Việt Nam






Sunday, 12 April 2015

TỪ HỒ CHÍ MINH TỚI NGUYỄN PHÚ TRỌNG, CSVN TRƯỚC SAU VẪN BÁN NƯỚC CHO TÀU


 TỪ HỒ CHÍ MINH TỚI NGUYỄN PHÚ TRỌNG,
CSVN TRƯỚC SAU VẪN BÁN NƯỚC CHO TÀU



--
Kính chuyển
MG

 TỪ HỒ CHÍ MINH TỚI NGUYỄN PHÚ TRỌNG,
CSVN TRƯỚC SAU VẪN BÁN NƯỚC CHO TÀU
                                                 MƯỜNG GIANG


Thật ra CSVN theo Tàu cũng đâu có gì lạ, vì mấy chục năm về trước khi vừa cướp được chính quyền vào tháng 9-1945, Hồ Chí Minh và đồng đảng đã thực hiện ngay bước đầu lừa đảo dân tộc và thế giới bằng xảo thuật đưa quân Pháp (mới vào Sài Gòn thay quân Anh-Ấn) ra Bắc thế chân quân Trung Hoa đang giải giới quân Nhật tại đây. Như Trường Chính lúc đó là nhân vật thứ 2 trong cộng đảng VN sau HCM đã viết “ Pháp ra Bắc thế quân Trung Hoa của tướng Lư Hán về nước là mối lợi lớn cho đảng ta, rãnh tay tiêu diệt các đảng phái và lực lượng quân sự của Người Việt Quốc Gia. Pháp ra Bắc tất nhiên phải ký kết và điều đình với đảng ta. Ðó là một công nhận và thắng lợi quốc tế. Pháp tới đây không sớm thì muộn cũng gây hấn và tấn chiếm lại miền Bắc. Ðây là cơ hội để đảng ta đoạt quyền lảnh đạo cả nước trong Mặt Trận Việt Minh chống Tây, mộr cách danh chánh ngôn thuận “.

          Và mọi thu xếp được trôi chảy như kế hoạch của Hồ. Ngày 6-3-1946 Việt Minh và Pháp ký hiệp ước Sơ Bộ, theo đó Pháp thừa nhân nước VN Dân Chủ Cộng Hòa của Hồ và đảng CS. Ngày 18-3-1946 quân Pháp của tướng Leclerc vào Hà Nội với sự tiếp đón mừng rở thắng lợi của tập đoàn HCM trong bước đầu ‘ rước quân Pháp vào đất Bắc để dầy Mã Tổ Hồng Lac ‘.Một bi thảm của lịch sử trong giai đoạn này chứng tỏ tính ưu việt của đảng Hồ, chỉ biết ‘ khôn nhà dại chợ ‘ trong khi thẳng tay bắn giết người Việt QG và để mặc cho Pháp tiến chiếm hết miền Bắc. Cuối cùng ngày 19-12-1946 bùng nổ cuộc chiến Ðông Dương lần thứ I (1946-1954) . Ðây là một cuộc chiến mà theo nhận định của hầu hết các sử gia trên thế giới kể cả Pháp, đều cho là không cần thiết trước phong trào giải phóng các dân tộc nhược tiểu, sau khi thế chiến II kết thúc (1939-1945) đang nở rộ khắp hoàn cầu. Tại Châu Á, các thuộc địa của Anh, Hòa Lan, Hoa Kỳ như Ấn Ðộ, Miến Ðiện, Mã Lai, Singapore, Nam Dương, Phi Luật Tân.. không tốn một giọt máu hay viên đạn, cũng đã được độc lập.

1-Hồ Chí Minh Rước Tàu Ðỏ Vào VN, Trong Cuộc Chiến Ðông Dương Lần Thứ I :

          Sau khi quan hệ ngoại giao Việt-Hoa trở nên xấu từ năm 1976, thi VC đã công bố cái gọi là ‘ Bạch Thư ‘ để gọi là ‘ vạch trần âm mưu bộ mặt phản động của bọn bành trướng Bắc Kinh ‘.VC viết rằng ‘ Tàu đỏ phải tham chiến tại VN vì mối nguy cơ ở mạn Nam do cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp gây ra’. Nhưng cuối cùng VC vẫn không bao giờ dám quên ơn của Trung Cộng đã cung cáp vũ khí và quân trang dụng cho Việt Minh đạt được chiến thắng tại Ðiện Biên Phủ vào năm 1954.

          Ngay từ tháng giêng năm 1949, nhìn rõ được chiến thắng gần kề của Mao tại Hoa Lục, nên HCM đã triệu tập Hội nghị trung ương lần thứ 6, để chuẩn bị đón quân Trung Cộng sắp tới biên giới Hoa-Việt. Do đó không ai ngạc nhiên khi thấy Tàu đỏ là nước đầu công nhận chính phủ của đảng Hồ vào ngày 10-1-1950. Rồi tức khắc Hồ bí mật sang Tàu cầu viện và được Mao thỏa mãn đủ mọi thứ theo đơn xin. Nên từ đó (1950) tới ngày nay, liên tiếp bao chục năm HCM cũng như đảng cộng, phải đời đời nhớ ơn Tàu đỏ, coi ngày 10-1 như là một trong những quốc lễ trọng đại, đánh dấu bước đầu tiên Hồ rước voi Tàu về dầy mã Việt. Ðó là một chân lý không dời đổi của các chóp bu tại Bắc Bộ Phủ, trừ phi CSVN không còn tồn tại nữa ! .

          Nhưng để nhận được viện trợ, HCM đã phải ký với TC một thỏa ước đầu tiên về quân sự, đổi lai Mao cho Hồ mọi thứ tức khắc không cần hoàn trả ‘ như 150.000 vủ khí lấy được của Nhật và 10.000 súng carbin M-1 do Mỹ chế tạo. Tuy nhiên không có của nào là của cho không, nhất là với đàn anh Tàu đỏ, đòi hỏi HCM phải giúp Trung Cộng quét sạch biên giới Hoa Việt để tiêu trừ dùm Mao, số tàn quân của Tưởng Giới Thạch còn trong rừng núi Thập Vạn Ðại Sơn thuộc tỉnh Quảng Tây. Ðây là quân lệnh, nên Hồ phải tức tốc điều động hơn 20.000 bộ đội Việt Minh sang hành quân giúp Tàu đỏ, được che đậy bằng hình thức ‘ huấn luyện quân sự ‘.

          Ðồng thời Mao cử tướng Trần Canh cầm đầu một phái bộ quân sự Tàu đỏ đông đảo tới tổng hành dinh của Việt Minh tại Việt Bắc, để trực tiếp chỉ đạo guồng máy chiến tranh ‘ Việt-Pháp ‘.Sau đó có thêm Vi Quốc Thanh cầm đầu đoàn ‘ cố vấn quân sự ‘ và Lã Quý Ba cầm đầu đoàn ‘ cố vấn chính trị ‘ . Tóm lại qua sự hiện diện đông đảo của cố vấn Tàu và nhiều cán bộ VC từng hoạt động chung với Hồ tại miền Nam Hoa Lục trước đây nên rất thông thạo tiếng Tàu. Tất cả làm thành một mạn lưới chằng chịt ‘ theo Tàu ‘ trực tiếp lãnh đạo CSVN.

          Do đó vào tháng 5-1950, HCM đã ra chỉ thị đặt Liên Khu Ủy Việt Bắc dưới quyền điều động của các cố vấn Trung Cộng. Thật ra không phải đợi tới khi Mao chiếm được Hoa Lục mới giúp đở VM mà là hai bên đã có quan hệ từ trước . Tháng 8-1946 Tàu đỏ cho cán bộ tuyên vận sang giúp Hồ làm công tác tuyên truyền trong giới Hoa kiều sinh sống tại VN. Năm 1947, Mao thành lập đội quân hơn 5000 người hoạt động tại biên giới Hoa Việt, giúp đà cán bộ Việt Minh. Mao còn giúp Hồ mở một cơ sở thương mại tại Vọng Các (Thái Lan) đã đóng cửa năm 1950 khi chuyển về Rangoon (Miến Ðiện), để trực tiếp mua vũ khí Mỹ qua trung gian của Anh và Thái Lan. Số súng đạn này sau đó được gửi bằng tàu thủy tới Bắc Việt. Ðây là nguồn vũ khí quan trọng mà Việt Minh đã sử sụng trong thời kỳ 1947-1950, trước khi Hồ chính thức sang cầu viện Trung Cộng.

          Tháng 6-1950 qua quân lệnh của toàn quyền Tàu đỏ là Vi Quốc Thanh, bộ đội Việt Minh dưới quyền Võ Nguyên Giáp mở chiến dịch biên giới Việt-Hoa, kéo dài từ đông sang tây hơn 300 km. Ðây là thâm ý của Trung Cộng lợi dụng chuyển vận quân dụng tiếp tế cho VM để bắt HCM bỏ ngỏ biên giới Hoa Việt khi quân Pháp rút khỏi Cao Bằng. Từ đó Tàu đỏ tự tung tự tác, lần hồi xua người vào VN và lấn đất, coi hai nước Hoa-Việt chỉ là một, dưới quyền lảnh đạo của Mao Trạch Ðông.

          Trước thất bại nhanh chóng của quân Pháp ở Bắc Kỳ và sự bành trướng xuống Nam Phương một cách ồ ạt lộ liễu của Trung Cộng, bó buộc Mỹ phải nhảy vào vòng chiến bằng cách viện trợ quân sự cho Pháp và Chính phủ Bảo Ðại vào ngày 23-12-1950. Cuộc chiến VN giữa VM và Pháp, bắt đầu từ năm 1951 về sau có thêm TC, Liên Xô, Ðông Âu, Hoa Kỳ tham dự, đã trở thành sự đuơng đầu giữa hai khối Ðông-Tây, nên các sử gia mới gọi là cuộc chiến Ðông Dương lần thứ I (1946-1954).

          Ðầu Hè 1951, TC lại ký thêm với HCM tại Nam Ninh (Quảng Tây) một thỏa ước mới về viện trợ quân sự. Và nơi này đã trở thành một căn cứ tiếp nhận quân viện lớn nhất của VM. Hàng hóa được chuyển bằng xe lửa và xe ô tô tới Việt Bắc liên tục ngày đêm không dứt. Nhưng từ năm 1952, hai bên TC và HCM bắt đầu ký cái gọi là Hiệp Ứớc Trao Ðổi Hàng Hóa. Theo đó, TC cho VM súng đạn, quân trang dụng và HCM trả lại bằng Lâm Sản (các loại gổ quý) cùng các sản phẩm Nông Nghiệp kể cả thuốc phiện sản xuất tại Lào và Bắc Việt.

          Từ năm 1953 TC và Việt Minh đã tiếp cận tại biên giới Việt Hoa tại Hải Ninh tới Thượng Lào. Do đó quân viện càng thêm dễ dàng, mỗi tháng VM nhận từ 3000 - 5000 tấn viện trợ, kể cả các loại súng đại bác và xe vận tải. Nhiều ngàn cố vấn và quân sĩ Hồng quân được gởi tới chiến đấu bên cạnh bộ đội VM gồm đủ quân binh chủng. Chính Hoàng Văn Hoan là người trực tiếp chịu trách nhiệm việc nhận lảnh tiếp liệu cũng như thương thuyết với TC về quân viện.

          Ðầu tháng 12-1953 VM lập đảng ủy và bộ chỉ huy mặt trận Ðiện Biên Phủ do Võ Nguyên Giáp chỉ huy nhưng dưới quyền của Vi Quốc Thanh, cố vấn quân sự của TC. Ðây là một thung lũng ở phía tây Bắc Việt sát biên giới Lào, cách Hà Nội 300 km. Trận chiến tại đây đã chính thức bùng nổ vào ngày 13-3-1954. Theo kế hoạch VM sẽ tấn công Pháp vào ngày 25-1-1954 nhưng Vi Quốc Thanh nói Giáp đã có nhiều khuyết điểm khi bố trí trận địa nên bắt HCM ra lệnh đình chỉ cuộc tấn công. Kể từ đó binh quyền hoàn toàn nằm trong tay Thanh và TC đã thay đổi toàn bộ kế hoạch trước kia của Giáp. Tóm lại Tàu đỏ đã dùng chiến thuật đè người, sử dụng tới 50.000 quân tham chiến + 25.000 trừ bị, áp đảo 13.000 quân Pháp cố thủ trong căn cứ, thật sự chỉ có nữa quân số tác chiến được. Sau 55 ngày đêm giao tranh đẳm máu, đúng  17 giơ 30 ngày 7-5-1954 Ðiện Biên Phủ thất thủ, tướng De Castries và toàn bộ tham mưu đầu hàng, 13.000 quân lớp chết, số còn lại bị bắt làm tù binh.

          Ngày 20-7-1954 hiệp định đình chiến Geneve được ký kết giữa Pháp và VM, có sự tham dự của Nga, Anh và TC. Riêng Hoa Kỳ không ký vào bản hiệp ước. Theo đó VN bị chia thành 2 miền Nam-Bắc lấy con sông Bến Hải (Quảng Trị) tại vĩ tuyến 17 làm giới tuyến. Ngày 10-10-1954 bộ đội VM tiếp thu Hà Nội, quân Pháp và các lực lượng thuộc Quân Ðội QGVN rút về Nam.

2-Hồ Lại Rước Tàu Ðỏ Vào VN Trong Cuộc Chiến Ðông Dương Lần thứ II (1960-1975) :

          Sau ngày chia đôi VN tại vĩ tuyến 17 (20-7-1954), Mỹ thay Pháp đổ quân vào VN nói là để ngăn chặn Tàu đỏ đang tiến xuống phương Nam. Từ đó VNCH trở thành tiền đồn chống Cộng tại Ðông Nam Á. Ngày 8-9-1954 Mỹ thành lập tại Manila (Phi Luật Tân) Tổ chức Minh ước Liên Phòng Ðông Nam Á viết tắt là SEATO gồm Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Tân Tây Lan, Hồi Quốc, Thái Lan và Phi Luật Tân, VNCH, Lào và Kampuchia. Ngày 7-7-1954 nội các Ngô Ðình Diệm được thành lập. Ngày 23-10-1955 qua cuộc trưng cầu dân ý, Thủ tướng Diệm trở thành vị Tổng Thống đầu tiên của nền Ðệ I Cộng Hòa Miền Nam, thay thế Quốc trưởng Bảo Ðại bị truất quyền. Quân đội QGVN cũng chính thức trở thành QLVNCH trong sứ mệnh giải giới và tiểu trừ các lực lượng Bình Xuyên (Bảy Viển), Cao Ðài, Hòa Hảo và Việt Cộng.

          Giai đoạn này, sỡ dĩ HCM phải đình hoản kế hoạch xâm lăng VNCH, chỉ vì miền Bắc đang biến loạn về vụ tàn sát đồng bào trong chiến dịch cải cách ruộng đất vào năm 1955-1956 với gần nữa triệu người dân vô tội, đều là các nạn nhân thảm tuyệt của các cuộc đấu tố trên. Cuối năm 1958 Lê Duẩn từ Nam ra Bắc báo cáo tình hình nên HCM đã mở hội nghị trung ương đảng lần thứ 15, quyết tâm xăm lăng để cưởng chiếm miền Nam VN bằng vũ lực. Chiến cuộc Ðông Dương lần thứ 2 (1960-1975) được mở đầu bằng cái gọi là ‘ Ðồng Khởi ‘ tại Trà Bồng (Quảng Ngãi) và Mõ Cầy (Bến Tre). Ngày 6-1-1961 tổng bí thư Liên Xô Nikita Khrushchev phát pháo cuộc chiến tranh giải phóng toàn cầu, CSVN chính là tên lính xung kích mở màn cho cuộc chiến xâm lăng VNCH qua bình phong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN).

          Cũng trong năm 1958, để được Trung Cộng hổ trợ mở hai con đường chiến lược xâm lăng miền Nam trên bộ cũng như dưới biển, Hồ Chí Minh đã nhẩn tâm đem hai quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa của VN có từ lâu đời, lúc đó thuộc lảnh thổ VNCH, nhượng bán cho Trung Cộng qua danh xưng “ Tây Sa, Nam Sa “.

          Rồi chiến tranh lan rộng, CS Bắc Việt tiến hành các hoạt động khủng bố giết hại đồng bào vô tội, mục đích bắt VNCH phải phản ứng, để vin vào đò chụp mũ Chính quyền Ngô Ðình Diệm không chịu thực thi tổng tuyển cử theo hiệp định Geneve 1954.. nên người miền Nam (MTGPMN) phải đứng lên chống lại. Rồi chế độ gia đình trị của nhà Ngô, được Hà Nội lợi dụng và khai thác một cách triệt để, làm sụp đổ nền đệ I Cộng Hòa Miền Nam, qua cuộc binh biến lần thứ hai, vào ngày 1-11-1963 tại Sài Gòn.

          Ngày 8-3-1965, Lữ đoàn 9 TQLC là đơn vị bộ binh tác chiến đầu tiên của Mỹ, đổ bộ vào Ðà Nẳng.. và theo thời gian tăng lên tới 184.000 quân vào cuối năm 1965. Từ đó tới cuối năm 1969 có hơn nữa triệu quân Mỹ và Ðồng Minh tham chiến tại VN. Theo P.Lowe. Ed trong ‘ The Vietnam War ‘ và C.Jian viết ‘ China and the Vietnam Wars 1950-1975 ‘ được Trung Cộng phổ biến gần đây cho biết, cùng thời gian Mỹ đổ quân vào VNCH thì quân Tàu đỏ cũng dồn dập tuôn vào đất Bắc theo thỉnh cầu của Hồ Chí Minh với Mao Trạch Ðông ngày 16-5-1965. Tính tới cuối năm 1968 đã có 7 sư đoàn công binh và 16 sư đoàn (63 trung đoàn) pháo binh phòng không Hồng quân, lo việc phòng thủ đất Bắc từ Thanh Hóa tơí biên giới Hoa-Việt. Quân TC còn đóng tại khu mỏ Quảng Ninh, vùng tự trị Bắc và Tây Bắc Việt cũng như tại Yên Sở phía nam Hà Nội.

          Tóm lại từ giữa năm 1965 tới cuối năm 1968, TC đã gửi 320.000 bộ đội, công nhân và các chuyên viên kỹ thuật đủ mọi ngành tới quân viện cho Hà Nội theo thỉnh cầu của HCM. Ðây không phải là một nghĩa vụ nhiệt thành sử dụng đấu tranh quân sự giúp Bắc Việt thống nhất hai miền Nam-Bắc VN. Thực chất là một sự lợi dụng máu xương người Việt của Tàu Ðỏ qua CS Bắc Việt được coi như là một phương tiện ‘ xác người ‘, để đẩy người Mỹ ra khỏi Lào và VNCH. Ý đồ trên đã do chính miệng Thủ tướng TC Chu Ân Lai tuyên bố với Tổng thống Ai Cập Gamal Addel Nasser vào tháng 6-1965 tại thủ đô Cairo của Ai Cập ‘ quân viện cho Hà Nội để ngăn ngừa Hoa Kỳ tấn công bằng nguyên tử vào Hoa lục.. ’ ’ ’

          Và để cho Mỹ càng lún sâu và đổ máu thêm nhiều tại chiến trường Ðông Dương, tạo an toàn vững chắc cho biên giới phía Nam Trung Hoa, Mao Trạch Ðông đã hào phóng cấp cho Hồ hơn 30.000 xe vận tải Molotova để chuyển vận hơn 10.000 tấn quân trạng dụng xuyên đường mòn trường Sơn Ðông và Tây tới chiến trưồng miền Nam. Ngoài ra Mao còn chỉ thị cho Sihanouk phải mở rộng các hải cảng của Kampuchia để tàu của Trung Cộng và các nước Ðông Âu, Cu Ba, Bắc Hàn kể cả LX.. đổ vũ khí, thực phẩm, quân trang dụng tiếp tế cho VC.

          Nhưng từ đầu năm 1968 tình đồng chí giữa Tàu đỏ và Việt Cộng đã bắt đầu rạn nứt vì Hà Nội không muốn Bắc Kinh xen vào nội bộ hai nước Lào và Kampuchia, lúc đó gần như là chư hầu của VC. Còn Trung Cộng thì cấm CSVN liên hệ trực tiếp với Mỹ. Cũng vì vậy mà Mao đã ra lệnh triệt thoái hết Hồng quân về nước vào tháng 3-1969.Trung Cộng đã làm một con đường chiến lược từ Vân Nam tới Bắc Lào và để 20.000 quân chiếm đóng có nhiều đơn vị pháo binh phòng không yểm trợ.

          Ðạo quân này ngoài danh nghĩa là phòng vệ biên giới phía Nam Trung Hoa đề phòng sự tấn công của Hoa Kỳ nhưng ý đồ chính là để quân bình cán cân lực lượng quân sự với CSVN ở Lào. Năm 1974, Chu Ân Lai đã nói thẳng với Kissinger rằng ‘ quân Trung Cộng hiện diện tại Lào với mục đích cầm chân CSVN thống trị toàn cõi Ðông Dương ‘.Tuy nhiên Hà Nội đã phá vở kế hoạch trên của TC qua việc ám sát các lãnh tụ Pathet Lào thân Tàu đỏ. Và cũng nhờ biến cố Sihanouk bị đảo chánh năm 1970 tại Kampuchia, mà tình đồng chí giữa ba đảng CS tại Ðông Dương được hợp tác lại để cùng chống Mỹ, cho tới tháng 5-1975 mới tan rã.

           Còn Nga đã không bỏ lỡ cơ hội nhảy vào trám chổ của TC, gia tăng quân viện giúp CS Bắc Việt tạo thêm áp lực mạnh về quân sự tại Nam VN, để chiếm ưu thế chính trị trên bàn hội nghị đang tiếp diễn và kết thúc tại Ba Lê vào tháng 1-1973 với kết quả ‘ Mỹ rút hết quân về nước để đổi lấy sự tái đắc cử Tổng thống kỳ 2 của Nixon. Quân CS Bắc Việt được Mỹ cho phép ở lại Nam VN để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược’.

          Khi  chiến thắng của QLVNCH gần kề thì người Mỹ vì quyền lợi riêng tư đã phá vở bằng những điều khoản vô lý ký kết với Bắc Việt trong cái được gọi là ‘ hiệp định ngưng bắn tai VN năm 1973 ‘.Cũng từ đó, VNCH tứ bề thọ địch với nội thù khắp mọi nơi kể cả chốn hậu phương. Tàu đỏ nhân cơ hội này, đã công khai bành trướng tham vọng chiếm đất đai của dân tộc Việt, mà khởi đầu là Quần Ðảo Hoàng Sa ngoài Ðông Hải vào ngày 19-1-1974. Hải Quân VNCH đã chiến đấu can trường gây rất nhiều tổn thất cho giặc nhưng cuối cùng vì thân phận nghiệt ngã của nước nhược tiểu nên phải đành bỏ mất một phần quê hương cho hải tặc Trung Cộng. .

          Rồi Tổng thống Nixon phải từ chức vào ngày 9-8-1974 qua vụ nghe trộm điện thoại  hay Watergate nhưng nội bộ nước Mỹ cũng vẫn nát bấy như tương Tàu vì sự mâu thuẩn càng lúc càng trầm trọng của cuộc chiến VN. Ngày 24-9-1974 lưởng viện quốc hội Mỷ biểu quyết ngân sách quân viện cho VNCH tài khóa năm 1975 chỉ còn 700 triệu Mỹ kim, khiến cho tiềm lực chiến đấu của Miên Nam VN bị hạn chế vì đa số phi cơ, tàu thuyền, trọng pháo trở thành bất khiển dụng vì thiếu cơ phận thay thế. Nên sự thất bại của VNCH vào trưa ngày 30-4-1975 trước cuộc xâm lược của Cộng Sản Ðệ Tam Quốc Tế không làm sao tránh được dù sớm hay muộn cũng thế thôi, vì đó là hệ quã được tích tụ bởi ba yếu tố : ‘ giai cấp lãnh đạo trung ương bất tài, thái độ lừng khừng vô trách nhiệm của người dân hậu phương và chính sách con buôn của đồng minh Mỹ ‘.

          Sau này qua các tài liệu được giải mật, chúng ta mới thấy rõ chủ đích của Kissinger khi soạn thảo hiệp định tháng 1-1973. Như lời Chu Ân Lai đã nói với đại sứ Pháp tại Bắc Kinh Etienne Manach vào đầu năm 1973 rằng ‘ hiệp định Paris tháng 1-1973 có mục đích chống lại bá quyền của CSVN tại Ðông Dương ‘.Chính TC đã đòi hỏi Kissinger phải tạo điều khoản 20 trong hiệp định, là phải rút hết quân ngoại quốc ra khỏi lảnh thổ Lào và Kampuchia. Trong lúc đó Mỹ lại nhượng bộ, để bộ đội Bắc Việt ở lại Nam VN.

          Trung Cộng còn thọc gậy bánh xe gây chia rẽ nội bộ giữa Bắc Việt và cái gọi là Mặt Trận GPMN bằng cách trực tiếp viện trợ quân trang dụng và tiền cho Mặt Trận qua ngã Cao Mên vì từ đầu năm 1968, tình đồng chí giữa Tàu đỏ và Hà Nội đã rạn nứt. Và đó là lý do trong trận tổng công kích Tết Mậu Thân (1968), Bắc Bộ Phủ đã tìm đủ mọi cách nướng hết VC miền Nam và lùa chuột ra khỏi hang ổ, để Mỹ và QLVNCH tiêu diệt. Sau đó mới đem cán binh miền Bắc vào thay thế để nắm trọn quyền chủ động trong cuộc chiến xâm lược.

          Cuối cùng sự kiện CSVN từ sau tháng 5-1975 qua Lê Duẩn, đã liên hệ chặt chẽ với Liên Xô lúc đó là kẻ thù không đội trời chung với Tàu đỏ, tạo ra mối đe dọa trực tiếp mà Bắc Kinh chưa hề nghĩ tới từ năm 1949-1975. Năm 1972 Mao nối được liên hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, tạm thời bới được mối lo Mỹ lăm le nhảy vào Châu Á. Cuối năm 1978 trước khi xua quân xâm lược VN, Ðặng Tiểu Bình đã sang Hoa Thịnh Ðốn thỉnh ý ‘ thiên triều ‘ sau đó mới quyết định dep ‘ con chồn CSVN ‘ qua trận chiến biên giới Việt-Hoa ngày 17-2-1979, để bẻ bớt nanh vuốt của con gấu Nga luôn đe dọa biên giới phía đông-đông bắc của nước Tàu.

          Trong giòng lịch sử dựng và giữ nước, dân tộc Việt chỉ được yên ổn khi Trung Hoa bị suy yếu vì nội loạn và sự đe dọa của các dân tộc ở phía Bắc. Hằng ngàn năm qua, tư tưởng bảo thủ của Tàu chẳng có gì thay đổi, nhất là trong giai đoạn hiện tại, nước Tàu đang hùng mạnh giàu cólại được cầm đầu bởi một tên đế quốc số 1 là Tập Cận Bình, qua tham vọng độc chiếm Biên Đông, làm chủ Á Châu và thế giới bằng quân sự, kinh tế lẫn thủ đoạn lừa đảo lưu manh. Bởi thế chuyện thôn tính và xóa sổ VN là chuyện có thật trong nay mai..

3-Sau Ngày 30-4-1975: Từ Nô Lệ Đến Diệt Vong

          Do những điều kiện nghiệt ngã về địa dư và lịch sử, mà bao đời VN vẫn coi việc chống giặc Tàu như một thứ tôn giáo trong nhân sinh quan của người Việt. Có thể nói nước Việt tồn tại bao nhiêu năm cũng là bấy nhiêu năm đấu tranh máu lệ với giặc Tàu để giành giựt sự sinh tồn. Chiến tranh đối với dân tộc Việt là cuộc đổ máu vì lý tưởng và bổn phận. Chiến tranh là cơ hội để tồn vong trước sự xâm lược của ngoại bang. Nên đối với giặc Tàu chỉ có chiến tranh ‘ ăn miếng trả miếng ‘ mới làm chúng chùm bước xâm lược VN như lịch sử đã minh chứng..

          Ngày thứ bảy 17-2-1979 lúc 3 giờ 30 sáng, 600.000 quân Tàu tiền pháo hậu xung, ào ạt mở cuộc xâm lăng đại quy mô vào VN, trên vùng biên giới từ Lai Châu tới Móng Cáy. Đây là tình nghĩa vô sản quốc tế trong sáng giữa hai nước (hiện đươc nhóm lãnh đạo Hà Nội Trọng, Thanh, Dũng, Sang..ca tụng qua bốn tốt, mười sáu chữ vàng), đã trở thành hận thù thiên cổ. Những địa danh Cao Bằng, Lạng Sơn, Ðồng Khê, Thất Khê.. lại đi vào những trang Việt sử đẫm máu của VN chống xâm lăng Tàu.

          Tóm lại sau 16 ngày giao tranh đẫm máu, Trung Cộng cũng như Khmer đỏ, tàn phá tất cả tài sản của dân chúng, bắn giết tận tuyệt người VN, san bằng các tỉnh biên giới, mà suốt cuộc chến Ðông Dương lần II (1960-1975) gọi là vùng an toàn. Hằng trăm ngàn vừa dân vừa lính của cả hai phía thương vong. Tại miền bắc, hằng triệu dân chúng phải phân ly. Nhà cửa, vườn ruộng, của cải vật chất, đền đài, miếu võ, nhà thờ, di tích tổ tiên bao đời để lại.. đều vì VC rước voi Tàu về dầy mã Tổ Việt, mà tan tành theo bom đạn.

          Cuộc chiến tưởng đâu đã chấm dứt, vì VC dấu nhẹm tin tức từ ấy cho đến năm 2006 thì TC bật mí qua cái gọi là  mạng lưới Internet của Bộ Quốc Phòng Trung Cộng (Defense-China.com) và ‘ Dữ kiện bí mật của cuộc chiến tranh Trung-Việt (Secret Records of Sino-Vietnamese War) ‘ của Jin Hui, Zhang Hui Sheng và Zhang WEi Ming. Nhờ đó cả thế giới biết được ‘ Bí Mật Lịch Sử về việc Tàu chiếm Núi Ðất của VN, trong cuộc chiến biên giới lần hai (1984-1989) ‘.Theo tài liệu trên, năm 1984 Trung Cộng lại vin cớ CSVN thường pháo kích và tấn công biên giới, nên bất thần tấn công cưởng chiếm Núi Ðất của VN tại tỉnh Hà Giang (Thượng Du Bắc Phần), mở màn cho cuộc chiến Biên Giới Việt Hoa lần thứ hai, kéo dài từ năm 1984-1989 mới chấm dứt, do Việt Cộng tự bỏ đất rút quân, nhượng bán (?) lãnh thổ cho giặc Tàu, trong đó có đảo Garma và nhiều rặng đá ngầm, san hô thuộc quần đảo Trường Sa của VN vào năm1988,hiện TC đã bồi đáp thành một chuổi đảo kiên cố như vạn lý trường thành trên biển Đọng..

          Trong cung đình VC tuy  Lê Duẩn chết nhưng phe theo Nga còn rất mạnh do Lê Dức Thọ cầm đầu.. Nhưng từ năm 1986 Liên Xô đã bắt dầu cạn kiệt và suy yếu nên  CSVN quyết định bằng mọi giá ( bán nước hay làm nô lệ cho giặc), cũng phải đầu hàngTrung Cộng để sống còn. Bởi vậy Trường Chinh thuộc phe thân Tàu, lại được làm tạm tổng bí thư thay Duẩn vào ngày 14-7-1986..

          Tháng 12-1986, đại hội VI bầu Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) làm tổng bí thư, Phạm Hùng  thủ tướng (Kiệt thay khi Hùng chết năm 1987 sau đó là Ðổ Mười từ tháng 6-1988) và Võ Chí Công chủ tịch nhà nước. Riêng Chinh, Ðồng và Lê Ðức Thọ đều về hưu nhưng vẫn giữ chức ‘ cố vấn tối cao ‘ trong đảng và bộ chính trị, còn Lê Ðức Anh làm bộ trưởng quốc phòng

          Và từ đó tới nay, nối tiếp theo gương bán nước của “ bác Hồ “, qua các tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Đổ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng , trước sau như một đều  quyết tâm bằng mọi cách  làm chư hầu cho Tàu đỏ. Rồi để chứng minh sự thành tâm sám hối, lòng trung thành của tớ đối với chủ, ngay trong đại hội VI 1986 đảng đã nghị quyết ‘ đổi mới tư duy ‘ là việc ra lệnh bỏ câu ‘ Trung Cộng là kẻ thù trực tiếp và là kẻ thù nguy hiểm nhất ‘ trong lời mở đầu của Ðiều Lệ Ðảng.

          Ðại hội VI (1986-1991) ngoài thành tích đổi mới kinh tế theo định hướng XHCH để tạo thêm đặc quyền đặc lợi cho cán bộ, bộ đội, công an và tư bản đỏ làm giàu thêm nhờ than nhũng và ăn cắp của công. Tháng 7-1987 hội nghị trung ương đảng họp và ban hành nghị quyết số 2 cấm ‘ QUÂN ÐỘI NHÂN DÂN VN KHÔNG ÐƯỢC ÐỤNG CHẠM VỚI QUÂN TÀU ÐỎ ‘.Lệnh này được giữ kín mãi tới ngày 28-1-1990 báo Nhân Dân mới đăng tải.

          Từ năm 1988, tình đồng chí giữa VC và Nga Sô, Ðông Âu càng trở nên khó khăn vì tiền viện trợ đã bị cắt giảm. Trong lúc cuộc đổi mới kinh tế mới vừa chập chững, mức sản xuạt lương thực trì trệ khiến nạn thất nghiệp càng gia tăng vì Hà Nội cắt giảm quân số. Thừa nước đục thả câu, Tàu đỏ đánh bồi thêm để cho VC phải quì gối cúi đầu xin xõ làm lại đầy tớ cho chúng.

          Sau vụ thảm sát Thiên An Môn 1989, Tàu đỏ bị cả thế giới lên án nặng nề, do đó TC mới chịu quay lưng lại với CSVN. Tình hình khối XHCH càng biến động thảm thê vào những tháng cuối 1989-1990 qua sự tan rã của CS Ðông Âu, Ðông Ðức và đế quốc Sô Viết. Hầu hết những tên đầu sỏ khát máu độc tài bán nước hại dân như Honecker (Ðông Ðức), Husack (Tiệp Khắc), Ceauscescu (Lỗ Mả Ni) .. kẻ vào tù, người bị treo cổ đền tội.

          Những biến cố chết người kể trên làm giao động hốt hoảng tới đứng tim bọn chóp bu lớn nhỏ tại bắc bộ phủ, nên đảng đã hop khẩn ngày 10-4-1990 với Nguyễn Văn Linh, Lê Ðức Anh, Ðào DuyTùng, Ðồng Sĩ Nguyên.. đều nhất trí kết tội Mỹ đã gây ra ‘ diễn biến Hòa bình ‘ làm sụp đổ Ðông Âu, Ðông Ðức và Sô Viết. Do đó đảng nghị quyết về nhu cầu cấp bách phải ‘ THEO TÀU ‘ để cứu nguy cho XHCN, bất chấp những lời khuyến cáo như ‘ TC chỉ lấy lợi ích của dân tộc mình là chính, chứ chẳng bao giờ thèm nghĩ tới tình đồng chí XHCN’. Bởi vậy dù VN có muốn hòa hoản thì chỉ là ảo tưởng mà thôi, đối với một láng giềng trước sau chỉ muốn tiêu diệt dân tộc Việt .

          Và đó cũng là lý do trong đại hội đảng VII (1991-1996) đã bầu Ðổ Mười (tổng bí thư), Lê Ðức Anh (chủ tịch nhà nước), Võ Văn Kiệt (Thủ tướng) , Ðoàn Khuê (bộ trưởng quốc phòng).. toàn là thành phần chủ trương ‘ đầu hang giặc Tàu ‘.Thời gian này, CSVN đã rút quân khỏi Kampuchia về nước và cho giải ngũ gần nữa triệu người gây nên cảnh thất nghiệp. Thêm vào đó viện trợ của Nga Sô, Ðông Âu, Ðông Ðức cũng không còn kể cả chuyện ‘ xuất khẩu lao động ‘. Giai đoạn này Lê Ðức Anh đã cũng cố được phe nhóm tại đảng và bộ chính trị, trong đó có Nguyễn Tấn Dũng sau này trở thành đồng chí 3X cái gì cũng dám bán, đồng thời đầy Võ Nguyên Giáp ra rìa và còn viết sách làm phim bôi bác, phổ biến rộng rãi trong quân đội. Cũng từ đó tới nay,, quân đội VN chỉ còn biết hiếu với đảng, trung với Tàu đỏ và làm kinh tế mà thôi.

          Đại hội VIII (1996-2001) CSVN theo lệnh của Tàu đỏ, do Ðổ Mười và Lê Ðức Anh chủ xướng và lựa chọn Lê Khả Phiêu (tổng bí thu thế Ðổ Mười), Trần Ðức Lương (chủ tịch nhà nước thế Lê Ðức Anh) và Phan văn Khải (thủ tướng thay Võ Văn Kiệt). Bộ ba Mười, Anh , Kiệt về hưu nhưng vẫn chức thái thượng hoàng. Đồnh chí Nguyễn Tấn Dũng (đàn em Lê Ðức Anh) cũng được bầu vào ủy viên bộ chính trị, phó thủ tướng đặc trách kinh tế kiêm thống đốc ngân hàng.

          Tháng 2-1999 với tư cách tổng bí thư, Lê Khả Phiêu sang chầu thiên triều, nối lại tình đồng chí giữa hai đảng càng thêm thắm thiết. Tiếp theo Phạm Thế Duyệt, Nguyễn tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Lê Minh Hương, Nguyễn Ðức Bình, Nông Ðức Mạnh, Phan Văn Khải.. cũng sang Tàu để nhận chỉ thị. Ðầu tháng 12-1999 thủ tướng TC Chu Dung Cơ sang kinh lý VN. Ngày 30-12-1999 thỏa hiệp đưòng ranh biên giới Việt-Hoa được ký kết bởi Nguyễn Mạnh Cầm (VC) và Ðường Gia Truyền (TC). Nhờ hành động nhượng bộ bán nước trong vụ này (trên bộ lẫn dưới biển), mà Lê Khả Phiêu đã trở thành một trong những tỷ phú đỏ VN như báo chí đã phanh phui vào tháng 2-2009.

           Nông Ðức Mạnh (gốc Mán ở thượng du Bắc Việt) qua hậu thuẩn của Mười, Anh và chỉ thị của TC, nên được cho làm tổng bí thư trong đại hội IX. Còn Phan Văn Khải lưu nhiệm thủ tướng và Nguyễn Minh Triết (Tàu sinh tại Bình Dương) thế Lương làm chủ tịch nhà nước. Kỳ này những thành phần ‘ thân Tàu hay theo Tàu ‘ như Nguyễn Tấn Dũng, Lê Minh Hương, Nguyễn Phú Trong.. đều được ở lại bộ chính trị để tiếp tục tìm đủ mọi cách bán nước cho giặc..

          Ngày 26-4-2006 kết thúc cuộc bầu bán dại hội X (2006-2011) với kết quả : Nông Ðức Mạnh vẫn làm tổng bí thư, Nguyễn Minh Triết (Tàu Bình Dương) chủ tịch nước và Nguyễn Tấn Dũng (đàn em Lê Ðức Anh) làm thủ tướng, Nguyễn Phú Trọng chủ tịch quốc hội gật và Phạm Văn Trà bộ trưởng quốc phòng.

          Tháng 11/2010 sắp bầu bán đại hội thứ XI nhưng đồng bào cả nước đang hứng chịu nhiều nhân tai, thiên hoạ. Tất cả dư luận gần như chĩa vào thủ tướng Dũng, qua các hành vi tham nhũng, rước Tàu đỏ vào Tây Nguyên (Bauxít)..cho tới các vụ phá sản to lớn của công ty đóng tàu Vinashin, nhà máy điện Dung Quất, bùn đỏ Cao Bằng, lụt lội miền Trung..và đại lễ 1000 năm Thăng Long. Nhưng nhức nhối hơn hết vẫn là chuyện Tàu đỏ công bố bản đồ Trung Cộng mới tại biển Đông gọi là lưỡi bò, coi như chiếm hết lãnh hải và hai quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa của VN. Đây là tai hoạ kinh khiếp của dân tộc, do Phạm Văn Đồng, Lê Khả Phiêu và Nguyễn Tấn Dũng gây ra, qua các lần ký bán cho Tàu.

          Nguyễn Phú Trọng thay Nông Đức Mạnh làm tổng bí thư trong lần bầu bán đại hội XII 2012. Ngay khi vừa nhậm chức , Trong đã công khai hành vi làm tay sai và chư hàu cho Tàu,qua lá cờ 6 sao của giặc. Đồng thời ra lệnh cho bộ đội, công an và bọn côn đồ, thẳng tay đàn áp, giết chóc và bỏ tù những ai dám chống lại giặc Tàu đang xâm lược và cướp phá nước Việt. Do sự đầu hàng và hèn hạ của toàn đảng, nên TC càng lúc càng lấn lứot, hung hăng , côn đồ, có hành động không khác gì bọn hải tặc công khai cướp  giết người, coi thường Hoa Kỳ chẳng bao giờ dám phản ứng bằng hành động..

          Từ đầu năm 2014 tới nay,Trung Công công khai sử dụng vũ lực tại Biển Đông mà chùng gọi là ao nha và sân sau, ngày đêm bồi dắp các đảo đã chiếm của VN, biến thành căn cứ quân sự kiên cố trên biển. Ngang ngược nhất là việc TC đem giàn khoan khổng lồ HD-981 vào tận lãnh hải của Việt Nam, từ ngày 2 tháng 5 để tìm dầu, trước phản ứng lấy lệ, bằng cách cho vài chiếc tàu tuần sát bờ không trang bị vũ khí và thuyền gổ của ngư dân Đà Nẳng-Quảng Ngãi ra đóng phim “ khỉ đột “ trên biển với hằng trăm tàu chiến lớn nhỏ của giặc..

          Rồi như muốn thị uy với thế giới, TC lại cấm đánh cá từ đầu năm 2014, đồng thời  đưa hơn 44.000 tàu đánh cá đủ loại, chẳng khác nào một đoàn hải tặc, tung hoành vơ vét cưởng đoat gần hết tài nguyên, hải sản của ngư dân các nước trong vùng, mà thiệt hại nặng nề nhất về sinh mạng, vật chát vẫn là các ngư dân VN.
..
          Việc Trung Cộng đưa giàn khoan vào hoạt động ngay trong hải phận VN, sau đó bất ngờ rút giàn khoan về đảo Hải Nam trước thời gian ấn định, thật sự chẳng làm ai ngạc nhiên, nhất là những người hằng theo dõi tin tức thời sự có liên quan tới cái gọi là “ chuyện cười giàn khoan HD-981 của TC & VC “.. Điều mà người VN trong và ngoài nước lo lắng là việc TC đưa giàn khoan HD-981 vào Biển Đông là bước  đầu trong việc xác nhận chủ quyền của giặc trên vùng lãnh hải VN theo những giao kết bí mật giữa hai đảng đã bí mật ký kết tại hội nghị Thành Đô năm 1990. Do đó TC đã nắm được tử huyệt của bọn lãnh đạo đảng tại Hà Nội, nên mới dám  ngang ngược tung hoành, những chuyện lạ này chỉ có ở VN mà chẳng bao giờ có thể xãy ra tại vùng biển Nhật, Nam Hàn, Phi Luật Tận, Mã Lai..hay bất cứ một quốc gia nào có chủ quyền trên thế giới.

          Bán nước công khai tới múc độ không còn rào cản nào có thể làm chùn chân “ những đỉnh cao trong Chân Dung Quyền Lực “ nên mấy ngày nay (5/5-10/5/2015) Trọng lại vội vã cùng Thanh, Quang, Minh. sang chầu Tâp Cận Bình, để ký tiếp 7 mật ước với Tàu , hoàn thành giấc mộng “ được làm chư hầu cho TC “.

          Suy cho cùng, chúng ta mới hiểu nổi những lời ví von thâm thúy của tên bộ trưởng quốc phòng đã sớm đầu hàng giặc Tàu từ lâu. Thanh nói đúng  ví cuộc tranh chấp mà thực chất là cuộc xâm lăng của giặc Tàu vào lảnh thổ VN hiện nay, được bọn lãnh đạo CS Hà Nội xem như mâu thuẩn trong một gia đình . Về mâu thuẩn gia đình, bởi vì  Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và phái đoàn của đảng CSVN Phạm Văn Đồng, Đổ Mười..) đã xin cho Việt Nam được làm một khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương Bắc Kinh, và đã được “Giang Trạch Dân, Lý Bằng đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên từ năm 1990 tại hội nghị Thành Đô. Thời kỳ Bắc thuộc. Thời gian cuối cùng bàn giao lãnh thổ, chính quyền cho TC là năm 2020.

         
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng Tư 2015
MƯỜNG GIANG
         

         

         

         
         

         

         

         

         

         

         

         

__._,_.___

Posted by: Ho Dinh 

No comments:

Post a Comment

Featured post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List