Bộ
đội CS Việt Nam 'thua bộ đội CS Trung Quốc 20 bậc' (vậy
mà đảng vc khoe đứng đầu thế giới đánh thắng 2 đế quốc!)
- 27 tháng 1 2015
·
Đảng Cộng
Sản Việt Nam đang tan rã (P.1: Mâu thuẩn trong nền tảng lý thuyết)
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Bộ đội XHCN Trung Quốc đứng thứ ba, bộ đội XHCN
Việt Nam đứng thứ 23
Việt Nam đang nghiên cứu việc kéo dài độ tuổi
thực hiện nghĩa vụ quân sự từ 25 tới 27 tuổi để đảm bảo những người có trình độ
đại học vẫn có thể tham gia quân đội.
Điều này còn nhằm tăng chất lượng binh lính của
Quân đội Nhân dân trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông tăng cao trong thời
gian gần đây.
Việt Nam cũng bỏ ra nhiều tỷ đô la đầu tư vào
mua sắm tàu ngầm cùng các dịch vụ phụ trợ từ Nga và người ta có thể thấy bóng
dáng các tàu này trong video giới thiệu về quân đội Việt Nam nhân 70
năm thành lập hồi tháng 12 năm 2014.
Câu hỏi đặt ra là quân đội Việt Nam được quốc tế
đánh giá thế nào.
Cũng hồi cuối năm ngoái trang Business Insider
đã dựa vào một loạt các thống kê quân sự để đưa ra đánh giá về thực lực quân
đội các nước.
Các thống kê được trích dẫn không tính tới kho
vũ khí hạt nhân và cũng không hạ điểm những nước không có biển và vì thế không
có hải quân.
Theo Business Insider, quân đội Trung Quốc có số binh
lính lớn nhất thế giới với hơn 2,2 triệu người đang tại ngũ.
Trung Quốc có một hàng không mẫu hạm so với 10
của Hoa Kỳ
Trung Quốc đứng thứ nhì về chi tiêu quân sự ở
mức 126 tỷ và đứng thứ ba về sức mạnh quân sự sau Mỹ và Nga ở đầu bảng.
Việt Nam với hơn 400.000 quân và 3,3 tỷ đô la
ngân sách quân sự xếp thứ 23 trong số 35 quân đội hùng mạnh nhất trên thế giới,
trên các nước như Hà Lan, Tây Ban Nha và Bắc Triều Tiên.
Trong số các nước ASEAN có mặt trong danh sách,
Indonesia trên Việt Nam bốn bậc ở vị trí 19 và Thái Lan kém Việt Nam một bậc
đứng thứ 24.
Các nước khác có tranh chấp biển đảo ở châu Á
Thái Bình Dương xuất hiện trong danh sách là Hàn Quốc (đứng thứ 9), Nhật Bản
(thứ 10) và Đài Loan (thứ 17).
Hoa Kỳ mạnh nhất
Quân đội Hoa Kỳ với ngân sách lớn nhất thế giới,
hơn 612 tỷ đô la, đứng đầu danh sách quân đội mạnh, theo sau là Nga.
Tranh chấp biển đảo
Sức mạnh các nước có tranh chấp biển đảo
- Trung Quốc 3
- Hàn Quốc 9
- Nhật Bản 10
- Indonesia 19
- Việt Nam 23
- Bắc Hàn 35
Sau Trung Quốc ở vị trí thứ ba là Ấn Độ đứng thứ
tư và Anh ở vị trí thứ năm.
Xếp ở các vị trí sáu, bảy và tám là Pháp, Đức và
Thổ Nhĩ Kỳ.
Business Insider nói hàng không mẫu hạm có vai
trò quan trọng và chỉ có rất ít nước sở hữu vũ khí này.
Họ nhận xét: "Hàng không mẫu hạm đóng góp
đáng kể cho sức mạnh toàn diện của quân đội mỗi nước.
"Những con tàu khổng lồ này cho phép các
quốc gia mang sức mạnh vượt biên giới và ra phạm vi toàn cầu.
"Chúng là những căn cứ hải quân và không
quân di động. Hàng không mẫu hạm còn mang theo khí cụ bay vốn thay đổi căn bản
việc do thám trên toàn cầu."
Business Insider cũng nói Bắc Triều Tiên không
mạnh như người ta tưởng vì hầu hết trong số 78 tàu ngầm của họ đã lạc hậu và
không còn sử dụng được.
Trang này cũng nói số liệu mà họ dùng được cập
nhật tới tháng Tư năm 2014 và theo đó Việt Nam chỉ có một tàu ngầm.
Thực tế, Việt Nam đã nhận ba trong tổng số sáu
tàu ngầm hạng kilo đặt từ Nga tính tới cuối năm 2014.
Gần đây cũng có tranh luận về số tướng lĩnh tại
ngũ trong Quân đội Việt Nam.
Việt Nam hiện có 489 tướng, theo theo thống kê
của Quốc hội mà trang infonet.vn đăng tải, đông hơn hẳn so với con sô khoảng
190 tướng của Trung Quốc, 200 tướng của Anh và 300 tướng của Hoa Kỳ.
'CA CS Việt Nam được lập
nhà tù trong nhà tù ở VN?'
- 7 giờ trước
Blogger Điều Cày nói 'một số tù nhân chính trị ở
Việt Nam đang tuyệt thực để phản đối chế độ giam giữ.'
Chính quyền Việt Nam đã đang cho phép công an,
an ninh lập 'nhà tù trong nhà tù' ở Việt Nam một cách 'trái pháp luật' trong cả
nước, khiến các quyền con người của tù nhân chính trị càng thêm bị 'xâm phạm',
theo Blogger - Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.
Trao đổi với Bàn tròn của BBC Việt ngữ tuần này
nhân Việt Nam và Hoa Kỳ đánh dấu tròn 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại
giao, nhà báo tự do, cựu tù nhân chính trị từng kinh qua hơn một chục nhà tù
khác nhau ở Việt Nam trước khi được phóng thích và đưa sang Hoa Kỳ, nói:
"Như tôi trong vai trò của một blogger và
một tù nhân chính trị ở trong nước, tôi đã đi qua 11 nhà tù và tôi hiểu rằng ở
trong các nhà tù ở Việt Nam hiện nay, họ đang quản trị nhà tù trên các thông
tư, các văn bản dưới luật, chứ không theo luật."
Ông Hải đề cập trường hợp Thông tư số
37/2011/TT-BCA ngày 03/6/2011 của Bộ Công an quy định về "phân loại và
giam giữ phạm nhân theo loại".
Cụ thể Thông tư 37 của Bộ Công an VN là hiện
đang triển khai hàng loạt các nhà tù an ninh mà thực chất là những nhà tù ở
trong nhà tù. Và các tù nhân chính trị không được hưởng các quyền lợi, những
chế độ đã được ghi trong Hiến pháp, ghi trong luật thi hành án hình sựBlogger
Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải
Ông nói: "Cụ thể Thông tư 37 của Bộ Công an
Việt Nam là hiện đang triển khai hàng loạt các nhà tù an ninh mà thực chất là
những nhà tù ở trong nhà tù. Và các tù nhân chính trị không được hưởng các
quyền lợi, những chế độ đã được ghi trong Hiến pháp, ghi trong luật thi hành án
hình sự.
"Bởi vì Thông tư 37 của Bộ Công an đã tước
đoạt đi tất cả và gần đây nhất các tù nhân ở trại giam Xuyên Mộc, bốn người
trong đó đang tuyệt thực để phản đối chế độ giam giữ.
"Chúng ta biết rằng trong chế độ tạm giam,
người tù đã ở trong phòng giam, nhưng hết thời gian tạm giam, đã ra trại giam,
là người ta sống một cuộc sống hàng chục năm như vậy, thì lại bị nhốt như trong
tạm giam, đấy là chế độ mà trại giam Xuyên Môc đang áp dụng.
"Tôi cũng chính là người đã từng ở trong
trại giam Xuyên Mộc và tôi biết những hình thức giam giữ ở trại giam Xuyên Mộc
như thế nào.
'Mong muốn với quốc tế'
Nhà báo tự do và blogger tranh đấu cho dân chủ,
nhân quyền từng bị chính quyền Việt Nam bỏ tù trong 7 năm với hai bản án kế
tiếp nhau từ năm 2008, nhân dịp này nêu hai mong muốn đối với cộng đồng quốc tế
liên quan tới hồ sơ nhân quyền ở Việt Nam.
Blogger Điếu Cày cho rằng Việt Nam đang có các
'nhà tù trong nhà tù' ở nhiều nơi.
Ông nói: "Tôi cũng mong muốn cộng đồng quốc
tế, khi nói đến nhân quyền ở Việt Nam, phải nhìn vào hàng chục văn bản dưới
luật có nội dung trái luật đang tước đi những quyền lợi của người dân Việt Nam.
"Chứ không phải chỉ nhìn vào những điều ở
trong Hiến pháp, ở trong luật mà khi cộng đồng quốc tế gây sức ép, lên án thì
họ (chính quyền VN) bắt đầu đưa những điều khoản đó vào trong luật.
"Nhưng thực tế có được thực thi hay không
thì phải xem những văn bản dưới luật đã tước đi những gì? Tất cả những thông tư
liên bộ của Bộ Công an, của truyền thông, của giáo dục, liên quan đến vấn đề
giam giữ tù nhân ở Việt Nam, nó đang tước đoạt đi tất cả những quyền đó.
"Và chúng tôi muốn rằng cộng đồng quốc tế
phải nhìn rõ bản chất của việc xây dựng pháp luật ở Việt Nam, đó là ở Việt Nam,
bộ ngành nào quản lý lĩnh vực nào, thì bộ ngành đó soạn thảo và ban hành luật
đó, còn Quốc hội chỉ là nơi xem xét thông qua.
Tôi cũng mong muốn cộng đồng quốc tế, khi nói
đến nhân quyền ở Việt Nam, phải nhìn vào hàng chục văn bản dưới luật có nội
dung trái luật đang tước đi những quyền lợi của người dân VNBlogger Điếu Cày -
Nguyễn Văn Hải
"Nhưng bất kỳ bộ luật nào cũng thòng thêm
một câu rằng 'giao cho Chính phủ thi hành chi tiết luật này, bộ đó sẽ tiếp tục
xây dựng thông tư, xây dựng nghị định và cuối cùng là xây dựng thông tư. Nói
trắng ra, họ tự ban hành luật để họ thi hành luật.
"Cho nên vấn đề nhân quyền ở Việt Nam rất
là trầm trọng và những cam kết đó phải được sửa đổi," blogger Điếu Cày -
Nguyễn Văn Hải nói với Bàn tròn về bang giao Việt - Mỹ.
'Không tránh khỏi mâu thuẫn'
Bình luận ý kiến này của blogger Điếu Cày, PGS.
TS. Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, thuộc Viện Hàn lâm Khoa
học Xã hội Việt Nam nêu nói:
"Việt Nam mới bước vào kinh tế thị trường
mới chỉ khoảng 20 năm nay thôi, trước đó Việt Nam có thể nói có một nền kinh tế
hết sức lạc hậu, rồi lại trải qua rất nhiều năm chiến tranh, và sau đó một thời
gian về chế độ bao cấp.
PGS. TS. Cù Chí Lợi nói nhiều thể chế ở VN như
xã hội dân sự, kinh tế thị trường và pháp luật 'gần như chưa có'.
"Thực ra những xã hội dân sự hay những thể
chế kinh tế thị trường, hoặc những thể chế pháp luật của Việt Nam là gần như
chưa có. Cho nên trong hai năm vừa qua đã có những nỗ lực, đã có những cố gắng
ban hành những luật, rồi cụ thể hóa thành những văn bản.
"Tôi nghĩ rằng về mặt kinh nghiệm hoặc là
những kiến thức quản trị xã hội của Việt Nam vẫn còn tương đối nghèo, nếu mà
nhìn các xã hội khác, nhìn các nước phương Tây, họ đã có vài trăm năm phát
triển.
"Và trên cơ sở kinh nghiệm đó, người ta đã
hiểu rất rõ về quản trị xã hội như thế nào, hình thành những luật lệ thế nào
cho nó thực sự phù hợp, thì tôi nghĩ Việt Nam mới bước vào một không gian như
thế, trong thời gian 20 năm vừa qua thôi, cho nên không tránh khỏi sự mâu thuẫn
của luật nọ với luật kia, cũng như luật, những mâu thuẫn của những quy định cụ
thể.
"Tất nhiên, quá trình này sẽ được từng bước
điều chỉnh và thay đổi, tôi đồng ý rằng có những mâu thuẫn, thế nhưng tôi cho
rằng nhìn về tổng thể và nói chung là những nỗ lực, thì cũng đang hướng vào.
VN mới bước vào một không gian như thế, trong
thời gian 20 năm vừa qua thôi, cho nên không tránh khỏi sự mâu thuẫn của luật
nọ với luật kia, cũng như luật, những mâu thuẫn của những quy định cụ thểPGS.
TS. Cù Chí Lợi
"Vấn đề là làm sao xây dựng được một nhà
nước pháp quyền, những văn bản pháp luật cho nó thực sự là phù hợp hơn, thì tôi
cho rằng đây là những vấn đề mà Việt Nam cũng phải nỗ lực rất nhiều," ông
Lợi nói.
'Cần qua một thời gian'
Quan chức nghiên cứu cho rằng Việt Nam cần có
thời gian để 'hoàn chỉnh, điều chỉnh' luật pháp trong vấn đề 'quản lý xã hội'
do Việt Nam còn có ít kinh nghiệm.
Phó Giáo sư Cù Chì Lợi nói: "Nhưng nhìn một
cách tổng thể, nó đã có những thay đổi, có những bước phát triển, ví dụ sang
kinh tế thị trường, nó vẫn còn nhiều những văn bản cần phải điều chỉnh nữa, thế
nhưng mà đã có những bước tiến ít nhiều.
"Còn trong quản lý xã hội, thì chắc chắn
Việt Nam còn phải học hỏi rất nhiều và cũng cần phải qua một thời gian mà mới
có những bộ luật thực sự hoàn chỉnh.
"Tất nhiên tôi phải thừa nhận có những quan
điểm ở trong vấn đề này, thế nhưng tôi cho rằng nền tảng cơ bản của Việt Nam,
một xã hội quản trị bằng pháp luật là ở Việt Nam chưa có kinh nghiệm nhiều lắm.
null
"Cho nên không tránh khỏi những khó khăn
nọ, có những mâu thuẫn giữa những luật và những quy định cụ thể, thì tôi cho
rằng là đây là một lĩnh vực của Việt Nam cũng đang ưu tiên trong sự phát triển
đó," ông Lợi nói.
'Không thể có khác biệt'
Trước đó, nhà nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa
học Xã hội Việt Nam cũng thừa nhận hồ sơ dân chủ - nhân quyền vẫn còn là một
trong những vấn đề, 'trở ngại' chính trong quan hệ Việt - Mỹ, mà ông gọi là
'khác biệt'.
Phó Giáo sư Cù Chí Lợi nói: "Vấn đề về dân
chủ, nhân quyền là một vấn đề có từ lâu rồi, hai bên cũng có những khác biệt về
vấn đề này, nhưng tôi nghĩ rằng là những vấn đề dân chủ, nhân quyền hai bên
cũng đã có những trao đổi."
Bình luận về ý kiến này của ông Lợi, blogger
Điếu Cày nói:
Việt Nam và Mỹ cùng tham gia vào các Công ước
Quốc tế, vì vậy chuẩn mực của công ước quốc tế là cái mà hai bên cùng phải theo
đuổi để đáp ứng vấn đề nhân quyền. Chứ không thể có sự khác biệt vì hai bên đều
là thành viên của các công ước đóBlogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải
"Ở đây vấn đề như anh Lợi có nói vấn đề
khác biệt giữa hai bên về vấn đề nhân quyền, tôi xin nói là Việt Nam và Mỹ cùng
tham gia vào các Công ước Quốc tế, vì vậy chuẩn mực của công ước quốc tế là cái
mà hai bên cùng phải theo đuổi để đáp ứng vấn đề nhân quyền.
"Chứ không thể có sự khác biệt vì hai bên
đều là thành viên của các công ước đó. Còn vấn đề về nhân quyền ở Việt Nam và
đặc biệt là vấn đề xây dựng pháp luật ở Việt Nam, để có một môi trường pháp
luật minh bạch cho người dân, cho cả những nhà đầu tư nước ngoài, kể cả nhà đầu
tư Hoa Kỳ, thì ở Việt Nam, môi trường pháp luật rất kinh khủng...
"Đó là việc hiện nay Việt Nam, chính báo
chí Việt Nam đăng, là đang có hàng chục ngàn văn bản dưới luật có nội dung trái
luật.
"Như vậy, các quyền của người dân, của
doanh nghiệp có thể bị vi phạm bất cứ lúc nào, trong khi các quyền đó được nêu
trong Hiến pháp, trong luật và trong các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham
gia ký kết," từ Hoa Kỳ blogger Điếu Cày đưa ra lời phản biện với quan chức
nghiên cứu tại Việt Nam.
No comments:
Post a Comment