Việt Nam






Tuesday, 3 February 2015

Và đây là một thí dụ còn nóng hổi cho truyền thống lấy... nhân dân làm lẽ sống!


Và đây là một thí dụ còn nóng hổi cho truyền thống lấy... nhân dân làm lẽ sống!














Nhưng đây chỉ là chuyện gói mì tôm của quan nhỏ, còn quan lớn thì họ đã... gớm mì toi rồi, không ăn đâu!!!

Quan xã ăn chặn cả “gói mì tôm” của người tàn tật

Phạm Oanh - Thế Nam (DanTri) - Với 270.000 đồng tiền trợ cấp của Nhà nước hàng tháng dành cho người khuyết tật nặng, tính ra chỉ đủ để mua 3 gói mì tôm /ngày, nhưng cán bộ làm chính sách ở xã Trịnh Xá (tp Phủ Lý, Hà Nam) nhiều năm nay âm thầm ăn chặn mất 90.000 đồng, mà nói như anh Sổng, nạn nhân trong bài viết của chúng tôi đã phải thốt lên: “Có 3 gói mì tôm mỗi ngày mà người ta cũng lấy đi mất 1 gói, các anh chị không nói thì chúng tôi làm sao biết được”.

Anh Sổng chính là anh Ngô Trung Sổng, nhân vật trong bài viết: “Thương người đàn ông quanh năm bẻ mì tôm sống ăn qua ngày” có hoàn cảnh gia đình nghèo khó, bản thân anh lại bị tàn tật từ nhỏ, hàng ngày chỉ biết ăn mì tôm sống cho qua ngày bởi vẻn vẹn 1 tháng anh nhận được 180.000 đồng tiền trợ cấp dành cho người tàn tật. 


Anh Ngô Trung Sổng, một người khuyết tật nặng ở xã Trịnh Xá, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đang sống trong căn nhà sắp sập đến nơi. Thay vì tìm cách để giúp đỡ anh, cán bộ làm chính sách ở xã Trịnh Xá lại nhẫn tâm rút ruột mỗi tháng của anh 90.000 đồng, thay vì được nhận trợ cấp nhà nước 270.000 đồng thì anh chỉ thực nhận có 180.000 đồng/tháng. 

Cũng từ số tiền trợ cấp 180.000 đồng mà anh Sổng nhận hàng tháng làm dấy lên trong chúng tôi sự nghi ngờ, có điều gì đó không ổn nếu trường hợp khuyết tật nặng như anh Sổng, lẽ ra phải được hưởng ít nhất là 270.000 đồng / tháng thay vì 180.000 đồng/tháng theo như Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật ban hành năm 2012 về Luật người khuyết tật. 

Và PV Dân trí đã đi tìm sự thật đằng sau số tiền thực nhận mà anh Sổng đang được hưởng. Anh Sổng cho chúng tôi hay, số tiền nhận 180.000 đồng hàng tháng đều được ghi đầy đủ, rõ ràng trong cuốn sổ bìa xanh phô tô, bên ngoài có ghi: “Sổ lĩnh tiền trợ cấp hàng tháng” ứng với thời gian từ tháng 1/2014 đến tháng 10/2014 (Hai tháng 11 và 12 năm 2014 anh Sổng chưa được nhận tiền) do cán bộ xã Trịnh Xá cấp. 

Đây là cuốn sổ lĩnh tiền trợ cấp hàng tháng anh Sổng 
được ông Mai Hiển Dũng, cán bộ phụ trách chính sách 
Lao động thương binh và xã hội xã Trịnh Xá phát cho 

Theo cuốn sổ này thì anh Sổng chỉ nhận được 180.000 đồng / tháng, 
và bắt đầu nhận từ tháng 1/2014
Trong khi đó theo quyết định của UBND thành phố Phủ Lý 
mà PV Dân trí có được, thì anh Sổng được điều chỉnh 
mức trợ cấp lên 270.000 đồng / tháng và hưởng từ tháng 10/2013 

Anh Sổng cũng cho biết, trong suốt thời gian 10 tháng qua thì anh chỉ tự lên xã nhận có 3 lần, còn 7 lần kia thì nhờ người nọ, người kia lấy hộ. Tuy nhiên số tiền các lần nhận đều là 180.000 đồng, có ghi chú và chữ kí của cán bộ trao trả tiền trợ cấp đầy đủ trong sổ là ông Mai Hiển Dũng, cán bộ phụ trách Lao động, thương binh và xã hội của xã Trịnh Xá. 

Chúng tôi đã tìm gặp ông Mai Hiển Dũng để tìm hiểu việc chi trả khoản trợ cấp hàng tháng cho anh Sổng. Điều đáng bất ngờ là ông Dũng khẳng định như đinh đóng cột: “Không phải 180.000 đồng / tháng đâu, là 270.000 đồng / tháng cơ mà, chúng tôi làm đúng quy định trả đủ mỗi tháng 270.000 đồng/tháng cho anh Sổng, tính từ tháng 1/2014 đến thời điểm này sau khi có quy định mới ban hành”. 

Tuy nhiên, khi chúng tôi xin giấy tờ làm bằng chứng anh Sổng nhận tiền trợ cấp 270.000 đồng/tháng thì ông Dũng hoàn toàn không có bất cứ giấy tờ nào đưa ra. 

Khi chúng tôi trình cuốn sổ mà anh Sổng cung cấp, ông Dũng tiếp tục khẳng định: “Đây không phải là cuốn sổ đúng đi lĩnh tiền, cuốn sổ này màu xanh, còn cuốn sổ đúng phải là màu hồng. Phần chữ kí người giao tiền bên trong cuốn sổ cũng loằng ngoằng không rõ ràng thế này ai mà chả kí được”. Nghĩa là ông Dũng phủ nhận hoàn toàn cuốn sổ ông Sổng dùng để lĩnh tiền. Có điều cuốn sổ màu hồng đúng theo mẫu thì ông Dũng không đưa ra được với chúng tôi để làm bằng chứng. 

Trước những lập luận chắc như đinh đóng cột nhưng lần nữa ông Dũng không hề đưa ra được bằng chứng về mẫu cuốn sổ đúng mà lái câu chuyện sang mẫu mới của cuốn sổ sắp phát hành cho năm 2015. 

Cho rằng cuốn sổ của anh Sổng là sổ giả, nhưng ông 
Mai Hiển Dũng không thể trả lời được vì sao 
cuốn sổ của anh Ngô Quang Doan, một người 
khuyết tật nặng khác ở trên địa bàn cũng có cuốn sổ 
y hệt và mỗi tháng cũng chỉ nhận được 
180.000 đồng/tháng thay vì là 270.000 đồng/tháng 

Các cuốn sổ trên đều có chữ ký của ông Dũng hẳn hoi, 
và được Phó Chủ tịch xã Trịnh Xá Nguyễn Phú Độ 
khẳng định là sổ thật, chữ ký thật 

Tuy nhiên, phần ký tên xác nhận ở cuốn sổ bị để trắng, 
không có dấu xác nhận của chính quyền địa phương. 
Rõ ràng cán bộ xã đã đánh tráo bằng một bản photo cho 
người dân để âm thầm mỗi tháng ém nhẹm 90.000 đồng/người 

Ông Dũng cũng liên tục khẳng định bản thân mình đã làm đúng trách nhiệm, đồng thời đổ lỗi luôn cho anh Sổng, một người tàn tật đáng thương: “Tại ông đó không trực tiếp ra xã lấy tiền mà cứ nhờ người nọ người kia lấy tiền, biết đâu có thể những người lấy tiền hộ đó đã lấy mất tiền của ông cũng nên”. 
Trước khẳng định của ông Mai Hiển Dũng về việc ông Sổng dùng sổ giả lĩnh tiền, PV Dân trí tiếp tục gặp ông Nguyễn Phú Độ - Phó chủ tịch UBND xã Trịnh Xá, đồng thời cũng là trưởng ban Lao động, thương binh và xã hội cùng ông Nguyễn Gia Toản- Chủ tịch UBND xã Trịnh Xá thì cả 2 ông đều cho ý kiến: “Đây đúng là cuốn sổ lĩnh tiền trợ cấp của người có chế độ như anh Sổng”. 


Anh Ngô Trung Sổng tâm sự, với 180.000 đồng/tháng 
thì anh chỉ đủ mua mì tôm ăn qua ngày. Anh không biết rằng, 
số tiền ít ỏi lẽ ra anh được nhận đã bị cán bộ xã xén bớt từ nhiều năm nay 

Chỉ một cuốn sổ, cấp trên thì khẳng định là “đúng”, cấp dưới là nói là “sai”, ở đây rõ ràng đã có sự không minh bạch và thống nhất. Nói thêm về quyển sổ mà theo ông Dũng là “sổ giả” thì không chỉ có anh Sổng, mà ở cùng làng Thượng, xã Trịnh Xá còn có anh Ngô Quang Doan, cũng là một người khuyết tật nặng nhưng cũng chỉ được nhận mức 180.000 đồng/ tháng. Anh Doan cũng được cấp một cuốn sổ y hệt của anh Sổng. Chưa biết cuốn sổ có là giả không, nhưng mỗi người tàn tật trên địa bàn xã Trịnh Xá không được nhận đủ 270.000 đồng / tháng là hoàn toàn có thật. Sự việc đã diễn ra nhiều năm nay, mỗi người bị ăn chặn mất 90.000 đồng tháng thực tế đã vào tay ai?





Phải từ từ... nhân dân là máu thịt của đảng mà!!!














Bạn đọc Danlambao - Cách đây hơn 2 năm, trước những phẫn uất của dư luận về tình trạng bệnh viện quá tải, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã tuyên bố"muốn giải quyết thì phải... từ từ(1). Bước qua năm 2015, xếp của bà là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho nó... từ từ đến năm 2020.

Trả lời chất vấn của đại biểu đảng hội là bà Nguyễn Thị Kim Thuý, Thủ tướng Dũng hứa rằng "đến năm 2020 sẽ cơ bản giải quyết tình trạng này" (2). Giải quyết được toàn bộ hay không chứ còn thêm 2 chữ "cơ bản" nữa thì coi bộ không xong. Và chuyện gì chứ lãnh đạo đảng mà hứa thì coi bộ càng ... thôi rồi lượm ơi!

Câu hỏi của bà Kim Thuý đã được tiếp theo (chắc bà cũng quá rành về chuyện hứa văn lèo của các đồng chí đảng nhà): "Với tư cách người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng có thể huy động nguồn lực để giải quyết tình trạng này không? Thủ tướng có cam kết gì trước nhân dân cả nước tại kỳ họp này?"

Tuy nhiên (đây là cụm từ... chiến lược, có trong mọi diễn văn, phát biểu của lãnh đạo nhà sản) theo thông tin báo chí lề đảng thì thời lượng phiên chất vấn Thủ tướng khi đó có hạn (chỉ khoảng 50 phút) nên câu hỏi của đại biểu Kim Thúy chưa được trả lời trực tiếp trên hội trường.

Tưởng cũng nên nhắc lại là vào năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký thông báo số 62/TB-VPCP chỉ đạo Bộ Y tế phải thực hiện quyết liệt các giải pháp để từng bước giảm quá tải bệnh viện, tiến tới không để tình trạng người bệnh phải nằm ghép trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (3). Trong thông báo này ông Dũng đã ra lệnh cho bà Tiến phải trình Chính phủ "Đề án giảm tải bệnh viện" trước ngày 30.6.2012.

Bà Bộ trưởng y tế sau đó cũng hăng hái chủ trì nhiều cuộc họp góp ý về Đề án giảm quá tải bệnh viện với lãnh đạo các Cục, Vụ, Thanh tra của Bộ Y tế. 

Cũng từ năm 2012 đến năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bố trí trên 36,6 nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho các dự án y tế. 

Tuy nhiên, 3 năm sau, tập đánh máy đề án giải quyết quá tải đã đóng bụi và 36,6 tỉ đồng đã bốc hơi gần hết, chỉ còn lại 2 chữ to tổ bố cho những hứa hẹn quyết liệtcác giải pháp giảm quá tải: TẢI QUÁ!!!

Thôi, bà con ta bệnh gần chết rồi mà, phiền hà chi thêm cái giường bệnh nhét 3, 4 bệnh nhân hay phải nằm chèo queo ngoài hành lang. Và cũng thông cảm cho thủ tướng chỉ có bằng y tá cà mau. Ráng chờ... chết và chết từ từ cho đến 2020 thì thủ tướng (lúc đó chắc đã ngồi ghế khác) giải quyết... cơ bản. Giải quyết không xong thì cái... thằng thủ tướng đang trị vì nó chịu chứ "nguyên" thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có... trách nhiệm chi mô! 



No comments:

Post a Comment

Featured post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List