Việt Nam






Wednesday, 4 February 2015

Đảng CSVN đã "gắn liền với máu thịt" của nhân dân Việt Nam như thế nào?


Đảng CSVN đã "gắn liền với máu thịt" của nhân dân Việt Nam như thế nào?

BBC - Cựu Đại Sứ Bùi Diễm - Hiệp Định Paris



image





Preview by Yahoo
















Danlambao - Trong diễn văn khai mạc kỷ niệm 85 năm thành lập đảng, Nguyễn Phú Trọng lấy xương máu của các đảng viên cộng sản để ca tụng "công lao của đảng". Nhìn lại máu thịt con người đã bị đảng CSVN phung phí và đối chiếu với thực tế của đất nước ngày hôm nay, chúng ta mới thấy được những gì mà tổ quốc Việt Nam đã phải trả giá cho sự độc quyền cai trị của bè lũ làm giàu trên xương máu nhân dân và "hào quang" quá khứ đầy chết chóc của dân tộc.

Theo Nguyễn Phú Trọng - "trong những năm 1954-1959, ở miền Nam có 466.000 đảng viên và những người yêu nước bị bắt giam, 400.000 người bị đưa đi đày và 68.000 người bị giết. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã có gần 160.000 đảng viên hy sinh..."

Nguyễn Phú Trọng đã cố tình quên rằng trong cuộc xâm lăng nước Việt Nam Cộng Hòa, đảng cộng sản đã đưa hơn 1 triệu thanh niên thiếu nữ Việt Nam vào chỗ chết ở chiến trường bên kia sông Bến Hải. Bên cạnh đó là 2 triệu thường dân miền Nam bị tử vong, hơn 200.000 người lính VNCH bị tử trận (theo Trang Bách khoa Toàn thư Anh Quốc Britannica và BBC (*).

Tất cả những mạng người đó, cho dù là đảng viên cộng sản hay không vẫn là những con người Việt Nam mà đảng CSVN đã đẩy vào chỗ chết để thực hiện nghĩa vụ mà chính TBT của đảng là Lê Duẫn đã tuyên bố "ta đánh miền Nam là đánh cho Liên Sô, Trung Quốc".

Hơn 3 triệu con người Việt Nam đã hy sinh để ngày hôm nay đất nước Việt Nam như thế nào? Có lẽ đã quá nhiều, quá đủ, quá thừa để trả lời vì đã có hàng trăm ngàn bài viết nói về thực trạng của đất nước ngày hôm nay, cũng như những đảng viên cộng sản đã trở thành những bầy sâu, bầy chuột như thế nào.

Điều cần nói thêm là trong tất cả những "thành tích" máu đỗ thịt rơi mà Nguyễn Phú Trọng đem ra, tuyệt không có một đảng viên, người dân nào hy sinh trong những trận chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, chống Tàu cộng xâm lược. Dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày hôm nay, đó là những cái chết... không có, hay không đáng được nhắc đến.

85 năm thành lập đảng... Nhìn lại, chúng ta biết chắc chắn rằng nếu không có đảng CSVN, nước Việt Nam cũng đã được độc lập. Chúng ta biết chắc rằng nếu không có Hồ Chí Minh đem lá cờ máu từ Tàu về, chủ thuyết cộng sản từ Nga về thì sẽ không có hơn 3 triệu nấm mồ vương vãi khắp chiều dài đất nước. 

Kỷ niệm 85 năm, đúng nghĩa của nó là kỷ niệm hàng triệu oan hồn Việt Nam đã chết bởi bàn tay của đảng cộng sản Hồ Tập Chương.



Cần có nghị quyết về kiểm soát quyền lực

Bài trả lời phỏng vấn của ông Vũ Ngọc Hoàng, ủy viên Trung ương, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo về “kiểm soát quyền lực” nêu được mấy ý quan trọng:
– Tình trạng đảng viên nắm quyền lực bị “suy thoái” cứ ngày càng nhiều là do quyền lực không được kiểm soát.
– Muốn kiểm soát quyền lực thì cần “làm tốt cơ chế kiểm soát quyền lực” và “cơ chế dân chủ”.
Nhưng làm thế nào để hai cơ chế ấy có hiệu lực thực tế thì ông Hoàng còn lúng túng nên giải trình chưa sáng, cuối cùng lại sa vào kết luận là “cán bộ cần gương mẫu” và “cần có nghị quyết về kiểm soát quyền lực” thì vấn đề lại đi vòng trở về điểm xuất phát, tức điểm zéro. Nghị quyết cùng những khẩu hiệu và quyết tâm về nâng cao chất lượng đảng viên chẳng hạn thì “đã quá dư thừa” tại sao tình trạng đảng viên thoái hóa vẫn ngày càng nhiều hơn? Nay bế tắc lại chờ vào Nghị quyết?
Đã có lúc ông Hoàng chạm tới điều cần chạm là “cần đổi mới tư duy” và “sự phát triển của nhân loại đã để lại nhiều kinh nghiệm quý” nhưng rồi chỉ vì chữ “Đảng” vẫn bao trùm trên hết nên mọi tư duy lại vòng về chỗ cũ.
Chỉ cần ông đổi mới cái tư duy “đảng là lực lượng lãnh đạo cao nhất và duy nhất” ở trong đầu là mọi điều sẽ sáng ra ngay. “Cơ chế kiểm soát quyền lực” và “cơ chế dân chủ” không phải là hai mà chỉ là một, khi xã hội có cơ chế dân chủ thật sự là kiểm soát được quyền lực.
Kinh nghiệm quý báu” của nhân loại là gì? Là: Tam quyền phải được phân lập chứ không phải được phân công từ một ông chủ, từ một đầu mối duy nhất của một đảng. Tay trái có thể chống lại tay phải hay không nếu vẫn từ sự chỉ huy của một cái đầu? Muốn kiềm chế lẫn nhau cần có đa đảng thật sự chứ không phải đa đảng giả hiệu, huống chi độc đảng? Không thừa nhận “kinh nghiệm quý báu” ấy của nhân loại thì đừng bàn nữa làm chi cho mệt.
Quyền lực tối cao là Đảng Cộng sản mà dân không thể kiểm soát, ai chống Đảng là đi tù mọt gông ngay thì quyền lực của những đàn Chuột chui ra từ cùng một cái Bình “vua tập thể, chẳng ai trị được ai” có trời mà kiểm soát?
Bauxite Việt Nam
 TT – Trong điều kiện một Đảng cầm quyền, nhiều cán bộ, đảng viên được giao quyền lực lớn, trong khi đó lâu nay cơ chế kiểm soát quyền lực ở ta chưa được đặt đúng tầm quan trọng. 
Ảnh: V.V.Thành
Nhân dịp kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng, ông Vũ Ngọc Hoàng – ủy viên Trung ương Đảng, phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương – chia sẻ với Tuổi Trẻ những tâm huyết của mình về công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng.
* Là một đảng viên, ông nhận xét gì về công tác xây dựng Đảng sau ba năm thực hiện nghị quyết trung ương 4 (khóa XI)?
– Xuyên suốt lịch sử Đảng, nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới, đã có nhiều chủ trương, nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng được ban hành. Các chủ trương, nghị quyết này, trong đó có nghị quyết trung ương 4, đều có nội dung rất tốt, hợp lòng dân, việc triển khai đạt nhiều kết quả quan trọng.
Tuy nhiên thực tế thì chưa đạt được như mong muốn. Qua nhiều nghị quyết, từ chỗ nhận định “một số cán bộ thoái hóa”, sau đó là “một bộ phận thoái hóa”, đến bây giờ là “một bộ phận không nhỏ” và “trong bộ phận không nhỏ có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý suy thoái”. Như vậy, cứ theo thời gian thì chúng ta thấy tình hình cấp bách hơn.
Tới đây, các cấp có thẩm quyền sẽ đưa ra đánh giá chính thức. Từ góc độ cá nhân, tôi cho rằng ba năm thực hiện nghị quyết trung ương 4, chuyển biến tích cực là đã nâng cao nhận thức, nhìn thẳng được vào sự thật, đã giải quyết được một số vụ việc, một số vấn đề nhưng chưa thể nói chuyển biến đó đã đáp ứng được mong đợi của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Nội dung nghị quyết đúng rồi, triển khai với quyết tâm chính trị rất cao, vậy cái còn thiếu là gì? Vấn đề cốt lõi gì nếu bổ sung thêm sẽ giúp công việc này đi trúng hơn, tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ hơn?
Hiện nay, theo tôi, nguy cơ nguy hiểm nhất là lợi ích nhóm. Nếu không ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ này thì quyền lực của nhân dân sẽ bị nhóm lợi ích chi phối, các nguồn lực của đất nước bị thâu tóm, tài sản đất nước bị chuyển hóa thành tài sản của nhóm lợi ích.
Ông VŨ NGỌC HOÀNG
* Theo ông, cái còn thiếu đó là gì?
– Nhìn dưới góc độ khoa học có hai vấn đề.
Thứ nhất, phải làm tốt cơ chế kiểm soát quyền lực. Cán bộ tha hóa vì bị mặt trái của quyền lực tác động vào.
Đại hội XI của Đảng đã thấy vấn đề, đưa vào văn kiện nội dung về kiểm soát quyền lực và mới đây Quốc hội đã thể chế hóa vào Hiến pháp 2013.
Tuy nhiên chủ trương muốn đi vào cuộc sống phải bằng cơ chế, chính sách cụ thể, ta chưa có nhiều quy định để luật hóa vấn đề này.
Cần nhớ rằng một cá nhân không tự nhiên có quyền lực, đây là ủy quyền của nhân dân. Tha hóa quyền lực biến quyền lực của nhân dân thành quyền lực của cá nhân. Để vận hành cơ chế ủy quyền đúng nghĩa quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân phải có cơ chế kiểm soát quyền lực.
Ta không nói tam quyền phân lập như các nước phương Tây. Đảng ta khẳng định quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Nhưng phân công, phối hợp và kiểm soát như thế nào để quản trị cho tốt một quốc gia hiện đại? Sự phát triển của nhân loại đã để lại nhiều kinh nghiệm quý. Chúng ta cần nghiên cứu dưới góc độ khoa học, để rồi từ tinh hoa tri thức nhân loại và từ trí tuệ, từ thực tiễn phong phú của chính chúng ta để Đảng lãnh đạo Nhà nước ban hành những cơ chế cụ thể về kiểm soát quyền lực.
Tôi nhấn mạnh phải có “cơ chế cụ thể” vì không thể chỉ dừng lại ở chủ trương chung mà tạo ra chuyển biến được. Tôi rất mong muốn Đảng ta có một nghị quyết chuyên đề về kiểm soát quyền lực.
Thứ hai là cơ chế dân chủ. Đảng ta từ nhân dân, dân tộc sinh ra, xây dựng và chỉnh đốn Đảng phải là công việc của toàn dân. Đúng là trong xã hội có những người lợi dụng dân chủ, nhưng không vì thế mà chúng ta cản trở hay làm chậm lại những bước đi của dân chủ.
Cũng như khi xuất hiện Internet, ai cũng thấy Internet có nhiều mặt trái nguy hại, nhưng không vì thế mà từ chối văn minh của nhân loại. Chúng ta phải chăm lo cho tốt vấn đề dân chủ.
Nhân dân phải học, lãnh đạo phải học, cán bộ phải học lại những bài học cơ bản thế nào là dân chủ theo đúng nghĩa lành mạnh và khoa học của nó. Đây là câu chuyện về nhận thức của cả một cộng đồng dân tộc.
Làm tốt được hai việc trên, tôi tin tưởng tương lai sẽ tươi sáng hơn.
* Khi nói đến phát huy dân chủ ai cũng đồng tình, nhưng cũng có ý kiến nhấn mạnh đến duy trì, đảm bảo ổn định. Ông nghĩ sao?
– Ổn định chính trị một cách lành mạnh là nền tảng không thể thiếu cho một xã hội thịnh vượng. Xã hội rối tung lên thì làm sao phát triển được, thậm chí khi rối thì dân chủ không những không thực hiện được mà còn sẽ có bước thụt lùi vì lúc đó người ta chơi luật rừng. Nhưng sự ổn định phải là ổn định lành mạnh chứ không phải ổn định giả tạo. Cần phân biệt cho được hai mặt này.
Thực tế tôi nghĩ có những người lãnh đạo chỉ thích duy trì ổn định giả tạo trong nhiệm kỳ của họ, trong khi đó nền móng ở dưới mỗi ngày thêm vết nứt… Nghĩa là sự ổn định giả tạo ở bề mặt tạm thời phủ bóng lên một cuộc không ổn định sau đó.
* Trở lại vấn đề cơ chế kiểm soát quyền lực, theo ông, đâu là điều kiện tiên quyết để xây dựng được cơ chế này?
– Muốn làm được việc này thì những người có quyền phải rất gương mẫu, vì đây là khống chế chính mình. Kiểm soát quyền lực phải bằng chính các cơ quan nhà nước, bằng công luận thông qua sự minh bạch thông tin và bằng quyền tham chính của dân.
Tôi cũng cho rằng phải đổi mới tư duy hơn nữa, vượt lên chính mình, bằng tình yêu đất nước, yêu dân tộc, yêu Đảng sâu sắc mới làm được. Đổi mới tư duy quan trọng lắm, có đổi mới tư duy mới đổi mới được cơ chế.
* Ông từng là lãnh đạo địa phương, từ chủ tịch UBND tỉnh rồi bí thư tỉnh ủy. Khi ở địa phương, ông có thấy cấp dưới và người dân kiểm soát được quyền lực của lãnh đạo hay không?
– Không kiểm soát hết được. Lãnh đạo làm rất nhiều việc, có việc kiểm soát được nhưng có những việc rất khó kiểm soát. Trên lý thuyết thì có kiểm soát, nhưng vào thực tế không kiểm soát được hết. Nói cách khác là nhiều khi lý thuyết mới dừng lại ở hô khẩu hiệu, mà khẩu hiệu thì chúng ta thừa rồi.
Tôi còn nhớ lúc tôi công tác ở địa phương, thu hút đầu tư là một vấn đề quan trọng. Có một giai đoạn nhiều tập đoàn lớn, ngoài nước, trong nước đến đề nghị đầu tư các dự án lên đến nhiều tỉ USD.
Đối với địa phương, các khoản đầu tư lớn mới nghe qua rất quý, lãnh đạo tỉnh có ý kiến đồng ý. Nhưng sau thường vụ tỉnh ủy bàn bạc, nghe góp ý của các nhà khoa học thấy rằng đây là những dự án không bền vững, ảnh hưởng đến môi trường sống của nhân dân, ảnh hưởng đến thế mạnh khai thác du lịch. Cuối cùng chúng tôi quyết định không chấp thuận. Bây giờ nhìn lại thấy rằng hồi đó quyết định như vậy là đúng, chắc cũng hợp lòng dân dù khi ấy người dân chưa có thông tin.
* Là ủy viên Trung ương Đảng, ông suy nghĩ như thế nào về vấn đề kiểm soát quyền lực trong Đảng với cơ chế kiểm tra, giám sát hiện hành, cơ chế chất vấn và mới đây là lấy phiếu tín nhiệm…?
– Cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế. Chất vấn trong Đảng hiện nay chưa được nhiều như chất vấn ở Quốc hội. Tất cả đều phải được nghiên cứu để bổ sung sao cho đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới, ngay cả với chất vấn ở Quốc hội thì cử tri cũng cho rằng cần làm tốt hơn nữa.
* Ông giữ thái độ lạc quan hay ngược lại?
– Tôi tin cái gì tốt và đúng sẽ đến. Cuộc sống sẽ đi tới, không thể ngăn cản, nhưng chúng ta tác động cho nó đi tới sớm hơn thì tốt hơn.
VÕ VĂN THÀNH – PHẠM VŨ thực hiện


No comments:

Post a Comment

Featured post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List