Đảng CSVN
'nên công bố ngay' về tín nhiệm lãnh đạo
9 giờ trước
TBT Trọng:
Lấy phiếu tín nhiệm ủy viên bộ chính trị là 'nhạy cảm'
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần
thứ 10 'nên và cần' công bố ngay thông tin về lấy tín nhiệm với các lãnh đạo
cao cấp trong Đảng cũng như về chuẩn bị 'nhân sự' cho Đại hội Đảng lần thứ XII
để dân được biết, mà không nên giữ kín 'nội bộ' như hiện nay, theo nhà quan sát
từ trong nước.
Bình luận với BBC hôm 11/01/2015 từ Sài Gòn,
ngay sau khi Hội nghị 10 khóa XI hôm thứ Bảy loan báo đã hoàn tất việc lấy
phiếu tín nhiệm với 'các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XI',
cựu thành viên Ban tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, bà Phạm Chi Lan
nói:
"Tôi nghĩ rằng những thông tin như tín
nhiệm, đặc biệt bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ cao cấp trong Đảng cũng
hoàn toàn nên và cần cung cấp cho xã hội, tương tự như Quốc hội.
"Khi họ bỏ phiếu đối với một số chức vụ do
Quốc hội bầu hay Hội đồng nhân dân các cấp, thì họ đều công bố ngay trên báo
chí và mọi người đều có thể theo dõi và biết được mức độ tín nhiệm của các cơ
quan dân cử đó.
"Đến Trung ương Đảng cũng vậy, tôi nghĩ
cũng rất cần đưa ra mức độ tín nhiệm đối với các vị lãnh đạo, các vị trí lãnh
đạo đã khác như thế nào."
Chỉ là nội bộ Đảng?
Nếu Đảng đã nhận là mình có vai trò lãnh đạo và
chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo của mình, thì bộ máy lãnh đạo của Đảng cũng cần
phải công bố công khai về việc trách nhiệm ở trong nội bộ Đảng được đánh giá
như thế nàoBà Phạm Chi Lan
Theo cựu Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các thông tin này cần được công khai
hóa vì chúng không chỉ liên quan tới nội bộ Đảng mà còn liên quan tới lợi ích
của đất nước, xã hội và toàn dân.
Bà Chi Lan nói: "Bởi vì lãnh đạo Đảng đâu
có phải chỉ chuyện của nội bộ Đảng, lãnh đạo Đảng đồng thời cũng là những người
lãnh đạo rất cao cấp của đất nước Việt Nam chứ và như trong Hiến pháp cũng nói
Đảng là cơ quan lãnh đạo tối cao và chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo của mình.
"Cho nên người dân cũng có quyền và cũng
cần biết những thông tin về vị trí của các vị lãnh đạo cấp cao trong Đảng được
Ban Chấp hành Trung ương đánh giá như thế nào...
"Tôi nghĩ rằng đối với những chức vụ quan
trọng trong Đảng, thì phải nói những người được Đảng cử ra để làm các chức vụ
trong chính quyền, ví dụ như từ Chủ tịch Nước đến Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch
Quốc hội v.v... thì hoặc là ở cấp địa phương, các vị là Bí thư Thành ủy mà đồng
thời giữ chức vụ nào đó trong chính quyền, hoặc là trong Hội đồng Nhân dân là
đều được đưa ra để lấy phiếu tín nhiệm cả.
"Thế thì những vị còn lại mà chỉ làm chuyên
trách công tác Đảng thôi, cũng nên có trách nhiệm một việc tương tự và dù phiếu
tín nhiệm các vị được bỏ trong một nội bộ Đảng, nhưng cũng liên quan rất nhiều
đến hoạt động của các cơ quan chính quyền.
"Và nếu Đảng đã nhận là mình có vai trò
lãnh đạo và chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo của mình, thì bộ máy lãnh đạo của
Đảng cũng cần phải công bố công khai về việc trách nhiệm ở trong nội bộ Đảng
được đánh giá như thế nào," nhà phân tích kinh tế, chính trị Việt Nam nói
với BBC ngay sau khi Hội nghị 10 hôm 10/01 cũng cho hay đã tiến hành 'lấy ý
kiến Trung ương Đảng' về danh sách bổ sung nhân sự 'quy hoạch Bộ chính trị và
Ban Bí thư'.
Lựa chọn của đảng
CS Việt Nam cho 5 năm tới?
- 5 tháng 1 2015
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh có bài
phát biểu khai mạc
Một hội thảo đặc biệt về ‘Lựa chọn chính sách
cho 5 năm tới’ vừa khai mạc, và người quan tâm có thể xem trực tiếp qua YouTube.
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh có bài
phát biểu khai mạc tại sự kiện kéo dài cả ngày 5/1.
Dự kiến, trong số các diễn giả có Giáo sư Ngô
Bảo Châu, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giáo sư Trần Đình Thiên…
Ở phiên thảo luận đầu tiên, Giáo sư người Mỹ
David Dapice đặt câu hỏi Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam khác nhau thế
nào trong phát triển kinh tế.
Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh
tế Việt Nam, nói khó khăn của kinh tế Việt Nam “bắt đầu từ khi gia nhập WTO,
đến nay đã kéo 7 năm”.
“Năm 2013, 14 có dấu hiệu phục hồi nhưng mới chỉ
phục hồi về sức khỏe, còn các căn bệnh của nền kinh tế chưa giải quyết.”
Hội thảo qua mạng diễn ra cùng ngày khi Hội nghị
lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI khai mạc
tại Hà Nội.
Người Việt nghĩ
nhỏ, khó làm việc lớn?
Nguyễn Lễbbcvietnamese.com
- 8 giờ trước
Cầu Nhật Tân là niềm tư hào của người dân Hà
Nội
Hà Nội có cây cầu mới. Phải nói là đẹp và hoành
tráng nhất từ trước đến nay. Năm trụ cầu vươn lên sừng sững giữa trời tượng
trưng cho năm cửa ô hay năm cánh hoa đào của làng đào Nhật Tân ngay dưới chân
cầu.
Đừng nói chi người dân gốc Hà thành, nếu tôi có
mặt ở Hà Nội lúc này tôi cũng muốn đứng giữa cầu để ghi lại khoảnh khắc mình
được chứng kiến một lần thủ đô thay da đổi thịt.
Thế nhưng, cầu đã thông, xe đã chạy, đi bộ thì
cấm thì chụp làm sao đây? Chỉ có nước chạy xe lên cầu rồi dừng lại mà chụp.
Y như rằng, chỉ một hai ngày sau báo chí đã la
ầm lên về 'những hình ảnh xấu trên cây cầu đẹp'.
Họ tường thuật những chiếc xe dựng chình ình
giữa cầu, nam thanh nữ tú làm dáng giữa dòng xe đang chạy hay dải lan can phân
cách cheo leo là thế cũng bị trèo lên để lấy góc ảnh 'độc'.
Trước đó mấy ngày, báo chí còn đưa tin cầu Phú
Mỹ trên sông Sài Gòn người dân dàn hàng xem pháo hoa mừng năm mới mặc kệ dòng
xe bị chặn ngang giữa đường.
Cũng may chưa có chuyện gì đáng tiếc xảy ra. Có
lẽ cánh tài xế ở Việt Nam đã không còn lạ gì tập quán của dân mình.
Người Việt 'tùy tiện'
Những câu chuyện người Việt 'tùy tiện', 'vô
kỷ luật' hay 'thiếu ý thức' như thế nhan nhản trên báo chí mà chúng ta chắc
cũng không còn lạ gì.
Ở Việt Nam kẹt xe rất thường xảy ra
Ở Việt Nam kẹt xe thì ai mà không chen? Ai cũng
chen mình có muốn không chen cũng không được.
Dĩ nhiên đã kẹt thì càng chen lại càng kẹt.
Nguyên tắc phải nhường mới đi được. Nhưng người Việt chỉ muốn đi chứ không
muốn nhường. Ai cũng tìm khoảng trống mà lách thì không những không thoát được
mà còn làm cho mình và mọi người chùm nhum cả nút.
Nhiều người đi bộ cầu vượt trước mắt đó nhưng
không leo sợ cực chẳng thà phang ngang bất chấp tính mạng.
Chợ búa hàng rong thì phải ra lòng đường mới
được. Người đi làm về tiện là tấp vào mua giữa đường giữa sá có kẹt xe tắc
đường gì cũng kệ.
Rác rến ngoài đường tiện đâu vứt đó. Cực thân
đi tìm thùng rác. Chẳng thà để nhếch nhác và mất công người khác quét dọn.
Nhà trên kênh rạch thì cứ thẳng tay ném hết
xuống sông cho khỏe để rồi chính môi trường sống của mình bị hủy hoại.
Xem phim nghe nhạc thì mua băng chép đĩa lậu.
Đỡ tiền thiệt nhưng giết chết luôn người vắt tim óc sáng tạo để rồi lần sau
không còn cái mà coi.
Trộm chó hoành hoành gây náo loạn từ thôn quê
đến thành thị thậm chí mất mạng người chỉ vì có nhiều người thích ăn thịt thú
cưng của người khác nhưng không muốn mất người bạn trung thành của mình.
Người Việt rất tùy tiện trên đường phố?
Đánh bắt thì tận diệt từ tôm cá, chim chóc
thậm chí cho đến côn trùng rắn rít cũng không tha. Ngay miền Tây 'chim trời cá
nước' mà giờ đây trong tự nhiên nhiều thứ đã cạn kiệt. Ăn một lúc rồi treo
miệng cả đời.
Làm ăn buôn bán thì chụp giựt. Hám một chút lợi
không đáng mà mất chữ Tín với khách hàng. Đã không giữ khách lâu dài thì chớ mà
còn đuổi khách một đi không trở lại. Rốt cuộc tự mình đoản hậu giống như các
nhà hàng chặt chém ở Vũng Tàu phải 'canh me' chộp từng 'con mồi'.
Còn những người bỏ hóa chất vào hàng hóa thực
phẩm ăn được đồng một đồng hai mà không biết là mình đã làm thiệt hại không
biết bao nhiêu đồng cho người khác và xã hội khiến người ta mang bệnh mang
tật cả đời.
Tâm lý đố kị
Những trường hợp kể trên người ta đã ham nhỏ bỏ
lớn, được một mà mất hai, thấy cái trước mắt mà không nghĩ đến cái lâu dài.
Nói cách khác họ có cái nhìn hạn hẹp.
'Nghĩ nhỏ' như thế không những gây hại cho mình,
cho người, cho đời mà còn dễ bị kẻ khác lợi dụng. Mọi thua thiệt mình lãnh đủ.
Cho nên thương lái Trung Quốc đi thu mua đỉa,
móng trâu hay lá trà các thứ có trách họ thì cũng buồn cho dân Việt quá dễ dụ.
Nguyễn Hà Đông có bị người khác ghen ghét với
thành công 'Flappy Bird'?
Và cũng chính vì nghĩ nhỏ nên nhiều người Việt
thấy cái tôi quá lớn lấn át cái lớn thành ra nhỏ.
Người Việt rất thấm thía thói 'dìm hàng' nhau
của dân mình. Thậm chí, có người còn ví xã hội Việt Nam như một rổ cua đồng
- con nào leo lên sẽ bị con khác kéo xuống.
Cái tôi thì ai mà không có? Mỗi con người từ khi
sinh ra đã là một thế giới và ai cũng muốn mình là trung tâm hơn tất cả mọi
người. Lẽ thường ai cũng bị tổn thương khi thấy người khác hơn mình và sẽ có
cảm giác dễ chịu khi chỉ trích để dìm người khác xuống và nâng mình lên.
Thế nhưng, người dân ở các nước phát triển biết
quý trọng nhân tài thì ngoài cái tôi của bản thân người ta còn nghĩ đến lợi ích
chung của xã hội mà người tài đem lại. Cho nên, sự ganh tỵ, đố kỵ nếu có cũng
không thành cố tật như người Việt.
Nghĩ nhỏ thì nước nào cũng có nhưng để trở thành
vết hằn trong tính cách dân tộc thì ắt hẳn nó bắt nguồn từ nếp sống và văn hóa
của dân tộc đó.
Trong khi các người Hoa ở hải ngoại tạo thành
một khối kết dính bền chặt bên trong không bung ra bên ngoài không phá vào được
thì người Việt lại có tiếng là rời rạc, bất hợp tác, phân rã và triệt hạ lẫn
nhau.
Đồng ý ganh tỵ là một cảm giác rất con người
nhưng nếu nghĩ lớn hơn thì sẽ thấy ai thành tựu đều là nhờ khả năng và công sức
của họ. Ghen ghét với họ tức là đã cho là mình không bằng họ và năng lượng để
ghen ghét đó nên dành để phấn đấu được như họ. Suy cho cùng họ làm được cũng là
đóng góp cho xã hội mà mình cũng có lợi ích trong đó.
Nghĩ nhỏ thì nước nào cũng có nhưng để trở thành
vết hằn trong tính cách dân tộc thì ắt hẳn nó bắt nguồn từ nếp sống và văn hóa
của dân tộc đó.
Người Việt gốc là nông nghiệp. Cuộc sống gắn
chặt với ruộng vườn, thôn xóm, bờ đê, lũy tre không như phương Tây xuất thân
du mục hoặc gắn bó với sóng biển, theo vó ngựa đi khắp nơi, hay theo cánh buồm
vươn ra đại dương khám phá thế giới.
Không gian sinh tồn cố định đã đóng đinh tư duy
người Việt. Họ có khuynh hướng ổn định, yên bình, không xáo trộn và tư duy
lợi ích chỉ cần vụ mùa bội thu dư cơm đủ gạo. Người Hoa có truyền thống thương
buôn nên tư duy lợi ích của họ không giới hạn - có một muốn được hai còn lòng
tham không đáy.
Họ muốn có lớn, được nhiều thì cái lợi nhỏ không
thể che khuất tầm nhìn của họ. Lã Bất Vi từ 2.300 năm trước đã biết buôn vua
bán chúa đoạt thiên hạ. Nói đâu xa, người Hoa trong Chợ Lớn làm ăn rất coi
trọng chữ tín nên nắm trong tay kinh tế thương mại cả một vùng.
Vai trò lãnh đạo
Cá nhân nghĩ nhỏ thì gây hại cho bản thân và
người xung quanh còn lãnh đạo nghĩ nhỏ thì tác hại khôn lường đến tương lai đất
nước, vận mệnh dân tộc.
Chủ tịch Sang nói 'lợi ích đất nước, dân tộc là
trên hết'
Người Việt nghĩ nhỏ nên tư duy cục bộ, địa
phương, bè phái - lo vun vén cho bản thân, gia đình, dòng họ và quê hương mình.
Vấn đề là ở chế độ một đảng cầm quyền thì Đảng có vì mình trước hết hay
không?
Trong nền chính trị mà một điều cũng Đảng, hai
điều cũng Đảng thì bài viết đầu năm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nghe lạ
tai với câu 'lợi ích đất nước, dân tộc trên hết'.
Không biết khi nói như thế ông Sang có đại diện
cho Đảng không chứ người đại diện Đảng là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì nói
rất khác.
Tổng bí thư nói phải 'bảo vệ chủ quyền nhưng
cũng phải giữ bằng được cho Đảng lãnh đạo'. Tuy nhiên ông không nói rõ giữa hai
cái đó thì cái nào quan trọng hơn và nếu không thể đảm bảo hai cái cùng một
lúc thì giữ cái nào? Trước đó ông cũng có nói là Đảng quyết 'không chia sẻ quân
đội với bất cứ ai' cho nên không rõ Đảng quyết nắm quân đội như vậy là để
bảo vệ chủ quyền đất nước hay bảo vệ Đảng?
Mới đây, Tổng bí thư cũng nói tại Đại hội Thanh
niên rằng con đường chủ nghĩa xã hội mà Đảng đang dẫn dắt đất nước là 'con
đường chưa có tiền lệ' nên còn nhiều thách thức.
Ở đây tôi không hiểu tại sao đa phần các nước đã
có con đường phát triển mà thực tế đã chứng minh làm cho dân giàu nước mạnh thì
tại sao Việt Nam không đi mà đâm đầu vào con đường chông gai, tương lai mờ mịt
mà trăm năm nữa cũng chưa tới?
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lên tiếng phải bảo
vệ quyền lãnh đạo của Đảng
Nói đó là ý nguyện của người dân thì cũng không
đúng vì bản thân Đảng còn chưa hình dung được chủ nghĩa xã hội hình hài thế
nào thì người dân biết gì mà lựa với chọn?
Cần xác định giữa chủ nghĩa xã hội và lợi ích
quốc gia cái nào lớn cái nào nhỏ. Nếu đi lên chủ nghĩa xã hội mà dân tộc
thịnh vượng, đất nước hùng cường thì không nói làm gì. Còn nếu con đường đó gây
chia rẽ dân tộc và kìm hãm đất nước thì tại sao nhất quyết phải đi theo?
Đơn cử thì mô hình kinh tế quốc doanh tàn phá
bao nhiêu nguồn lực của đất nước nếu là nước khác thì người ta đã bỏ từ đời nào
rồi chứ không như Việt Nam không bỏ được vì nếu bỏ thì còn gì là kinh tế xã
hội chủ nghĩa.
Cũng vậy, trong quá khứ nếu Đảng không đặt
nặng đấu tranh giai cấp thì đã không bị che mờ mắt không còn thấy lợi ích của
đất nước đâu nữa.
Chẳng hạn Đảng sẽ cân nhắc hơn khi quyết định
đẩy dân tộc vào lò lửa chiến tranh, hy sinh xương máu hàng triệu đồng bào cả
hai miền, làm hao tổn bao nhiêu nguyên khí, làm đất nước thụt lùi bao nhiêu năm
để chiến đấu cho hai phe ý thức hệ còn người ta đứng sau cấp vũ khí tiền bạc
cho dân mình đánh nhau.
Chẳng hạn Đảng sẽ tỉnh táo thấy chủ quyền lãnh
thổ quan trọng hơn là ý thức hệ, không vì 'tình hữu nghị' mà sập bẫy Trung
Quốc trong vụ công thư năm 1958 để bây giờ phải xử lý hết sức khó khăn.
Chẳng hạn sau chiến thắng năm 1975 Đảng sẽ nghĩ
đến tương lai dân tộc không vì cái kiêu hãnh giai cấp mà đẩy hàng triệu người
dân miền Nam vào các trại cải tạo, các khu kinh tế mới thậm chí mất mạng trên
biển khơi để hận thù hằn sâu trong lòng dân tộc đến tận bây giờ.
Ông Đặng Tiểu Bình có đường lối ngoại giao thực
dụng
Rõ ràng cùng là Đảng Cộng sản nhưng người Trung
Quốc họ nghĩ lớn hơn. Họ đặt lợi ích quốc gia là tối thượng còn ý thức hệ chỉ
là con bài để lợi dụng Việt Nam mà thôi.
Chính vì vậy họ mới gài bẫy Việt Nam hồi năm
1958 để hỗ trợ cho tham vọng Biển Đông của họ về sau. Và kể từ chủ trương 'mèo
trắng mèo đen' thì họ đã từ bỏ con đường kinh tế xã hội chủ nghĩa. Giờ đây với
'Trung Hoa mộng' họ đang mơ trở lại thời kỳ mà Trung Quốc đúng nghĩa là quốc
gia trung tâm thế giới. 'Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc' chỉ còn là cái
vỏ cho Đảng của họ cầm quyền mà thôi.
Trong hoàn cảnh như vậy nếu Đảng ở Việt Nam
vẫn đặt lợi ích của Đảng lên trên lợi ích dân tộc, vẫn còn mơ hồ con đường
chủ nghĩa xã hội, tức là vẫn chỉ thấy cái nhỏ mà không nghĩ được cái lớn, thì
Việt Nam sẽ mãi là một dân tộc nhược tiểu, đất nước không bứt phá được và sẽ
luôn bị người ta hiếp đáp.
Tấm gương lịch sử
Tấm gương người xưa vẫn còn chói rạng. Thái hậu
Dương Vân Nga hy sinh ngai vàng của con trao quyền lực cho người có tài cứu
nước. Đức Vua Trần Nhân Tông sau khi thắng giặc Nguyên-Mông bỏ qua chuyện cũ
lấy lượng bao dung mà hòa giải dân tộc.
Và tổ tiên người Việt cũng không ít những người
nghĩ lớn. Đức Vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long là nghĩ 'đến muôn đời'. Danh
thần Nguyễn Trãi đã dạy 'trồng cây Đức để con ăn'.
Quan chức thời nay chỉ thấy tiền tài vật chất.
Nhiều người chỉ vơ vét thật nhiều chứ biết đâu 'trồng cây Đức' mới là đại kế
cho con cháu về sau.
Của cải tích trữ như núi ngồi ăn cũng lở, tiền
tài gom góp chết có mang theo được không? Quan trọng là có khả năng thì phấn
đấu làm lợi cho dân cho nước để lập công đức cho đời. Chứ còn vì lòng tham của
bản thân mà đục khoét phá hoại thì hưởng thụ được bao nhiêu để bị muôn người
chửi rủa.
Vấn đề là nếu con người ta thấy hại thì ai mà
làm. Nhưng vì họ không nhìn ra hại để tránh mà chỉ thấy lợi nên ham.
Và nếu nghĩ nhỏ đã thấm vào máu của người Việt
rồi thì khó sửa lắm. Có điều nếu dân trí người dân nâng cao thì tầm nhìn của họ
cũng mở rộng hơn. Cho nên mong chờ các thế hệ sau trong điều kiện giáo dục
tốt hơn sẽ nghĩ lớn hơn người đi trước.
Điều tối quan trọng là người lãnh đạo phải nghĩ
lớn hơn, phải thoát ra khỏi sự ràng buộc về tư tưởng để lấy lợi ích của dân
của nước làm trọng. Từ đó mới thấy được cái gì có lợi cho dân thì làm và cái gì
có hại thì quyết phải tránh.
Người dân VN đang
phải 'trả giá' về thủy điện
9 tháng 1 2015 Cập nhật lúc 20:42 ICT
Giải quyết hậu quả của các dự án thủy điện với
nông nghiệp, nông dân và nông thôn đang là 'món nợ' của nhà nước với dân, theo
chuyên gia chính sách từ Việt Nam.
Trao đổi với BBC hôm 09/01/2015, nhà nghiên cứu
chính sách công Phạm Quý Thọ từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng Việt Nam hiện
đang phải 'trả giá' trong lĩnh vực năng lượng do việc 'tăng trưởng nóng' từ
phát triển 'tùy tiện' các dự án thủy điện, thủy lợi trong cả nước nhiều năm
qua.
Ông nói: "Đây là một vấn đề rất là lớn,
thậm chí Quốc hội đã nhiều lần chất vấn Chính phủ về vấn đề này.
"Đây là một món nợ lớn của Chính phủ đối
với Quốc hội và đối với nhân dân về thủy lợi và thủy điện.
PGS Phạm Quý Thọ nói việc giải quyết hậu quả các
dự án thủy điện đang là một 'món nợ' với dân.
"Vì người ta đã thấy rất nhiều công trình
thủy lợi, thủy điện đang có những ảnh hưởng rất xấu về môi trường, dân sinh,
rồi về sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp.
"Vì sao lại có vấn đề này? Theo chúng tôi
là đã có một thời gian chúng ta tăng trưởng nóng. Tức là tất cả nhà nhà làm
thủy điện, người người làm thủy điện.
"Cho nên ai chạy được các dự án cấp trung
ương thì chạy ra trung ương, còn ai mà làm dự án cấp địa phương thì làm cấp địa
phương mà không có những tính toán kỹ lưỡng về môi trường, rồi về nhân sinh
cũng như rất nhiều vấn đề khác.
"Cho đến nay rất nhiều công trình vẫn còn
bỏ hoang và có những cái đương xây dở dang thì xuống cấp nghiêm trọng. Đây là
một vấn đề rất lớn mà có lẽ nó để lại hậu quả không chỉ trong độ mấy năm, mà có
lẽ là một thời kỳ dài nữa, kinh tế cũng như xã hội Việt Nam là phải chịu hậu
quả này."
'Ai phải chịu trách nhiệm?'
Phó Giáo sư Thọ cho rằng có ba cơ quan phải chịu
trách nhiệm chính đối với các dự án vốn gây xáo trộn dân sinh, phá hoại môi
trường và để lại nhiều hậu quả kinh tế, xã hội nghiêm trọng.
Có mấy cơ quan chịu trách nhiệm, mà người ta
đương đưa ra. Trước hết là người ta nói đến Bộ Công thương, mà trực tiếp ông Bộ
trưởng đấy phải giải trình.Thứ hai là Bộ Nông nghiệp, bởi vì trong đền bù thì
nó liên quan đến đất lâm nghiệp rồi đất rừng, tái tạo lại nhưng rồi cũng không
làmPGS. TS. Phạm Quý Thọ
"Thế còn trách nhiệm là ai thì hiện nay có
mấy cơ quan chịu trách nhiệm, mà người ta đương đưa ra. Trước hết là người ta
nói đến Bộ Công thương, mà trực tiếp ông Bộ trưởng đấy phải giải trình.
"Thứ hai là Bộ Nông nghiệp, bởi vì trong
đền bù thì nó liên quan đến đất lâm nghiệp rồi đất rừng, tái tạo lại nhưng rồi
cũng không làm.
"Thứ ba nữa là các Ủy ban Nhân dân các cấp
có lẽ là vì quyền lợi của địa phương mà người ta cũng cấp phép rất nhiều, đặc
biệt là những nơi có những độ dốc lớn thí dụ như là miền Trung, thí dụ như là
miền Bắc Việt Nam, hoặc thậm chí là vùng Tây Nguyên.
"Rồi người ta nói đến những vấn đề xã hội,
cái tác động vấn đề xã hội, đặc biệt là vấn đề dân sinh, các dự án này không
làm thỏa đáng cái đền bù cho người dân... như cơ sở vật chất.
"Thậm chí những dự án lớn như Thủy điện Lai
Châu của nhà nước tập trung như thế nhưng cũng không làm cho người dân yên tâm,
mà đến nay rất nhiều dự án vẫn chưa hoàn chỉnh."
Trong cuộc trao đổi với BBC hôm 09/01/2015, PGS.
TS. Phạm Quý Thọ cũng bình luận về các bài học về hoạch định, thực hiện chính
sách mà trước mắt để giải quyết hậu quả và về lâu dài là để tránh lặp lại các
cách làm không tốt.
Ông cũng đề cập tới một số vấn đề liên quan tới
có nên làm hay không 'năng lượng nguyên tử' ở Việt Nam và nhìn chung cần quan
tâm điều gì nhất khi ra các quyết định chính sách trong lĩnh vực năng lượng và
phát triển này.
'Phải tăng chế
tài với dự án lấy đất của dân'
10 tháng 1 2015 Cập nhật
lúc 22:43 ICT
Nhà nước Việt Nam phải bắt buộc các 'dự án lấy
đất của dân' dù là dưới danh nghĩa nhà nước hay nhà đầu tư tư nhân, hay bất cứ
ai, phải 'cam kết và đóng kinh phí' vào quỹ an sinh xã hội và quỹ chống rủi ro
với địa phương, theo nhà nghiên cứu chính sách cộng đồng từ trong nước.
Trao đổi với BBC hôm 09/1/2015, Tiến sỹ Trần
Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD)
thuộc Vusta cho rằng dù là dự án thủy điện, thủy lợi, điện nguyên tử, hay sân
gôn, hoặc phát triển khu du lịch, đô thị mới v.v..., hễ 'lấy đất' của người
dân, thì phải có cam kết và thực hiện cam kết chống rủi ro và đảm bảo an sinh
xã hội cho người dân, địa phương và các đối tượng bị ảnh hưởng.
Ông nói: "Đã có chữ nhà nước tham gia vào
thì vấn đề an sinh xã hội phải được đặt ra, để về sau này chúng tôi cho rằng
phải tiến đến một vấn đề về luật, để đảm bảo đưa vào một cách chặt chẽ.
"Nhưng rõ ràng rằng khi người dân bị ảnh
hưởng, nhất là các đối tượng bị ảnh hưởng trong dự án như thế thì dự án đó phải
có trách nhiệm đóng góp cho quỹ An sinh Xã hội để đảm bảo cho người dân khi
sinh kế sau này bị ảnh hưởng, thì Nhà nước phải lấy nguồn đã đóng của dự án
(chi) cho vấn đề an sinh xã hội đó để đảm bảo vấn đề đời sống của người dân.
Bắt buộc các dự án phải có một khoản kinh phí
ban đầu đóng vào quỹ An sinh Xã hội, để đảm bảo cho các đối tượng người dân bị
mất đất đai... Nếu làm được như thế thì có thể giảm thiểu được ảnh hưởng tiêu
cực đến đời sống của người dânTiến sỹ Trần Tuấn (Vusta)
"Như thế là có thể là về mặt chính sách
trong thời gian tới đây là bắt buộc các dự án phải có một khoản kinh phí ban
đầu đóng vào quỹ An sinh Xã hội, để đảm bảo cho các đối tượng người dân bị mất
đất đai. Và tôi nghĩ rằng nếu mà làm được như thế thì có thể giảm thiểu được
cái phần gọi là ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân khi mà các dự án
triển khai, đặc biệt là các dự án tư nhân."
Về trách nhiệm của các nhà đầu tư với các địa
phương nếu và khi gây ra, để lại các hậu quả từ các dự án năng lượng, thủy
điện, thủy lợi v.v..., nhà nghiên cứu chính sách cộng đồng nêu quan điểm:
"Khi họ dừng dự án, thậm chí khi họ phá sản
đi nữa, thì cái để lại hậu quả là vấn đề môi trường... Và cái môi trường ảnh
hưởng trực tiếp ngay là các địa phương mà nơi có dự án.
"Thế thì đây là một vấn đề thể hiện rằng
trong thời gian vừa qua, các dự án đã làm, chúng ta không có được một cái đánh
giá tiền khả thi đúng nghĩa, tức là một cách khách quan và khoa học.
"Đồng thời giữa các bên tham gia, trong đó
kể cả chính quyền địa phương, một là có thể thiếu hiểu biết, do thiếu hiểu
biết, hai là không được thông tin một cách đầy đủ, về tính trước những rủi ro
có thể xảy ra đối với dự án trong trường hợp đó," nhà nghiên cứu chính
sách cộng đồng nói với BBC.
Chỉ là chi mộ có chi mô
Biển
Đông : Bắc Kinh lập lực lượng bán vũ trang ở Tam Sa
Tam Sa (tên gọi của
Trung Quốc) nằm trong quần đảo Hoàng Sa (DR)
Theo báo Đài Loan Want China Times, số ra ngày hôm nay,
11/01/2015, trích dẫn Báo Kinh tế Hồng Kông, bất chấp sự phản đối của Việt Nam,
chính quyền Bắc Kinh, vào ngày 06/01 vừa qua, đã cho thành lập một ban chỉ huy
dân quân vũ trang nhằm hỗ trợ cho các đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc tại
Biển Đông.
Chính quyền Tam Sa, mà Bắc Kinh thành lập năm 2012, tại đảo Phú
Lâm, Hoàng Sa, đã quyết định thành lập ban dân quân vũ trang này, với nhiệm vụ
là củng cố hoạt động quản lý và các đòi hỏi lãnh thổ tại vùng biển đang có
tranh chấp, đồng thời, tiến hành huấn luyện, cung cấp các thiết bị quân sự cho
các tàu cá có vũ trang.
Ngay sau lễ khai trương ban chỉ huy dân quân, một cuộc tập trận
được tiến hành và kéo dài trong 7 ngày với sự tham gia của lực lượng tuần
duyên, dân quân vũ trang địa phương và lực lượng ngư chính. Khi cần, lực lượng
dân quân vũ trang này cũng có thể được huy động tham gia các hoạt động cứu hộ,
cứu nạn trong khu vực.
Hiện nay, quân đội Trung Quốc đã có ba đơn vị đồn trú trong khu
vực dưới sự quản lý của chính quyền Tam Sa.
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, ngày 08/01, chính phủ Việt Nam đã phản đối quyết định nói trên của Trung Quốc và coi hành động này của Bắc Kinh là vi phạm Tuyên bố chung về ứng xử tại Biển Đông năm 2002 mà Trung Quốc đã ký kết với Hiệp hội các nước Đông Nam Á –ASEAN.
Trong thời gian qua, Trung Quốc gia tăng sự hiện diện tại Biển
Đông để củng cố các đòi hỏi chủ quyền, lãnh thổ. Ngoài việc xây dựng một đường
băng và cảng, Trung Quốc đã hoàn tất một cơ sở kiên cố ở Đá Chữ Thập (Trung
Quốc gọi là Vĩnh Thử đảo) trong vùng quần đảo Trường Sa.
Các đảo này có thể được cải tạo, xây dựng thành những căn cứ
quân sự mà Trung Quốc sẽ sử dụng để bảo vệ và hỗ trợ cho các hoạt động thăm dò,
khai thác dầu khí tại những vùng biển đang có tranh chấp.
Chính phủ Việt Nam đang ‘dâng’ nền kinh tế nước
nhà cho Trung Quốc?
Xe chở hàng hóa từ Trung Quốc tại cửa khẩu Tân Thanh ở Việt Nam.
·
·
·
Tin
liên hệ
04.01.2015
Năm 2014 khép lại trong bối cảnh bức tranh kinh tế nước nhà vẫn
nham nhở với sự lấn át của những mảng màu u tối: gần 68.000 doanh nghiệp Việt
Nam giải thể hoặc ngưng hoạt động, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong
khi cả năm 2014 chỉ có gần 75.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 2,7%
so với năm ngoái; cả ngành công nghiệp không có lấy một doanh nghiệp nào làm
được con ốc vít cho ra hồn;
năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/18 Singapore, 1/6
Malaysia và 1/3 Thái Lan & Trung Quốc; v.v.
Đặc biệt, trong khi các phương tiện truyền thông nhà nước và quan
chức chính phủ tỏ ra hoan hỉ trước “thành tích” tăng trưởng vượt chỉ tiêu đề ra
(5,93% so với 5,8%) và con số nhập siêu 2 tỷ USD thì người ta dường như lại cố
tình bỏ qua một sự thật nhức nhối mà lẽ ra phải được báo động ở mức thảm hoạ –
đó là tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc.
Cách đây đúng một năm, tác giả bài viết này đã có bài phân tích
trên VOA với tiêu đề
“Nhập siêu từ Trung Quốc: Cấp độ báo động ngày càng lớn và những cái tai ngày
càng điếc”.
Một năm sau, điều mà tác giả từng gióng lên hồi chuông báo động
trên đây lại càng… đáng báo động: Trong khi tốc độ gia tăng xuất khẩu sang
Trung Quốc chỉ tăng 13% thì
tốc độ gia tăng nhập khẩu từ Trung Quốc lại tăng đến 18%; hệ quả là tỷ trọng
kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới29,5% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 1,5 % so với năm
2013. (Lưu ý: Mặc dù xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 13% song tỷ trọng xuất khẩu
sang Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2014 vẫn chỉ chiếm 9,9% như
năm ngoái, và gần như không thay đổi kể từ năm 2000 đến nay.)
Đồ thị: Tỷ trọng XNK giữa Việt Nam – Trung Quốc
trong tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu (KNXNK) của Việt Nam năm 2000–2014
Sau 10 năm kể từ khi bài toán nhập siêu từ
Trung Quốc lần đầu tiên được công luận đặt ra một cách nghiêm túc, tình hình
vẫn diễn ra theo chiều hướng ngày càng tồi tệ, năm sau xấu hơn năm trước, tỷ
trọng nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ mức 9,2% năm 2000 đã
lên đến mức báo động đỏ 29,5% năm
2014.
Dĩ nhiên, số liệu thống kê ở đây còn chưa tính đến lượng hàng hoá
nhập lậu từ Trung Quốc, vốn tràn lan trên thị trường và
vượt ra ngoài tầm kiểm soát của những “đội quân tham nhũng” mang tên “hải
quan”, “biên phòng”, “cảnh sát kinh tế” hay “quản lý thị trường”.
Cứ đà này thì chỉ vài năm nữa thôi, nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ
chiếm phần lớn tổng kim ngạch nhập khẩu; hàng hoá “made in China”, vốn đa phần
độc hại và chất lượng thấp, sẽ bóp chết nền sản xuất trong nước.
Như vậy, cùng với thực tế hàng hoá Trung Quốc ngày càng tràn ngập thị trường Việt
Nam, hoạt động buôn lậu hàng hoá từ Trung Quốc về Việt Namngày một phổ biến, tình
trạng hầu hết các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc, làn
sóng doanh nghiệp Trung Quốcthâu tóm doanh nghiệp Việt
Nam, hiện tượng các nhà đầu tư Trung Quốcsăn lùng bất động sản Việt
Nam, vấn nạn người lao động Trung Quốc nhan nhản trên khắp lãnh thổ Việt
Nam, chúng ta đã có thể khẳng định chắc nịch ngay từ bây giờ rằng: Chính phủ
Việt Nam đang hai tay “dâng” nền kinh tế nước nhà cho Trung Quốc./.
***Tham khảo:
1) VN: Doanh nghiệp đóng cửa ở mức kỷ
lục (BBC | 30.12.2014)
2) Cầm Văn Kình – Doanh
nghiệp Việt "nóng mặt" vì không làm nổi ốc vít (Tuổi Trẻ |
2.11.2014)
3) Phương Linh – Những thăng trầm của kinh tế Việt
Nam 2014(VnExpress | 31.12.2014)
4) Lê Anh Hùng – Nhập siêu từ Trung Quốc: Cấp độ báo
động ngày càng lớn và những cái tai ngày càng điếc (VOA |
3.1.2014)
5) Nguyên Hà – Việt Nam vẫn xuất nhiều nhất sang
Mỹ, nhập nhiều nhất từ Trung Quốc (VnEconomy | 28.12.2014)
6) Cách nào để giảm nhập siêu (Tiền
Phong | 8.9.2005)
7) Tú Uyên – Hàng
lậu Trung Quốc lại lộng hành (Pháp luật | 31.12.2014)
8) Vĩ Thanh – Hàng Trung Quốc vẫn tràn ngập thị
trường Việt Nam(Sống Mới | 11.5.2014)
9) Tư Hoàng – Hàng lậu từ Trung Quốc “gây đổ vỡ
sản xuất trong nước” (Thời báo Kinh tế Sài Gòn | 29.12.2014)
10) Thành Trung – Error!
Hyperlink reference not valid. (Dân Trí | 24.4.2012)
11) Vũ Lê – Nhà đầu tư Trung Quốc săn bất động
sản Việt Nam(VnExpress | 31.8.2014)
12) Nam Nguyên – Lao động Trung Quốc ở Vũng Áng đủ
lập 2 sư đoàn (RFA | 27.8.2014)
14
hrs ·
Nguyễn Thanh Phượng, Con
gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa thi đậu quốc tịch Mỹ. Lại thêm 1 khúc ruột
ngàn dặm mới từ giã thiên đường CS..
Đảng CSVN Làm sao bảo vệ nổi Chủ nghĩa Mác Lê đã như cái xác
chết thối rữa?
No comments:
Post a Comment