CSVN
hối thúc Mỹ 'tích cực chuẩn bị' cho chuyến thăm của TBT Trọng
việt cộng đàn áp, nhân
dân vùng dậy
|
|
|
|
|
|
|
|
Thuy Trang Nguyen posted this video on 2015-02-10. 1838 likes.
584 comments. 1673 shares.
|
|
|
Preview by Yahoo
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bạn đọc Danlambao - Tân đại sứ CS Việt Nam tại Hoa Kỳ,
ông Phạm Quang Vinh tiếp tục hối thúc Hoa Kỳ 'tích cực chuẩn bị' cho chuyến
viếng thăm của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong năm 2015 - thời điểm đánh dấu
20 năm bình thường hóa quan hệ giữa chế độ CSVN và nước cựu thù Hoa Kỳ.
Truyền
thông nhà nước dẫn nguồn tin từ bộ ngoại giao CSVN cho hay, đại sứ Phạm Quang
Vinh đã lặp lại đề nghị trên với tổng thống Obama trong buổi lễ trình quốc thư
hôm 23/2/2015.
Trước
đó, hôm 13/2/2015, bộ ngoại giao CSVN cũng cho biết ngoại trưởng John Kerry
trong cuộc điệm đàm với bộ trưởng Phạm Bình Minh đã lặp lại lời nhắc về việc
Hoa Kỳ mời ông Trọng sang thăm trong năm.
Cùng
thời điểm, phía Trung Cộng cũng có động thái mời TBT Nguyễn Phú Trọng sang thăm
Bắc Kinh. Trước đó, trong vụ giàn khoan HD 981 hồi giữa năm 2014, chủ tịch
Trung Cộng Tập Cận Bình đã từ chối tiếp TBT đảng CSVN trước đề nghị sang thăm
của ông Trọng.
Hiện không rõ ông Trọng sẽ sang thăm Trung
Cộng trước hay sẽ đến Mỹ trước. Theo thông lệ, các lãnh tụ CSVN thường thể hiện
thái độ thần phục bằng cách ghé thăm Bắc Kinh trước, sau đó mới thực hiện các
chuyến công du đến Hoa Kỳ và các nước phương Tây.
Nguyễn Sinh Hùng và quyền... súc vật!
CTV Danlambao - Trong phiên họp chiều 25/2 của Ủy ban
Thường vụ Đảng hội có đưa ra quy định tại dự thảo Luật Trưng
cầu dân ý. Dự thảo đã đề ra phương án:những
vấn đề cần trưng cầu ý dân gồm: sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; những chính sách về chủ
quyền, an ninh quốc gia, quyền
con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; việc gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều
ước quốc tế... Tuy nhiên, Chủ tịch đảng hội Nguyễn Sinh Hùng
đã phản biện rằng: “Quyền con người và quyền công dân không thể đưa ra trưng cầu ý
dân được”!!!
Theo
ông chủ tịch đảng hội này thì "quyền con người, quyền công dân
thì cóquyền đương nhiên và quyền do luật định. Quyền đương nhiên thì mọi người phải thi hành ngay từ khi
Hiến pháp có hiệu lực, còn cái gì hạn chế quyền con người và quyền công dân thì
phải do luật định chứ có phải do trưng cầu ý dân đâu". (1)
Thử
mổ xẻ câu nói này của ông ta:
Khi
nói "quyền con người, quyền công dân là đương nhiên" thì người ta xem đó là một quyền tự nhiên có được từ
khi một người mới sinh ra. Dưới ánh sáng văn minh và các quan điểm về nhân
quyền thì đó là quyền phổ quát, không bị giới hạn và bất khả xâm phạm.
Tuy
nhiên, trước hết ông Hùng gắn quyền của 90 triệu người vào Hiến pháp do đảng
của ông tự viết, tự phê chuẩn, tự thi hành và tự vi phạm. Do đó, quyền con người và quyền công dân không còn
là quyền đương nhiên mà trước hết là quyền
do Hiến pháp cộng sản quy định.
Nhưng
chưa đủ! Sau đó, cái đương nhiên còn sót lại sau khi được Hiến pháp của đảng
độc tài quy định cũng xem như là bỏ vào sọt rác luôn với câu thòng: còn
cái gì hạn chế quyền con người và quyền công dân thì phải do luật định chứ có
phải do trưng cầu ý dân đâu. Do đó, quyền con người và quyền công dân không còn
là quyền đương nhiên mà là quyền
do đảng cộng sản ban bố theo luật do họ đặt ra.
Tóm
lại, tập thể 90 triệu người dân không có "quyền" gì cả. Ngay cả
chuyện có quyền trong việc cùng nhau xác định quyền con người và quyền công dân
của mình bao gồm những gì, phạm vi rộng hẹp ra sao, có hay không có những giới
hạn cũng không luôn. Ngược lại cái quyền (không còn) đương nhiên ấy nằm trong
tay của những tên làm luật - là những đảng viên đang nhất quyết nắm quyền cai
trị muôn năm với điều 4 Hiến pháp.
Chẳng
có tập đoàn muốn độc quyền cai trị muôn năm nào lại muốn giao, muốn trưng cầu
dân ý về quyền công dân cả. Do đó, dưới chế độ độc tài cộng sản, khi quyền con
người hoàn toàn nằm trong luật định của đảng thì phải nói rằng quyền con người
chỉ ngang hay thấp hơn quyền chó ngựa.
Với
cái quyền chó ngựa ấy thì đương nhiên không có chuyện cá nhân người dân nào có
quyền đề nghị trưng cầu dân ý. Theo phương án của đảng hội thì
chỉ có Ủy ban Thường vụ, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng
số đại biểu đảng hội mới có quyền đề nghị trưng cầu dân ý. Kế
đến là cánh tay nối dài của đảng: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Phùng
Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách còn muốn cho chắc ăn, hiểu
cho rõ đã tuyên bố: "Dứt khoát phải là và chỉ có tập thể đề nghị chứ không thể là cá nhân đề nghị trưng cầu ý
dân".
Và
nên nhớ rằng cái gọi là tập
thể đây
là những tập thể của đảng hay cách tay nối dài của đảng. Không có
chuyện một tập thể mấy ngàn công dân độc lập lại có tư cách đề nghị trưng
cầu dân ý cho quyền con người!
Chỉ
cần quan sát những thảo luận, tuyên bố của các quan đỏ, người dân biết ngay số
phận của mình: Ở Việt Nam chỉ có một quyền đương nhiên, đó là quyền súc vật.
Trương Tấn Sang lại vừa bán nước vừa la làng...
"Một ly, một lai lãnh thổ mất là có tội
với tiền nhân"
Bạn đọc Danlambao - Đó là phát biểu của chủ tịch nước
Trương Tấn Sang trong dịp đóng tuồng dâng hương kỷ niệm 1975 năm khởi nghĩa Hai
Bà Trưng và khai mạc lễ hội Đền thờ Hai Bà Trưng vào sáng 24/2/2015.
Trong
gánh hát mang nhãn hiệu yêu nước này còn có các đào-kép Phó Chủ tịch nước
Nguyễn Thị Doan; Chủ tịch HĐND TP Ngô Thị Doãn Thanh; Phó Chủ tịch UBND TP
Nguyễn Thị Bích Ngọc và lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và thành phố Hà
Nội.
Trong
dịp này ông Sang đọc rằng: "1975 năm trước, hai nữ anh hùng Trưng
Trắc và Trưng Nhị đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân phương Bắc, mở mang bờ cõi
cho dân tộc - ngày nay các thế hệ con cháu ta tiếp tục truyền thống giữ nước và
ý chí kiên cường ấy, quyết tâm xây dựng và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, vững chắc
bờ cõi, một ly, một lai lãnh
thổ mất là có tội với tiền nhân. Việt Nam có chính nghĩa, có sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân, hội tụ bao kinh nghiệm máu xương, nhất định chúng ta sẽ bảo vệ thành công
vững chắc non sông Việt Nam." (*)
Cũng
ông này, vào dịp quốc khánh của đảng 2/9/2012 cũng đã màu mè trong bài"Phải biết
hổ thẹn với tiền nhân" rằng: "Biết ơn những
thế hệ đi trước, chúng ta phải làm mọi điều có thể để đất nước phát triển. Tự
hào với những gì đã làm được,nhưng
chúng ta cũng cần phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiên liệt về
những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc. Hổ thẹn không phải để bạc nhược, mất ý chí
mà để vươn lên gấp hai, gấp ba, để tiếp tục đi tới với tư thế vững vàng, khí
phách hiên ngang vốn là truyền thống dân tộc, góp phần làm cho đất nước ta phát
triển và trường tồn mãi mãi."
Tiền
nhân ơi, đừng nghe, hãy nhìn:
"Lai" đất đã trở thành Tam Sa!
đảo Chữ Thập - Trường Sa
Biển Đông
Thác Bản Giốc
Và
nhiều lắm, không phải 1 ly, 1 lai mà hàng chục ngàn cây số vuông... Chưa đủ để
hỗ thẹn với tiền nhân!?
Quả lừa Cộng sản đầu năm
Người Quan Sát (Danlambao) - Với khẩu hiệu “Mừng đảng quang vinh,
mừng đất nước đổi mới, mừng xuân Ất Mùi”, Cộng sản đã chứng minh điều gì cho sự
đổi mới?
Chỉ số CPI (chỉ số giá
tiêu dùng) giảm trong tháng Tết.
Theo
thông tin từ Tổng cục Thống kê ngày 24/02/2015, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 2/2015 giảm 0,05%
so với tháng 1/2015.
Bản
tin thời sự VTV tối 25/02 cũng phát phóng sự chia sẻ tin này.
Bà Đỗ Thị Ngọc, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê giá thuộc Tổng cục Thống kê giải thích rằng chỉ số CPI giảm là do giá xăng dầu giảm kéo theo giá vận tải giảm dẫn đến giá
hàng hóa giảm và là nguyên nhân làm CPI giảm.
Tuy
nhiên trên thực tế trước đây, các chuyên gia Cộng sản đều cho rằng việc tăng
giá xăng dầu ảnh hưởng không đến việc chỉ số CPI tăng cao.
“Theo
ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, giá xăng tăng có thể tác
động tiêu cực nhiều nhất lên nhóm hàng giao thông vận tải, nhưng ảnh hưởng đối
với CPI sẽ không đáng kể do giá tiêu dùng giảm trong hai tháng qua. CPI hiện
nay cao hơn 5,35% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn nhiều so với dự báo trước
đó.” (*)
Đây
là sự lật lọng của Cộng sản.
Năm
Ất Mùi là năm người dân hứng chịu hậu quả từ việc suy thoái kinh tế. Doanh
nghiệp phá sản hàng loạt, công nhân hoặc bị thất nghiệp hoặc bị giảm trừ lương.
Người
lao động không có tiền mua sắm Tết. Hàng hóa tồn đọng, người kinh doanh, buôn
bán nhỏ ở chợ thấy rất rõ điều này.
Mấu
chốt của vấn đề thực ra nằm chỗ chỉ số CPI giảm là do nền kinh tế suy thoái
dưới sự lãnh đạo “thiên tài” của đảng Cộng sản, chứ không phải do giá xăng dầu
giảm hay bất kỳ lý do nào khác.
Năm
2015, cùng nhau chúng ta làm rõ sự dối trá bưng bít của Cộng sản, cho nhiều
người dân cùng biết để đứng lên đòi lấy quyền làm người thực sự của mình.
Tâm lý mặc cảm về nguồn gốc xuất thân và sự thiếu hụt nhân tài
lãnh đạo đất nước trong thời bình của người Việt
Nguyễn Trọng
Bình (Viet-studies) - ...Việt Nam từ khi đất nước hòa bình thống nhất
đến nay ít có hoặc không có nhân tài thật sự ngoài đời mà chỉ có nhân tài
tồn tại trong trí tưởng tượng của những người dân vì quá yêu, quá hâm mộ, quá
“thần tượng” đồng đội, đồng chí trong tổ chức, cơ quan, làng xã của mình thôi? Cho
nên, mỗi khi “thần tượng” của mình qua đời thì vì “nghĩa tử là nghĩa tận” nên
mạnh ai nấy thần thánh hóa “thần tượng” lên như những anh hùng xuất chúng của
dân tộc? Phải chăng vì vậy mà đi suốt chiều dài nước Việt đến đâu người ta cũng
thấy tượng đồng bia đá, nhà mồ, nhà tưởng niệm, đền đài, lăng tẩm rất nguy nga
tráng lệ dành cho những “nhân tài kiệt xuất” ấy?...
*
1. Vài năm trở lại đây, cứ như một thông lệ
trong mỗi dịp xuân về, không ít thì nhiều dân chúng cả nước lại được nghe những
người đã hoặc đang giữ cương vị lãnh đạo nước nhà bàn về hai đề tài cũ mèm. Một
là chuyện hòa hợp, hòa giải dân tộc, hai là chính sách tìm kiếm và đãi ngộ nhân
tài nhằm xây dựng và phát triển đất nước trong thời bình. Thật lòng, không hiểu
sao mỗi khi nghe các vị “đức cao vọng trọng” nước nhà phát biểu về hai vấn đề
cũ mèm này bản thân tôi vừa “dị ứng” vừa thấy lòng buồn vô hạn. Vì lẽ, nghe các
vị phát biểu tôi buộc phải nghĩ đến vận mệnh và tương lai của nước nhà sao cứ
mãi quẩn quanh, năm này qua tháng nọ đi trên con đường không có lối ra.
Thử
hỏi đất nước đã thống nhất, giang sơn đã thu về một mối kể ra có hơn nửa đời
người rồi vậy mà năm này qua tháng nọ hai chuyện trên vẫn - cứ - phải - mang ra
nhắc đi nhắc lại là sao? Điều này, theo tôi ít nhiều cũng đã nói lên một sự
thật: nội lực quốc gia hiện nay vẫn đang bị phân tán rất nhiều và không biết
đến khi nào mới thật sự hòa hợp, thống nhất. Thứ nữa, thiển nghĩ những người đã
và đang nắm quyền cai quản nước nhà có thực sự muốn hòa hợp dân tộc và tìm kiếm
nhân tài thật sự để xây dựng đất nước phồn thịnh hay không? Bởi nếu muốn thì
theo tôi đây là chỗ không nên nói nhiều và nói trùng lắp mãi mà phải nhanh
chóng bắt tay vào làm ngay thôi. Vì đất nước, quốc gia đến nay theo tôi, cái
“nguyên khí” đã và đang vơi đi nhiều lắm rồi; nguồn tài nguyên “rừng vàng biển
bạc” mà tạo hóa ban tặng cũng đang dần bị thu hẹp và việc khai thác gần như
muốn cạn kiệt rồi... Vậy nên, thời điểm này mà vẫn ngồi “run đùi” bàn chuyện
hòa hợp dân tộc và tìm kiếm nhân tài thì có phải là quá muộn màng và kỳ cục lắm
không? Có thể có ai đó cho rằng mới nửa đời người mà làm được bao nhiêu chuyện
là giỏi lắm rồi nhưng thử hỏi nửa đời của hơn 90 triệu dân cộng lại thì sao, có
chua xót và cay đắng không?
Thôi
thì ở đây, vấn đề hòa hợp dân tộc xin tạm thời gác lại, sẽ bàn vào một dịp
khác. Bài viết này chỉ xin góp vài ý kiến xung quanh chuyện tìm kiếm nhân tài.
2. Có một thực tế mà ai cũng thấy ở nước
ta thời gian qua là, mỗi khi có một người “nổi tiếng” (nhất là những người từng
giữ cương vị lãnh đạo cấp cao trong bộ máy chính quyền) nào đó mất đi thì qua
các phương tiện truyền thông công chúng sẽ biết được trong các bài điếu văn,
trong các sổ tang gia đình tràn ngập những lời ca tụng, biểu dương công đức
người vừa nằm xuống như những “nhân tài kiệt xuất” của đất nước. Nào là “vĩnh
biệt đồng chí kiên trung”, “vĩnh biệt người con ưu tú của...”, “vĩnh biệt nhà
lãnh đạo tài ba”; nào là “đồng chí là tấm gương sáng ngời, suốt đời
tận tụy vì dân, vì nước...” v.v...
Vẫn
biết “nghĩa tử là nghĩa tận”, vẫn biết “uống nước nhớ nguồn” là đạo lý và
truyền thống cao quý của dân tộc cần phải gìn giữ, với lại, cũng không ai có
quyền ngăn cấm việc thể hiện tình cảm yêu thương, sự mến mộ của ai đó đối với
người đã khuất. Tuy vậy, ở một góc nhìn khác, tôi tin là bất cứ một người Việt
Nam nào thật lòng quan tâm, trăn trở với hiện tình đất nước cũng ít nhất một
lần tự đặt câu hỏi tại sao Việt Nam có rất nhiều “nhân tài kiệt xuất” như vậy
nhưng đến nay nước nhà vẫn lẹt đẹt và không thể hóa rồng? Lẽ ra, với truyền
thống dài dặc nhân tài như vậy thì Việt Nam phải bay cao, bay xa từ lâu rồi chứ
không thể ì ạch mãi thế này?
Chưa
hết, như mọi người đã biết, Đảng là tổ chức nắm quyền lãnh, chỉ đạo trong mọi
đường hướng phát triển đất nước và dân tộc suốt mấy mươi năm qua. Và lâu nay
việc kết nạp người vào hàng ngũ của Đảng đều phải tuân theo một quy trình rất
chặt chẽ và ngặt nghèo, chỉ có những người thật sự có Đức, có Tài và lý lịch“ba
đời trong sáng như gương” thì mới được xét cho vào. Theo cái logic
thông thường mà suy thì những người đã và đang nắm quyền lãnh đạo trong bộ máy
nhà nước và chính quyền hẳn nhiên phải là những cá nhân ưu tú và xuất sắc nhất
(theo nghĩa những nhân tài của đất nước). Thế thì tại sao mấy mươi năm qua
những “nhân tài” này vẫn không thể đưa đất nước “sánh vai cùng các cường quốc
năm châu” như mong mỏi của chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời?
Từ
hai nghịch lý trên, người viết bài này “trộm” nghĩ hay là Việt Nam từ khi đất
nước hòa bình thống nhất đến nay ít có hoặc không có nhân tài thật sự ngoài đờimà chỉ có nhân tài tồn tại trong trí tưởng tượng của những người
dân vì quá yêu, quá hâm mộ, quá “thần tượng” đồng đội, đồng chí trong tổ chức,
cơ quan, làng xã của mình thôi? Cho nên, mỗi khi “thần tượng” của mình qua đời thì vì
“nghĩa tử là nghĩa tận” nên mạnh ai nấy thần thánh hóa “thần tượng” lên như
những anh hùng xuất chúng của dân tộc? Phải chăng vì vậy mà đi suốt chiều dài
nước Việt đến đâu người ta cũng thấy tượng đồng bia đá, nhà mồ, nhà tưởng niệm,
đền đài, lăng tẩm rất nguy nga tráng lệ dành cho những “nhân tài kiệt xuất” ấy?
Công
bằng mà nói, nếu căn cứ vào sự đánh giá của nhân dân dành cho những lãnh đạo
sau khi họ mất đi thì gần đây nổi bật lên là hai nhân vật có thể xem là nhân
tài của đất nước trong thời bình. Một là cố thủ tướng Võ Văn Kiệt và hai là ông
Nguyễn Bá Thanh - nguyên Bí thư Đà Nẵng và Trưởng ban Nội chính Trung ương. Tuy
vậy, nếu so sánh hai nhân vật này với Lý Quang Diệu và Lý Hiển Long ở Singapore
thì theo tôi hai người tài của Việt Nam vẫn chưa đủ “tầm phủ sóng” để có thể
hiệu triệu toàn dân, từ đó tạo ra động lực thật sự để xoay chuyển vận mệnh của
đất nước. Dĩ nhiên, so sánh như thế là khập khiểng, tuy nhiên, qua so sánh này
tôi muốn lưu ý rằng, trong nhiều trường hợp người Việt cần phải hết sức cẩn
trọng trong việc phong “nhân tài” cho các lãnh đạo trong nước. Trong xu thế
toàn cầu hóa hiện nay, nếu chúng ta vẫn cứ “đóng cửa” và tự phong “nhân tài”
cho nhau thì có khác gì đang một mình... “tự sướng” trong đêm đen?
Nói
cách khác, qua đây cho thấy thời gian qua người Việt dường như đang có sự nhầm
lẫn trong quan niệm và quá dễ dãi khi phong danh hiệu “nhân tài” cho một lãnh
đạo hay một cá nhân nào đó.
Tuy
chưa có một công trình nghiên cứu nào nhằm so sánh mật độ nhân tài giữa các
nước trên thế giới nhưng tôi tin rằng nếu có một công trình như thế thì Việt
Nam chí ít cũng sẽ có thêm một kỷ lục thế giới về mật độ “nhân tài” trong dân
chúng. Bởi không biết tự lúc nào hễ nghe tin một anh nào đó được bổ nhiệm vào
một vị trí lãnh đạo cao hơn trong bộ máy nhà nước; hay anh nào đó vừa “lấy xong
cái Tiến sĩ”, vừa mới được phong GS hay PGS... thì cả làng, cả xóm, cả tỉnh, cả
nước gọi đó là “nhân tài” và “phong Thánh” mà chẳng thèm xem xét anh ta đã có
đóng góp gì thiết thực cho dân cho nước hay chưa; chẳng thèm tìm hiểu việc
thăng quan tiến chức của anh ta có minh bạch, có đường hoàng hay vì phe phái và
lợi ích nhóm nên được nâng đỡ và tâng bốc lên?
Chính
sự nhầm lẫn và dễ dãi này, theo tôi đã dẫn đến một hệ lụy là lâu dần cả một dân
tộc quay cuồng trong căn bệnh háo danh, khoe mẽ và nhất là “thùng rỗng kêu to”
lúc nào không hay. Từ đó làm cho việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài nhất là
nhân tài trong hàng ngũ lãnh đạo và quản lý đất nước rơi vào cảnh “vàng thau
lẫn lộn”, người thực tài và có tâm với đất nước thì bị vứt ra bên lề xã hội và
ngược lại.
Không
những vậy, nhìn ở góc độ văn hóa, sự nhầm lẫn và dễ dãi trong quan niệm về
“nhân tài” của người dân thời gian qua cũng ít nhiều nói lên cái tâm lý mặc cảm về nguồn gốc xuất thân và sự thiếu hụt nhân tài thật sự của cả dân tộc. Người ta đua nhau để
được lên quan, để được gọi là GS, TS, để trở thành người nổi tiếng, để rạng danh
dòng tộc bằng con đường bất lương và thiếu minh bạch là một trong những biểu
hiện rõ nhất cho cái tâm lý mặc cảm này. Điều này vô tình đã tạo ra cái hệ lụy
rất nguy hiểm là có không ít người thay vì dũng cảm nhìn vào sự thật về hiện
tình của đất nước trong thời điểm hiện tại để mà thay đổi thì lại bấu víu vào
những ánh hào quang xưa cũ của các vị tiền nhân, xem đó như là cứu cánh, là
phép mầu rồi biện hộ, lấp liếm cho những sai lầm trong quá trình lãnh đạo của
mình.
3. Đất nước muốn ổn định và phát triển thì
nhất định phải có sự hòa hợp của cả dân tộc. Nhưng muốn có sự hòa hợp của cả
dân tộc thì xã hội cần có một hành lang, một không khí “đối thoại” chân thành
và dân chủ giữa lãnh đạo, chính quyền với mọi tầng lớp nhân dân hay giữa các
tầng lớp nhân dân với nhau. Nói cách khác, nếu không có không khí “đối thoại”
chân thành và dân chủ này (mà chỉ là sự “độc thoại”, muốn nói gì thì nói từ một
phía nào đó) thì mọi chính sách dù đúng đắn đến mấy cũng rất khó đi vào đời
sống, rất khó trở thành hiện thực.
Bởi
lẽ, trong cuộc sống những suy nghĩ và lời nói chân thành là rất cần thiết nhưng
vẫn chưa đủ vì nó không quan trọng bằng những hành động và việc làm cụ thể nhằm
hiện thực hóa suy nghĩ và lời nói ấy. Cho nên, nói cho cùng một đất nước muốn
phát triển và thịnh vượng thì những lời nói cùng những việc làm chân thành từ
phía người lãnh đạo là một trong những nhân tố quan trọng nhất. Có được điều
này rồi thì chắc chắn nhân tài của đất nước sẽ xuất hiện và tự nguyện chung tay
góp sức xây dựng quê hương thôi. Khi ấy, “nguyên khí quốc gia” chắc chắn cũng
sẽ theo đó mà sung mãn, tràn trề mà không cần đến những phong trào “trải thảm
đỏ” để thu hút, tìm kiếm nhân tài mang nặng tính hình thức như hiện nay.
Cần
Thơ, 26/2/2015
No comments:
Post a Comment