Việt Nam






Tuesday, 24 February 2015

Cái chết một người cộng sản và những câu chuyện của cơ quan an ninh


Cái chết một người cộng sản và những câu chuyện của cơ quan an ninh

Ông Nguyễn Bá Thanh mạnh dạn phê bình sự yếu kém cuả Đảng CSVN sau 25 năm



image





Preview by Yahoo


Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-02-23

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
02232015-death-fo-a-communi.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Ủy viên trung ương đảng cộng sản Việt nam, nguyên trưởng ban nội chính trung ương, Nguyễn Bá Thanh
Ủy viên trung ương đảng cộng sản Việt nam, nguyên trưởng ban nội chính trung ương, Nguyễn Bá Thanh, tử trần ngày thứ sáu, ngày 13, tháng Giêng, năm 2015.
 Tinmoi.vn


Cái chết một người cộng sản
Thứ sáu, ngày 13, tháng Giêng, năm 2015, đảng viên cao cấp, ủy viên trung ương đảng cộng sản Việt nam, nguyên trưởng ban nội chính trung ương, Nguyễn Bá Thanh từ trần.
Ông Thanh là một gương mặt chính trị nổi bật trên chính trường Việt nam trong vài năm gần đây, nói theo cách nói của người đồng hương, nhà báo, blogger Trương Duy Nhất trước khi bị bắt giam, là ông Thanh không nhàn nhạt như những chính khách khác.
Đám tang ông Thanh được nhiều người từ quan chức đến thứ dân đến viếng. Người ta nói rằng ông đã làm được nhiều điều hay cho quê hương Quảng nam Đà Nẵng của ông, người ta cũng bàn nhau là phải chi ông còn sống thì ông sẽ giúp đảng của ông chống tham nhũng tới cùng.

Báo chí chính thống của đảng cũng đồng loạt đưa tin về sự ra đi của ông với những lời ca ngợi tốt đẹp nhất.

Các trang mạng bị cơ quan tuyên giáo của đảng xếp vào loại ngoài luồng thì lại đưa thêm những gì không hay trong di sản của ông Thanh, như vụ xóa bỏ giáo xứ Cồn Dầu, những vụ ăn bớt tiền trong các dự án cơ sở hạ tầng.

Blogger Hoàng Ngọc Tuấn viết rằng đã là một chính khách, thì khi mất đi đáng lý ra truyền thông phải rõ ràng những gì người ấy đã làm tốt cho xã hội cũng như  những gì có hại cho xã hội trong cuộc đời người ấy. Blogger Trần Minh Khôi thì trích một câu ngạn ngữ có tính luân lý của người Việt nam rằng nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng khi đã dính líu đến chính trị thì chuyện được đưa ra để phê bình, thậm chí đàm tiếu, phải được xem là bình thường.
Bản chất của cuộc chống tham nhũng là thế nên ông Nguyễn Bá Thanh rước vào thân nhiều kẻ thù thần thế ở Hà Nội. Ông bị khống chế để trở nên một người không có thực quyền và cuối cùng, bệnh tật đến đột ngột với ông vào tháng 8/2014 đã loại bỏ hẳn ông ra khỏi cuộc chơi. Tin đồn ông bị đầu độc...không phải tự nhiên từ trên trời rơi xuống


Nhưng có lẽ câu chuyện ồn ào nhất xung quanh cái chết của người cộng sản Nguyễn Bá Thanh là nguyên do cái chết của ông. Người ta xì xầm nhau rằng ông bị đầu độc, giống như một điệp viên Nga cách đây mấy năm. Truyền thông chính thống của nhà nước Việt nam chỉ hiếm hoi đưa tin về lời đồn này, nhưng một trang blog được cho là từ bên trong đảng lại khẳng định ông bị các đồng chí của ông đầu độc. Bàn về tin đồn này nhà báo Lê Diễn Đức cho là ông Thanh giữ trọng trách chống tham nhũng, nhưng chống tham nhũng lại là cuộc đấu đá quyền lực của các phe phái, và đó là nguyên nhân dẫn đến những lời xì xầm về nguyên nhân cái chết của ông:

Thực ra tham nhũng là chất keo kết dính của toàn bộ cấu trúc cầm quyền của ĐCSVN, là pháo đài bảo vệ chế độ. Người ta gắn bó với "nhà nước" cũng chính vì tham nhũng. Bất luận năng lực thế nào, việc làm có phù hợp không, hiệu quả ra sao... cứ vào được biên chế là có điều kiện để tham nhũng, quan càng lớn càng ăn to, quan nhỏ ăn nhỏ
Bản chất của cuộc chống tham nhũng là thế nên ông Nguyễn Bá Thanh rước vào thân nhiều kẻ thù thần thế ở Hà Nội. Ông bị khống chế để trở nên một người không có thực quyền và cuối cùng, bệnh tật đến đột ngột với ông vào tháng 8/2014 đã loại bỏ hẳn ông ra khỏi cuộc chơi. Tin đồn ông bị đầu độc chất phóng xạ, đo đó, không phải tự nhiên từ trên trời rơi xuống.

Một người từng là đảng viên cao cấp của đảng cộng sản cách đây nửa thế kỷ là ông Nguyễn Minh Cần nhắc lại những cuộc thảm sát tàn khốc của đảng cộng sản Việt nam trong những cuộc tận diệt những kẻ thù của họ, hay giữa những người cộng sản với nhau. Ông Cần viết trong bài Bàn về chuyện rời bỏ đảng, đăng trên blog Dân luận rằng hiếm có đảng chính trị nào coi mạng người rẻ rúng như đảng cộng sản Việt nam.

Cũng liên quan đến cuộc tranh giành quyền lực vừa qua của đảng cộng sản, blogger Kami lấy điều đó để giải thích cho việc đảng cộng sản cho phép hai blogger Hồng lê Thọ, và Nguyễn Quang Lập về với gia đình trong những ngày giáp tết. Theo Kami thì cuộc cờ quyền lực của những người cộng sản đã ngã ngũ, những blogger được cho tại ngoại là những người thực ra không đòi hỏi những sự thay đổi về bản chất của chế độ, việc bắt bớ họ, hay thả họ ra chẳng qua chỉ là cách mà các phe phái đánh bóng tên tuổi mình trước con mắt của dư luận mà thôi. Những blogger dấn thân sâu hơn vào con đường cải cách chính trị xã hội ở Việt nam hiện vẫn nằm sau song sắt nhà tù trong mùa xuân này.

Nhà văn Thùy Linh cũng nhắc đến mối liên quan giữa cái chết của ông Thanh và cuốc tranh chấp phe phái của các đồng chí của ông. Người ta cho rằng cuộc tranh chấp đã đưa đến sự tập trung quyền lực vô cùng mạnh mẽ vào tay đương kim Thủ tướng, và cũng không ít người mong đợi rằng Thủ tướng sẽ sử dụng quyền lực đó để tiến hành cải cách, thậm chí ông sẽ lên làm Tổng thống. Nhưng Thùy Linh cho rằng không có gì đáng mừng nếu chuyện tập trung và thăng tiến quyền lực của Thủ tướng là có thật:
Tôi biết khá nhiều người là đảng viên Cộng sản. Tôi không nghĩ họ là những người xấu. Họ chỉ xấu khi có quyền lực trong tay. Chính thứ quyền lực không giới hạn và không được kiểm soát làm cho họ bị tha hoá. Hệ quả là tìm một người tốt trong đám những người cộng sản cầm quyền cũng khó như tìm một người tốt trong đám mafia
Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc

Cái chết bí ẩn, đau đớn của ông Nguyễn Bá Thanh, cùng với lối đánh vỗ mặt, trắng trợn của Chân Dung Quyền Lực đã làm rung chuyển những cái ghế. Chủ nhân của những cái ghế ấy đang run sợ, khiếp đảm... Quyền lực đang thu hẹp dần, hướng tâm vào một cái ghế duy nhất: tổng thống Việt Nam  XHCN. Lực hướng tâm đang rất mạnh. Nếu bỏ phiếu tín nhiệm lúc này, cái ghế ấy chắc gần 100%... Chân dung một tổng thống đầu tiên của Việt Nam đang lộ diện. Lực cản chính từ bên trong (nội chính) đã bay xa vào hố đen. Cái chết thê thảm của một quyền lực khá hùng mạnh đã khép lại một năm nhiều sóng gió cả với dân đen lẫn quyền lực đen... Năm tới chắc không chỉ sóng gió mà là bão tố? Cũng có thể những cái ghế biết học cách đứng im không xê dịch để bảo toàn mạng sống...

Dù có lên ngôi tổng thống thì chỉ theo mô hình Putin, không hơn...
Tăm tối!

Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc kết luận về những gì liên quan đến quyền lực cộng sản trong mấy mươi năm qua:
Tôi biết khá nhiều người là đảng viên Cộng sản. Tôi không nghĩ họ là những người xấu. Họ chỉ xấu khi có quyền lực trong tay. Chính thứ quyền lực không giới hạn và không được kiểm soát làm cho họ bị tha hoá. Hệ quả là tìm một người tốt trong đám những người cộng sản cầm quyền cũng khó như tìm một người tốt trong đám mafia.

Công việc của cơ quan an ninh
Trong những ngày cuối năm, trời đất chuẩn bị vào xuân thì hàng chục triệu người Việt lại tưởng nhớ đến cuộc xâm lăng đẫm máu của Trung quốc cách đây 36 năm. Blogger Mai Tú Ân thì nhìn lại cuộc chiến đó như là một cuộc chiến đẫm máu giữa hai đảng cộng sản được coi là đồng chí anh em với nhau:

Một vở diễn chiến tranh đẫm máu của đồng chí với anh em. Một âm mưu ganh đua hơn thua của phe phái tàn bạo của hai kẻ tàn bao. Một cuộc chiến tranh không đáng có nhưng nó đã xảy ra với bao cái chết anh dũng nhưng oan uổng, oan nghiệt của bao chiến sĩ và đồng bào ta...
Bài học cho Việt Nam là nếu không muốn bị chơi xấu thì đừng kết bạn với kẻ xấu, và nó không phải chỉ là bài học cho quá khứ mà còn cho hiện tại và cho tương lai của dân tộc nữa...

Quá khứ đã qua, nhưng tưởng niệm quá khứ ấy lại cũng chẳng dễ dàng. Đảng cộng sản Việt nam vẫn lên tiếng ca ngợi các quan hệ của mình với các đồng chí phương Bắc, và như thế là các hoạt động mang tính chỉ trích những người đồng chí ấy thường được cơ quan an ninh nhìn với con mắt nghi ngại. Nhiều blogger đã và đang bị bắt bớ hay bị cầm tù vì có những hoạt động chống Trung quốc xâm lược. Và cơ quan an ninh đã sử dụng nhiều phương pháp khó có thể tưởng tượng được để khống chế những blogger ấy, từ chuyện trốn thuế, cho đến chuyện đời tư.

Trong khoảng khắc giao thừa của năm nay, blogger nhà báo Đoan Trang công bố chuyện của cô vào năm 2009. Lúc ấy cô bị bắt vì những hoạt động yêu nước chống dự án Bauxite do người Trung quốc thực hiện ở Tây nguyên. Người ta tịch thu máy tính của cô, nhòm vào những bức ảnh riêng tư. Và nay khi Đoan Trang trở thành một gương mặt đấu tranh cho tự do ngôn luận Việt nam trên nhiều diễn đàn quốc tế thì cô nhận được những lời đe dọa bằng những bức ảnh riêng tư.
Đoan Trang viết
Tôi thích thú gì khi phải tung lên mạng những chuyện hết sức riêng tư, mà lại là vào đêm trước giao thừa?
Tôi thích thú gì khi phải tố cáo những chuyện liên quan đến một cơ quan công quyền thật sự rất lớn và rất oai, là cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an Việt Nam?
Tôi thích thú gì khi phải nói rằng an ninh Việt Nam đã “mẫn cán” đến mức thọc mũi vào đời tư của một phụ nữ và ra sức huấn thị, dạy đạo đức cho người phụ nữ (độc thân) ấy?

Những ước muốn đầu xuân
Đoan Trang gửi lời mong ước của mình đến cơ quan an ninh Việt nam
Tôi cũng muốn cầu nguyện một điều trước phút giao thừa , rằng ước sao những câu chuyện đau lòng tương tự do an ninh Việt Nam gây ra sẽ không bao giờ xảy ra với bất kỳ ai trên đất nước này. Ước sao lực lượng an ninh Việt Nam cũng biết bảo vệ, tôn trọng nhân quyền, trong đó có quyền riêng tư của công dân, như họ đã và đang tích cực bảo vệ chế độ.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy thay những lời mong ước bằng những câu hỏi
Chúng ta sẽ làm gì ?

Sẽ tiếp tục mơ trong một thực tế càng ngày càng thối rữa và băng hoại ?
Hay chúng ta sẽ tỉnh khỏi giấc mộng giữa ban ngày này, để sống thực với cái thực tại đang bị đè nặng dưới nhiều hình thức khủng bố khác nhau, để từ sự thức tỉnh này mà một ngày nào đó có thể hành động để thoát khỏi sự khủng bố và xây dựng một xã hội dựa trên luật pháp, văn hóa và khoa học, điều mà một số dân tộc khác đã làm được ?
Thay lời kết cho bài điểm blog trong phút giao thừa này, xin mượn lời blogger Người Buôn Gió trong bài viết cuối năm về một người phụ nữ can đảm đang nằm sau song sắt nhà tù tại Việt nam là bà Bùi Thị Minh Hằng
Cuộc đời được mất thật khôn lường. Nhưng những người chính nghĩa, cái được bao giờ cũng lớn ở kết quả này hay kết quả khác, khi mà danh lợi chả còn là mục đích trong cuộc đời.
Cũng có thể là anh viết những dòng ấy không chỉ cho riêng những người phụ nữ như Bùi Thị Minh Hằng, hay Phạm Đoan Trang, mà cả những người đang có quyền lực và có thể giết nhau vì quyền lực nữa.


Vì sao bức ảnh nhà ông Nông Đức Mạnh làm ‘dậy sóng’ dư luận?

Bức ảnh làm 'dậy sóng' dư luận: Nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh ngồi trên chiếc ghế chạm trổ đầu rồng nói chuyện với Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh (Ảnh chụp từ trang web báo Tiền Phong).
Bức ảnh làm 'dậy sóng' dư luận: Nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh ngồi trên chiếc ghế chạm trổ đầu rồng nói chuyện với Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh (Ảnh chụp từ trang web báo Tiền Phong).
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

Báo Việt Nam gỡ bỏ bức ảnh gây nhiều tranh cãi

Tờ Tiền Phong đã thay bức ảnh gây ‘sốt’ cộng đồng mạng bằng một bức ảnh khác không thấy rõ nội thất ở bên trong nơi được cho là nhà của ông Nông Đức Mạnh.
23.02.2015
Một bức ảnh liên quan tới người từng đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam trong suốt 10 năm trời đã gây ‘sốt’ các trang mạng xã hội ở Việt Nam mấy ngày qua, và sức nóng của dư luận đã buộc một tờ báo phải gỡ bỏ tấm ảnh gây nhiều tranh luận này.
Bài báo viết về chuyến thăm tới chúc Tết các cựu quan chức cấp cao Việt Nam của tờ Tiền Phong có tựa đề “Ban Bí thư Trung ương Đoàn chúc Tết nguyên lãnh đạo đảng, nhà nước” hôm 19/2, tức mùng một Tết Ất Mùi, đã lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các trang mạng xã hội.

Bài viết đăng tải những hình ảnh các bí thư thứ nhất của Trung ương Đoàn Việt Nam của một số thời kỳ tới thăm các ông Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh và Nông Đức Mạnh, cũng như tới thắp hương tại nhà cố đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Trong các bức ảnh đó, một bức được nhiều người sử dụng mạng ở Việt Nam chú ý là bức ông Mạnh ngồi trên một chiếc ghế lớn, chạm trổ đầu rồng màu vàng, nói chuyện với Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh.
Người dân quan tâm đến bởi vì một người gọi là nguyên, tức là đã làm Tổng bí thư của Đảng thì tiền ở đâu mà lại giàu đến mức như thế? Hỏi rằng tiền, cái nhà, ghế dát vàng như thế lấy ở đâu ra?
Bà Lê Thị Hiền Đức.

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh, một người quan sát báo chí trong nước, nhận định với VOA Việt Ngữ lý do vì sao dư luận quan tâm tới điều mà nhiều người giờ gọi là vụ “chiếc ghế của nguyên tổng bí thư”:
“Người ta ngạc nhiên về đời sống xa hoa của một người đã phát động chương trình học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh. Một người như vậy, nhưng khi bộc lộ ra đời sống thì lại quá xa hoa trong khi đất nước còn nghèo, dân chúng còn rất đói khổ và dân oan thì ở khắp nơi. Cái quan trọng thì cũng không phải chuyện giàu có, xa hoa, mà còn là cái trình độ nữa. 

Trình độ văn hóa, trình độ thẩm mỹ thể hiện trong cái ngôi nhà đó. Người ta thấy thất vọng. Một con người như vậy lãnh đạo đất nước trong 10 năm thì người ta thấy thất vọng”.

Ngoài báo Tiền phong, báo Thanh Niên và trang web của Trung ương Đoàn Việt Nam cũng đưa tin về chuyến đi chúc Tết này, nhưng không đăng các bức ảnh cho thấy rõ nội thất với gam chủ đạo là màu vàng bên trong nhà ông Mạnh.
Bà Lê Thị Hiền Đức, người được mệnh danh là ‘cụ bà chống tham nhũng của Việt Nam’, cho biết bà đã xem nhiều, chứ không phải một bức ảnh về tư dinh của ông Nông Đức Mạnh.

Bà nói với VOA Việt Ngữ rằng dân chúng quan tâm tới vụ việc vì “sự xa hoa của một cán bộ đã về hưu”.

“Người dân quan tâm đến bởi vì một người gọi là nguyên, tức là đã làm Tổng bí thư của Đảng thì tiền ở đâu mà lại giàu đến mức như thế? Hỏi rằng tiền, cái nhà, ghế dát vàng như thế lấy ở đâu ra? Ai thì cũng biết là còn nhiều người thế nữa, nhưng mà những người đó là ai thì bây giờ nhân dân chưa phát hiện ra, phải nói là chưa có dịp chứng kiến. Còn nếu có dịp chứng kiến thì chắc còn cớ nhiều nữa, chứ không chỉ có một hai thế đâu”.
Người ta ngạc nhiên về đời sống xa hoa của một người đã phát động chương trình học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh. Một người như vậy, nhưng khi bộc lộ ra đời sống thì lại quá xa hoa trong khi đất nước còn nghèo, dân chúng còn rất đói khổ và dân oan thì ở khắp nơi...
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh.

Sau khi khiến dư luận ‘dậy sóng’, tờ Tiền Phong đã thay bức ảnh bằng một bức khác không thấy rõ nội thất ở bên trong nơi được cho là nhà của ông Mạnh.

Tờ báo không đính chính hay giải thích lý do gỡ bỏ hình ảnh trong bài báo từng nằm trong các bài được nhiều người đọc nhất trên website của tờ này.

Nhiều bình luận trên mạng cho rằng tờ báo đã vô tình “tiết lộ bí mật nhà nước”, nhưng theo blogger Chênh, nhận định đó “hoàn toàn sai”. Người từng làm thư ký tòa soạn của báo Thanh Niên nói:
“Cái đó thì chỉ xâm phạm vào đời tư của cá nhân. Nhưng ở đây, ông đón tiếp một phái đoàn thăm viếng chính thức của trung ương Đoàn đến thăm tại nhà, và cái đó thì truyền thông được phép đưa hình ảnh đó lên. Còn không có sự thăm viếng của phái đoàn trung ương Đoàn, tự dưng đưa hình ảnh nhà ông lên, không có sự cho phép của ông, thì lúc đó mới gọi là xâm nhập vào đời tư cá nhân của người khác. 

Còn đây là vấn đề của quần chúng, công cộng rồi, nên không có chuyện đó. Còn nếu đứng về quan điểm của báo chí Đảng, thì việc đưa những tấm ảnh đó lên, đúng là thiếu sự nhạy cảm về chính trị. Ở góc độ khác, người ta cho đó là một sự dũng cảm, một cách đưa tin rất là thông minh, đưa đến cho quần chúng, cho người đọc một thông tin về đời sống riêng tư của một cựu lãnh đạo”.

Hiện chưa rõ là Bộ Thông tin và Truyền thông, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý báo chí trong nước, xử lý ra sao trong trường hợp đưa tin của báo Tiền Phong.

VOA Việt Ngữ không thể liên lạc với Nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh để hỏi ý kiến của ông về những phản ứng của dư luận trong mấy ngày qua.

Ông Nông Đức Mạnh từng làm Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ năm 1992 tới năm 2001, và sau đó, đảm trách vị trí Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 tới năm 2011.

Phong cách sống cung đình

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-02-23
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
02232015-nong-duc-manh.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Bức ảnh ngày mồng một Tết nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh ngồi trên một chiếc ghế chạm trổ đầu rồng màu vàng, nói chuyện với Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh trên báo Tiền Phong nay đã được gỡ xuống
Bức ảnh ngày mồng một Tết nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh ngồi trên một chiếc ghế chạm trổ đầu rồng màu vàng, nói chuyện với Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh trên báo Tiền Phong nay đã được gỡ xuống
 Photo from tienphong online

Vào đúng ngày mùng một Tết năm Ất Mùi, mạng xã hội đã nóng lên với tấm ảnh được báo Tiển Phong đăng nơi trang nhất cho thấy nội thất của nguyên TBT Nông Đức Mạnh có cách bài trí xa hoa vượt lên mọi sự tưởng tượng của người dân, đặc biệt là chiếc ghế ông ngồi không khác gì chiếc ngai vàng thời phong kiến.

Phong cách của vua chúa
Sáng mùng một Tết, theo truyền thống dân tộc mọi người cùng nhau mừng tuổi ông bà thân sinh phụ mẫu làm cho cái Tết đúng với ý nghĩa của nó. Có lẽ nhằm phát huy tinh thần tốt đẹp này, Đoàn thanh niên Cộng sản Việt Nam cũng tổ chức thăm viếng chúc tết các chức sắc cao cấp của Đảng như thái độ uống nước nhớ nguồn. Khi đến lượt nguyên TBT Nông Đức Mạnh thì câu chuyện mới vỡ ra trở thành ầm ĩ và đi tới chỗ không thể kiểm soát.
Tấm ảnh chụp ông Nông Đức Mạnh ngồi trên chiếc ghế nạm rồng có phong cách của những vua chúa khiến ông trở thành tấm bia cho không biết bao nhiêu phản ứng. Những phản ứng ấy đến từ nhiều góc nhìn nhưng tựu trung cho thấy hai điều: phong cách sống xa hoa phung phí, kệch cỡm của một TBT sau khi về hưu đã làm người dân mọi tầng lớp nổi giận vì cho rằng ông đã đạp trên những tấm lưng đầy mồ hôi của nông dân lẫn công nhân để có những bàn ghế nội thất lộng lẫy xa hoa đến thế. Thứ hai, nó phản ánh sự thật cái mà người cộng sản ham muốn ngay từ lúc đầu kháng chiến. Nhà báo Võ Văn Tạo cho biết nhận xét của ông:

Nếu như anh là người có học, anh phô trương như thế nó có đúng không? Tôi tin những người có ý thức, có lương tri không ai làm chuyện đó. Không lấy gì làm oai trong một bộ salon bằng gỗ quý cầu kỳ rồng phượng như thế.
Nhà báo Võ Văn Tạo

-Tôi thấy bàn ghế mà Tổng thống Obama cũng bình thuờng làm bằng gỗ tạp, bọc simily rất đơn giản như một gia đình bình thường ở Việt Nam thôi trong khi Hoa kỳ là cường quốc hàng đầu thế giới còn nước mình hiện nay thì đội sổ.

Không chỉ có bức ảnh hôm nay của báo Tiền Phong đăng lên một cách tình cờ Trung ương Đoàn đi thăm nhà ông nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Tôi biết để có một bộ salon như thế thì chắc chắn phải có một cây cổ thụ trong rừng già bị mất đi. Nếu như anh là người có học, anh phô trương như thế nó có đúng không? Tôi tin những người có ý thức, có lương tri không ai làm chuyện đó. Không lấy gì làm oai trong một bộ salon bằng gỗ quý cầu kỳ rồng phượng như thế. Thứ hai là một đất nước nghèo đói như thế tôi là người Việt Nam tôi cảm thấy xấu hỗ lắm tại sao lại để cho một người vô học, kệch cỡm phô trương như thế mà lại đứng đấu đất nước? Tôi cảm thấy nhục!

Mặt trái của cuộc gọi là khởi nghĩa, cách mạng
Bức ảnh ông Nông Đức Mạnh tiếp đón bí thư trung ương đoàn Nguyễn Đắc Vinh trong gian phòng được trang hoàng theo kiểu vua chúa, đằng sau là tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được mạ vàng phải chăng phản ảnh tâm lý mơ ước giàu sang phú quý chen lẫn phô trương quyền lực và ao ước được làm vua của các đảng viên cộng sản? Tâm lý ấy ngày nay không còn dấu giếm mà công khai cho dân chúng biết nhằm thỏa mãn niềm hưng phấn của mình?

Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương, hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hoá Minh Triết nhận xét:
Tính cách vua quan của những người cộng sản Việt Nam hiện nay đã lộ rõ ngay từ năm 1945-46 kia chứ không phải đến bây giờ nhưng vì lúc ấy chưa cầm quyền, chưa giàu sang dân cũng chưa có của ăn của để cho nên nó không bộc lộ
Ông Nguyễn Khắc Mai
-Tính cách vua quan của những người cộng sản Việt Nam hiện nay đã lộ rõ ngay từ năm 1945-46 kia chứ không phải đến bây giờ nhưng vì lúc ấy chưa cầm quyền, chưa giàu sang dân cũng chưa có của ăn của để cho nên nó không bộc lộ. Người cộng sản Việt Nam xuất thân từ nông dân, nhà quê kể cả những anh sau nầy có bằng giáo sư tiến sĩ thì lốt nhà quê, lốt nông dân nó vẫn còn nguyên nó chưa thoát khỏi cho nên khi cầm quyền thì họ chưa thể trở thành con người văn minh đô thị, dân chủ được mà trở thành vua chúa quan lại. Hình ảnh quan lại vua chúa nó ngập trong máu của họ bởi vì họ không có cái gì để thay thế hết cả. Đấy là cái cay đắng của văn hóa Việt Nam của xã hội Việt Nam.

Căn biệt thự rộng 850 mét vuông, nằm trên con đường ven Hồ Tây của ông Mạnh xem bề ngoài rất thanh nhã và bình thường nhưng khi bức ảnh lộ ra nội thất của ông thì người dân biết được phía sau cái bình thường ấy là một cơ ngơi không dễ gì kiếm được theo kiểu một  cán bộ đảng viên trong sạch.

Ông Nông Đức Mạnh làm tổng bí thư Đảng CSVN hai nhiệm kỳ từ 2001 tới 2011. Trước đó ông làm Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ 1992 đến 2001. Trong mười chín năm ấy ông được nhắc tới qua dự án Bauxit như dấu ấn suốt cuộc đời làm cách mạng của ông.

Ông Nông Đức Mạnh trong vai trò một TBT đã có ba lần ký tuyên bố chung với Trung Quốc mà lần ký vào năm 2001 tức là lúc mới nhận chức vụ TBT đã nhất trí sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Đắc Nông.

Hai lần sau đó vào năm 2006 và năm 2008 ông cũng thay mặt đảng cộng sản Việt Nam ký rất nhiều văn bản về biên giới lãnh thổ cũng như kinh tế thương mại với Trung Quốc.
Ông Nguyễn Khắc Mai cho biết sự bất cập của hệ thống đã dẫn đến việc này là tất yếu:
-Đó là mặt trái của cuộc gọi là khởi nghĩa, cách mạng. Thật ra nó đi tới điều này vì nó không có cơ sở văn hóa đến nơi đến chốn. Người dân thì không có quyền sở hữu, xã hội thì không có dân chủ và quan lại nắm lấy quyền làm chủ xã hội, làm chủ nền kinh tế. Tất cả mọi chuyện ấy nó dẫn đến hình thù, hình thái triểu đình phong kiến là tất yếu.

Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Văn An lại nói rằng Bộ chính trị là một loại vua tập thể. Tình chất phong kiến lạc hậu càng ngày nó càng bộc lộ rõ cho nên tôi nhìn Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu  không lấy làm lạ. Sự giàu sang và cái kệch cỡm của họ không lấy làm lạ.
Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Văn An lại nói rằng Bộ chính trị là một loại vua tập thể. Tình chất phong kiến lạc hậu càng ngày nó càng bộc lộ rõ cho nên tôi nhìn Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu không lấy làm lạ. Sự giàu sang và cái kệch cỡm của họ không lấy làm lạ
Ông Nguyễn Khắc Mai

Người dân còn nhớ lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại lễ kỷ niệm 85 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào sáng ngày 2 tháng 2 tại Hà Nội, trong đó ông Trọng nhấn mạnh tới yếu tố đấu tranh chống lại suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của đảng viên… không đầy hai mươi ngày sau người dân thấy toàn cảnh bức tranh nhà ông Nông Đức Mạnh như một chứng minh sống động nhất giữa nói và làm của một đảng viên cấp cao nhất: Tổng bí thư.

-Công tác xây dựng Đảng vẫn còn rất nhiều việc phải làm, nhất là việc đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa dân... Các thế lực thù địch vẫn đang tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta; chúng ra sức xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước ta, đánh thẳng vào hệ tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng, kích động, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ gốc, từ bên trong, hết sức thâm độc và nguy hiểm.

Khó có thể nói người dân phê phán ông Mạnh là một hành vi kích động, chia rẽ nhưng ngược lại mọi phê bình dù nghiêm khắc nhất đáng để cho hệ thống thức tỉnh thôi không tiếp tục nói ngược lại với việc làm đang gây phẫn nộ trong dư luận quần chúng.


No comments:

Post a Comment

Featured post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List