biên phòng. Sau đó khi thấy tình hình quá nguy ngập, Hà Nội mới gấp rút điều động các trung đoàn từ các tỉnh trung châu, cùng với các sư đoàn chủ lực của quân khu II và IV từ Kampuchia về tiếp viện.

            Cuộc chiến thật đẫm máu ngay từ giờ phút đầu. Quân Tàu dùng chiến thuật cổ điển thí quân với tiền pháo hậu xung, bằng các loại hỏa tiễn 122 ly và đại bác nòng dài 130 ly, với nhịp độ tác xạ 1 giây, 1 trái đạn. Sau đó Hồng quân tràn qua biên giới như nước lũ từ trên cao đổ xuống. Tuy nhiên khắp nơi, Trung Cộng đã gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của VN, một phần nhờ địa thế phòng thủ hiểm trở, phần khác là sự yểm trợ hùng hậu của pháo binh các loại, gây cho giặc Tàu nhiều tổn thất về nhân mạng tại Lạng Sơn và Cao Bằng. 
            Sự thất bại trong những ngày đầu, khiến Ðặng giao chỉ huy mặt trận cho Dương Ðắc Chí, đồng thời cũng thay đổi chiến thuật, dùng tăng pháo mở đường và bộ binh tùng thiết. Do quân Tàu quá đông, nên sau 10 ngày cầm cự, bốn thị xã Lai Châu, Lào Kay, Hà Giang, Cao Bằng lần lượt bị thất thủ. Riêng tại thị xã Lạng Sơn, Trung Cộng tung vào chiến trường tới sáu sư đoàn chính quy 127,129, 160,161, 163,164 cùng hằng trăm thiết giáp và đại pháo từ khắp nới bắn vào yểm trợ. Phía VN có quân đoàn 14 gồm các SD 3,327,338,347,337 và 308. Trong lúc đó hai SD chính quy 304 và 325 từ Kampuchia, cũng đựợc không vận và di chuyển bằng xe lửa, tới Lạng Sơn tiếp viện. Nhưng cuối cùng Lạng Sơn cũng bị thất thủ đêm 4-3-1979. Sau đó giặc Tàu dùng mìn, bom phá nát hết các thành phố, thị xã tạm chiếm, kể cả hang Pắc Pó, suối Lê Nin và núi Các-Mác mà Hồ Chí Minh từng tạm trú, trước khi về Hà Nội cướp chính quyền vào tháng 9-1945. Ngày 16-3-1979, Ðặng Tiểu Bình ra lệnh rút quân về nước.

            Tóm lại sau 16 ngày giao tranh đẫm máu, Trung Cộng cũng như Khmer đỏ, tàn phá tất cả tài sản của dân chúng, bắn giết tận tuyệt người VN, san bằng các tỉnh biên giới, mà suốt cuộc chến Ðông Dương lần II (1960-1975), gọi là vùng an toàn. Ðã có hằng trăm ngàn vừa dân vừa lính của cả hai phía thương vong. Tại miền bắc, hằng triệu dân chúng phải phân ly. Nhà cửa, vườn ruộng, của cải vật chất, đền đài, miếu võ, nhà thờ, di tích tổ tiên bao đời để lại.. đều vì VC gây chiến tranh, mà tan tành theo cát bụi.

2- Trung Cộng Xâm Lăng VN lần thứ hai (1984-1989) : 
            Cuộc chiến tưởng đâu đã chấm dứt, vì VC dấu nhẹm tin tức, từ ấy cho đến năm 2006, nhờ mạng lưới Internet của Bộ Quốc Phòng Trung Cộng (Defense-China.com) và tác phẩm Dữ kiện bí mật của cuộc chiến tranh Trung-Việt (SEcret Records of Sino-Vietnamese War) của Jin Hui, Zhang Hui Sheng và Zhang WEi Ming, cả thế giới biết được ‘ Bí Mật Lịch Sử về việc Tàu chiếm Núi Ðất của VN, trong cuộc chiến biên giới lần hai (1984-1989) ‘.Theo tài liệu dẫn chứng, năm 1984 Trung Cộng lại vin cớ CSVN thường pháo kích và tấn công biên giới, nên bất thần tấn công cưởng chiếm Núi Ðất của VN tại tỉnh Hà Giang (Thượng Du Bắc Phần), mở màn cho cuộc chiến Biên Giới Việt Hoa lần thứ hai, kéo dài từ năm 1984-1989 mới chấm dứt, do Việt Cộng tự bỏ đất rút quân, nhượng bán (?)lãnh thổ cho giặc Tàu.

            Núi Ðất (VN) hay Lão Sơn (Tàu), dù có gọi bằng cái tên gì chăng nữa, cũng vẫn là một ngọn núi của VN, tại xã Thanh Thủy , huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Trong trận chiến đẳm máu này, hai bên đã dành giựt quyền kiểm soát cứ điểm 1509m, được coi như là một vị trí chiến lược rất quan trọng về phía VN, được cũng cố xây dựng từ sau cuộc chiến biên gới 1979. 
            Thế là ngày 28-4-1984, vào lúc 5 giờ 50 sáng, Trung đoàn 118, Sư đoàn 40 BB, thuộc Quân đoàn 14, Quân khu Côn Minh, tiền pháo hậu xung, đồng loạt tấn công đỉnh 1509 và các cứ điểm quan trọng khác của VN. Cuộc chiến thật gay go vì gặp sự kháng cự mãnh liệt của quân phòng ngự VN, cấp đại đội. Tất cả đã tử chiến trước quân thù, đặc biệt trong số này có 4 nữ cán binh CSVN, thà chịu chết trước súng phun lửa của giặc Tàu, chứ không đầu hàng. Vì vậy nên trận chién kéo dài tới 15 giờ 30 chiều mới kết thúc, giặc bỏ xác tại chỗ 198 tên, cùng một số khác bị thương nặng.. 
            Này 11-6-1984 , một Tiểu đoàn CSVN tấn công tái chiếm núi nhưng bị đẩy lui. Ngày 12-7-1984, hai bên đụng độ lớn cấp Sừ đoàn. Phía CSVN đã huy động tới 6 Trung đoàn Bộ binh của các SÐ312,313, 316 và 356 để tái chiếm đỉnh núi. Cuối cùng Trung đoàn 982 thuộc Sư đoàn 313 CSVN, đã tái chiếm được cứ điểm 1509, sau khi đã chịu tổn thất hơn 3700 người. Nhưng sau đó không biết vì lý do gì, chóp bu Hà Nội đã ra lệnh bỏ ngõ cứ điểm trên cho quân Trung Cộng tới tái chiếm.Rồi lại giành giật từ 1984-1987 ở cấp Ðại đội, cho tới ngày 13-2-1991 thì châm dứt với kết quả : Trung Cộng hoàn toàn chiếm lĩnh Núi Ðất nằm trong lãnh thổ VN tại Tỉnh Hà Giang, và đổi lại tên Tàu là Lão Sơn.

            Tính ra, từ ngày Hồ Chí Minh và Ðảng CSQT chiếm được nữa nước VN, qua Hội Nghị Genève 1954, sau đó cưởng chiếm Miền Nam ngày 30-4-1975 và cai trị cả nước tới 2013, chỉ hơn nữa thế kỷ (1955-2007), đã bán cho nhượng Tàu hai quần Ðảo Hoàng Sa-Trường Sa, nhiều đất đai tai biên giới Hoa Việt, trong đó có Ải Nam Quan, Thac Bản Giốc, Hang Pắc Pó, Núi Ðất và nhiều vùng đánh cá thuộc lãnh hải của VN. Tất cả hành động bán nước trên đều mờ ám, bịp lừa, mục đích cũng chỉ để che dấu mọi tội lỗi, hầu tiếp tục kéo dài sự thống trị của tập đoàn thực dân đỏ tham nhũng, bất tài nhưng trong tay nắm đủ quyền lực, tiền bạc và trên hết đã sai khiến được một thiểu số trí thức khoa bảng mù quáng hám danh, đang cố sức quậy bùn công cuộc chiến đấu quang phục đất nước của Người Việt Tị Nạn Hải Ngoại và Ðồng bào quốc nội. 
            Sau khi cưởng chiếm đuợc cả nước VN, CSQT bỏ Tàu theo Nga, gây nên một cuộc chiến long trời lở đất với Miên và Trung Cộng, cuối cùng cắt đất dâng biển đảo của VN cho Tàu để xin được làm tôi tớ của thiên triều như cũ. Bài học của lịch sử chưa khô máu trên thân thể mẹ VN nhược tiểu , thì một cuộc chiến đẳm máu khác đã thấy ló dạng, qua cuộc cờ ‘ tranh giành biển Đông “ trong đó VN vẫn là nạn nhân chính của giặc Tàu xâm lược.
             Lần trước Trung Cộng chỉ mới tàn phá được miền thượng du Bắc Việt bằng súng đạn cổ điển. Lần này nếu lại có chiến tranh, Trung Cộng với bản chất dã man và khát máu, chắc chắn giặc sẽ tận dụng hết khả năng quân sự trong đó có bom nguyên tử để xoa sổ VN trên bản đồ Châu Á. Sự tổn thất về nhân mạng và tồn vong của dân tộc chỉ có người dân cùng đất nước hứng chịu, còn đảng với gia đình chắc chắn đã cao bay xa chạy tới những khung trời hạnh phúc ở hải ngoại mà thiên đướng đâu có nơi nào sánh bằng Hoa Kỳ với tiền núi vàng tấn đã được chuyển tới đây từ khuya.-/-

TÀI LIỆU THAM KHẢO :
- Brother Ennemy của Nayan Chanda do Phạm Quốc Bảo dịch.
- Giọt nươc trong biển cả Hoàng Văn Hoan
- Mặt thật của Thành Tín
- Chinese aggression against VietNam
- Death in The Rice Field của Peter Scholl Latour
- Sau bức màn đỏ của Hoàng Dung.
- Tài liệu ‘ Trận Biên giới Hoa Việt lần 2’ trên Diễn Ðàn Việt Nam Exodus..

Từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 2-2015
MƯỜNG GIANG


No comments:

Post a Comment

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official-20/1/2025

My Blog List